Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Chương 7: Ngàn Năm Thứ Ba: Mẹ Của Sự Sống

§ Lm Gioakim Nguyễn Đức Việt-Châu, SSS

(tiếp theo... Mẹ Maria - Trung Tâm Công Trình Của Đức Gioan Phaolô II)

. Mùa Vọng Mới

Đức Gioan Phaolô II không ngừng nói rằng triều Giáo hoàng của Ngài hằng xoay-theo-trục (hướng định) bởi ngản năm thứ ba. Người ta cũng khó mà hiểu triều giáo hoàng này nếu không minh nhiên qui chiếu vào biến cố Năm Toàn Xá trọng đại. Đức Giáo Hoàng viết: “Triều Giáo hoàng hiện tại, từ văn kiện trước tiên, nói về Năm Toàn Xá trọng đại một cách minh nhiên, và mời chúng ta sống thời kỳ mong đợi như “một Mùa Vọng Mới”. Nhiều lần khác, Ngài lại nói đến chủ đề này, mà mở rộng thêm nữa, trong Thông Điệp Dominum et Vivifi-cantem. Quả thế, việc chuẩn bị đón năm 2000 trở nên như một trong các chìa khóa chú giải. Redemptor Hominis (1979). Ở số 1 ngài viết: “Lúc mà, sau vị Tiền nhiệm rất đáng mến của tôi là Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô I, Thiên Chúa trong ý định mầu nhiệm của Chúa, trao cho tôi việc phục vụ thế giới ở Toà của thánh Phêrô tại Rôma, thời điểm ấy đã rất gần năm 2000. Cả chúng ta, một cách nào đó, chúng ta ở trong thời gian một Mùa Vọng Mới, trong thời gian mong chờ” (xem thêm Dominum et Vivificantem (1986) số 49).

Trình bày sự kết thúc Thiên Niên Kỷ trước như một “Mùa Vọng Mới”, dĩ nhiên là nói đến việc cần sống với Đức Maria. Đàng khác, kết luận cũng y như thế, nếu người ta nói rằng Giáo Hội gần năm 2000, là như Nhà Tiệc Ly trong chờ mong Chúa Thánh Thần. Ở đây, thời gian ấy được chú ý bởi có sự hiện diện của Đức Maria như vào những ngày mong đợi Lễ Ngũ Tuần (lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống).

Năm 1994 trong Tông Thư Tertio Millennio Adve-niente, Đức Giáo Hoàng trình bày cho toàn thể Giáo Hội một chương trình chuẩn bị sắp tới đón mừng Năm Toàn Xá trọng đại. Cách riêng ba năm 1997, 1998, 1999 phải làm nổi bật bằng việc chiêm ngắm riêng biệt từng Ngôi trong ba Ngôi Thiên Chúa. Khám phá lại một bí tích và một nhân đức đối thần. Nhưng mỗi năm như vậy lại cho ta suy gẫm về một trong những phương diện của vai trò Đức Nữ Trinh Maria. Ta có thể thấy được những cơ cấu việc chuẩn bị Năm Toàn Xá trọng đại, thu trong bảng dưới đây:

Năm Ngôi Vị
Bí tích Nhân Đức Đức Maria
1997 Chúa Con Rửa tội Tin Làm Mẹ Thiên Chúa
1998 Chúa Thánh Thần Thêm Sức Cậy Người Nữ trung thành nghe tiếng Chúa Thánh Thần
1999 Chúa Cha Thống Hối Mến Mẫu Gương Bác ái

Tất cả công trình rộng lớn chuẩn bị năm 2000 được phó dâng lên sự chuyển cầu của Đức Maria. Chính Đức Maria là Đấng, khi thời gian viên mãn (Gal. 4, 4), được Chúa Thánh Thần bao phủ bằng bóng của Chúa, để cho nơi Đức Mẹ, mà Con Người Mới được mặc lấy thân xác cho mình nhập thể trong lòng Trinh Nữ Maria. Chính vì thế, có thể gọi Đức Mẹ, một cách riêng biệt, “là Mẹ của thế kỷ chúng ta” (Đức Gioan Phaolô II tại Fatima ngày 13 tháng 5 năm 1991).

Theo kiểu diễn tả rất đẹp của Phụng Vụ trong Giáo Hội, Đức Maria là “Mẹ những khởi đầu”. Mẹ cũng là Ngôi Sao Mai hướng dẫn nhân loại đang mò mẫm trên những nẻo đường tới Chúa Kitô là Mặt Trời và là Ánh Sáng đầy tràn, như đoạn sau đây trong Redemptoris Mater diễn tả: “Nếu những năm đang ngăn cách chúng ta với điểm kềt thúc Ngàn Năm Thứ Ba và sau Chúa Kitô giáng sinh với điểm khởi đầu Ngàn Năm Thứ Ba, có thể đặt gần lại với thời lịch sử xa xưa chờ mong Đấng Cứu Thế, thì có thể trở thành dễ hiểu hoàn toàn việc ta ước mong đặc biệt, trong thời kỳ này, hướng vào Người Nữ, dù trong “đen tối” mà thiên hạ mong chờ Chúa đến ấy, Ngài đã sáng ngời như “Ngôi Sao Mai” đích thực (Stella Matutina). Thực thế, như ngôi sao này, đồng thời với “rạng đông” đi trước báo tin mặt trời mọc, thì Đức Maria, ngay từ giây phút được “thành thai vô nhiễm” trong lòng bà thánh Anna, đã đi trước báo tin Chúa Cứu Thế đến, Chúa là “Mặt Trời Công Chính” hiện lên trong lịch sử nhân loại” (Redemptoris Mater số 3, xem Tertio Millennio Adveniente, số 59). Ngài viết: “Tôi phó thác công việc này của Giáo Hội cho sự chuyển cầu của Đức Maria, Mẹ Chúa Cứu Thế, Mẹ Tình Yêu xinh đẹp, Mẹ sẽ đối với các Kitô hữu đang tiến tới ngàn Năm Thứ Ba, như là Ngôi Sao, mạnh mẽ hướng dẫn họ bước lên gặp Đức Chúa. Nguyện xin Đức Nữ Trinh Maria thành Nazareth rất khiêm hạ, Đấng cách đây hai ngàn năm đã sinh Ngôi Lời Nhập Thể cho toàn thế giới, hướng dẫn nhân loại ngàn năm thứ ba tới Chúa là “Ánh Sáng thật soi cho mọi người” (Ga 1,9). Đức Maria là Ngôi Sao của Ngàn Năm Thứ Ba, như Mẹ đã là Ngôi Sao của đầu kỷ nguyên Kitô giáo, là Rạng Đông đi trước báo tin Chúa Giêsu đã ở “chân trời” của lịch sử. (xem triều yết chung ngày 21 tháng 3 năm 2001).

. Cuộc Phúc Âm Hoá Mới

Lúc cử hành lễ khai mạc Năm của Thánh Mẫu tại Rôma vào áp lễ Hiện Xuống (6 tháng 6 năm 1987) Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh sự cần thiết phải suy gẫm về sự “hiện diện” của Đức Maria suốt thời kỳ chuẩn bị mừng Ngàn Năm Thứ Ba. Đức Giáo hoàng nhấn mạnh bằng những từ trang trọng đặc biệt: “Giám mục Rôma cùng Chư Huynh trong chức Gím mục ước mong cho trong toàn thể Giáo Hội, theo viễn cảnh Ngàn Năm Mới, đào sâu ý thức về sự hiện diện của Đức Mẹ Thiên Chúa, trong mầu nhiệm Chúa Kitô và mầu nhiệm Giáo Hội, theo giáo huấn của Công Đồng Vaticanô II. Một lần nữa, Giám mục Rôma mời con cái nam nữ của Giáo Hội suy ngắm về sự hiện diện này, tín thác nơi Đức Mẹ và cậy nhờ Đức Mẹ để vượt thắng các khó khăn, để hăng hái tiến bước theo đường Con Chí Thánh của Mẹ đã vạch ra, cùng với làn gió mạnh của Chúa Thánh Thần (báo Osservatore Romano, ngày 9 tháng 6 năm 1987, số 23, tr.2)

Về chủ đề Ngàn Năm Mới lại ăn khớp với chủ đề Phúc Âm Hóa mới, mà Đức Gioan Phaolô II rất quí chuộng. Đức Phaolô VI, trong Tông Huấn Evan-gelii Nuntiandi ngày 8 tháng 12 năm 1975, đã gọi Đức Maria là “Ngôi Sao dẫn đường Phúc Âm hóa”. Tương tự, Đức Gioan Phaolô II nhấn mạnh rằng Đức Maria là Người loan Tin Mừng trước nhất (xem Sứ điệp gửi Hội Nghị Thánh Mẫu Học ở Huelva ngày 8 tháng 9 năm 1999). Chính Đức Mẹ là người trước tiên nhận được từ Tổng Lãnh Thiên Thần Gabriel tin mừng về mầu nhiệm Nhập Thể. Chắc chắn là Đức Mẹ, dù các sách Tin Mừng không kể tới, chúng ta cũng tin rằng Đức Mẹ trước tiên phải là người đã nhận được Tin Mừng về sự Phục Sinh của Chúa Cứu Thế (Triều yết chung ngày thứ Tư 21 tháng 5 năm 1997. Đức Giáo Hoàng nói:“Hình như người thứ nhất được Chúa Giêsu Phục Sinh hiện ra với, là chính Mẹ của Chúa. Sự vắng bóng Đức Mẹ trong nhóm mấy phụ nữ tới mồ Chúa vào lúc rạng đông, có thể định một dấu chỉ cho việc Đức Mẹ đã gặp Chúa Giêsu. Đắc tính duy nhất và riêng biệt của việc Đức Mẹ hiện diện trên núi Sọ và kết hợp hoàn toàn với Con trong khổ nạn, gợi ý cho việc tham dự rất riêng biệt vào mầu nhiệm Phục Sinh”.

Nhưng việc ưu tiên này không chỉ có tính về thời điểm, Đức Mẹ được nghe Tin Mừng trước nhất bởi vì Đức Mẹ được nhận Tin Mừng cách hoàn hảo nhất. Đức Mẹ được hoàn toàn Phúc Âm hóa, không hề ngăn trở Tin Mừng nơi Đức Mẹ, và Đức Mẹ lại cũng kỹ lưỡng nhất chuyển Tin Mừng ra chung quanh Ngài.

. Tin Mừng Sự Sống

Việc Phúc Âm hoá mới trong Ngàn Năm mới này phải đạt được việc xóa bỏ “văn hoá sự chết”. Nó đã gieo rắc bao nguy hiểm trong thời đại chúng ta đang sống. Do đó chúng ta càng phải tích cực thể hiện việc làm sáng ngời “Tin Mừng Sự Sống”. Trong chủ đề mới này, Đức Giáo Hoàng ưa thích nhắc đi nhắc lại tư tưởng: Đức Nữ Trinh Maria chẳng là Mẹ những kẻ sống ư? Mẹ đã chẳng mang trong dạ Mẹ chính Đấng là Sự Sống sao? (Ga14,6). Trong Thông điệp Evangelium Vitlae năm 1995, Đức Giáo Hoàng suy ngắm về mầu nhiệm Thăm Viếng, ca ngợi giá trị của Mẹ ngay từ khi thụ thai. Đức Gioan Phaolô II viết: “Để đón tiếp sự sống nhân danh mọi người và cho ích lợi mọi người, đã có Đức Maria là “Nữ Trinh làm Mẹ”. Như thế, Mẹ có những mối giây liên lạc bản thân, đầy khăng khít với Tin Mừng sự sống. Việc Đức Maria ưng thuận Lời Truyền Tin và việc Ngài làm mẹ đã ở ngay từ nguồn mầu nhiệm sự sống mà Chúa Kitô đã đến ban cho mọi người (Ga.10,10).

Nhờ việc Đức Mẹ đón nhận Ngôi Lời và nhờ việc Đức Mẹ săn sóc lo lắng cho sự sống Ngôi Lời Nhập Thể, thì việc lên án tử dứt khoát và đời đời cho sự sống người ta đã được tha cho. Vì lẽ ấy, Đức Maria như Giáo Hội mà Mẹ là hình ảnh, Đức Maria là Mẹ hết thảy những ai được tái sinh vào sự sống. Đức Mẹ thật là Mẹ sự sống làm cho mọi người được sống, và khi sinh sự sống ra, một cách nào đó Đức Mẹ đã tái sinh hết thảy những ai đi vào sự sống. “Khi chiêm ngắm việc Đức Maria làm Mẹ, Giáo Hội khám phá ra việc làm mẹ của mình và khám phá được cung cách mình được gọi để diễn tả việc ấy. Đồng thời, kinh nghiệm làm mẹ của Giáo Hội mởĐức Maria, như mẫu gương khôn sánh đón nhận sự sống, và lo lắng cho sự sống. (Evangelium Vitae, số 102).

Nhưng Đức Maria còn là mẫu mực cho chúng ta và là thành lũy che chở chúng ta trong lúc tranh đấu cho sự sống, trong công cuộc bảo vệ sự sống. Đức Giáo Hoàng tiếp tục suy gẫm về bản văn sách Khải Huyền kể việc người nữ giao chiến với con rồng muốn giựt lấy đứa con mà bà cưu mang. Bà che chở con mình cho khỏi con rồng, chắc hẳn đây là hình bóng “văn hoá sự chết” đe dọa loài người, cuối cùng người nữ được cất lên “một nơi Thiên Chúa đã chuẩn bị cho bà”, và con rồng phải bại trận. Như vậy, bên thềm Ngàn Năm Thứ Ba, tuy có rất nhiều bất ổn và gây lo âu về một số phương diện. Nhưng Đức Maria, đối với chúng ta luôn là dấu chỉ Hy Vọng được bảo đảm, là dấu chỉ ủi an. Cuối cùng, chiến thắng qua Đức Maria mà đến, Đức Maria là Đức Mẹ lên Trời, Đức Mẹ các Chiến Thắng.

. Một Cộng Tác Vô Song Vào Cômg Trình Cứu Rỗi

Suốt năm 1997 Đức Giáo Hoàng khai triển, trong các Triều Yết chung vào ngày thứ Tư, tất cả huấn giáo về việc Đức Nữ Trinh Maria tham dự vào biến cố cứu độ. Ngay từ đầu triều Giáo Hoàng, Đức Gioan Phaolô II đã bày tỏ rằng, trong lịch sử cứu rỗi, hành động của Thiên Chúa không diễn tiến mà không mời gọi đến sự cộng tác của con người, Thiên Chúa không áp đặt cứu rỗi. Trái lại, “Chúa Kitô đã muốn rằng việc cứu rỗi, có thể nói, phát xuất ngay từ nhân loại. Chúa muốn cứu giúp con người không như kẻ xa lạ, mà như một người anh em trong gia đình. Vì thế, Chúa muốn có mẹ và thấy người mẹ ấy trong nhân vị người Mẹ là Đức Maria. Sứ mạng căn bản của người thiếu nữ Nazareth ấy là sứ mạng làm gạch nối giữa Chúa Cứu Thế và loài người chúng ta. (Đức Gioan Phaolô II bài giảng tại Ephesô ngày 30 tháng 11 năm 1979). Nhưng không chỉ ở ngày Truyền Tin mà còn suốt đời, mà tối cao là ở trên núi Sọ. Đức Maria mang lại “cho công cuộc cứu rỗi một cộng tác truyệt đối và vô song” (Lumen Genti-um, số 61). Từ ngày Truyền Tin đến ngày núi Sọ, Đức Nữ Trinh Maria mang lại “cho việc cứu rỗi loài người, không những sự cộng tác như dụng cụ trong tay Thiên Chúa, mà còn cả sự tự do của Đức Tin và lòng vâng phục khiêm tốn của Mẹ”(Lumen Gentium số 56).

Đức Giáo Hoàng là nhà chú giải không mệt mỏi về cảnh núi Sọ, nơi Chúa Giêsu ban Đức Maria làm mẹ người môn đệ. Nhưng hoàn cảnh của việc Chúa Giêsu ban ơn này chứng tỏ tầm quan trọng quyết định việc trao ban. Chính vào lúc Chúa hy sinh đến chết thì Chúa Cứu Thế nói: “Thưa Bà, này là con của Bà. Đây là mẹ của con” (Gn.19, 25-27). Thánh ký ghi rằng: sau khi nói những lời này, Chúa Giêsu biết rằng: “mọi sự đã hoàn tất”. Việc trao ban Mẹ là ơn cuối cùng Ngài dành cho nhân loại, như hoa quả việc hy sinh của nhân loại trong công trình cứu chuộc loài người”.(Triều yết chung ngày 11 tháng 5 năm 1983).

“Trên núi Sọ, khi kết hợp cùng hy lễ của Con mình, Đức Mẹ mang vào công trình cứu rỗi sự đóng góp của người mẹ, sự đóng góp mang dạng việc đau đớn sinh con, sinh nhân loại mới” (Triều yết chung ngày 17 thang 9 năm 1997.

Nếu sự cộng tác của Kitô hữu vào ơn cứu độ được thực hiện sau biến cố núi Sọ, bằng việc họ cố gắng trải rộng các hoa quả, bởi cầu nguyện và hy sinh, thì sự chung góp của Đức Maria lại thực hiện trong chính biến cố ấy với tước vị là mẹ. Chính một mình Đức Mẹ được liên kết cách kỳ diệu ấy vào của lễ cứu chuộc, đã lập công cứu rỗi mọi người. Trong liên kết cùng Chúa Kitô và tùng phục Chúa Cha, Đức Mẹ đã cộng tác để xin được ơn cứu độ cho cả nhân loại. Vai trò duy nhất mà Thiên Chúa trao cho Đức Mẹ và Đức Mẹ đã thi hành cả đời sống và nhất là trên núi Sọ, là vai trò “cộng tác vào công trình cứu chuộc” (triều yết chung ngày 9 tháng 4 năm 1997, về vấn đề nan giải là “đồng công cứu chuộc”).

(còn tiếp)

Lm Gioakim Nguyễn Đức Việt-Châu, SSS

Tr Trước | Mục Lục | Tr Sau

Đọc nhiều nhất Bản in 24.01.2005. 23:45