Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

'Ông Cố' Giám Mục Cùi: Đức Cha Jean Cassaigne (1)

§ Giuse Nguyễn Thế Bài

1. TUỔI THƠ

ong-co-gm1.jpg

Ngày 30 tháng 1 năm 1895, tại Grenade-trên sông Adour trong miền Landes (Pháp) một cậu bé tên là JEAN CASSAIGNE đã chào đời. Chúng ta đang ở xứ Gascogne, xứ sở của Ba Chàng Ngự Lâm, xứ sở của lòng quảng đại và tính vui tươi. Ở đó có rất nhiều nhà thừa sai. Tình yêu Chúa Kitô thúc đẩy họ đem Tin Mừng đến tận cùng thế giới : họ vừa hạnh phúc nhìn thấy thêm một cháu trai mới và hãnh diện về đức tin của mình, đến độ muốn đem chia sẽ cho tất cả mọi người.

Jean là con một của ông Joseph Cassaigne, một thương gia buôn bán rượu nho, và của một bà mẹ xinh đẹp tên là Nelly. Song thân Cậu yêu thương Cậu rất mực. Bà của Cậu, vốn là mẹ đỡ đầu của Cậu, cũng hết sức âu yếm Cậu, mặc dù Bà nhận thấy cậu bé thật tinh nghịch.

“Tôi làm những gì tôi muốn về Jean, song nó thật không chịu đựng nỗi Ừ, Bà của cậu đã nói như thế. Và cậu bé trả lời : “Bà nghiêm khắc đấy, nhưng cháu làm những gì cháu thích”.

Với óc tưởng-tượng – thứ mà Jean có rất nhiều – con suối của làng có thể trở thành sông Hudson hoặc sông Mississipi và được Cậu dùng cho các cuộc thám hiểm của người da đỏ. Cậu và các bạn nhỏ của Cậu khi thì làm người da đỏ Hurons, lúc lại thành dân da đỏ Iroquois. Một ngày nọ, Mắt-Chim-Ưng – chính là Jean – nằm cho trôi trên sông Mississipi, trong người vẫn mặc quần áo, như một tử thi, để tránh bị kẻ địch cầm tù. Cư dân Grenade, khi nhìn cảnh tượng nầy, không tưởng tượng được đó là chuyện về người Da Đỏ. Họ hoảng hốt chạy tới vớt cậu bé lên, trong khi cậu ta dẫy dụa và trách cứ người lớn là chẳng hiểu gì hết : ề Đó chỉ là trò chơi thôi mà ! Ừ Trò chơi, có thể lắm, nhưng dù vậy, cậu bé đã bị bố Cậu cho một trận đòn nhớ đời.

Jean đạo đức và ngay thẳng, linh lợi và vui tươi như một sinh vật hạnh phúc vì được sống.

2. NẨY SINH ƠN GỌI LINH MỤC VÀ THỪA SAI.

ong-co-gm2.jpg

Jean, cậu bá tinh quái, thích những sách về phiêu lưu mạo hiểm. Cậu đọc những sách về người Da Đỏ ở Châu Mỹ. Cậu cũng đọc ngấu nghiến các chuyện kể về các Vị thừa sai, sau khi khám phá trong một nhà kho mà Cậu hay tới ẩn nấp, những cuốn sách làm Cậu say mê. Trong một cái hòm, có bộ sưu tập những Biên Niên Sử Về Truyền Bá Đức Tin, kể lại cuộc đời những nhà truyền giáo đã sang Châu Phi, Châu Á và cả Bắc Cực rao giảng Tin Mừng cho các dân. Cậu đọc ngấu nghiến những chuyện kể về Cha Alexandre de Rhodes (Đắc Lộ), một linh mục Dòng Tên người Pháp đã sang Viễn Đông, trong một miền mà ngày nay gọi là Việt-nam. Đó là một miền đất xa xôi, nhưng từ năm 1906, Jean có những tấm bưu thiếp đến từ đó. Cậu mê mẫn nhìn nét chữ Tàu kỳ bí in ở trên bưu thiếp. Những tấm bưu thiếp nầy là cả một gia tài đối với Cậu. Năm ấy Cậu lên 11.

“Và nếu chính mình trở thành thừa sai thì sao nhỉ ?” Cậu tự nhủ như thế. Ý tưởng ấy cứ quay đi quẩn lại thường xuyên trong đầu của Cậu. Mẹ cậu đã dạy Cậu những kinh nguyện đầu tiên. Được ở trong ban ca đoàn, Jean thích giúp lễ. Những khi ấy, Jean rất nghiêm trang. Làm cho người khác nhận biết Chúa Giêsu, dạy các dụ ngôn và đi tận cùng thế giới : ý tưởng nầy cứ lẫn vẫn trong Cậu. “Mẹ mình sẽ nghĩ thế nào về chuyện ấy nhỉ ?”

Năm 1907, Jean được rước lễ vỡ lòng. Đó là dịp để Cậu hỏi mẹ. Một chút trước khi nghi lễ bắt đầu, Cậu cho mẹ biết ước ao của Cậu được làm linh mục và thừa sai. Mẹ cậu bắt đầu khóc. “Tại sao mẹ lại khóc, hả mẹ ? Nên linh mục và thừa sai, là một ơn gọi tuyệt vời đấy chứ !”. Thật sự, Bà Nelly Cassaigne không khóc vì ân hận, mà khóc vì hạnh phúc khi biết con bà được Chúa gọi. Jean cảm thấy mẹ thấu hiểu Cậu và được mẹ nâng đỡ vô bờ. Nhưng bà cũng báo cho cậu biết là cha cậu sẽ chẳng muốn cho Cậu một tương lai như vậy, đứa con một mà ông ấy yêu thương, nhưng lại muốn Cậu sẽ kế nghiệp ông.

Bà Nelly Cassaigne bị bệnh lao phổi nặng. Jean rất đau khổ về điều ấy. Khi Cậu rước lễ vỡ lòng, mẹ Cậu đã không thể có mặt tham dự. Các tuần lễ kế tiếp thật buồn bã. Thỉnh thoảng Bà nội lại đưa Cậu xa khỏi căn phòng Mẹ cậu nằm. Bà cố gắng an ủi Cậu. Nhưng Nelly Cassaigne đã từ trần ngày 18 tháng 8 năm 1907.

Jean sẽ luôn gắn bó với người mẹ và Cậu cầu xin Đức Trinh Nữ Maria hằng ngày với chuỗi hạt mà mẹ Cậu để lại. Lòng tôn sùng của Jean đối với Đức Maria luôn trung kiên và sâu thẳm.

3. HỌC VIỆC BUÔN BÁN RƯỢU.

ong-co-gm3.jpg

Vào năm học 1907, Jean được gửi đến Saint-Sébastien ở Tây-Ban-Nha, trong một trường trung học kỹ thuật do các sư-huynh Lasan điều hành. Cậu phải học nghề của bố. Cậu sẽ là nhà buôn rượu, ít ra là cha cậu nghĩ như thế. Các học sinh trong trường hầu hết là người Pháp. Nhưng đạo luật chống Kitô-giáo của năm 1901 đã buộc các tu-sĩ biệt xứ khỏi nước Pháp và định cư bên kia biên giới. Cậu bé hài lòng về chổ ăn học, nhưng cậu thiếu vắng mẹ ; sự xa cách bố dần dà biến chuỗi ngày nầy thành một thời gian thử thách và càng hơn nữa khi nghề kế tóan mà một thương gia tương lai phải học, lại không phải là thế mạnh của cậu. Điều làm Jean đau khổ nhất, là không được chuẩn bị bản thân cho tương lai linh mục và nhà thừa sai của cậu. Tất nhiên, Jean biết cười và làm cho kẻ khác cười vui. Về điểm nầy thì cậu chẳng hề thay đổi.

Trong suốt giờ học một ngày Chúa Nhật nọ năm 1908, các học sinh nội trú tỏ ra khá kích động sau một cuộc đi dạo chơi. Sư huynh Zéphyrin canh chừng chúng. Về phần Jean Cassaigne, như mọi tuần, khoe với anh bạn hàng xóm tấm bưu thiếp xứ Bắc Kỳ nổi tiếng của cậu, chẳng mấy chốc mà tấm bưu thiếp chuyển từ hộc bàn nầy sang hộc bàn khác kèm theo những tiếng thì thầm nhỏ. Vị Sư-huynh đã nhìn thấy hết, liền can thiệp :” Đưa cho Sư-huynh tấm bưu thiệp. Sư huynh tịch thu nó”.

Các học trò lại tiếp tục học, nhưng Jean thì không tài nào học được nữa. Cậu nghĩ về tấm bưu thiếp. Cuối giờ học, Cậu đi tìm gặp vị sư-huynh để đòi lại, không có vẽ giữ lịch sự lắm.

“Trả lại cho trò ư ? Nhưng điểm hạnh kiểm của trò rất xấu – vị sư huynh trả lời – và tấm thiếp nầy có gì đặc biệt nào ?”

- Nhưng thưa Sư-huynh, nó đến từ Bắc Kỳ. Điều đó quan trọng với con.

- Tại sao ?

- Vì con sẽ làm thừa sai và một ngày kia con sẽ đi sang xứ Bắc Kỳ.

Sư huynh Zéphyrin bị ấn tượng bởi giọng nói chân thành của Cậu, đã trả tấm bưu thiếp lại cho Cậu và cho Cậu học trò chuồn đi, hân hoan vì đã lấy lại được tài sản.

Nhưng dù vậy Jean vẫn càng ngày càng hiếu động và lơ đãng. Vị Sư Huynh đã nhìn thấy rõ dưới bề ngòai hời hợt của cậu bé, một con tim ngay thẳng và sâu xa. Sư huynh cố gắng bảo vệ Cậu, nhưng năm kế đó, Sư Huynh Hiệu-Trưởng nhận thấy Cậu rất ít tiến bộ, đã không đồng ý nhận Cậu lại. Jean và Bố phải quay về, từ Saint-Sébastien đến Grenade, không ai trao đổi lời nào, trong sự im lặng nặng nề. Bố Cậu không hài lòng. Oâng thương cậu con trai và cậu cũng yêu bố, nhưng ông vẫn chưa chấp nhận ơn gọi của cậu. Phải chia cách với đứa con trai là cả một hy sinh quá to lớn đối với ông. Oâng sẽ hy sinh, nhưng còn phải cho ông thời gian.

* * *

Và thế là Jean Cassaigne bắt đầu học việc buôn bán rượu bên cạnh bố. Cậu duy trì thói quen đi xe đạp và trong các cuộc đua, Cậu thường về nhất. Cậu dần đi vào cuộc sống trưởng thành. Đó là một chàng trai nhảy tuyệt vời đưa tay mời Angèle hoặc Ferdinande với nụ cười mê ly nhất. Cha cậu tặng cho Cậu một khẩu súng, hy vọng rằng thú đi săn sẽ xóa tan ý tưởng điên rồ muốn đi đến tận cùng thế giới kia. Dù vậy ông bất chợt thấy chàng trai trẻ đang lần chuỗi hạt trong góc hầm rượu. Joseph bị đánh động bởi vẻ trang nghiêm ấy, nhưng ông giả vờ như không thấy gì. Jean thấy thời gian trôi qua chậm chạp. Bán rượu, không, việc nầy chẳng phải là công việc của Cậu! Sự kém hứng thú về nghề buôn bán đã khiến Cậu phạm nhiều vụng về lóng ngóng. Bố cậu mất kiên nhẫn. Ông cảm thấy ông không thể ngăn đứa con trai vuột khỏi mình.

Một hôm, Jean đã phạm một điều vụng về nghiêm trọng hơn. Số là khi cậu phải đánh sang tỉnh bên cạnh, Mont-de-Marsan, một cỗ xe ngựa chở một thùng rượu lớn, lọai Saint-Emilion, thì con ngựa trượt chân. Chiếc xe đổ nhào. Jean nhảy mau xuống và tìm cách gỡ con ngựa đang nằm kẹt giữa hai càng xe, nhưng thùng rượu lớn đã bị bật nắp do chấn động mạnh và lọai rượu qúy chảy tràn cả mặt đường. Ông bố giận cành hông : “ cở như mầy chỉ làm được ông một cha xứ mà thôi ! “ Joseph Cassaigne đành để cậu con trai theo tiếng gọi của Chúa. Phản ứng nầy chẳng qua chỉ là cách để ông khỏi mất thể diện. Oâng thất bại, nhưng lại không muốn thú nhận điều ấy công khai, bởi như thế tức là nói Jean không có khả năng trở thành nhà buôn rượu. Về phần người bố, sự đau buồn vì chia ly với cậu con trai sẽ còn kéo dài rất lâu.

4. NGƯỜI CHỦNG SINH. THẾ CHIẾN THỨ NHẤT

ong-co-gm4.jpg

Tất nhiên là Jean không trở thành thừa sai ngay. Cậu phải học bù lại các môn học Cậu chậm trễ, học tiếng latinh, thần học, vv… Cậu muốn gia nhập Hội Thừa Sai Paris mà Cậu thuộc lòng địa chỉ từ lâu : 128, Phố du Bac, Paris 7e

Một Trường Thừa Sai đón nhận Cậu năm 1913 học một năm chăm chỉ và bình yên. Ngôi trường nằm ở Saint-Lô, vùng Normandie. Jean vui sướng vì đã tìm được con đường của mình.

Mùa Đông đến, khi trời đổ mưa và trở gió, Jean thấy nhớ cái nắng ấm vùng Grenade. Cậu tự phân công mình làm ề người sưởi ấm Ừ cho phòng học. Mọi người có thể yên trí : lửa không bao giờ tắt trong bếp lò.

Nhưng năm học sau mau chóng bị gián đọan. Chiến tranh chống nước Đức nổ ra ngày 2 tháng 8 năm 1914. Tất cả nhân dân Pháp –người trẻ và người không còn trẻ – đều vùng đứng lên trong một ề liên minh thần thánh Ừ chống lại kẻ thù xâm lăng. Đó là khởi đầu của ề Thế Chiến Thứ Nhất Ừ sẽ kéo dài 4 năm, từ 1914 – 1918. Jean gia nhập quân đội dù chưa đủ tuổi, tình nguyện chiến đấu cho đến hết chiến tranh. Cậu sẽ ở quân ngũ 5 năm. Nhờ đó cậu biết đời sống trong các chiến hào lạnh lẽo và ẩm ướt, đào sâu trong lòng đất, ở đó người lính cố gắng để tránh thoát đạn pháo của quân Đức. Các cuộc chiến đấu thật gian nan, chết người và vô ích : chiến tranh giam hãm.

Một bác sĩ giải phẩu quân y cần một y tá. Jean tình cờ có mặt ở đó và Cậu được thâu nhận. Trong nhiệm vụ nầy, cậu chứng kiến những đau thương tột cùng, vì các binh sĩ thỉnh thỏang bị thương rất nặng. Jean học được sự can trường thể chất và chín mùi cái nhìn Kitô-giáo về sự sống và sự chết. Cậu thấy các binh sĩ quảng đại hiến sự sống mình cho tổ quốc ; các Kitô-hữu phải quảng đại dâng sự sống cho con người và cho Thiên Chúa. Tất cả điều ấy có một ý nghĩa, vì mục đích con người sống trên trái đất chính là đời sống vĩnh cữu trên trời. Chịu đau khổ chính là dịp hy sinh để dâng cho Chúa. Nếu ta dâng đau đớn cho Chúa, thì đau đớn không ngăn cản ta được hạnh phúc, trái lại là đằng khác.

Một thương binh bị cụt một chân và Jean Cassaigne cầu nguyện thế nầy : ề Lạy Chúa, nếu Chúa muốn, xin hãy cất mạng sống con, con dâng mạng sống con cho Chúa. Nhưng nếu con còn sống, thì xin Chúa giữ cho con đôi chân để con có thể trở thành nhà thừa sai Ừ. Từ năm 1916, Jean làm công tác người đạp xe của bộ chỉ huy, với nhiệm vụ mang các chỉ thị vượt qua các chiến tuyến. Cậu sử dụng và làm hư cả thảy 11 chiếc xe đạp cho công tác nầy. Đó là một công tác đòi hỏi sự tháo vát và lì lợm. Cậu phải vượt qua giữa lằn đạn quân thù, trong một vùng bị chiến tranh tàn phá.

Sau cùng, nước Pháp đã chiến thắng và ngày 11 tháng 11 năm 1918, Hiệp Ước được ký kết. Jean Cassaigne thấy mình được gắn huy chương chiến tranh : ANH DŨNG BỘI TINH. Nhưng chàng còn phải chờ cho đến tháng 9 năm 1919 mới được trở về nhà ở Grenade. Khi sắp ra đi, chàng lái xe đạp đi gửi trả chiếc cuối cùng của chàng : nó còn sử dụng được. Đó là chiếc thứ 12 !

Qua cuộc thử thách lớn lao nầy, Jean Cassaigne đã đạt đến sự trưởng thành nhân cách tòan vẹn. Chàng sẽ cống hiến hết mình khi đến dâng mình làm thừa sai. Nhưng trước khi lên đường, chàng trai phải lấy lại chổ của mình ở Saint-Lô để tựu học năm 1919. Có đông những học sinh vùng Landes và Basques ; giờ ra chơi, họ lập thành một nhóm chơi banh ném hằng ngày không biết mệt mỏi. Sau đó, chàng trai đến ở Chủng-viện Hội Thừa Sai Paris để tiếp tục học thần học. Chàng dậy sớm : 5 giờ sáng ! Xuống đến chân cầu thang, chàng dừng lại một lát trước tượng Thánh Théophane Vénard. Chàng xin Chúa : “Lạy Chúa, xin hãy làm cho con xứng đáng dõi bước theo thánh nhân “

Chàng thường giúp lễ cho một linh mục vừa trở về từ Trung-Quốc hoặc Nhật-Bản. Chủng viện là trung tâm của một sinh họat truyền giáo dày đặc và mỗi ngày đều nhận được những lá thư đến từ Châu Á, được viết bằng tiếng Hoa, tiếng Nhật, tiếng Triều Tiên, tiếng Cam-bốt, tiếng Thái…

Cuối cùng, thứ bảy ngày 19 tháng 12 năm 1925, Jean Cassaigne thụ phong linh mục trong nhà nguyện chủng viện Hội Thừa Sai Paris. Chàng trở thành “Cha Cassaigne”.

Ông Joseph Cassaigne có mặt trong ngày lễ và hãnh diện về cậu con trai của mình.

Thứ tư ngày 6 tháng 4 tiếp đó, nghi lễ đưa tiễn chính thức diễn ra. Người ta gióng quả chuông đã được mang từ Trung Hoa về vào thế kỷ 18. Trong nhà nguyện, ca đoàn xướng lên bản hát do Charles Gounod sáng tác. Mười vị thừa sai sắp ra đi, sắp hàng ngay bàn thờ. Cha Bề Trên, các giáo sư, các chủng sinh, thân nhân diễu hành qua trước mặt họ, qùy gối và hôn chân những kẻ sắp đăng trình rao giảng Phúc Âm.

Tân linh mục được phái đến Sàigòn (ngày nay là thành phố Hồ Chí Minh), ở Nam Kỳ, phía Nam của nước Việt-Nam hiện tại. Cha Jean Cassaigne đã thực hiện được ước mơ thời thơ ấu : trở thành linh mục và thừa sai. Thiên Chúa đã đặt trong tim Ngài ơn gọi phụng sự Chúa và giúp đỡ mọi người. Những giai đọan thật khác biệt của thời tuổi trẻ bỗng nên ăn khớp rõ ràng trong một sự nhất thống làm nên ơn gọi thừa sai nơi Cha. Với Cha, hiển nhiên là bàn tay Chúa hành động trên từng giây phút cuộc đời Cha. Mỗi người, dù nam hay nữ, phải tìm cách để nhận ra hành động của Chúa trong tất cả mọi biến cố cuộc đời mình.

5. SỨ VỤ THỪA SAI TẠI NAM-KỲ.

ong-co-gm5.jpg

Cha Cassaigne được giao nhiệm vụ gì và ngày 5 tháng 5 năm 1926, Ngài đến nơi nào ?

Việt-Nam (lúc ấy người ta chưa dùng tên nầy) nằm ở đông-nam Châu Á. Phía Bắc là Trung-Hoa ; phía đông và phía nam là biển ; ở phía tây, là Lào và Cao-Miên. Miền bắc Việt-Nam gọi là Băc-Kỳ (Tonkin, chính là vùng ngày trước Jean nhận được bưu thiếp gửi về) ; miền trung là xứ Annam ; phía nam gọi là Nam-Kỳ (Cochinchine) với thủ đô là Sàigòn. Lào, Cao-Miên và 3 Miền của Việt-Nam thành lập Đông-Dương Pháp, với danh nghĩa là thuộc địa hay là đất bảo hộ. Người Pháp thường dùng chữ người An-Nam để chỉ về dân Việt-Nam. Người An-Nam chỉ cư ngụ ở các vùng thấp trủng gần các sông ngòi và ven biển. Họ tránh những vùng núi nhung nhúc muỗi mòng truyền bệnh sốt rét hết sức hãi hùng. Các linh mục Dòng Tên đã đem Kitô-giáo đến vùng Đông-Nam-Á ngay đầu thế kỷ thứ 17. Các linh mục Hội Thừa Sai Paris và các Cha Dòng Đaminh người Tây Ban Nha kế tục họ. Giáo hội địa phương từ lâu đã chịu nhiều cuộc bắt bớ tệ hại. Năm 1926, các vị thừa sai, nhất là các Cha thuộc Hội Thừa Sai Paris, rất đông. Các Vị cộng tác với hàng giáo sĩ An-Nam dồi dào ơn gọi. Công-giáo ở trong các làng mạc và trung tâm rất sống động, chiếm khoảng 10% dân số.

Việt-Nam nằm trong vùng nhiệt-đới, nóng, rất nóng. Dân chúng che ánh nắng mặt trời cháy bỏng bằng cách đội lên đầu một lọai nón hình chóp. Khi đến mùa mưa, những cơn giông lắm khi trút xuống như thác đổ. Vì vậy mà có nước ở khắp mọi nơi. Trên các con kênh lạch nối các nhánh của sông cái Mekong, giao thông rất nhộn nhịp : thuyền buồm, tàu hơi nước, ghe có mui, thuyền độc mộc. Cây cối phong phú không giống chút nào với vùng Landes : những cây tre khổng lồ và những cây lá buông thật cao, những cây chuối với lá rộng bản và những cây mít trĩu nặng trái to lớn. Rất nhiều lọai cây cối mà Cha Casaigne chưa hề biết. Thảm thực vật cũng rất đa dạng. Ra khỏi các thành phố, thì nhà cửa được lợp bằng lá ; tre làm thành hàng rào. Có người Pháp nào mà chẳng ngán sợ khi phải đi qua những cái ề cầu khỉ Ừ, những cầu di động làm bằng dây bện lại, treo lơ lững trên các kênh rạch ?

Trong những đồng bằng, là những ruộng lúa thẳng cánh cò bay, ở đó đàn ông và rất đông phụ nữ cấy lúa, chân tay đều ngâm trong nước.

Cha Cassaigne được Đức Giám-mục Sàigòn tiếp đón và sai đi đến một giáo xứ vùng quê để học tiếng Việt. Ngôn ngữ nầy làm người Tây-phương ngạc nhiên vì giọng nói và tính độc âm. Cha Cassaigne học rất nhanh, nhưng Ngài không hài lòng với việc coi sóc một giáo xứ toàn tòng, vì một thừa sai thì phải mang Tin Mừng cho những kẻ chưa tiếp nhận được Phúc Âm.

Chỉ mấy tháng sau, Giám mục của Ngài cử Ngài đi thành lập điểm truyền giáo Di-Linh (Djiring) trên Cao Nguyên, cách Sàigòn 170 cây số về hướng đông-bắc. Vùng núi non nầy chia tách Nam Kỳ với Cao-Miên. Mới non một nửa thế kỷ, các bản đồ để trống vùng nầy với ghi chú : ề các vùng đất hoang sơ Ừ. Ở đó sinh sống những người ề Mọi Ừ hay ề người bán khai Ừ. Đó là những dân tộc rất đa tạp, cư ngụ trên các vùng cao nguyên nầy đã từ rất lâu. Ở đó có những người da đen tóc xoăn có thể có họ hàng xa với người Papou. Quanh Di-Linh, sinh sống người Srê và người Mạ. Họ tránh xa những tiến bộ kỹ thuật và sự phát triển văn hóa của họ rất đơn sơ. Đàn ông và phụ nữ của các bộ lạc nầy có bản tính tự nhiên rất hiền lành và hòa nhã, lại rất hiếu khách. Chưa có người ngọai quốc nào học ngôn ngữ của họ, tiếng Kôhô. Không có tự điển, bởi vì người dân tộc không hề biết đến chữ viết.

Đối với Cha Cassaigne, đây là cái mới mẻ. Đúng là một sứ vụ cho một vị thừa sai. Sự thích nghi sẽ mất nhiều thời gian, nhưng Cha rất hạnh phúc. Những khó khăn có thể tiên đóan được chẳng làm Cha sợ hãi, vì “chịu đau khổ không ngăn trở người ta có hạnh phúc”, như chính Cha đã viết.

Ngài đến nhiệm sở mới vào tháng Giêng năm 1927. Trung tâm của xứ đạo là một xóm nhỏ gọi là Djiring. Trong căn phòng lớn nhất của ngôi nhà mới của Ngài, Ngài đặt làm nhà nguyện. Đó là nơi Ngài sẽ dâng thánh lễ. “Lạy Chúa, Chúa đang ở nơi nhà Ngài đây”.

Ngài máng khẩu súng trên một bức tường. Vị thừa sai đã tặng súng cho Ngài, quả quyết Ngài sẽ dùng tới nó :” cho dù chỉ là để giết mấy con hổ”. Trên ngọn đồi đối diện, vị linh mục nhìn thấy những ngôi nhà lợp rạ của người dân tộc. Những cái chòi nầy với hai mái nhọn thẳng, được xây trên mấy cái cọc. Người ta trèo lên sàn bằng một cái thang đẽo qua loa.

Làm thế nào để tiếp cận với người dân tộc ? Kẹo cho bọn trẻ, tất nhiên rồi. Thuốc sợi cho người lớn, đàn ông và đàn bà, vì nơi nầy, mọi người đều hút thuốc ngay từ khi còn rất nhỏ. Chỉ một thời gian rất ngắn, Cha Cassaigne được mọi người đánh giá cao, đến mức ông chủ làng đã mời Ngài uống, trong một cái ché chung, thứ rượu gạo mà người dân tộc say mê. Nhưng chính bọn trẻ mới là những người thầy đầu tiên dạy tiếng Kôhô cho vị khách mới đến. Vạn sự khởi đầu nan. Dần dà, vị thừa sai tiến bộ và có thể xuất bản một cuốn tự điển ngắn gọn. Nhưng Ngài còn phải mất bao nhiêu thời gian nữa để thật sự có thể nói về Chúa bằng ngôn ngữ nầy ?

6. BỆNH PHONG (CÙI)

ong-co-gm6.jpg

Người dân nơi đây rất đơn sơ. Y phục của họbị đơn-giản-hóa tối đa: đàn ông chỉ bận một cái khố quấn quanh hông, phủ ra trên đùi phía trước ; đàn bà thường thì mặc váy, nhưng thỉnh thỏang lại cuộn mền. Người dân tộc thường ăn uống rất kém vì thiếu tiên liệu, bởi người Thượng sản xuất ít lương thực. Bệnh tật thì nhiều, nhất là sốt rét(với những cơn sốt) do muỗi truyền bệnh. “Tại sao Ông Noe lại cho lên tàu cái giống muỗi mòng nầy nhỉ ?”. Cha Cassaigne tự hỏi. Những cơn sốt gây ra những cơn đau đầu dễ sợ, những cơn ớn lạnh dữ dội, những cảm giác nóng lạnh. Người nào cố đứng dậy, sẽ bị chóng mặt quay cuồng. Những cơn sốt quật ngã cả những người hùng dũng nhất và thỉnh thỏang giết chết họ. Nhưng căn bệnh đáng sợ nhất lại là BỆNH PHONG CÙI. Đó là một tai ương mà nhân loại chịu đau khổ từ lâu.Trong Phúc Âm, bệnh phong cùi được dùng làm ví dụ để chỉ tình trạng tội lỗi gậm nhắm linh hồn. Quả thật, nó tấn công da và hủy hoại các chi thể con người. Những ngón tay rụng dần. Mắt hết thấy đường. Người bệnh phong cùi chứng kiến mình bị hủy hoại từ từ. Những cách chữa trị hiệu quả chưa có thời ấy.

Cha Cassaigne bắt đầu đi thăm các thôn ấp quanh vùng Di-Linh. Nhờ cái bọc thuốc tây, Ngài sơ cứu nhiều bệnh nhân và băng bó cho họ. Ngài chiếm được lòng tin của tất cả mọi người. Các bệnh nhân phong đến nhà Ngài nhận sự chăm sóc chữa trị và chút ít thức ăn. Nhiều người đến rất thường xuyên. Một người đàn bà đã mười lăm ngày chưa thấy đến, Vị thừa sai đi tìm bà, như Mục Tử tốt lành đi tìm chiên lạc, như Chúa Giêsu đã nói. Ngài tìm thấy bà ta đang hấp hối trong cái chòi tách biệt khỏi một ngôi làng bỏ hoang, nằm trong bóng tối, ngay trên mặt đất.

“Chúa đáng chúc tụng ! Con đã tìm ra người đàn bà “. Bà ta chọn lựa chết ở đây. Ánh mắt bà ngước nhìn về phía người linh mục : “thưa Oâng Cố, xin Ngài hãy tránh xa đi. Ngài chẳng thể làm gì cho tôi được đâu !” Vị thừa sai ngồi xuống, nói với bà về Thiên Chúa. “Chúa là Cha chúng ta và Ngài muốn điều lành cho chúng ta. Con đừng sợ”. Đây là lần đầu tiên Ngài nói về Chúa bằng tiếng Kôhô. “Chúa sẽ đón con vào thiên đàng, nơi đó con sẽ được vui mừng luôn mãi. Con sẽ đổi da dẻ đầy mụn lở lấy một sắc đẹp vĩnh cửu. Chúa yêu người bị phong cùi và hết thảy mọi loài do Chúa tạo dựng”.

- “Con phải làm gì, thưa Cha ?” Người đàn bà hấp hối hỏi.

- “Con hãy dâng cho Chúa các đau khổ con chịu và hãy tha thứ cho những kẻ đã hất hủi con”.

Lòng nhân hậu của Vị thừa sai đã thuyết phục được người phụ nữ và bà đồng ý chịu rửa tội. Ngài chạy đi tìm nước, vì trong lều không có. Rồi Ngài cho bà ta uống, lau sạch mặt cho bà, sau cùng cho bà chịu bí tích rửa tội với tên thánh “MARIA”. Bà lập lại theo Ngài những câu trong kinh Lạy Cha, mà Ngài dịch ra tiếng Kôhô. Maria kiệt sức. Vị linh mục lần chuỗi trong khi chờ bà ta thiếp ngủ. Ngày hôm sau, bà mệt hơn. “Thưa Oâng Cố, con sẽ nhớ đến Ông Cố nơi thiên đàng”, người đàn bà nói trước khi chết. Cha Cassaigne tự mình đào một ngôi huyệt. Cái cột tế lễ người Sré được dùng để làm một cây thập-tự-giá và dựng lên.

Hôm ấy là ngày 8/12/1927, ngày lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội. Đối với vị thừa sai, người trở lại Đạo đầu tiên của người Thượng, là một người đàn bà bị phong cùi. Ngài hạnh phúc vì đã mang ơn cứu chuộc đời đời đến cho bà, người mà thế gian coi như rác rưởi, trong khi bà là con cái Chúa như bất cứ người mạnh khỏe nào. Người đàn bà phong cùi sẽ giữ lời hứa và người ta có thể nghĩ rằng những hoa trái tốt tươi do công lao vị thừa sai đem lại, cậy nhờ rất nhiều ở Marie, người đàn bà Sré đầu tiên trở thành Kitô hữu.

“Đó là món quà ngày lễ mà Mẹ Thiên Chúa gửi tặng tôi. Tôi đi đến nhà nguyện đọc một kinh Magnificat với hai hàng lệ chan chứa mừng vui”.

7. LÀNG PHONG VÀ NHỮNG VỤ GẶT ĐẦU TIÊN.

ong-co-gm7.jpg

Một thời gian ngắn sau lần rửa tội nầy, một hôm khi vừa từ trong rừng đi ra, Vị thừa sai bị một nhóm người cùi với bộ dạng đáng sợ chặn lại. Ngài trở về chòi tranh của Ngài, tay lần chuỗi hạt, cầu nguyện cùng Đức Bà. Họ cản đường Ngài : “Thưa Ông Cố, chúng con quá bất hạnh. Ông Cố hãy làm điều gì đó giúp chúng con. Xin Ông Cố thương xót chúng con”. Vị linh mục hứa sẽ suy nghĩ. Lúc ấy họ mới nới ra và để cho Ngài đi qua. Nhưng Ngài chẳng thể suy nghĩ thực sự, nếu chưa cầu nguyện. Ngài đến trước Bí Tích Thánh Thể để hỏi Chúa Giêsu hiện diện trong Thánh Thể điều Ngài phải làm. Câu nói : “Xin Oâng Cố thương xót chúng con” vang trong đầu Ngài : đó là câu mà mười bệnh nhân phong cùi đã nói, khi Chúa Giêsu gặp họ. Ngài thấy đó một dấu hiệu.

Ít lâu sau, Vị thừa sai đề nghị với các bệnh nhân phong cùi xây dựng một ngôi làng sẽ thành làng của họ. Sẽ không còn một người bệnh phong cùi nào bị hất hủi : mỗi người sẽ được chăm sóc, được cho ở, dạy dỗ và nếu sẵn sàng, thì sẽ được rửa tội. Bởi không thể chữa lành những thân thể bị bệnh quá trầm trọng, Cha Cassaigne xoa dịu các tấm lòng và chữa lành linh hồn họ. Quả nhiên, chỉ ít lâu sau đã mọc lên một xóm nhà tranh do chính người phong cùi dựng lên, được một số người khỏe mạnh giúp đỡ. “Xây dựng, nghĩa là không chết “, vị linh mục nói. Ngài thán phục nghị lực của những bệnh nhân tật nguyền. Những bệnh nhân phong cùi biết rõ là họ được yêu thương. Họ tìm thấy ở đó sức mạnh giúp họ sống và làm việc.

Ngôi làng giống như một ngôi nhà, ở đó Vị linh mục quy tụ con cái mình. Bởi vì đối với vị thừa sai, những ngừơi cùi chính là con cái của Ngài. Và Ngài luôn gọi họ như vậy. Ngài quan tâm lo lắng cho những người cùi như một người cha lo cho con cái. Mỗi tuần ba lần, Ngài tự tay chăm sóc họ và băng bó lâu giờ.

Ngôi làng nhanh chóng lớn ra nầy, giống như tất cả mọi ngôi làng mà người ta tìm thấy trên thế giới.Có một người phụ trách.Có những công việc làm : những bệnh nhân lành lặn nhất thì trồng cây ăn trái và rau quanh lều của họ.Rất kỷ luật trật tự.Có những ngày lễ.

Ngày lễ đầu tiên là ngày khánh thành làng mới vào tháng 4 năm 1929. Khởi đầu bằng một Thánh Lễ ngòai trời. Thánh lễ vừa mới chấm dứt, thì một tiếng chiêng mạnh mẽ dóng lên, có lẽ do một bệnh nhân cùi nôn nóng. Tất cả mọi người cười ồ lên. Ngày lễ bắt đầu. Một số đàn ông mặc quần do Cha Cassaigne tặng. Mọi người hút thuốc xả làng, ngay cả những người đã cụt mất các ngón tay và tất cả mọi người đến bên mấy vò rượu, uống bằng những cái vòi tre. Thực phẩm dồi dào : canh rau, cá nướng, sâu cây béo ngậy, thịt heo rừng phơi khô. Thịt trâu được thưởng thức tận tình. Không giới hạn cơm mà người ta cho ớt vào cay xè. Mọi người vô cùng hài lòng. Tiếng cười đầy ắp. Ngày hội mà, một ngày hội đáng nhớ. Những người cùi trở lại làm người như những người khác.

Cha Cassaigne tổ chức những buổi chiếu phim, với những thành công của phim Charlot thêm vào chương trình chiếu. Ai cũng hiểu các phim câm thuở ấy, ngay cả những người chỉ nói tiếng Kôhô ! Người cùi cười hô hố. “Nụ cười cũng là một thành phần chữa trị bệnh”, Cha Cassaigne giải thích với tính hài hước cố hữu.

Đó là Ngôi Làng của Niềm Vui.

Rất mau sau đó, làng có nhà nguyện cho rất đông anh em cùi trở lại đạo. Một ngôi làng có thể là làng của niềm vui, nếu không có một nhà nguyện dành cho đông đảo người cùi trở lại đạo ư ? Một ngôi làng có thể là làng của niềm vui sao, nếu như không có một nhà nguyện ở đó vị linh mục cầu nguyện với con cái của Ngài ? Không thể có niềm vui thật sự và bền vững, nếu không có cầu nguyện. Các nhân chứng tham dự những buổi cầu nguyện của người cùi, rất cảm động khi nghe giọng nghiêm trang và sâu trầm của người dân tộc, thấy nó khác biết bao với giọng cầu nguyện của người Việt.

* * *

Chúng ta hãy rời làng người cùi và trở lại đàng sau một chút. Giữa những người Thượng ở Di-Linh có những cuộc trở lại đạo. Người dân tộc đầu tiên trở thành Kitô hữu là một thanh niên hai mươi tuổi, Giuse Braé, được cử hành lễ rửa tội vào ngày 19 tháng 3 năm 1930. Đó là một món quà của Thánh Giuse tặng Cha Cassaigne vốn rất tôn sùng Thánh Cả. Gương của Giuse Braé mau chóng được bắt chước và cả nhà của Braé đã được rửa tội vào đêm Giáng Sinh năm ấy. Nhà nguyện đặt trong nhà của Vị thừa sai không còn đủ chổ nữa. Cũng cần có một nhà nguyện thật sự. Vị linh mục làm thợ mộc, họa sĩ, vv… và chẳng bao lâu sau, mọc lên một tòa nhà đơn sơ mà Ngài gọi là nhà kho tinh thần. ề Tôi đã có một nhà tạm thật sự. Thật là một niềm an ủi lớn lao khi có thể tự nhủ : ta chẳng đơn độc. Tôi biết rằng có Đấng đang nghe tôi, mỗi cuối ngày, khi tôi đến kể cho Người những nhọc nhằn và vui mừng của tôi.

(còn tiếp)

Giuse Nguyễn-Thế-Bài

Tr Trước | Mục Lục | Tr Sau

Tags · ·

Đọc nhiều nhất Bản in 29.10.2006. 21:31