Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Lễ Mình Máu Thánh Chúa

§ ĐÔ Nguyễn Quang Sách

VietCatholic News (17/06/2006)

ROMA - Bài giải thích của cha Capuchin Raniero Cantalamessa, cha giảng Phủ giáo hoàng, vế bài đọc Tin Mừng của phụng vụ ngày lễ Mình Máu Thánh Chúa

Ở giữa anh em có Đấng mà anh em không biêt

Tôi tin rằng điều cần thiết nhất phải làm trong lễ Mình Chúa Kitô, là không phải giải thích một số phương diện của Thánh Thể, nhưng phải sống lại sự thán phục và sự kỳ diệu trước mầu nhiệm.

Ngày lễ phát sinh tại Belgium, đầu thế kỷ 13, các đan viện Benedictine là những nơi đầu tiên chấp nhận lễ này. Đức Urban IV trải rộng lễ này đến toàn Giáo Hội năm 1264; xem ra ngài cũng bị ảnh hưởng bởi phép lạ Thánh Thể tại Bolsena, ngày nay được kính nhớ tại Orviero.

Tại sao cần phải thiết lập một lễ mới? Giáo Hội không nhắc tới việc thiết lập Thánh Thể trong ngày Thứ Năm Tuần Thánh hay sao? Giáo Hội không củ hành Thánh Thể mỗi Chúa nhật và, còn hơn nữa, mỗi ngày trong năm hay sao?

Trên thực tế, Lễ Mình Chúa Kitô là lễ thứ nhất mà đối tượng không phải là một biến cố sự sống của Chúa Kitô, nhưng là một chân lý đức tin: Sự hiện diện thật của Người trong Thánh Thể. Lễ này đáp ứng với một nhu cầu: công bố trọng thể đức tin ấy.

Điều cần thiết là tránh sư nguy hiểm coi thường một sự hiện diện thể ấy và không lưu tâm tới điều ấy nữa, như vậy thật đáng lời quở trách mà Thánh Gioan Tẩy Giả nói với những kẻ đồng thời của ngài: “Giữa các ông có Đấng mà các ông không biêt!”

Điều này giải thích sự long trọng đặc biệt và sự hiển nhiên mà lễ này đạt được trong Giáo Hội Công Giáo. Qua một thời gian lâu dài, việc kiệu Mình Chúa Kitô là việc kiệu duy nhất trong toàn thể các nước Kitô giáo, và cũng là việc kiệu long trọng nhất.

Những cuộc kiệu ngày nay đã nhường chỗ cho những cuộc biểu lộ và những cuộc biểu tình ngồi (thường để phản đối); nhưng mặc dầu hình thức bề ngoài đã giảm sút, ý nghĩa thâm sâu của việc cử hành và lý do linh hứng sự kiệu vẫn nguyên vẹn: giữ cho sống động sự khâm phục trước mầu nhiệm lớn nhất và đẹp nhất của các mầu nhiệm đức tin.

Phụng vụ ngày lễ phản chiếu cách trung thành đặc tính này. Tất cả những bản văn ngày lễ (những bài đọc, những điệp ca, những bài hát, những kinh nguyện) đều tràn ngâp một ý nghĩa khâm phục.

Nhiều bản văn kết thúc với một thán từ: “Ôi bữa tiệc thánh nơi Chúa Kitô được rước lấy” (O sacrum con vivium). “Ôi hy lễ cứu chuộc!” (O salutaris hostia)

Nếu lễ Mình Chúa kitô không hiện hữu, thì nên lập ra. Nếu có một nguy cơ mà những tín hữu đối mặt bây giờ về Thánh Thể, thì phải tầm thường hóa nguy cơ ấy.

Có một thời gian Thánh Thể không được rước thường lắm, và sự giũ chay và xưng tội phải đi trước việc rước Thánh Thể. Ngày nay gần như mọi người tiếp cận Thánh Thể. Chúng ta hãy hiểu nhau. Đó là sự tiến bộ; chuyện bình thường là sự tham gia trong Thánh Lễ bao hàm sự Rước lễ; đó là lý do Thánh Thể hiện hữu. Nhưng tất cả sự này kéo theo một nguy cơ nghiêm trọng.

Thánh Phaolo nói: Ai ăn bánh hay là uống chén của Chúa cách bất xứng, sẽ mắc tội với Mình và Máu Chúa. Mỗi người hãy tự xét mình và sau đó mới ăn bánh và uống chén, bởi vì ai ăn và uống mà không phân biệt mình Chúa, tức là ăn và uống án phạt.

Tôi tưởng đó là một ân sủng cứu rỗi cho một người Kitô hữu nếu trải qua một thời kỳ trong đó họ sợ tới gần sự Rước Lễ, nếu họ run rẩy trước ý nghĩ về điều sắp xảy ra và không thôi lập lại, như Gioan Tẩy Giả: “Thế mà ngài lại đến với tôi?” (Mt 3:14)

Chúng ta không thể rước Chúa trừ ra như “Chúa,” nghĩa là, bằng cách tôn trọng tất cả sự thánh thiện và vẻ uy nghi của Người. Chúng ta không thể thuần thục hóa Chúa!

Việc rao giảng của Giáo Hội sẽ không sợ—bây giờ là lúc sự rước lễ đã trở nên một cái gì rất thường và “dễ dàng”—sử dụng thỉnh thoảng ngôn ngữ trong thư gởi cho tín hữu Do thái và để nói cho các tín hữu: “Nhưng anh em đã tới…cùng Thiên Chúa Đấng xét xử mọi người…và cùng Đức Giêsu, trung gian giao ước mới, và được máu của Người rảy xuống, máu đó kêu thấu trời còn mạnh hơn cả máu Aben” (Dt 12: 22-24).

Trong những thời gian sơ khai của Giáo Hội, lúc rước lễ một tiếng kêu vang dội trong cộng đoàn: “ Người thánh thiện hãy tiến gần, ai không thánh thiện hãy sám hố!”

Người không coi thường Thánh Thể và nói về Thánh Thể với môt sự khâm phục áp đảo đó là thánh Phanxicô thành Assisi: “Nhân loại hãy sợ, toàn thể vũ trụ hãy run, va các tầng trời hãy vui mừng, khi trên bàn thờ, trong tay các linh mục, có Chúa Kitô, con Thiên Chúa hằng sống…Ôi sự sung sướng lạ lùng và sự mô tả kinh hoàng! Ôi đức khiêm nhượng thẩm sâu! Ôi sự thẩm sâu khiêm tốn, Chúa vũ trụ, Thiên Chúa và con Thiên Chúa, hạ mình xuống đến nỗi ẩn giấu mình dưới hình nhỏ mọn của bánh!”

Tuy nhiên, không phải sự cao cả và vẻ uy nghi của Thiên Chúa gây nên sự khâm phục trước mầu nhiệm Thánh Thể, nhưng đúng hơn sự hạ mình và tình yêu của Người. Thánh Thể hơn hết là điều này: sự kính nhớ về tình yêu mà không có tình yêu nào lớn hơn: là thí mạng cho những bạn hữu của mình.

Đ.Ô. Nguyễn Quang Sách

Tags ·

Đọc nhiều nhất Bản in 17.06.2006. 08:46