Dân Chúa ? | Liên Lạc | RSS Feeds
Tháng 10/2020
Bài Mới
- Hậu quả cuộc bầu cử 2020: Giới truyền thông mất mặt, đảng Dân Chủ thoái trào
- Hậu quả cuộc bầu cử 2020: Những ảnh hưởng với các chính sách Công Giáo
- Nghi Thức Trừ Tà Trên Đà Gia Tăng, Đặc Biệt Là Sau Những Cuộc Biểu Tình
- Tổng thống Trump tuyên bố chiến thắng và cảnh báo trò gian lận
- ĐTC ban hành tự sắc liên quan đến việc lập các hội dòng giáo phận
- Tòa Thánh kêu gọi bảo vệ tính chất thánh thiêng sự sống con người
- Giáo hội Pháp phản đối lệnh hạn chế cử hành Thánh lễ có giáo dân tham dự
- Giáo hội Pakistan vui mừng vì Arzoo, 13 tuổi, bị bắt cóc và ép theo Hồi giáo, được giải cứu
- ĐTC Phanxicô: Cầu nguyện là bánh lái hướng dẫn cuộc đời chúng ta
- ĐTC và các giám mục trên thế giới đau buồn về các vụ tấn công ở Vienna
- Một linh mục California đã được huyền chức sau khi không công nhận Đức Thánh Cha Phanxicô
- Ở đất nước nơi từng được xem là Công Giáo nhất hoàn cầu, linh mục nào cử hành thánh lễ là đi tù
- Không khí cuộc bầu cử ngày 03 tháng 11. Các nước Á Châu hướng về Hoa Kỳ hồi hộp theo dõi kết quả
- Đức cha Mandagi kêu gọi giải quyết vấn đề Paqua bằng đối thoại
- HĐGM Bắc Phi mời gọi các tín hữu xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn
- Các tổ chức tôn giáo Philippines kêu gọi điều tra quốc tế về vi phạm nhân quyền
- ĐHY Schönborn kêu gọi cầu nguyện cho các nạn nhân trong các vụ nổ súng ở Vienna
- Sáng kiến lần hạt toàn cầu cầu nguyện cho các thai nhi đã bị phá bỏ
- ĐTC dâng lễ cầu nguyện cho các tín hữu qua đời
- Làn sóng phản đối gia tăng tại Pakistan sau khi Toà án đồng thuận với vụ bắt cóc trẻ vị thành niên Công giáo
- Tuyên bố chung giữa Công giáo và Hồi giáo tại Bỉ bày tỏ mong muốn tôn trọng lẫn nhau
- Tính Thành Hiệu Của Bí Tích Giải Tội Tin Lành
- Thủ đô Vienna của Áo bị khủng bố Hồi Giáo tấn công
- Nguyên văn lá thư của Tòa Thánh giải thích tuyên bố của Đức Phanxicô về việc sống chung đồng tính
- Tòa Bạch Ốc đã bị bao vây bởi những người chống Tổng thống Trump
- Đức Tổng Giám Mục Philadelphia cầu nguyện, kêu gọi hòa bình sau nhiều ngày bất ổn
- Biden chào hàng ‘cảm hứng’ đức tin Công Giáo, mặc dù tiếp tục ủng hộ phá thai và đòi hạn chế tự do tôn giáo
- Tòa án Brazil cấm một tổ chức vận động phá thai dùng tên “Công giáo”
- Một ngàn giáo xứ chầu Thánh Thể trong ngày Hoa Kỳ bầu Tổng thống
- ĐTC bổ nhiệm Đức tổng giám mục Tomasi làm đặc sứ của ngài tại Hội Hiệp sĩ Malta
- Lễ phong chân phước cho cha Michael McGivney, đấng sáng lập Hội Hiệp sĩ Columbus
- Ý Nghĩa Bức Họa Chính Thức Về Các Thánh Tử Đạo Việt Nam
- Ngọn đuốc cho đời - Vì sao cho đạo
- Lễ Các Thánh Nam Nữ khai mạc tháng cầu cho các đẳng linh hồn tại Vatican
- Về Cội
- Tự Tình “Tháng Mười Một Các Đẳng”
- Phép lạ ngoạn mục, Y khoa không thể giải thích dẫn đến lễ Tuyên Chân Phúc cho Cha McGivney hôm 31/10
- Giáo hội và thế giới cần tình mẫu tử và nữ tính của Đức Mẹ Maria
- Phim mới về Cha Thánh Maximilian Kolbe
- Vị Hồng Y tân cử đang trông coi một Giáo phận chỉ có ba linh mục!
Sách Online
Lại nói chuyện nghèo
§ Lữ Giang
Chuyện nghèo vẫn là một chuyện dài nhất trên thế giới. Với một số người Việt hải ngoại, khi nói đến nghèo, họ thường nghĩ ngay đến Việt Nam vì tin rằng đó là nước nghèo nhất trên thế giới do hậu quả của chế độ cộng sản đem lại. Sự thật không đơn giản như vậy.
Ngày 27.8.2008 vừa qua, Ngân Hàng Phát Triển Á Châu (ADB) đã khai triển một tiêu chuẩn mới để đo lường tình trạng nghèo khó ở châu Á.
Từ trước đến nay, sống bằng 1 Mỹ kim hay ít hơn một ngày, đó là cách thường được dùng để đo lường sự nghèo khó trên khắp thế giới. Nhưng theo ADB, tại châu Á cần có một tiêu chuẩn mới phản ánh hai yếu tố: (1) sự tăng trưởng nhanh chóng và (2) những cách biệt về thu nhập trong khu vực. Do đó, ngân hàng này đã đưa ra mức nghèo khó mới cho châu Á, xác định nghèo tại vùng ngày có nghĩa là sống với thu nhập 1 Mỹ kim 35 xu hay ít hơn mỗi ngày. Phải chăng nền kinh tế Á Châu đã ngày càng khá hơn? Không phải như vậy. Sở dĩ có sự sai biệt này là do sự thay đổi phương thức tình toán.
ADB đã đi đến con số này bằng cách lấy mức trung bình của các lằn ranh nghèo khó toàn quốc của 16 nước đang phát triển ở châu Á vào năm 2005.
Ông Ifzal Ali, Trưởng Ban Kinh tế của ADB, nói rằng nếu sử dụng phương pháp thông thường, chỉ đo lường mãi lực trung bình của mọi người dân trong một nước, kể cả người nghèo lẫn người giàu, thì trong khu vực Á Châu có hơn 1 tỷ người nghèo. Nhưng nếu xử dụng cách đo lường mới, chỉ tập trung vào mãi lực trung bình của người nghèo, thì con số đó sụt xuống còn 800 triệu.
Theo ông Ifzal Ali, với phương pháp này, những người quyết định chính sách có thể xác định vị trí của quốc gia mình so với các nước khác trong khu vực và còn có thể giúp ta tiên liệu lạm phát sẽ ảnh hưởng ra sao đến người nghèo trong khu vực.
ADB hối thúc các quốc gia trong khu vực Á Châu đạt sự tăng trưởng toàn diện để xóa tình trạng nghèo khó trước năm 2020. Sự tăng trưởng này bao gồm cả việc mở rộng các cơ hội tuyển dụng, cải thiện giáo dục, và y tế và cung cấp sự bảo vệ về mặt xã hội.
Năm 2000, Liên Hiệp Quốc (LHQ) đã đưa ra 8 mục tiêu toàn cầu về giảm nghèo và cải thiện cuộc sống, được gọi là Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ. Các nước thành viên của LHQ đã cam kết hoàn thành vào năm 2015. Tám mục tiêu đó là:
1. Xóa bỏ tình trạng nghèo đói.
2. Đạt được phổ cập tiểu học.
3. Tăng cường bình đẳng giới và nâng cao vị thế cho phụ nữ.
4. Giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em.
5. Nâng cao sức khỏe bà mẹ.
6. Phòng chống HIV/AIDS, bệnh sốt rét và các căn bệnh khác.
7. Đảm bảo bền vững về môi trường.
8. Thiết lập mối quan hệ đối tác toàn cầu vì sự phát triển.
Trên đây chỉ là mới là những chủ trương và đường lối của LHQ. Trong thực tế, chưa ai có thể tiên đoán được đến năm 2015, tình trạng thật sự sẽ như thế nào.
MỘT CÁI NHÌN TỔNG QUÁT
Tài liệu thống kê tổng quát cho biết dân số trên thế giới là 6 tỉ người, trong đó có khoảng 2,8 tỉ người sống với lợi tức trung bình dưới 2 Mỹ kim mỗi ngày và 1,2 tỉ người sống với lợi tức dưới 1 Mỹ kim mỗi ngày.
Tuy nhiên, tình trạng tại châu Phi còn bi thảm hơn: Châu Phi gồm 54 quốc gia với số dân khoảng 900 triệu người, nằm trên diện tích khoảng 30 triệu km2, và là châu lục lớn thứ 3 thế giới. Mặc dù là châu lục có nhiều tài nguyên quý, nhưng châu Phi vẫn là châu lục nghèo nhất trên thế giới. Trong số 48 quốc gia nghèo nhất mà Liên Hiệp Quốc công bố thì châu Phi có đến 33 nước! Trong nỗ lực đạt đến các mục tiêu, châu Phi tụt lại sau châu Á.
Mới đây, Đại hội đồng LHQ đã tổ chức hai ngày tham luận tại New York để đẩy mạnh tiến trình và giúp giải quyết các khó khăn nan giải nhất.
Theo tài liệu của LHQ, số người nghèo trong các nước châu Phi nằm ở phía nam sa mạc Sahara đang tăng thêm và có thể lên đến số 360 triệu người vào năm 2015. Ông Tổng Thư Ký LHQ Ban Ki-moon nói với thính giả ở Ghana: “Chúng ta đang đối diện với tình trạng cấp bách về phát triển.” Đặc biệt, vùng châu Phi hạ Sahara “ở trong tình trạng nguy ngập nhất. Không một quốc gia nào đang đi đúng hướng để từ nay đến năm 2015 đạt được tất cả những gì đề ra trong Mục tiêu Phát triển trong Thiên kỷ.”
Xét từng khu vực người ta nhận thấy Đông Á là vùng duy nhất trên thế giới tương đối thành công trong việc xóa đói giảm nghèo. Số người có lợi tức trung bình dưới 1 Mỹ kim mỗi ngày tại Đông Á giảm 33% xuống còn 280 triệu người. Trong khi đó số người nghèo lại gia tăng ở Nam Á, vùng sa mạc Sahara của châu Phi và châu Mỹ Latin.
Đến nay, dù đã trải qua nửa chặng đường, nhưng theo LHQ, các nước châu Phi khó đạt các mục tiêu trên đúng kỳ hạn.
NHỮNG NỖ LỰC CÁ NHÂN
Ngoài những kế hoạch to lớn để giảm nghèo và cải thiện cuộc sống của con người trên thế giới được LHQ đưa ra, rất nhiều tổ chức và cá nhân cũng đã tự động đứng ra thực hiện những kế hoạch và những chương trình riêng để giúp những người không may mắn. Người Việt ở trong cũng như ngoài nước cũng đã góp phần vào lãnh vực này.
Từ năm 2000 đến nay, phóng viên Thanh Trúc của đài Á Châu Tự Do (RFA) đã mở nhiều cuộc phỏng vấn để tìm hiểu về cuộc sống của người Việt trên thế giới và trình bày trong mục “Đời Sống Người Việt Khắp Nơi”. Qua các bản tường trình của cô, chúng ta được biết nhiều người Việt cũng đã cố gắng góp phần vào việc cải thiện cuộc sống của những người Việt không may mắn ở trong cũng như ngoài nước.
Hôm nay chúng tôi xin tường thuật lại bài phỏng vấn Linh mục Martino Nguyễn Bá Thông ở Savannah, Georgia, Hoa Kỳ, dưới đầu đề “Câu chuyện đau lòng của các em gái trong nhà chứa trên đất Chùa Tháp”, được phổ biến trên Website của Đài Á Châu Tự Do, nói về một số công trình mà linh mục đã cố gắng thực hiện tại Cambodia để cứu các trẻ vị thành niên Việt Nam đang phải phục vụ tình dục ở đó. Sau đây là một câu chuyện được kể lại theo lối văn nói chuyện được ghi âm và chuyển âm lại.
Nghe (3:11) | Download (1.5 Mb) bài phỏng vấn Lm Martino Nguyễn Bá Thông
Mở đầu, ký giả Thanh Trúc giới thiệu:
“Họ là du khách ngoại quốc, phần lớn từ các nước Âu Mỹ, đến những xứ nghèo như Cambodia để mua vui một cách bệnh hoạn, và họ chỉ thích quan hệ với con trẻ.
Họ cũng là những người đàn ông Châu Á với lối suy nghĩ lạc hậu, cho rằng quan hệ với trẻ gái còn thanh tân thì mới có may mắn trong công việc buôn bán. Những kẻ này đến từ Singapore, Đài Loan, Australia, Malaysia và cả Việt Nam nữa, thưa quí vị
Mời qúi vị bước vào câu chuyện với nhân chứng vẫn là Linh mục Martino và những nô lệ tình dục Việt Nam ở Cambodia:
Lm Martino: Khi mà mình viết mẩu chuyện tựa đề là “Câu Chuyện Mua Trinh”, để viết được câu chuyện này mình mất rất nhiều thời gian và đã có những lúc mình phải đứng lên, bước ra khỏi văn phòng của mình, đi uống nước và cầu nguyện để dằn lại những giọt nước mắt, dằn lại cơn điên giận nó muốn gào thét và cắt xé chính con người của mình.
Thì nó đúng là như vậy, đặc biệt là những người Trung Hoa và những người Việt Nam, khi mà họ làm ăn thua lỗ thì họ tin là họ phải ăn ở quan hệ tình dục với một em bé nhỏ còn trinh tiết, còn nguyên vẹn, thì cái cuộc làm ăn của họ sau này tốt hơn. Chính mình đã nghe được những câu chuyện đó, cũng giống như mọi lần trước, mình nghe là bởi vì các em kể với nhau mà mình nghe được, nó đau lòng lắm quí vị.”
Sau đây là nguyên văn bài phỏng vấn:
1.- Nỗi đau kinh hoàng
Thanh Trúc: Chính linh mục đã giả dạng làm môt thương gia Singapore không biết nói tiếng Việt, chỉ nói tiếng Anh thôi, buồn chuyện gia đình cho nên qua Cambodia, tìm đến những động mãi dâm, thuê được bốn cô bé trong đó có hai em còn rất trẻ. Linh mục đã nghe các em nói tục, nói bậy, nói những câu trắng trợn ở tuổi các em. Có những điều nghe ra thì đau lòng thế nhưng linh mục quyết định nói cho hết phải không ạ?
Lm Martino: Vâng, tức là trong khi mà mình ở với các em mình luôn luôn thuê một cái phòng gọi là “suite”, thì cái phòng trong là phòng ngủ và có phòng ngoài để coi tivi. Thì thường thường là mình ngủ cái phòng ngoài tức là mình ngủ trên ghế xa lông, các em ngủ phòng trong có các giường.
Có hai em thì đã từng đi với mình rồi, thì hai em đó rất là vui vẻ thấy mình trở lại, còn hai em mới rất là sợ hãi và dè dặt. Ngay lúc ban đầu khi mà mình bước vô trong đó để chọn những người nào đó thì mình nhìn thấy cái sự dè dặt và sợ hải của hai em đó cho nên mình quyết định mình chọn hai em đó kèm với hai em đã từng sống với mình.
Và cái buổi tối hôm đó như mình nói với quí vị mình ngủ ở ngoài thì mình tắt đèn xong rồi mình nghe tiếng chân rất là nhẹ từ cái phòng bên trong. Mình cố mở mắt nhìn trong màn đêm thì mình nhìn thấy hai cái cô bé mới đó, hai cô bé mà nhát đó, nhìn ra ngoài và nói là “chắc là ổng ngủ rồi, ổng không có làm giống như cái thằng hồi trước mà nó làm mình đâu”.
Và tiếp tục hai em đó kể với nhau và kể với hai cô kia ở trong phòng, mình nằm ngoài mình nghe là hai em đó vừa mới bị, nói chung là bị mua cái trinh tiết của mình cách đó vài tuần. Và mỗi khi mua như vậy thưa quí vị, không phải là chỉ mua một lần mà nó thường thường từ ba ngày cho đến năm ngày hoặc có thể lên tới bảy ngày.
Tức là họ chọn một cái chỗ nào đó họ đi và họ sẽ ăn ở với các em đó không phải chỉ một lần đầu tiên trong đời mà nó sẽ ăn ở nhiều lần trong vòng nhiều ngày như vậy. Và điều này chắc là qúi vị nghe rất đau lòng đây: tức là một số các em bị chuốc rượu hoặc chuốc thuốc để ngất xỉu đi rồi họ quan hệ cái lần đầu tiên.
Nhưng cái em mà mình thuê này thì em không thuộc, xin lỗi quí vị cho phép mình dùng cái chữ gọi là may mắn, em không thuộc vào cái may mắn là được chuốc cho mê đi để làm điều đó. Em đã phải thức, đã phải thức để đấu tranh và chống đối lại người đàn ông.
Thanh Trúc: Em có chống lại?
Lm Martino: Đúng vậy, em cố gắng chống lại, em đánh em đập em la, cuối cùng chi biết điều gì xảy ra? Họ trói em đó lại, họ lấy cái khăn trong buồng tắm của khách sạn họ nhét vào miệng em. Em phải nằm đó, đau đớn chịu những cái cảnh mà với cái lừa tuổi mười hai của các em thì chắc chắn không thể nào chấp nhận được.
Thanh Trúc: Em kể lại cho những người bạn nghe bằng tiếng Việt mà linh mục nghe được?
Lm Martino: Chính lúc đó khi em kể và mình nằm ở phòng ngoài mình nghe được mình nói thật với quí vị mình muốn thét lên vì điên cuồng và muốn đập nát tất cả. Nhưng mà mình sực nhớ là mình đang giả ngủ để nghe được câu chuyện. Bởi vì nếu mình bật ra thì mình lộ hết là mình hiểu tiếng Việt.
2.- Bị ám ảnh
Thanh Trúc: Tiếp theo đó thì chừng như linh mục có đưa các em đi ra ngoài đi chơi. Các em có còn giữ cái vẽ hồn nhiên không hay là như thế nào?
Lm Martino: Thì ngày hôm sau mình dẫn các em đi chơi, đi mua quần áo mới cho các em vì mình đã dự tính và mình đã đặt bàn trong một nhà hàng dành cho những thương gia ở tại..., cho phép mình không dùng tên thành phố bây giờ vì nó không tốt cho các em - một trong bốn em đó vẫn còn đang ở trong cái động ở đó.
Cả ngày hôm đó thì các em cũng bắt đầu nó cảm thấy gần gũi với mình hơn là cũng bởi vì nhờ có hai em đã từng ở với mình và biết là mình không có làm gì. Tới buổi chiều hôm đó mọi người đều thay đồ đẹp hết để chuẩn bị đi ăn. Thì chúng tôi đến nhà hàng mình đã đặt trước bàn ăn ở đó, nhà hàng rất là sang trọng. Bước vô đó thì các em vui lắm.
Đang ngồi ăn thì hai cái em mới đó, có một em muốn đi nhà vệ sinh. Mình nói vậy thì một em nữa đứng lên đi chung với em đó. Các em vừa bước ra được vài bước thì chừng hai mươi giây sau thôi thì các em quay trở lại, mặt mày xanh lè, em chui thẳng xuống gầm bàn, nhất định không nói mà cứ chui xuồng dưới đó và cứ rên khóc ở dưới gầm bàn.
Thì mình nghĩ là phải có chuyện gì kinh hoàng lắm, thì lúc đó mình hỏi coi xảy ra chuyện gì và mình ngồi để mình nghe mẩu đối thoại. Thì qúi vị biết điều gì xảy ra không? Là em đó đi nhà vệ sinh, và khi đi gần tới nhà vệ sinh thì nhìn thấy, xin lỗi quí vị cho mình dùng cái chữ là “cái gả” mà đã mua cái đời con gái của em trước đó mấy tuần, đang ngồi ăn ở cái bàn gần nhà vệ sinh. Khi em nhìn thấy thì em quá sợ hãi và em chui xuống dưới gầm bàn. Lúc đó mình nghe các em kia hỏi và em đó kể như vậy.
Sau đó năm người của chúng mình rời nhà hàng trong bữa ăn còn dang dở. Không ai có thể ngồi ăn được, các em không thể nào tiếp tục bữa ăn khi nhìn thấy một cái người, vừa mới mua cuộc đời con gái và hành hạ mình, đang ngồi ăn tỉnh bơ trong đó.
3.- Bị tư tưởng hóa
Thanh Trúc: Thưa linh mục, linh mục giả dạng đi với các em như vậy mà lại tử tế với các em, đưa các em đi chơi, mua quần áo cho các em, không động chạm tới các em. Linh mục có nghe các em xầm xì hay nói cái gì về linh mục không?
Lm Martino: Có những cái mình nghe được mà mình sợ mình nỗi da gà. Đó là các em, nhất là những em mới, nó bảo với nhau là "cái thằng này chắc nó bị pê đê, tối nay nó ngủ hoặc là nó tắm thì mình phải đè nó ra coi nó có phải là con trai không?"
Thanh Trúc: Các em nhỏ như vậy mà sao các em nói như vậy?
Lm Martino: Có nghĩa là cái tư tưởng của các em đã bị những người lớn làm cho bệnh hoạn đên độ cứ nghĩ là thằng nào vô trong này mà thuê mình thì thằng đó phải làm cái điều đó với mình.
Cho nên cái thằng này - quý vị chắc hiểu ý mình muốn nói - tức là thay vì bình thường một người lớn như mình thì không thể làm cái chuyện đó với đứa trẻ 12 - 13 tuổi được, nhưng mà bởi vì các em đã sống trong hoàn cảnh đó, các em phải chấp nhận là cái sự bình thường là cứ người đàn ông nào vô trong này thuê mình thì có nghĩa là một ngày phải làm điều đó với mình mấy lần.
Trong khi đó, mình không làm cái điều bình thường đó thì nó lại trở thành cái điều bất bình thường đối với các em, và nó làm cho các em suy nghĩ.
Thanh Trúc: Nhưng mà tên tuổi của những đối tượng đó - những nạn nhân không được tiết lộ - để có thể bảo vệ an toàn và danh dự cho các em, đó là vấn đề nguyên tắc?
Lm Martino: Vâng. Trước hết mình làm điều này là bởi vì sự tốt lành của các em. Nếu mình cho hình ảnh và những tên tuổi của các em lên trên này thì việc đầu tiên họ sẽ giết các em ngay tức khắc. Mình dám hứa với quý vị như vậy. Các em sẽ phải chết. Cho nên chắc chắn mình không thể làm như vậy được. Mà nếu bây giờ các em không chết thì các em cũng còn cả một cuộc đời để sống.
Chúng ta không thể đưa những hình ảnh đau thương của các em lên. Thính giả nào vô website của mình thấy trong đó tỉnh thoảng có một hai cái hình, mình chụp những cái hình đó ở phía sau, hoặc là mình dùng hệ thống computer mình bôi mất cái mặt đi để cho không ai nhìn thấy các em đó là ai. Mình phải bảo vệ an toàn cho các em đó, bảo vệ danh dự cho các em đó, bởi vì các em còn phải sống.
Quý vị cũng hiểu ngay chinh đời linh mục của mình nữa. Mình làm công việc này, mình biết không những nó chỉ nguy hiểm cho tính mạng của mình mà nó có thể nguy hiểm đến cả cái danh dự và đôi lúc ngay cả cái ơn gọi làm linh mục của mình nữa. Cứ giả sử ngày nào đó mình bị công an bắt là mình đang sống với các em đó thì hỏi ai sẽ tin ông cha Martino, hay là mọi người lên án ông cha Martino ổng đi vô đó tại vì ổng mê gái, ổng sống với gái.
Nhưng mà mình dám chấp nhận hy sinh tất cả để nói lên một sự thật là bởi vì, giống như mình đã từng nói với quý vị, không ai nói cho các em thì hôm nay mình nói. Mình dám đặt cái tên mình ở đó. Và mình cảm ơn Đài Á Châu Tự Do đã cho mình cái cơ hội tiếp tục nói lên điều này, để gào thét lên cho mọi người cũng hiểu. Dĩ nhiên, thưa quý vị, câu chuyện buồn thì chắc chắn là không ai muốn kể bởi vì nó làm cho người khác buồn hơn.
4.- Giúp đỡ các em
Thanh Trúc: Thưa Linh Mục, hình như ông đã có ý định làm một điều gì đó?
Lm Martino: Tức là tháng 7 năm nay mình cũng làm việc với các em bị bán vô các động mãi dâm để làm nô lệ tình dục. Cũng như 11 năm nay mình sống và làm việc, ăn ở ngủ với các em trên các đường phố.
Có nhừng người hỏi: "Cha làm vậy để làm gì?", thì thưa với quý vị, thứ nhất là để yêu, để thương, và để hiểu, và để gào thét như mình đang nói. Cái thứ hai là cái nguyện vọng của mình là mở một trung tâm để nuôi dạy những đưa trẻ bụi đời, những em bé đã từng bị bán vô các động để làm nô lệ tình dục.
Mình biết chắc khó ở hai điều, thứ nhất là chính phủ Việt Nam không cho phép mình đứng tên với một cá nhân hoặc một tổ chức phi chính phủ nước ngoài, mà chúng ta phải đứng tên dưới một tổ chức phi chính phủ Việt Nam hoặc là cá nhân ở Việt Nam, thì cái chuyện đó mình không dám bởi vì sợ làm rồi sau này họ lấy hết.
Cái khó khăn thứ hai nữa là khi mình nuôi các em này, tức các em còn dưới tuổi vị thành niên mà trở về từ các động, cái đường dây đầu trâu mặt ngựa, tức là những người bảo kê cho họ, nó sẽ tới phá, đánh đập và giết mình.
Nói thật với quý vị là gần 5 năm nay mình cố gắng xin giấy phép bằng đủ mọi cách, mình cứ cầu nguyện hy vọng là nó sẽ tốt hơn. Cũng cảm ơn chị Thanh Trúc nữa, cảm ơn Đài Á Châu Tự Do là từ khi phát lên những cái đó thì rất là nhiều người liên lạc với mình qua email cũng như điện thoại và rất nhiều người không phải là cùng tôn giáo nói xin đồng hành với cha và gửi tiền bạc cho tới này nọ, thì mình nói với mọi người là thôi, đừng có gửi tiền vì giờ này cha chưa làm được gì cả, mà gửi tiền về thì nói thật vớí chị Thanh Trúc và quý vị là làm linh mục mà có nhiều tiền quá thì cha lại hư.
Mình nói với quý vị là quý vị đừng gửi tiền về cho tới khi nào bắt đầu xúc tiến được giấy tờ để mở được cái trung tâm thì cha sẽ sẵn sàng ngửa lòng bàn tay ra bao bọc các em để xin quý vị.
Thì cũng có một số email và gọi điện thoại về bảo chứ ông lo cái việc làm cha của ông, ông lo giảng đạo đi, ông đừng vô trong đó làm cái gì hay là ông ngứa nghề của ông rồi; đại khái những từ ngữ rất là khó nghe.
Quý vị biết, mình mới nhận đựơc 2 cái email cũng như một cú điện thoại gọi vào đe doạ mình rằng ông mà cứ tiếp tục nói thì đầu ông rơi khỏi cổ à. Nhưng mà mình không sợ đâu, mình sẽ tiếp tục nói, mình chỉ lo cho các em không có người nói thôi, chứ mình là linh mục nên mình tin là có Chúa lo rồi. Mình không có sợ.
Nếu mà chị Thanh Trúc đồng ý, mình cho mọi người cái địa chỉ của mình, mình cho mọi người cái website của mình, cái giáo xứ mình đang phục vụ. Ai biêt dùng internet có thể vào website của mình là www.hayyeuthuongnhau.org.
Quý vị có thể vô trong đó nhìn thấy tất cả các bài viết cũng như địa chỉ. Mẹ mình hay dạy: "Đố ai quét sạch lá rừng, để ta khuyên gió - gió đừng rung cây". Chắc chắn mình quét lá nó vẫn rụng, nhưng ít nhất nó sẽ bớt đi.
Và mình vẫn phải mỗi người chúng ta cứ tiếp tục quét. Mình biết là cái chuyện này chị Thanh Trúc chỉ bắt đầu từ năm 2000, không biết là chị đã nói bao nhiêu cái bài ở trên đài phát thanh Á Châu Tự Do về cái này, mình lên trên đó mình coi lại thì nhiều vô cùng.
Có thể có một số quý vị bảo "biết rồi, khổ lắm, nói mãi", nhưng mà hỏi thật quý vị là biết rồi mà đã làm được gì rồi? Chưa làm được gì thì mình mong rằng mọi người chúng ta làm cái gì đó chớ đừng có nói là biết rồi, khổ lắm, nói mãi. Biết là điều thứ nhất, làm là điều quan trọng hơn cái biết của mình.
Thanh Trúc: Thưa Linh mục Martino, dầu như có làm cho nhiều người khó chịu, nhưng chừng nào cái vấn đề buôn bán thiếu nhi Việt Nam vào đường mại dâm còn tồn tại thì chừng đó vẫn còn có người lên tiếng nói.
Lm Martino: Cảm ơn chị Thanh Trúc và cảm ơn quý vị đã lắng nghe cùng chia sẻ và đồng hành với mình. Cảm ơn rất nhiều.
THẮP LÊN MỘT NGỌN NẾN
Trên đây chỉ là một công tác nhỏ trong những công tác mà Linh mục Martino đã cố gắng làm để nghiên cứu về tình trạng của các trẻ vị thành niên Việt Nam đang phải phục vụ tình dục tại Cambodia và tìm cách cứu các em, Nhiều người và nhiều tổ chức khác cũng đang thực hiện những công tác tương tự để cứu giúp những người bất hạnh.
Trong những bài tiếp theo, chúng tôi sẽ trình bày thêm về tình trạng nghèo đói ở Việt Nam và trên thế giới để có cái nhìn chính xác hơn về sự nghiêm trọng của vấn đề này, những nổ lực mà các cá nhân và tổ chức phi chính phủ đang cố thực hiện để làm giảm bớt đau khổ của nhân loại. Châm ngôn hành động là “Thà thắp lên một ngọn nến còn hơn là cứ ngồi nguyền rủa bóng tối.”
Chúng tôi hy vọng rằng người Việt sau khi được sự giúp đỡ của các chính phủ và những người thiện chí để có một cuộc sống sung mãn hơn ở hải ngoại, cũng sẽ góp phần vào công tác này.
Tags · Audio Clip
Đọc nhiều nhất Bản in 08.09.2008. 11:52