Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Chương 8: Nghệ Thuật Cầu Nguyện

§ Lm Gioakim Nguyễn Đức Việt-Châu, SSS

(tiếp theo... Mẹ Maria - Trung Tâm Công Trình Của Đức Gioan Phaolô II)

. Lại khởi hành từ Chúa Kitô

Trong Tông Thư Novo Millennio Ineunte “Ngàn Năm Mới đang đi tới” năm 2001, Đức Gioan Phaolô II đưa Giáo Hội vào Ngàn Năm thứ ba. Ngài đề nghị cho Giáo Hội một chương trình đặc biệt để nên thánh. Đấy là chương trình “Lại khởi hành từ Chúa Kitô” như tựa đề phần thứ ba của văn kiện quí báu này. Việc qui hướng vào Chúa Kitô là tâm điểm của vị Giáo Hoàng tuổi tác ở đây đã được khẳng định mạnh mẽ cách lạ thường. Những năm cuối triều Giáo hoàng của Ngài, rất nhiều lần Ngài đề cấp tới nhu cầu cấp bách và kêu mời mọi nguời thực hành “bí quyết về sự thánh thiện” là sự cầu nguyện. Cầu nguyện là một bí quyết tuyệt vời để lôi kéo lòng thương xót của Chúa” (Tông thư Novo Millennio số 32).

Các cộng đoàn Kitô hữu phải trở nên “những trường dậy cầu nguyện đích thực” (Tông thư Novo Millennio số 33) để cho từng người và từng người hăng hái tiến về phía trước, trong sự chiêm ngắm chân dung Chúa Kitô. Mà chắc chắn không còn nghi ngờ hay do dự gì nữa vì Mẹ Maria đã là người chiếm ngôi vị thứ nhất trong lãnh vực này và là thầy dậy của trường cầu nguyện này. Có ai bằng Đức Mẹ có thể giúp chúng ta chiêm ngưỡng chân dung Chúa Giêsu con Mẹ? Ký ức kỳ diệu của Đức Maria chính là suối nguồn quan trọng duy nhất để biết được một nguồn mạch thánh thiêng khôn ví là chính Chúa Giêsu.

Người ta được biết, Đức Gioan Phaolô II rất trung thành giữ kinh Angelus (kinh Truyền Tin). Kinh mà Ngài ca tụng “giá trị và vẻ đẹp mỹ miều”(Triều yết chung ngày 5 tháng 11 năm 1997) là vì kinh ấy đã làm cho ta sống lại biến cố mầu nhiệm Ngôi Lời Nhập Thể và vì kinh ấy cấu trúc thời gian nhiệm mầu chương trình cứu chuộc. Như thế, kinh này là một kinh rất thích hợp với tâm lý chúng ta. Chúng ta cũng có thể nói về kinh Mân Côi như thế. Kinh này giúp chúng ta suy ngắm những mầu nhiệm Chúa Kitô ở trường Đức Maria dạy. Đó là cảm nghiệm của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II từ những năm Ngài còn là thanh niên. Đó cũng là giáo huấn Ngài muốn trao cho Giáo Hội trong Tông Thư Rosarium Virginis Marias năm 2002.

Chắc chắn ở đây Đức Gioan Phalô II đã bộc lộ một trong những bí quyết cầu nguyện của Ngài. Chắc chắn chưa bao giờ có bản văn Tông toà đã nhận lối viết “tâm sự dịu dàng” đến mức ấy. Nhiều lần người ta có cảm tưởng như Đức Giáo Hoàng len mình vào bản văn, gợi lại thời thanh niên hay những năm làm Giáo Hoàng, việc thực hành kinh Mân Côi,” kinh nguyện lạ lùng”, kinh nguyện ưa thích nhất của Ngài.

. Rosarium Virginis Mariae

Thư đề ngày 16 tháng 10 năm 2002. Trước hết là ngày kỷ niệm tuyển chọn Đức Karol Wojtyla lên ngai Giáo Hoàng. Tới nay đã vào năm thứ hai mươi lăm của triều Giáo Hoàng của ngài, ước mong dâng lên Thiên Chúa lời cảm tạ và minh chứng những ơn lộc bao la đã lãnh nhận được qua kinh Mân Côi, trong suốt những năm ở thừa tác vụ thánh Phêrô.

Nhưng ngày 16 tháng 10 cũng là lễ kính thánh nữ Margarita-Maria, người truyền bá từ Paray-le-Moniol lòng sùng kính Trái Tim Thương Xót của Chúa Kitô, mà kinh Mân Côi chẳng là điều gì khác hơn là việc “đưa vào tận thẳm sâu của Trái Tim Chúa Kitô, việc đầy hoan lạc và ánh sáng, đau khổ, và vinh quang” (số 19). Đức Giáo Hoàng còn viết: “Suy gẫm kinh Mân Côi hệ tại sự phó thác những gánh nặng của chúng ta cho Trái Tim thương xót của Chúa Kitô và Trái Tim từ bi của Mẹ Ngải (số 25).

Ngày 16 tháng 9 còn là lễ kính thánh nữ Edwige góa phụ Ba Lan. Đức Giáo Hoàng nhắc tới cuộc hành trình mới vào tháng 8 năm 2002 về quê hương và nhất là “kính viếng thánh điện tại Kalwaria” (số 2). Chúng tôi đã nói vị thế địa dư của ngôi thánh đường này mang cả một ý nghĩa có tính thần học. Và bằng cách nào đó ý tưởng “về con đườngvề “hành trình”, về “hành hương” đãlà những yếu tố thiết yếu trong Thánh Mẫu Học của Đức Gioan Phaolô II. Chắc chắn ngài gặp ở đây được một trong nhiều nguồn suối thiêng liêng về Thánh Mẫu Học của ngài. Tại Kalwaria người ta chắc rằng lòng sùng kính Đức Maria chỉ là để dẫn tới Chúa Kitô, rằng Đức Mẹ sẽ “qui hướng mọi sự vào Chúa Kitô”. Chính đây là trọng tâm sứ điệp Tông Thư về kinh Mân Côi của ngài.

Thêm vào những hoàn cảnh và lý do rất riêng của Đức Giáo Hoàng, còn có những hoàn cảnh bên ngoài Đức Giáo Hoàng trưng ra, chẳng hạn ở số 3 gần tới kỷ niệm một trăm hai mươi năm, Thông điệp Supremib Apostilatus Officio (Vì chức vụ của chức Tông đồ tối cao) ngày 1 tháng 9 năm 1883 của Đức Lêô XIII, vị Giáo Hoàng của kinh Mân Côi (số 8), qua văn kiện này, Đức Lêô XIII đã mở ra một loạt rất ấn tượng các văn kiện, trong đó có mười một Thông điệp, nhằm mục đích truyền bá lòng sùng kính kinh Mân Côi. Đức Gioan Phaolô II cũng trình bày Tông Thư Rosarium Virginis Mariae như việc “kết thúc qua Đức Maria” cho Tông Thư Novo Millennio Ineunte. Qua Tông Thư này, Ngài đưa Giáo Hội vào cuộc lữ hành của Ngàn Năm Thư Ba. Ở đấy, Đức Giáo Hoàng ước nguyện và kêu gọi mọi Kitô giáo đặt ưu tiên hàng đầu là chuyên lo học hỏi, đào sâu nghệ thuật câu nguyện và thực thi việc cầu nguyện. Chính là để đáp ứng việc dấn thân cầu nguyện và chiêm niệm mà việc thực hành được đổi mới về kinh Mân Côi là rất hợp thời (số 5).

. Một Nguyên Lý Sáng Ngời

Phải kể riêng đến ngày chu niên của Công Đồng Vaticanô II. Mấy ngày trước khi công bố thư của Đức Giáo Hoàng, Giáo Hội đã kỷ niệm 40 năm ngày khai mạc Công Đồng (ngày 11 tháng 10 năm 1962). Mà như chúng tôi đã nói, Công Đồng này có tầm quan trọng đặc biệt về Thánh Mẫu Học. Không những bởi vì các Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII và Phaolô VI đã rất minh nhiên phó thác những công việc của Công Đồng cho sự cầu bầu của Đức Nữ Trinh Maria, mà nhất là vì, lần thứ nhất, một Công Đồng chung đã trình bày một tổng hợp rộng lớn về Thánh Mậu Học. Chúng ta thấy tổng hợp này ở chương 8 cũng là chương cuối của Hiến Chế Lumen Gentium, mà kinh Mân Côi “một cách nào đó lập lại một lời kinh chú giải (số 2).

Điều mà Công Đồng muốn làm, là đặt lại mầu nhiệm Đức Maria trong mầu nhiệm Chúa Kitô và Giáo Hội, được tự phát tác thành trong suy ngắm các mầu nhiệm kinh Mân Côi. Không những không ngăn cản sự kết hợp trực tiếp các tín hữu vào Chúa Giêsu, mà hành động của Đức Nữ Trinh Maria còn tán thưởng việc ấy. “Nguyên lý sáng ngời này” của Công Đồng Vaticanô II, Đức Giáo Hoàng đã lấy làm cảm nghiệm sâu xa cho chính mình và đề nghị với các Kitô hữu lần lượt sống cảm nghiệm như thế nữa. (số 15).

Trong những hoàn cảnh đưa tới những lý do cho lá thư của Đức Giáo Hoàng, cũng phải kể tới những nguy hiểm đang rập rình phá đổ sự hoà bình của thế giới. Những hiểm nguy này có vẻ đặc biệt đáng sợ sau những “cảnh kinh hoàng mưu sát ngày 11 tháng 9 năm 2001”.

Làm sao không nghĩ đến “miền đất của Chúa Giêsu mà lòng các kitô hữu đặc biệt yêu mến, cũng đang bị thử thách đến như thế” (số 6)? Kinh Mân Côi như lời van nài, chúng ta khẩn khoản dâng lên cầu xin Thiên Chúa ban hoà bình cho thế giới. Ngoài ra những đe dọa đến gia đình không kém phần ghê gớm, và nhu cầu sự cầu nguyện theo ý này cũng rất khẩn thiết. Việc đọc kinh Mân Côi là một trong những phương thế hữu hiệu để “ngăn chặn những hiệu quả tàn phá do những khủng hoảng kinh hoàng đang diễn ra hiện nay”.

Mục tiêu của lá thư rất rõ ràng là để thúc đẩy các kitô hữu, đặc biệt là cho các gia đình, tái khám phá ra kho tàng rất quí báu của kinh này, vừa dễ dàng vừa sinh nhiều ơn ích, giúp ta chiêm ngắm Chúa Kitô bằng cái nhìn của Đức Maria, một cách thích nghi với bản tính con người chúng ta. Cho nên phải trình bày kinh Mân Côi như một kinh nói về Chúa Kitô, về Đức Maria, và liên quan mật thiết đến con người chúng ta nữa.

* Kinh Mân Côi Là kinh về Chúa Kitô

Đó là trọng tâm của sứ điệp. Kinh Mân Côi được gắn liền vào việc chiêm ngưỡng dung mạo Chúa Kitô. Hoa quả sẽ là việc hoàn toàn đồng hoá vào mầu nhiệm Chúa Kitô. Suy gẫm các mầu nhiệm có mục đích biết Ngài. Theo kiểu nói của Đức Piô XII, “suy gẫm kinh Mân Côi là bản tóm lược Tin Mừng tuyệt hảo nhất”.

Để kiểu nói này tìm được đầy đủ ý nghĩa, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã thêm “năm mầu nhiệm Sự Sáng” vào các mầu nhiệm Vui, Thương, Mừng (số 19). Đấy là mầu nhiệm Chúa chịu phép rửa, Chúa tỏ mình ra tại Cana, Chúa giảng Nước Trời kêu mời hoán cải, Chúa lập bi tích Thánh Thể (số 20).

Những mầu nhiệm thuộc đời sống công khai của Chúa Kitô được thêm vào trong kinh Mân Côi để nói về Chúa Kitô càng đầy đủ rõ ràng hơn nữa cho việc đọc v à suy niệm kinh Mân Côi. Trong những mầu nhiệm này, trừ ra cảnh Cana, Đức Mẹ Maria chỉ hiện diện ở hậu cảnh. Nhưng chính xác, chức năng mà Đức Mẹ hoàn thành tại Cana, đều theo cách nào đó đồng hành cả cuộc đời Chúa Kitô. Lời Đức Mẹ dặn những người giúp việc ở Cana “hãy làm những điều Ngài bảo” tạo thành cơ sở có Đức Maria nơi những mầu nhiệm ánh sáng.

Ta sẽ được suy gẫm năm “mầu nhiệm Sự Sángi” mới, riêng vào ngày thứ Năm (số 38). Thêm những mầu nhiệm Sự Sáng này góp phần làm cho kinh Mân Côi thành bài huấn giáo hoàn toàn đầy đủ và ý nghĩa. Vẫn là “một phương thế cần thiết trong hành trang mục vụ của người khéo loan báo Tin Mừng cứu độ (số 17).

* Kinh Mân Côi Là Kinh Về Đức Maria

Đọc kinh Mân Côi là theo học “trường của Đức Maria”, gương mẫu chiêm niệm tuyệt vời không ai vượt qua. Đó là đăm chiêu nhìn ngắm Chúa Kitô với cặp mắt thờ phượng, lần lượt hỏi ý, nhìn sâu, đau đớn, rạng ngời, nồng nàn của Đức Nữ Trinh nhìn vào mầu nhiệm Con của Mẹ. “Khi đọc kinh Mân Côi, cộng đồng kitô hữu đặt mình đồng điệu với kỷ niệm và cái nhìn của Đức Maria” (số 11). Đức Nữ Trinh là Người “gìn giữ những điều ầy trong lòng Ngài” mà suy ngắm cách không mệt mỏi. Có thầy dạy nào giỏi hơn Đức Maria để làm cho chúng ta biết rõ Con của Đức Mẹ hơn không? Quả thực, Chúa Thánh Thần là thầy ở nội tâm làm cho ta nhớ lại hết những gì Chúa Giêsu đã nói và đã làm. Nhưng về quan điểm con người, không ai hơn Mẹ của Chúa có thể đưa ta vào hiểu biết sâu xa mầu nhiệm Chúa Kitô. Phải vào “đường nẻo Đức Maria” mới gặp sự hiểu biết Chúa Kitô Ngài đang muốn ta vào cuộc (số 24) Bởi vì đây là đồng hóa được mầu nhiệm và cùng Đức Maria mà đồng dạng với Chúa Kitô. Hơn nũa, kinh Mân Côi một trật là suy gẫm và khấn xin, mà chúng ta là những kẻ cầu nguyện, chúng ta muốn trao kinh nguyện của ta vào tay Đức Maria, chắc chắn rằng việc chuyển cầu hiền mẫu của Ngài rất là thế lực với Trái Tim Chúa là Con của Đức Mẹ. (số 16).

* Kinh Mân Côi Là kinh Về Con Người

Kinh Mân Côi mở cho ta thấy mầu nhiệm con người, mầu nhiệm này chỉ được sáng tỏ trong mầu nhiệm Chúa Kitô (số 25). Kinh dùng phương pháp có đặc điểm dựa trên việc lập đi lập lại (số 26). Việc một phương pháp đỡ nâng trong đời sống thiêng liêng không được làm ta ngạc nhiên, vì nó tương ứng với bản tính con người của ta. Vào lúc Tây phương đi tìm trong các tôn giáo khác những kỹ thuật suy gẫm rất thịnh hành, thì tại sao chúng ta không đưa ra phương pháp rất giản dị là đọc kinh Mân Côi, một kinh phát xuất từ điểm tốt nhất trong truyền thống Kitô giáo? Rõ ràng ở đây Đức Giáo Hoàng nghĩ tới sự hấp dẫn trong Phật giáo (như Zen, Yoga = thiền v.v.) đối với dân chúng Tây phương đi tìm đường chiêm niệm linh thiêng. Tràng chuỗi chẳng là phương pháp tuyệt vời của Tây phương, của điều mà Đông phương Kitô giáo gọi là “kinh về Chúa Kitô” được đọc theo nhịp hô hấp sao?. Việc đọc kinh Mân Côi chảy nhịp nhàng theo dòng đời sống con người. Khi gợi đến trí nhớ, trí tưởng tượng, tính cảm xúc, tính thời gian, việc đọc kinh Mân Côi tỏ ra là một sự cầu nguyện thích hợp lạ lùng với bản tính con người.

Kinh Mân Côi thích hợp cách riêng, để gánh lấy đại cuộc hoà bình. Không những kinh này cho ta đi vào mầu nhiệm của Hoàng Tử Hoà Bình (Chúa sự Bình An), và phát sinh nhiều hoa quả bác ái, mà còn nhờ bình lặng tiếp tục chuỗi các kinh Kính Mừng Maria, kinh Mân Côi tác dụng trên người cầu nguyện một hành động xây dựng hoà bình. Hơn nữa, từ bao đời, đó là kinh của gia đình và cho gia đình (số 41).

Có hẳn thực như người ta thường quá dễ dàng nói rằng lần hạt là một kinh ít thích hợp với sở thích của những người trẻ không? - Chắn chắn là không, vì kinh Mân Côi vừa đơn sơ ngắn gọn, lại vừa giản dị dễ nhớ, như vậy thì làm sao lại không thích hợp với giời trẻ?.

* Những Hướng Dẫn Thực Hành

Làm thế nào để yêu thích lần hạt?

Lá thư không sợ đề cập đến những phương diện rất cụ thể về việc thực hành kinh này. Tràng hạt như dụng cụ để đếm, ta không được lẫn lộn với lá bùa hay bất cứ một vật dụng ảo thuật nào. Tràng hạt là biểu tượng mà nói một cách cụ thể là một giây chuyền liên kết ta với Đức Maria và với Chúa Kitô.

Đọc lên từng mầu nhiệm, phải làm sao dựng lên một cảnh trí, trên đó tập trung chú ý của ta. Ta có thể nâng đỡ trí tưởng tượng bằng đọc vài đoạn Tin Mừng liên quan tới mầu nhiệm được suy gẫm. Ta đừng thiếu việc để dành một chút im lặng vừa đủ, trước khi đọc to tiếng, để mỗi người có thể đi vào sự chiêm ngắm mầu nhiệm được đề ra.

Kinh Lạy Cha Chúng Con tiếp đến như nền tảng sự suy ngắm mầu nhiệm Chúa Kitô và Đức Maria. Chính ở việc qui chiếu về Chúa Cha- là “Cha chúng ta”- mà việc đọc kinh Mân Côi, dù là đọc riêng, bao giờ cũng mang chiều kích Giáo Hội (số 32).

Việc đọc mười kinh Kinh Mừng Maria, nhờ ngay tính cách lập đi lập lại ấy, làm cho ta tham dự vào sự ưng ý của Thiên Chúa trước kiệt tác việc nhập thể. Danh thánh Giêsu, là bản lề giữa phần thứ nhất và phần thứ hai của kinh Kính Mừng Maria. Có thể được nổi bật cách hữu ích, bằng thêm một câu nho nhỏ gợi lại mầu nhiệm mà ta đang đọc.

Kinh Sáng Danh kết mỗi chục kinh, phải được đặt vào giá trị xứng đáng, chẳng hạn ca hát lên. Qua vậy, kinh ấy lập đỉnh cao có Thiên Chúa Ba Ngôi ngự, cho bài suy ngắm (số 34).

Sau cùng, việc suy gẫm mỗi mầu nhiệm có thể kết thúc bằng lời nguyện, để xin những hoa quả riêng của mầu nhiệm vừa suy ngắm. Như thế, kinh Mân Côi sẽ chứng tỏ ra sự liên hệ với cả cuộc đời người kitô hữu, nhất là trong chiều kích luân lý.

Kinh Mân Côi kết thúc bằng lời cầu nguyện theo ý Đức Giáo Hoàng. Để khuyến khích việc mở rộng theo Giáo Hội, Giáo Hội đã làm phong phú kinh Mân Côi bằng cách ban nhiều ân xá tùy ý những người đọc, với những chuẩn bị cần thiết (số 37).

Để được đưa vào suy gẫm năm mầu nhiệm Sự Sáng, Đức Giáo Hoàng gợi ý phân phối các mầu nhiệm đọc trong một tuần như sau:

- các mầu nhiệm Vui, đọc ngày thứ Hai, thứ Bảy.
- các mầu nhiệm Thương, đọc ngày thứ Ba, thứ Sáu.
- các mầu nhiệm Mừng, đọc ngày thứ Tư, Chúa Nhật.
- các mầu nhiệm Sự Sáng, đọc ngày thứ Năm.

Trong phần kết luận, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nhấn mạnh: Một kinh nguyện dễ dàng như thế và đồng thời phong phú như thế, phải được khám phá lại bởi cả cộng đồng Kitô hữu. Ngài bảo đảm cho hiệu nghiệm của kinh nguyện này sẽ làm cho thế giới và các gia đình được bình an. Không được để một gia sản quí báu như vậy mất đi, Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh: “Các gia đình phải bắt đầu lại trong việc cả gia đình cầu nguyện chung với nhau bằng kinh Mân Côi. Nhờ đọc kinh Mân Côi trong gia đình, người ta mang lại cho mái ấm gia đình của họ bầu không khí ấm áp của gia đình Nazareth. Cả những em bé và thanh niên cũng có thể tìm được sự thích thú trong kinh này, nếu kinh này được trình bày cách nghiêm chỉnh và sáng tạo, chứ không theo cách người thụ động hay thua cuộc.

Đặc biệt nói với các gia đình, Đức Gioan Phaolô II kết lá thư bằng lời kêu gọi: “Hãy tin tưởng cầm lại tràng hạt trong tay. Ước mong lời kêu gọi của Tôi không phải là lá thư chết”(số 43).

Việc công bố một Năm Mân Côi (tháng 10 năm 2002 đến tháng 10 năm 2003) mở ra một thời kỳ thuận lợi cho từng người có thể đáp lại lời kêu gọi khẩn thiết này.

(còn tiếp)

Lm Gioakim Nguyễn Đức Việt-Châu, SSS

Tr Trước | Mục Lục | Tr Sau

Đọc nhiều nhất Bản in 24.01.2005. 23:45