Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Kính Thưa Tổng Thống

§ Vũ Văn An

Một nhóm cộng tác viên của tờ Báo Công Giáo America gửi tới ông Barack Obama những bức thư sau đây, trước khi Ông nhậm chức vào ngày 20 tháng 1 năm 2009.

1. Tác phúc

Tại Kenya, mảnh đất của tổ tiên Ông, chúng tôi coi Ông thực sự là người con của Phi Châu. Tên Ông, Baraka, có nghĩa là tác phúc. Ông đảm nhiệm vai trò lãnh đạo Nước Mỹ vào lúc nhân dân Mỹ đang than van vì những khốn đốn của nền kinh tế suy thoái. Một người có nhà đang gặp hỏa hoạn chắc chẳng quan tâm bao nhiêu tới con bò đang hấp hối của người hàng xóm. Một cách dễ hiểu, Ông sẽ phải tập chú mọi năng lực của Ông để dập tắt ngọn hỏa hào của nền suy thoái kinh tế đang đe dọa nhân dân Mỹ ấy. Điều này nghe ra có vẻ gia đình trị (nepotistic), nhưng ở Phi Châu, chúng tôi hay nói: người có thân nhân ngồi trên đỉnh cây soài luôn được ăn những trái soài chín và thơm tho. Phi Châu chờ mong nhiều ơn phúc từ Ông, với tư cách thân nhân của chúng tôi, trong chức vụ cao sang làm tổng thống. Vâng, Ông có thể tác phúc cho Phi Châu bằng cách lãnh đạo cộng đồng thế giới để đem hòa bình lại cho Cộng Hòa Dân Chủ Congo, Somalia và Darfur; đem ổn định chính trị lại cho Zimbabwe và phát triển kinh tế trong mậu dịch và viện trợ cho Phi Châu.

Đã quá lâu rồi chúng tôi hằng nghe các nhà lãnh đạo thế giới nói những mỹ từ cao thượng, trong đó có vị tiền nhiệm của Ông, cho rằng Phi Châu quan trọng, một thứ mỹ từ ít khi diễn dịch thành thực tế. Ông đang đứng trên mũi giao điểm giữa thất vọng và hy vọng đối với Nước Mỹ. Ông từng nói hy vọng đã tới với Hoa Kỳ. Phi Châu cũng khẩn nài thay đổi, và Ông có thể đem điều ấy lại cho lục địa chúng tôi. Quyền lực ông đang nắm trong tay là để đốt lên niềm hy vọng, tạo ra cơ hội và sản sinh ra thay đổi tại Mỹ và trên thế giới. Vì bất kể quyền lực của họ ra sao, một người không thể chỉ biết làm mưa rơi trên đất trại của mình mà thôi. Thưa Ông Baraka, xin Chúa chúc lành cho Ông!

Agbonkhianmeghe E. Orobator, S.J., là giảng viên Thần Học tại Trường Thần Học thuộc Học Viện Dòng Tên Hekima ở Nairobi, Kenya, và là bề trên cộng đoàn Dòng Tên tại đó.

2. Giáo Sư Trưởng

Ông qui tụ nội các và nhóm cố vấn giống như một đại học văn chương tuyển lựa các giảng viên mình. “Nhóm đua tranh” của ông, như người ta thường gọi, giúp ông thành giáo sư trưởng, có nhiệm vụ chào đón tư tưởng mới phát khởi từ man vàn kinh nghiệm chính trị khác nhau. Điều ấy không hẳn là chuyện tình cờ. Vì Ông từng tham dự các định chế được nhiều người ngưỡng vọng của ngành giáo dục đại học và từng là một giáo sư luật. Giờ đây, Ông đã lãnh nhận được một mẩu mực được các đại học Mỹ gợi hứng và mang nó áp dụng vào nhiệm kỳ tổng thống non trẻ của Ông, ít nhất cũng một phần để dấy lên một thứ tranh luận và một thứ tầm nhìn có thể kích thích được suy tư cách mạng. Nhiều lần ông từng cho rằng nếu không nhờ nền giáo dục của mình, Ông sẽ không có được một ngày như bây giờ. Bất hạnh thay, phí tổn của nền giáo dục cao đẳng hiện đang gia tăng quá mức khiến các gia đình trung lưu và hạ lưu không thể cáng đáng nổi.Theo một phúc trình lưỡng niên của Trung Tâm Quốc Gia về Chính Sách Công và Giáo Dục Cao Đẳng, “học phí cao đẳng tiếp tục bỏ xa lợi tức gia đình và giá cả các nhu yếu phẩm, như chăm sóc y tế, thực phẩm và nhà ở…Bất kể nguyên nhân của việc gia tăng học phí này ra sao, việc tiếp tục chiều hướng này trong một phần tư cuối cùng của thế kỷ vừa qua cũng đã làm phần lớn các gia đình không tài nào với tới nền giáo dục cao đẳng kia và làm cho gánh nặng của những người đã ghi danh trở thành không chịu nổi.

Sẽ không có “tại ngoại hầu tra” cho các gia đình hiện đang nợ như chúa chổm vì phải trả tiền cho giáo dục, nhưng vì nền kinh tế Ông thừa hưởng cần có thời giờ mới hoàn hồn trở lại, nên tình thế trên chắc chắn được dự phóng là sẽ còn tiếp tục. Trong khi nước Mỹ đang cà nhắc, thì nhiệm vụ của mọi cấp chính quyền là không được đánh mất tầm nhìn về tương lai. Không thể đơn thuần để giáo dục lơ lửng ở đó trong khi đi tìm giải pháp cho các nhà ngân hàng sạt nghiệp hay các công ty xe hơi vỡ nợ.

Kính thưa Tổng Thống Obama, các cơ hội Ông có để thăng tiến nền giáo dục của chính Ông vẫn còn ảnh hưởng đối với Ông bây giờ, nhưng nếu không quan tâm thích hợp để hạ thấp phí tổn một văn bằng đại học xuống, thì các kinh nghiệm kia sẽ vô dụng đối với mọi phân bộ Nước Mỹ. Chúc Ông may mắn!

Matthew P. Moll, tốt nghiệp Đại Học Marquette năm 2003, hiện phục vụ tại Đoàn Thiện Nguyện Dòng Tên và đang theo học ngành truyền thông mới tại Trường Cao Học Về Báo Chí của Đại Học Columbia.

3. Một Nghị Trình Tham Vọng

Tôi chưa có được hy vọng gì cao xa hay một kỳ vọng lớn lao gì đối với bất cứ tổng thống nào kể từ John F. Kennedy. Ông cũng thông minh, ăn nói hoạt bát và có khả năng như ông ta. Xem ra Ông đáng ưa một cách tuyệt vời và thực sự lịch thiệp. Lời kêu gọi của Ông về một thời đại lưỡng đảng tính quả là đáng khâm phục.

Ông đã đưa ra một nghị trình đầy tham vọng, trong đó có việc cứu vãn nền kinh tế, tháo gỡ ngẫu tượng thuyết của thị trường tự do từng đưa lại việc phá bỏ luật lệ đầy tai hại, đảo ngược lại chủ nghĩa đơn phương đầy ngạo mạn và tự hủy trong lãnh vực điều khiển chính sách ngoại giao, sửa chữa lại sự lãng quên trong nhiều thập kỷ qua đối với các hạ tầng cơ sở, thiết định ra việc bảo vệ môi sinh một cách lành mạnh và lâu dài và thực hiện cho bằng được việc chăm sóc y tế phổ quát.

Nhưng xin Ông đừng lầm lẫn. Các tổng thống vĩ đại phải đương đầu với nhiều kẻ thù hùng mạnh cũng như phải vật lộn với nhiều cuộc khủng hoảng lớn. Lincoln thì có những ‘anh Đầu Đồng’ (Copperheads). Franklin D. Roosevelt thì gặp những anh ‘bảo hoàng kinh tế’. Ông cũng sẽ có những ‘anh chàng’ riêng như thế. Sớm hay muộn, giống như ngày tiếp đêm, những anh cứng đầu (diehards) sẽ nổi lên làm thất vọng bất cứ diễn trình thay đổi có nghĩa nào.

Ông phải kiên quyết. Phải cứng rắn. Giữ vững lấy niềm tin. Thị trường được tạo ra vì con người, không phải ngược lại. Buôn bán tự do chỉ là một hướng dẫn, không phải là một vị thần. Thế giới luôn liên lập lúc này và mãi mãi. Không một đất nước hay một xã hội nào có thể đi đứng một mình. Môi trường là tổ ấm của ta; không thể mang nó đi bán. Người nghèo luôn ở với ta; và cũng như mọi thời, người nghèo nhất, dễ bị thương tổn nhất luôn cần đến sự giúp đỡ của ta.

Thưa Ông Tổng Thống, không ma mãnh với bất cứ ai, nhưng cương quyết làm điều đúng, xin Ông hãy nhớ cho rằng ông không thể làm mọi người thành bạn hữu. Đảng phái tính là điều không mấy hài lòng. Nhưng có lúc, nó rất cần thiết. Đôi khi, mức thành công của một tổng thống được đo bằng tính dữ dội nơi những kẻ thù ông ta tạo ra.

Peter Quinn, một tiểu thuyết và bình luận gia, từng viết diễn văn cho hai thống đốc New York. Cuốn sách mới đây nhất của ông tựa là “Kiếm tìm Jimmy: Đi Tìm Nước Mỹ Ái Nhĩ Lan” (Looking for Jimmy: In Search of Irish America [Overlook Press, 2007]).

4. Chân lý từ đất ngoi lên

Trong Thánh Kinh, có một Thánh Vịnh hát rằng: “chân lý ngoi lên từ đất”. Đất là nơi những con người tầm thường sinh sống, những con người Ông thường ngỏ lời nhiều lần hơn cả trong chiến dịch tranh cử vừa qua. Nhưng thưa Ông Tổng Thống, tôi muốn ông dõi mắt và dõi tim tới các anh chị em của chúng ta đang sống dưới mặt đất, những người bị coi là không thể cứu vãn được nữa đến độ bị kết án phải chết.

Trong hai mươi năm qua, tôi từng tháp tùng những người bị kết án tử hình và ở đấy với họ cho đến tận cùng để họ thấy vẫn còn một ai đó biết tôn trọng phẩm giá của họ. Tôi đã thấy tận mắt cảnh nhà nước sát hại, tận mắt thấy cảnh hấp hối, tra tấn những hữu thể nhân bản đang dự ứng trước cái chết, cố gắng củng cố lòng can đảm trên đường tiến tới phòng sát hại. Họ nài nỉ với tôi: “Xin dì cầu xin Chúa giữ vững đôi chân con”.

Thưa Ông Tổng Thống, có thể nào chúng ta, trong tư cách một quốc gia, bối rối về phương diện luân lý đối với việc đồng ý tra tấn những người bị tình nghi là khủng bố tại Guantánamo vì chính chúng ta vốn đã thực hành việc tra tấn ấy trong các phòng tử thần khắp trên lãnh thổ? Ở đấy, đàn ông và đàn bà, bị cột cả tay chân, bị buộc nằm xuống những cái cáng có bánh xe (gurneys) và bị giết chết, đôi khi trước sự chứng kiến của thân nhân, của chính người mẹ âm thầm làm chứng cho cái chết của họ.

Thưa Tổng Thống Obama, ông đã đem niềm hy vọng đến cho một tân Mỹ Quốc. Xin Ông hãy cùng tôi hy vọng rằng chẳng bao lâu nữa, không những chúng ta đóng cửa

Guantánamo, mà cả các phòng tử thần của chính chúng ta nữa. Chỉ lúc ấy, ta mới ngẩng cao đầu bên cạnh đại đa số các quốc gia khắp địa cầu từng ủng hộ nhân quyền bằng cách không giết hại các công dân của mình. Tôi cầu xin, tôi làm việc cho một tân Mỹ Quốc ấy.

Helen Prejean, C.S.J, tác giả “Người Chết Bước Đi” và “Cái Chết Của Người Vô Tội”

6. Thung Lũng Bán Dẫn

Dù chỉ nói cho chính mình, tôi có cái may mắn đuợc tham dự vào hiện tượng ngoại thường là Thung Lũng Bán Dẫn (Silicon Valley), một điển hình văn hóa và kinh doanh mà tôi dám biện luận là một nguồn phát sinh ra của cải và phát triển kinh tế đáng kể, không phải chỉ cho xứ sở ta mà cho cả thế giới nữa. Ta chưa bao giờ thấy được một tiến bộ vô tiền khoáng hậu như thế trong lãnh vực kỹ thuật tin học, chăm sóc sức khỏe và việc ra đời của kỹ thuật trong sạch (clean technologies). Bởi thế, thưa Ông Obama, xin Ông

* Hãy cổ vũ tinh thần doanh nghiệp, mạo hiểm và canh tân bằng lời lẽ, bằng luật lệ và qui định. Hãy cho phép thất bại. Đừng coi thất bại kinh doanh là bất hợp pháp.

* Đừng vươn tay quá xa với những “điều chỉnh” về qui định và luật lệ đối với cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay. Dù nhiều đề nghị có thể làm quần chúng hài lòng, nhưng xin Ông hãy quan tâm tới tác động của chúng đối với những nhà kinh doanh tương lai và việc tạo vốn họ cần có để theo đuổi các giấc mơ của họ. Hãy xem sét cái tai hại tinh thần người ta từng tạo ra với những ý niệm nhiều thiện ý để làm dịu các cú sốc. Ông hãy giúp xây dựng lại một môi trường để những đóng góp khởi đầu của công chúng có thể thực hiện được và những công ty công có sức hiện hữu được.

* Căn cứ vào những can thiệp kinh tế gần đây, xin Ông hãy đẩy lui các áp lực không thể tránh được nhằm chính trị hóa các đầu tư mới của chính phủ vào các công ty tư. Chúng ta không cần các Fannie Maes và các Freddie Macs mới. Ngay sau khi các mục tiêu ổn định của chúng ta đã đạt được, xin Ông hãy bán lại các việc làm ăn đó cho khu vực tư.

* Xin Ông hãy đặt nền giáo dục khoa học và kỹ thuật thành ưu tiên quốc gia. Hãy thách thức sự đối kháng chống thay đổi trong nền bàn giấy giáo dục đã khô cứng của ta. Hãy sử dụng khả năng thông đạt của Ông mà nối kết với giới trẻ giúp họ hiểu khoa học và kỹ thuật là những nghề thú vị (cool) và cao thượng có thể biến thế giới thành nơi tốt đẹp hơn. Hãy khuyến khích việc di dân, nhất là với giới khoa học và kỹ sư.

* Mặc dù các phúc lợi của tự do giao thương rất có thể chưa được phân phối cách hoàn hảo, Ông vẫn nên biết rằng các phúc lợi đối với đất nước chúng ta và các đối tác giao thương hết sức đáng kể. Đừng chạy theo thị hiếu sợ sệt giao thương tự do vì các lợi ích chính trị ngắn hạn.

* Sau cùng, đừng rù quyến Thung Lũng Bán Dẫn bằng thuốc phiện trợ giá, bảo hộ và cứu thoát tài chánh, biến chúng ta thành nguyên tuyền một con heo khác tại cái máng của chính phủ liên bang. Ước chi chúng ta có cái can đảm và sự trung thực trí thức cưỡng lại được các cơn cám dỗ này.

Bob Finocchio Jr. là một giám đốc xí nghiệp, và là một giáo sư và cố vấn bán thời gian.

7. Phẩm giá con người nhân bản

Trước hết và đầu hết, tôi xin gợi ý điều này: Ông nên tìm cách giúp Ông luôn tập trung và nắm vững địa sở, để có thể thoả mãn các đòi hỏi mới của cuộc sống hàng ngày và phúc lợi của gia đình ông. Tôi xin gợi ý điều nữa: việc làm trong tư cách tổng thống Hiệp Chúng Quốc của ông nên tập chú vào việc vun sới ích chung và thăng tiến phẩm giá của mọi con người nhân bản, vì cả gia đình các dân tộc lẫn cộng đồng quốc gia chúng ta. Tái lập các mối liên hệ quốc tế tốt dựa trên việc tôn trọng lẫn nhau và coi nhau bình đẳng là điều cần thiết trong việc tạo nên hoà bình và công lý chân thực. Vì Ông nhậm chức vào một thời buổi khó khăn trên bình diện hoàn cầu và quốc gia, nên tôi đề nghị Ông nên tập chú vào các vấn đề có liên hệ tới phẩm giá con người nhân bản, và đặt thành ưu tiên việc giải quyết các cuộc chiến tại Trung Đông và các nơi khác trên thế giới hiện đang xé nát gia đình thế giới của chúng ta.

Cũng có những lo lắng liên hệ khác đang cướp mất phẩm giá con người ta, như khủng hoảng thực phẩm, buôn bán người và diệt chủng. Trên bình diện quốc gia, ông nên đặt ưu tiên tái lập các hệ thống có ảnh hưởng tới những người dễ bị thương tổn nhất trong chúng ta: giáo dục, chăm sóc y tế, di dân, nhà ở và công ăn việc làm. Tôi cũng xin khuyến khích Ông nên xem sét lại việc ký ban hành Đạo Luật Tự Do Chọn Lựa (FOCA=Freedom of Coice Act) vì các hậu quả hết sức sâu xa và đầy tác hại do việc thi hành nó mang lại cho rất nhiều người.

Đức Cha Gabino Zavala là giám mục phụ tá đảm trách vùng San Gabriel, thuộc Tổng Giáo Phận Los Angeles.

8. Hàn gắn các vết thương

Hàn gắn các vết thương chia rẽ là một phần quan trọng trong sứ điệp tranh cử của Ông, và tôi hy vọng trách vụ này sẽ vẫn ở hàng đầu trên nghị trình tổng thống của Ông. Chúng ta đang rất cần một tầm nhìn có chiều cao, chiều sâu và chiều rộng trong đó ta có thể nhận ra nhân tính chung của chúng ta và nhờ thế có thể vượt quá các chia rẽ đủ loại để chăm sóc cho nhau như anh chị em một nhà.

Hiển nhiên, một trong các vết thương đang mưng mủ là bất đồng ý kiến về luật lệ và chính sách phá thai. Liệu có hy vọng gì hàn gắn được vết thương này hay không? Công khai nhìn nhận rằng phá thai không phải là một chiến thắng đối với bất cứ ai, tỏ cho người khác thấy quan điểm của mình biết coi các cố gắng nhằm giảm bớt con số phá thai là phù hợp với mục tiêu công bằng xã hội một cách sâu sắc, và trong các nghị trình chính sách quốc nội và quốc tế cho người khác thấy cam kết tạo nên một xã hội trong đó phá thai trở nên chuyện họa hiếm, tất cả đều là những bước đi theo chiều hướng hàn gắn này. Các cố gắng ấy cũng có thể giúp tạo ra sắc thái cho cuộc đàm luận lành mạnh có tính lưỡng đảng trên phạm vi toàn quốc về việc làm thế nào loại bỏ được mọi hình thức tàn bạo (brutality), trong đó có tra tấn và án tử hình, và đáp ứng được nhu cầu của mọi người nghèo và những người dễ bị thương tổn nhất trong các cộng đồng của chúng ta và trên khắp thế giới.

Trong mọi điều Ông làm, xin Ông giúp tất cả chúng ta biết ra khỏi các hạn chế hẹp hòi và cứng ngắc của cái giọng cá nhân chủ nghĩa mà hướng về một cái nhìn có thể gây hứng cho cảm thức liên đới thực sự và các hy sinh do điều đó mang lại. Chính tại đó, chúng ta tìm ra bản sắc, phẩm giá và tương lai của chúng ta trong tư cách một dân tộc và những đóng góp tích cực mà chúng ta có thể thực hiện cho thế giới, mỗi ngày một liên lập hơn của chúng ta.

Amy Uelmen là giám đốc Viện Công Tác Tôn Giáo, Luật Pháp và Luật Gia của Trường Luật thuộc Đại Học Fordham ở New York.

Và sau đây là ít lời nhắn gửi Ông Obama, vào một ngày trước khi Ông nhậm chức Tổng Thống Hoa Kỳ:

1. Tăng thuế

Tôi đề nghị Tổng Thống Obama rút lại lời cam kết giảm thuế và thay thế vào đó hãy thuyết phục Quốc Hội tăng thuế thì đúng hơn. Giữa buổi đang có những cuộc chiến tranh tại Irak và Afghanistan, rất nhiều nhu cầu thuộc hạ tầng cơ sở, chăm sóc y tế phổ quát và chi phí cứu nợ kinh tế, (thiển nghĩ) chính phủ cần nhiều tiền hơn mới đúng.

Giai cấp trung lưu Mỹ, tức gia cấp được nhắm là sẽ hưởng được việc giảm thuế này, không hề đau đớn gì về nạn thiếu thốn trầm trọng các mặt hàng tiêu dùng. Họ có thể nhận được các mặt hàng ấy bằng cách bước vào con đường nợ nần đầy hoa lá của thẻ tín dụng, của tiền vay mua nhà và của cảnh không một đồng xu tiết kiệm. Giai cấp ấy dễ dàng bị quyến rũ bởi cái nền văn hóa tiêu dùng hết sức chết người, ngày càng tiêu dùng hơn bất cứ thứ gì hợp với khoái tưởng (fancy) của họ.

Giờ đây, giai cấp trung lưu ấy đang cần chính phủ giúp đỡ trong việc tạo thêm việc làm và giúp người ta thoát được phần nào cảnh nợ nần của họ, dù nợ nần ấy đã điên dại do chính họ tạo ra; nhưng giảm thuế chẳng giúp họ được bao nhiêu. Một “gói” kích thích của chính phủ nhằm về hướng các nhu cầu hạ tầng và cải tiến giáo dục, về lâu về dài, sẽ mang lại lợi ích cho giai cấp trung lưu nhiều hơn nhiều. Chắc chắn gói ấy cũng sẽ giúp ta đặt định được một chương trình chăm sóc y tế phổ quát với một ngân sách gia tăng.

Chính Đảng Dân Chủ cũng từng bị rù quyến bởi Đảng Cộng Hòa, cái thứ ý thức hệ do phe bảo thủ giật dây ấy, một thứ ý thức hệ chỉ muốn bỏ nhiều tiền hơn vào túi tư nhân. Chúng ta từng ở đấy, đủ rồi. Nếu cần một thứ thay đổi nào đó, thì bác bỏ cái ý thức hệ kia phải để lên đầu danh sách. Tăng thuế sẽ là một khởi đầu tốt.

Daniel Callahan là một học giả nghiên cứu kỳ cựu và là chủ tịch hưu trí của Trung Tâm Hastings.

2. Người Ả Rập cũng mong thay đổi

Thế giới Ả Rập cử hành cuộc chiến thắng của Barack Obama vì nhiều người hiểu rõ ý nghĩa lịch sử của việc một người Mỹ gốc Phi Châu trở thành tổng thống Hoa Kỳ. Căn cứ vào những tai hại do các chính sách của Bush trong tám năm qua mang lại, người Ả Rập cũng mong chờ có “thay đổi để chúng tôi sống được”. Mới từ vùng đó trở về, tôi biết rằng các hoài mong đặt nơi chính phủ Obama chắc chắn sẽ khó lòng thoả mãn được. Điều ấy có thể nguy hiểm vì ngay một thất vọng nhỏ cũng có thể đem đến một xoay chiều tính khí tiêu cực đủ gây khốn đốn cho Hoa Kỳ và lên gân cốt cho những người cực đoan.

Vì việc giải quyết các vấn đề lớn, như thiết lập Nhà Nước Palestine hay chấm dứt việc chiếm đóng Irak, sẽ không xẩy ra nhanh chóng, nên Tổng Thống Obama phải tìm các biện pháp sớm sủa, đúng kích thước, để duy trì mối hy vọng rằng ông sẽ mở ra một trang sử mới cho mối liên hệ Mỹ - Ả Rập, giúp ông có thì giờ mà giải quyết các quan tâm căn bản hơn. Bài diễn văn mà ông hứa sẽ ngỏ với Thế Giới Ả Rập nội trong 100 ngày đầu nhậm chức chắc chắn là khởi đầu tốt. Cử nhiệm những người Mỹ gốc Ả Rập vào các vai trò có ý nghĩa trong nhóm tạo hòa bình cho Trung Đông của ông cũng sẽ gửi được cho người Ả Rập một tín hiệu sớm suả và quan trọng về sự cân bằng. Không nên coi lời cam kết của Obama trong cố gắng mở đối thoại với Iran và Syria như là một cam kết gây thiệt hại tới các đồng minh Ả Rập trong tình bạn cố hữu với Hoa Kỳ. Cuộc gặp mặt sớm sủa với các nhà lãnh đạo các Nước Vùng Vịnh Ba Tư như Ai Cập, Gióc Đăng, Li Băng và Nhà Cầm Quyền Palestine sẽ làm mọi người hiều rõ: cuộc đối thoại của Mỹ với Iran và Syria sẽ chỉ được thực hiện với và trong sự hỗ trợ của các người bạn này. Sau cùng, vì người ta sẽ hết sức chú ý tới mọi lời Tổng Thống Obama sẽ nói về cuộc tranh chấp Ả Rập và Do Thái, nên ông phải cân bằng và gây được tin tưởng. Nếu người Palestine sắp sửa được yêu cầu phải chờ đợi thêm một lần nữa, thì tổng thống Hoa Kỳ không nên bị coi như đã “cho hết kho hàng” (giving away the store) hay để mặc Do Thái tiếp tục nhận được mọi điều họ muốn trong khi người Palestine đau khổ dưới sự chiếm đóng hà khắc.

James J. Zogby là chủ tịch và sáng lập viên của Viện Mỹ Ả Rập tại Washington, D.C.

3. Những ruộng đồng và con đường bụi bặm

Lúc Barack Obama tiến lên tuyên thệ nhậm chức cũng sẽ là lúc ông ta tiến cái bước kế tiếp trong cuộc hành trình qua ruộng đồng Java và qua những con đường bụi bặm của Kenya, mà nhận ra mình và khẳng định bản sắc mình như một nhà lãnh đạo có tính bao hàm. Vào đêm thắng cử, ông ta đứng tại Công Viên Grant ở Chicago mà tuyên bố với thế giới rằng: “Nếu có ai ở ngoài kia còn hoài nghi rằng nước Mỹ chưa chắc đã là nơi mà mọi sự đều có thể, thì đêm nay là câu trả lời cho bạn”. Tại Lễ Nhậm Chức, ông sẽ nhìn xuống tận “The Mall” mà biết rằng ở đầu mút đàng kia, một người Mỹ gốc Phi Châu cũng từng đứng đó năm 1963 mà tuyên bố là “tôi có một giấc mơ”. Trong khi cam kết chương trình chăm sóc y tế phổ quát và quản trị tốt nền kinh tế trong nước, ông sẽ có cơ hội cam kết việc nước ông yểm trợ bất cứ ai làm việc cho hòa bình và thịnh vượng tại mọi ruộng đồng lầy lội và trên mọi nẻo đường bụi bặm, nơi mà sự thịnh vượng nhân bản vẫn còn là một giấc mơ. Sự thịnh vượng và quyền lực của nước ông sẽ sinh hoa trái nhiều hơn về phương diện quốc tế nếu ông chịu làm việc một cách bao hàm (inclusively) với các chính phủ khác, trong khi luôn trọng kính nền văn hóa của nông dân trồng lúa Java và nhìn nhận khát vọng của nhà buôn Kenya.

Đã qua rồi cái ngày Nước Mỹ có thể đi đứng một mình hay với “các đồng minh thuận ý”, mặc tình tái tạo cái cảnh sắc hoàn cầu. Đồng lúa lầy lội và những con đường bụi bặm sẽ an toàn hơn và có nhiều năng xuất hơn nếu Tổng Thống Obama khơi lên một lần nữa giấc mơ về một diễn trính thích hợp của những nghị hội quốc tế và việc bảo vệ bằng nhau dành cho nhân dân thuộc mọi chủng tộc, bất chấp quốc tịch nào. Thay đổi sẽ không dễ dàng; nhưng cùng với nhau, như một đồng thanh, “đúng, chúng ta có thể làm được”

Frank Brennan, S.J., là giáo sư luật tại Đại Học Công Giáo Úc Châu.

Vũ Văn An

Tags ·

Đọc nhiều nhất Bản in 20.01.2009. 08:26