Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Bài 31: Liệu Sự Khiết Tịnh Có Thể Nào Thực Hiện Được Không?

§ Anthony Lê

A. Sự Khiết Tịnh Là Gì?

ChastitySự Khiết Tịnh Rất Cần Thiết Trong Bất Kỳ Mối Quan Hệ Nào

Chastity (Sự Khiết Tịnh, Sự Trong Trắng, Sự Trinh Bạch) – Rút ra từ khái niệm của St. Thomas Aquinas và Aristotle, chúng ta có thể định nghĩa sự khiết tịnh như là sự tiết chế về thói quen ham muốn tính dục vì lý do chính đáng nào đó. Nó không phải chỉ là sự quy định về tư cách đạo đức, vốn mang tính chất tự kiềm chế, mà nó còn là những mong muốn tức thời dẫn đến hành vi tình dục. Lý do chính đáng ở đây có nghĩa là lý do để tuân theo Luật Lệ bất di bất dịch của Thiên Chúa, chứ không phải chỉ thuần tuý dựa vào những lý do trần tục, vốn xem tình dục theo kiểu này như là cách để tránh khỏi phải mang thai ngoài ý muốn hay tránh một thứ tật bệnh nào đó, và cho đó là “chính đáng.”

Theo Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo (Catechism of the Catholic Church hay CCC) thì nhơn đức khiết tịnh chính là một trong 12 hoa trái của Chúa Thánh Thần, có nghĩa là một trong 12 sự tuyệt hảo hình thành nên trong chúng ta, như là những hoa trái đầu tiên của sự vinh hiển bất diệt. CCC định nghĩa về sự khiết tịnh như sau:

Sự khiết tịnh chính là sự hội nhập thành công của mặt tính dục bên trong con người, và do đó đem đến sự hiệp kết nội tâm trong tinh thần lẫn thể xác của con người….Đức tính khiết tịnh bao gồm sự toàn vẹn của người đó và sự toàn vẹn về món quà được Thiên Chúa trao ban. (CCC 2337)

Một người khiết tịnh là người biết bảo tồn tính toàn vẹn về mọi quyền năng của sự sống và tình yêu được tín thác cho người đó. Sự toàn vẹn này bảo đảm cho sự hiệp nhất của người đó, và nó chống lại bất kỳ hành vi nào vốn làm tổn hại đến nó. (CCC 2338)

Sự khiết tịnh bao gồm việc thực hành tính tự làm chủ về tự do của con người. Người đó hoặc là kiểm soát lấy những đam mê của mình và tìm đến sự bình yên, hay là để cho mình bị sự đam mê chiếm hữu và trở nên bất bình an…Người đó sẽ mất đi phẩm giá của chính mình nếu để cho sự đam mê điều khiển chính mình...(CCC 2339)

Bất kỳ ai muốn mãi tín trung với những lời hứa đưa ra khi lãnh nhận Phép Bí Tích Rửa Tội và chống lại những cám dỗ bằng việc: tự trau giồi tri thức, tuân thủ những điều răn Chúa dạy, thực hành các đức tín về đạo đức, luân lý, và trung thành với lời cầu nguyện. Chính qua sự khiết tịnh mà tất cả chúng ta cùng được quy tụ lại để mang đến sự hiệp nhất mà chúng ta đã bị phân rẽ ra … (CCC 2340)

Nhân đức khiết tịnh theo sau nhân đức then chốt là nhân đức về sự khắc kỷ, vốn tìm kết liên những sự đam mê và ham muốn với lý do chính đáng. (CCC 2341)

Sự tự chủ chính là sự rèn luyện bền bĩ và lâu dài. Không ai có thể một sớm một chiều có thể đạt được sự tự chủ cả. Nó là một sự rèn luyện bền bĩ trong bất kỳ giai đoạn nào của cuộc sống. Sự rèn luyện này đòi hỏi rất nhiều nổ lực cao đặc biệt vào giai đoạn mà cá tính được hình thành nên trong suốt thời ấu thơ và trưởng thành. (CCC 2342)

Sự khiết tịnh có những quy luật phát triển riêng, vốn có lúc được ghi dấu bằng sự bất trọn hảo và phạm tội. Thế nhưng, qua thời gian con người tự dựng xây nên chính bản thân mình qua rất nhiều quyết định tự do để từ đó con người hiểu biết, yêu mến, và chu toàn những điều tốt đẹp về luân lý qua các giai đoạn phát triển. (CCC 2343)

Sự khiết tịnh bao hàm việc tôn trọng về các quyền của người đó, cụ thể là quyền được đón nhận thông tin và quyền nhận được sự giáo dục để tôn trọng các chiều kích về luân lý lẫn tâm linh của đời sống con người (CCC 2344).

Sự khiết tịnh chính là một nhân đức về luân lý. Nó cũng còn là món quà nhận được từ Thiên Chúa, là một hồng ân, là sự sinh hoa kết trái từ một nổ lực về mặt tâm linh. Chúa Thánh Thần cho phép một người nào đó từ Phép Rửa Tội được tái sinh trở lại để biết bắt chước sự trong sạch và tinh khiết của Chúa Kitô (CCC 2345)

Sự khiết tịnh chính là một dạng của các nhân đức… Sự khiết tịnh giúp người đó trở nên một chứng tá về lòng tính trung và tình yêu triều mến của Thiên Chúa cho/nơi người khác (CCC 2346).

Nhân đức khiết tịnh trổ hoa qua tình bằng hữu. Nó chỉ cho các môn đệ biết để theo và để bắt chước Ngài, Đấng đã chọn chúng ta là bằng hữu của Ngài; Đấng đã cho đi trọn vẹn chính bản thân Ngài cho chúng ta, và cho phép chúng ta cùng dự phần vào tài sản thiêng liêng của Ngài. Sự khiết tịnh chính là một lời hứa về sự bất tử. Tính khiết tịnh được cao cả bày tỏ qua tình bằng hữu với bà con hàng xóm láng giềng của chúng ta. Cho dẫu nó được phát triển giữa hai người cùng bản thể hay khác bản thể, thì tình bằng hữu tượng trưng cho điều gì đó tốt đẹp cho tất cả. Sự khiết tịnh dẫn chúng ta đến sự thông hiệp thiêng liêng. (CCC 2347)

B. Thế Hành Vi Khiết Tịnh Kitô Giáo Chính Là Gì?

Giờ đây chúng ta tìm hiểu xem thế hành vi nào mà sự khiết tịnh Kitô Giáo đòi hỏi? Lần giở lại những ngôn từ của Chúa Giêsu trong Sách Phúc Âm, chúng ta biết được như sau:

“Vì từ bên trong, từ lòng người, phát xuất những ý định xấu: tà dâm, trộm cắp, giết người, ngoại tình, tham lam, độc ác, xảo trá, trác táng, ganh tỵ, phỉ báng, kiêu ngạo, ngông cuồng. Tất cả những điều xấu xa đó, đều từ bên trong xuất ra, và làm cho con người ra ô uế" (Mácô 7: 21-23 hay Máthêu 15:19-20).

Thánh Phaolô đã thêm vào như sau:

“Chuyện gian dâm, mọi thứ ô uế hay tham lam, thì dù nói đến, anh em cũng phải tránh, như thế mới xứng đáng là những người trong dân thánh. Đừng nói lời thô tục, nhảm nhí, cợt nhả: đó là những điều không nên; trái lại, phải tạ ơn Thiên Chúa thì hơn. Anh em phải biết rõ điều này: không một kẻ gian dâm, ô uế hay tham lam nào -mà tham lam cũng là thờ ngẫu tượng- được thừa hưởng cơ nghiệp trong Nước của Đức Kitô và của Thiên Chúa. Đừng để ai lấy lời hão huyền mà lừa dối anh em, chính vì những điều đó mà cơn thịnh nộ của Thiên Chúa giáng xuống những kẻ không vâng phục. Vậy anh em đừng thông đồng với họ” (Êphêsô 5: 3-7 hay Gal 5: 19-21)

Giáo Hội Công Giáo đã chính xác thêm vào chủ đề kinh thánh này rằng: “Việc sử dụng chức năng tình dục chỉ có ý nghĩa thật sự và phù hợp với luân lý khi nào nó được dùng trong phạm vi của hôn nhân đích thực mà thôi” (Tuyên Bố về Đạo Đức Tính Dục, Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, 1975, đoạn 5).

Trong cùng văn kiện trên (đoạn 10), văn kiện viết như sau: “Trật tự luân lý của tính dục bao gồm những giá trị cao cả về mạng sống con người mà bất kỳ sự sâm phạm trực tiếp nào về trật tự này cũng đều coi là tội trọng.”

Rút ra từ văn kiện này và những giảng dạy khác của Giáo Hội, chúng ta có thể kết luận rằng: bất kỳ việc kích dục tự nguyện hay bất kỳ hành động tình dục nào bên ngoài một quan hệ hôn nhân bình thường của chồng và vợ, đều được coi là tội rất nặng. Điều này bao gồm luôn cả: sự thủ dâm, sự thông dâm, ngoại tình, tình dục đồng tính, và thậm chí ngay cả những suy nghĩ về ham muốn nhục dục. Đối với thế giới đầy dẫy dục tính như thế giới mà chúng ta hiện đang sống, điều này trông có vẽ là quá ác liệt, thế nhưng những giảng dạy về luân lý của Chúa Kitô vẫn mãi là viên tảng đá góc tường cho cả thế giới tội lỗi này. Tại sao những điều vừa liệt kê trên là sai trái? Thưa, giải thích một cách vắn tắt, là bởi vì (1) tình dục chính là một biểu tượng về sự cam kết hôn nhân; và (2) tình dục có thể tạo ra con cái, là người xứng đáng được thụ thai và dưỡng nuôi trong một mối quan hệ yêu thương của hôn nhân.

C. Làm Thế Nào Để Sống Khiết Tịnh?

Chastity PrayerĐể Có Được Nhơn Đức Khiết Tịnh, Cần Phải Có Đời Sống Cầu Nguyện Liên Lũy

Làm sao mà ai đó có thể sống khiết tịnh cho được? Làm thế nào để người đó phát triển nên nhơn đức khiết tịnh, tức người có thói quen sống mà không bao giờ phải vật lộn với bất kỳ điều chi cả, hay như Thánh Tôma Aquinas có nói sống “một cách vui sướng, dễ dàng và thoan thoát”?

Dĩ nhiên, như là kết quả của Chúa Thánh Thần, sự khiết tịnh không phải là một điều gì đó tự dưng đến mà không phải kinh qua đời sống cầu nguyện và mọi nổ lực để tự rèn luyện. Những hoa trái của một cái cây thường xuất hiện sau cùng hết, và đó chính là những hoa trái của Chúa Thánh Thần: chúng đòi hỏi một sự vun trồng bền bĩ, một sự vun trồng tốt đẹp thông qua ơn huệ của Thiên Chúa. Do đó, để bắt đầu sống khiết tịnh trong thế giới của chúng ta ngày nay, đòi hỏi chúng ta phải có một đời sống tâm linh mạnh mẽ và kiên cường. 15 phút suy niệm hằng ngày (qua việc lần hạt Mân Côi hay qua việc suy niệm về Phúc Âm) lẫn việc năng tham dự Thánh Lễ và lãnh nhận các phép bí tích vốn là những phương cách chính yếu để hy vọng rằng người đó sẽ đạt đựợc nhơn đức khiết tịnh này.

Ngoài ra còn có những phương pháp khác nào không, qua việc sử dụng ơn huệ nhận được từ việc thực hành tâm linh hòng để phát triển nên nhơn đức khiết tịnh?

Thưa, có. Người đó phải bắt đầu bằng việc quan sát cùng với Aristotle và Thánh Tôma Aquinas rằng sự ham muốn về nhục dục không chỉ lắng nghe về lý trí, mà còn cả về những giác quan cũng như sự tưởng tượng. Chính vì thế, người đó trước tiên phải cẩn thận về những gì mà mình nhìn thấy hay quan sát. Việc xem những cuốn phim hay băng video hoàn toàn kích dục, hay các hình ảnh khiêu dâm, hoặc thậm chí tập trung vào quần áo hay cách ăn mặc của những người khác phái, thì đó là những thứ rất độc hại cho bất kỳ ai đang tìm đến sự khiết tịnh.

Việc tưởng tượng chính là một mối nguy hiểm khác. Khi người đó chú tâm vào những suy nghĩ không đứng đắn, hay không được thanh bạch cho lắm, thì nếu không chấm dứt ngay thì rất khó mà đạt được sự khiết tịnh. Như lời khuyên của Thánh John Vianney, thì trong những tình huống như vậy, hãy nên làm dấu thánh giá để xua đuổi đi sự cám dỗ, và cũng như lời khuyên của Thánh Nữ Catherine Thành Siena, thì hãy lập đi lập lại tên của Chúa Giêsu trong trái tim (vốn cũng là cách mà Thánh Nữ chống chọi lại với những cám dỗ). Một ý tưởng ô uế hay không được trong sáng không phải là tội, thế nhưng một khi ý chí của người đó để cho dòng tư tưởng ô uế đó được khai triển dần ra, thì lúc đó sẽ là tội, và như Chúa Giêsu đã nói, con người có thể phạm tội trọng ngay từ trong trái tim ra.

Thêm vào đó, vì còn có những tiếng nói cạnh tranh khác trong việc kiểm soát về sự ham muốn tình dục, do đó sẽ không có hiệu quả cho lý trí để xử lý sự ham muốn này “một cách lộng quyền,” (despotically) bằng cách đơn giản nói “không” cho sự khao khát tình dục này. Nếu đúng là như vậy, thì nó sẽ làm nén lại sự ham muốn, và biến sự ham muốn trở nên bất tỉnh đi, rồi nó sẽ chờ đợi thời cơ để bùng nổ trở lại (theo nhận xét của Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị, trong thông điệp về Tình Yêu và Trách Nhiệm, do Nhà Xuất Bản Dòng Tên phát hành ở trang 198). Vào một thời gian suy yếu nào đó, sự ham muốn này sẽ bùng nổ thành các hoạt động tính dục khác. Điều này được nhìn thấy nơi người đã tự kiềm chế mình trong vài tuần lễ rồi lại tung ra lu bù, và cứ như thế chu kỳ này cứ mãi được lập đi lập lại như vậy.

Người khôn ngoan là người biết cách xử lý sự ham muốn này “theo kiểu chính trị hóa” bằng việc đề ra những giá trị vốn sẽ đạt được bằng việc sống một cách khiết tịnh, để đền bù cho cái giá phải trả của việc hy sinh về sự ham muốn của nhục dục.

D. Những Giá Trị Của Khiết Tịnh

Trước tiên và trên hết chính là món quà quý giá nhất mà chúng ta có trong tư cách là những người Kitô Giáo chính là: mối quan hệ yêu thương cá nhân của chúng ta với Chúa Giêsu Kitô. Xâm phạm đến sự khiết tịnh một cách chủ ý hay vô tình chính là hủy diệt đi mối quan hệ đó với Thiên Chúa, tức mối quan hệ về nguồn của sự sống chúng ta và về cách mà chúng ta được cứu rỗi. Thì đó đúng là một cái giá rất đắt phải trả chỉ vì vài phút giây của sự thỏa mãn!

Một giá trị khác cần được giữ gìn qua sự khiết tịnh này chính là việc coi trọng đến tính thiêng liêng hóa của tình dục, vì rằng nó rất đổi thiêng liêng để chỉ có thể phụ thuộc vào hôn nhân của vợ-chồng mà thôi. Bằng việc sống khiết tịnh, người đó tránh để làm tầm thường hóa tình dục như là một thứ gì đó để mà thỏa mãn mà thôi, để khi người đó dự phần vào trong mối quan hệ hôn nhân, thì ý nghĩa về sự cao cả, thân mật và độc nhất sẽ được cả vợ lẫn chồng cùng nhau cảm nghiệm đến trong mối quan hệ yêu thương lành mạnh.

Một giá trị khác nữa của việc sống khiết tịnh chính là việc chúng ta sống đúng với phẩm giá con người của chúng ta như là những người được tạo dựng nên theo hình ảnh và giống y hệt như Thiên Chúa. Và như thế, chúng ta được trao cho quyền để sống theo lý trí, chứ không phải bị kiểm soát bởi những sự ham muốn thôi thúc và sự bốc đồng (như là những con thú). Qua việc thực hình quyền sống này, chúng ta sống đúng với phẩm giá của chúng ta như là những con người đúng với hình ảnh của Thiên Chúa.

Bằng việc tiết chế mọi hoạt động tính dục với người khác, người đó cũng có thể bảo tồn lấy giá trị tổng thể của người đó, hơn là để mình bị rơi vào cạm bẩy của tội lỗi vốn xem người khác như là một đối tượng để thỏa mãn mà thôi. Giá trị của tình dục có nghĩa giống như là một nhà kho chứa rất đầy các trị mà người đó có, vốn trở nên một món quà hết sức vô giá cho người khác, khi cả hai cùng tìm đến với nhau qua bí tích hôn nhân.

Nguyên bản tiếng Anh bài viết có nhan đề “Is Chastity Possible?” là của Linh Mục T.G. Morrow được trích từ trang Web tại địa chỉ: couragerc.net. Người viết trích lược những mục cần đến và thêm vào các mục có liên quan đến Nhơn Đức Khiết Tịnh rút ra từ Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo.

Mời các bậc phu huynh hãy tiếp tục dõi theo bài viết ngày mai có nhan đề “Resenting Chastity.”

Anthony Lê

Tags ·

Đọc nhiều nhất Bản in 07.07.2006. 08:34