Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Chương 4: Khảo Luận

§ Lm Gioakim Nguyễn Đức Việt-Châu, SSS

(tiếp theo... Mẹ Maria - Trung Tâm Công Trình Của Đức Gioan Phaolô II)

Lòng Sùng Kính Chân Thực: Totus Tuus

. Thánh Louis-Marie Grignion de Monford

Không thế nói về Thánh Mẫu Học của Đức Gioan Phaolô II mà không nhắc tới thánh Louis-Marie Grignion de Monfort (1673-1716). Nhiều lần Đức Thánh Cha tiết lộ rằng việc đọc Traité de la Vraie Dévotion: “Khảo Luận Lòng Sùng Kính Mẹ Maria” của thánh Louis-Marie Grinion de Monford đã lập ra khúc quanh quyết định cho linh đạo về Đức Maria của Ngài. Thật vậy, ta đã thấy ngay từ thời thơ bé, Karol Wojtyla hằng nuôi dưỡng lòng sùng kính Mẹ Thiên Chúa. Tuy nhiên, cả một thời kỳ khá dài, cậu vẫn biết một việc phải đặt lại vấn đề cách nghiêm chỉnh cho đời sống tâm linh của mình.

Khi chuẩn bị vào Chủng Viện, cậu đã e ngại việc tôn kính Đức Maria sẽ làm tổn thương tới quyền tối thượng trong việc phụng thờ Chúa Kitô. Việc quá đáng trong một cách sùng kính nào đó đối với Đức Maria lại chẳng có cơ nguy che bóng trên việc thờ phượng Đấng Cứu Chuộc duy nhất của loài người sao? Câu trả lời cho câu hỏi trên như được Chúa quan phòng ban cho, qua tiểu luận của thánh Louis-Marie Grignion de Monfort. Chính Đức Gioan Phaolô II kể lại biến cố này: “Đọc cuốn sách “Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria” đã ghi trong đời tôi một khúc quanh quyết định. Tôi nói “khúc quanh”, chứ thực là đường dài nội tâm trùng hợp với việc tôi kín đáo chuẩn bị tới chức linh mục. Chính lúc ấy tôi say mê đọc cuốn sách khảo luận này, một trong những sách mà tôi đã đọc rồi, tôi còn đọc đi đọc lại biết bao nhiêu lần! Tôi nhớ là tôi đã cẩn thận giữ cuốn sách này đã lâu lắm rồi, đến nỗi rách cả bìa và đã bị vôi dính cả vào mấy trang sách.

Chẳng bao lâu, tôi thấy ngay rằng bên kia hình dáng “xộc xệch” của cuốn sách, lại bàn tới nhiều điều căn bản vô cùng hữu ích. Nhờ đó, tôi thấy rằng lòng sùng kính thời thơ bé và cả thời thiếu niên của tôi đối với Đức Mẹ Chúa Kitô đã nhường chỗ cho một thái độ mới là chính lòng sùng kính từ thẳm sâu đức tin của tôi, như thế là từ nơi tâm điểm thực tại Chúa Ba Ngôi và Kitô học.

Khi mà từ trước tôi vẫn dè dặt vì sợ lòng sùng kính Đức Maria che khuất Chúa Kitô, thay vì nhường bước cho Chúa, nhờ ánh sáng cuốn “Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria” của thánh Grignion de Monfort tôi mới hiểu rằng thực tế không phải như thế. Mối liên hệ của chúng ta với Mẹ Thiên Chúa kết quả thực tế từ liên lạc của ta với mầu nhiệm Chúa Kitô, cho nên không có vấn đề là Đấng này làm ngăn trở ta thấy Đấng kia. Hơn thế ta còn có thể nói rằng bao người cố gắng học biết và yêu mến Chúa Kitô, thì chính Chúa Kitô chỉ rõ Mẹ Ngài cho họ, như Chúa đã làm trên núi Calvariô cho môn đệ Gioan yêu qúi của Ngài.

. Con Hãy Yêu Mến Ngài Như Cha Đã Yêu Mến Ngài

Đức Giáo Hoàng đã không ngần ngại nói việc đọc sách “Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria” như một mạc khải thực, giúp ngài một cuộc trở lại. Từ đấy, lòng ngài sùng kính Đức Maria không ở bên lề việc phụng thờ Chúa Giêsu Kitô, càng không thay chỗ việc phụng thờ này. Cả hai thực tế “thờ Chúa, kính Mẹ” được liên kết cách hữu hình rất chặt chẽ. Không những vì bất cứ viêc nào sùng kính Mẹ Thiên Chúa cũng phải qui vào trọng tâm là Chúa Kitô, dẫn ta tới Chúa Giêsu, mà còn vì chính Chúa Kitô sai ta đến với Mẹ Ngài. Việc sùng kính mà Giáo Hội dâng lên Đức Trinh Nữ Maria, không chỉ là hoa quả của sáng kiến tự phát từ phía các người tin, mà còn có nền tảng trên ý muốn của Chúa Kitô. Những lời “Này là Mẹ con” (Goan 19,27). Bày tỏ ý định của Chúa Giêsu khơi dậy nơi các môn đệ của Chúa một thái độ mến yêu và tín thác vào Đức Maria, dẫn đưa họ tới nhận biết Đức Mẹ là Mẹ của họ. Mẹ của tất cả những ai tin vào Chúa Kitô.

Lịch sử lòng đạo đức Kitô giáo dạy ta rằng: Đức Maria là con đường dẫn ta tới Chúa Kitô, và lòng sùng kính hiếu thảo đối với Mẹ Maria không lấy mất đi của lòng thân mật kính yêu với Chúa Giêsu; mà trái lại, còn gia tăng và hướng dẫn lòng sùng kính ấy lên những mức độ rất cao của sự trọn lành-(triều yết chung ngày 7 tháng 5 năm 1997). Đức Giáo Hoàng còn nhấn mạnh: “Việc ta tới thân mật cùng Chúa Giêsu Đấng chịu đóng đanh trên Thập Giá chính là do Đức Nữ Trinh Maria làm Mẹ chúng ta dẫn đàng chỉ lối chúng ta tới với Chúa. Như vậy, Chúa Giêsu bảo ta rằng: “Con hãy yêu mến Ngài như Cha đã yêu mến Ngài thì không có gì còn làm cho chúng ta phải áy náy lo sợ nữa”. (triều yết điều Karol Wojtyla hiểu khi đọc chung ngày 23 tháng 11 năm 1988).

Những cuốn “Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria” đó là: Lòng sùng kính Đức Maria không chỉ là đà vươn lên của trái tim hay một xu hướng tình cảm bồng bột. Lòng sùng kính này đáp ứng cho sự thật khách quan về Mẹ Thiên Chúa. Đức Maria là Evà mới mà Thiên Chúa đặt bên Chúa Kitô là Adam mới. Đức Mẹ có vai trò duy nhất trong việc Chúa cứu độ. Tôn kính Đức Mẹ, được kết nối cách hữu hình với việc tuyên xưng các mầu nhiệm Nhập Thể và Cứu Chuộc. Trong cả bốn năm từ 1940 đến 1944 mà thầy Karol Wojtyla đã lao động trong một nhà máy hóa chất để tránh STO, thầy có dịp suy gẫm về những chân lý sâu xa này. Trong khi thầy lo về các máy lọc nước ở nhà máy Solway, thầy đọc các sách của thánh Louis-Marie Grignion de Monfort, nhà Thánh Mẫu Học có hạng.

Mong rằng thánh Louis-Marie Grignion de Monfort sẽ có ngày được công bố là tiến sĩ Hội Thánh, vì Ngài thấy được căn nguyên Thánh Mẫu Học nơi mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi và nơi chân lý của mầu nhiệm Nhập Thể của Ngôi Lời Thiên Chúa.

. Lòng Sùng Kính Đích Thực: Chuẩn Bị Cho Nước Chúa Kitô

đây cần nhắc đến một điều giáo lý trong cuốn sách nhỏ mà thầy Karol Wojtyla mang theo mình bấy lâu, đã ghi dấu sâu xa nơi thầy. Cuốn “Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria” (Traité de la vraie dévotion), có lẽ được viết khoảng giữa năm 1710 và năm 1715. Nhưng bản thảo chỉ được tìm thấy năm 1842, và xuất bản lần đầu năm 1843. Bản văn không mang tên đầu sách, nhưng cha Monfort đã cho tác phẩm một phụ đề ý nghĩa “Chuẩn Bị Cho Nước Chúa Kitô”. Ở đây ta thấy định hướng rất rõ ràng: có tính Kitô học trong tư tưởng ngài. Tác giả muốn lập định lòng sùng kính thật đối với Đức Nữ Trinh Maria ở tại điều gì? Tác giả đưa ra mấy nguyên tắc như sau:

*1. Chúa Giêsu Kitô là Cứu Cánh Các Lòng Sùng Kính

Chàng thanh niên Karol Wojtyla có thể gặp ở đây điều gì đó làm tan biến các mối lo sợ? Thánh Grignion de Monfort quả quyết lòng sùng kính Đức Maria không làm lu mờ việc phụng sự Chúa Giêsu. Đàng khác, như chính thánh nhân đã xác định: “Nếu như việc sùng kính Đức Nữ Trinh Maria làm cho ta xa Chúa Giêsu Kitô, thì phải bỏ lòng sùng kính ấy đi ngay và coi đó như là một sự phỉnh lừa của ma quỉ.

Nhưng may mắn thay, đâu có phải như thế! Trái lại, như tôi đã làm cho các bạn thấy và còn làm cho thấy sự thật sau đây: Lòng sùng kính Mẹ Maria chỉ là cần thiết cho ta tìm được Chúa Giêsu Kitô cách trọn hảo, yêu mến Chúa cách dịu dàng và phụng sự Ngài cách trung thành. (TTSKM. số 62) Có lẽ người thanh niên công nhân Karol Wojtyla tại nhà máy hoá chất này đã không phải nhận lời trách cứ của thánh Louis-Marie Grignion de Monfort nói với “quí ông bác học, họ sợ người ta xúc phạm đến Chúa Giêsu Kitô khi họ quá tôn vinh Mẹ của Chúa”.

Nghĩ như thế là vô lý! Con cái đời này có lòng xấu, mà còn sung sướng khi người ta tôn trọng bà mẹ của mình, phương chi Con Thiên Chúa càng hân hạnh biết bao khi người ta tôn vinh Mẹ Vô Nhiễm của Chúa! Thật trọn hảo mối giây liên kết tình yêu giữa hai “nhân vị” này. cả hai đều duy nhất và hoàn toàn không nhiễm lây tội lỗi!

Thánh Louis-Marie Grignion de Monfort đã kêu lên: “Ôi Chúa Giêsu đáng kính mến! Mẹ chí thánh của Chúa đã kết hợp mật thiết với Chúa đến nỗi người ta có thể phân cách được ánh sáng khỏi mặt trời, sức nóng khỏi lửa. Con xin xác quyết mà nói, người ta không thể phân ly được các Thiên Thần và các Thánh khỏi Chúa, lại càng không thể phân cách Đức Mẹ Maria khỏi Chúa được! Bởi vì Đức Mẹ mến yêu Chúa nồng nàn hơn và tôn vinh Chúa cách hoàn hảo trổi vượt hơn các loài thụ tạo họp chung lại (TTSKM số 63). Trong giây phút cầu nguyện thánh nhân dã lớn tiếng kêu lên rằng” “Ôi Chúa Giêsu rất đáng kính yêu, những người ấy có tinh thần của Chúa không? Họ có làm vui lòng Chúa khi hành động như thế không? Có đẹp lòng Chúa khi không hết sức cố gắng làm vui lòng Chúa không? Lòng sùng kính Đức Mẹ của Chúa có ngăn cản lòng kính mến Chúa không? Đức Mẹ có dành cho mình vinh dự mà người ta dâng cho Mẹ chăng? Đức Mẹ có lập phe riêng chăng? Đức Mẹ có là người xa lạ chẳng có liên hệ gì với Chúa chăng? Muốn làm đẹp lòng Đức Mẹ có làm phật lòng Chúa không? Dâng mình cho Đức Mẹ, yêu mến Đức Mẹ có phải là phân ly hay xa cách lòng mến yêu Chúa chăng? (TTSKM.số 64).

*2. Chúng Ta Thuộc Về Chúa Giêsu và Mẹ Maria, Như Ta là Tôi Tá.

Nguyên tắc này của thánh Louis-Marie Grignion de Monfort là nguồn gốc “kinh làm tôi tá” cho Đức Mẹ Thiên Chúa, được tưyên đọc bởi Hàng Giám Mục Ba Lan năm 1966 và sau này được phê chuẩn bởi Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Đức Giáo Hoàng không phải không biết đến điều dễ lạc nghĩa mà từ ngữ này bao hàm. Ngài giải thích về từ ngữ ấy như sau: “Lời kinh nói về làm tôi và bao hàm một nghịch nghĩa trong những lời ở Tin Mừng, theo đó, phải mất sự sống mình để tìm lại được sự sống mình (Mt. 10,39). Theo nghĩa này, việc làm tôi tá biểu lộ sung mãn tự do, y như sách Tin Mừng nói về tìm lại được sự sống trong sung mãn. (Bài giảng tại Jasna Gora ngày 4 tháng 6 năm 1979).

Theo thánh Louis-Marie Grignion de Monfort có ba thứ làm tôi tá:

1. làm tôi ta bản tính, là việc các vật thụ tạo đối với Đấng Tạo Hoá.
2. làm tôi tá bị cưỡng bách, mà các ma quỉ và kẻ bị trầm luôn mắc phải.
3. làm tôi tá vì ý muốn, mà các người công chính và các thánh tự suy phục.

Danh từ “làm tôi” có thể khiến ta ngạc nhiên. Nói lên chẳng dễ nghe đối với những vành tai hiện thời. Trong bản văn Kinh Thánh mà từ ấy hiện hữu, người ta thay bằng từ “kẻ phục vụ”, ít “chướng tai” hơn với ta. Nhưng không được “lừa dối” mình về sự thay đổi ấy. Từ ngữ doulos theo tiếng Hy lạp, các sách Tin Mừng dùng, có nghĩa đúng hẳn là “esclave- nô lệ, là tôi đòi”. Như thế, Đức Maria xưng mình như tôi tá khiêm hạ “phận hèn tớ nữ” của Chúa (Lc. 1, 48). Còn một từ khác của Hy Lạp để chỉ người phục vụ là Paidion (Lc. 1, 69): “nhà David kẻ phục vụ Ngài”?. Mà một tôi tá -nô lệ- thì hoàn toàn khác với một kẻ phục vụ:

- Kẻ phục vụ không hiến hết những gì là hiện hữu của mình.
- Kẻ phục vụ đòi hỏi hợp pháp những bảo chứng cho những việc phục vụ mình đóng góp.
- Kẻ phục vụ làm theo giờ của mình và rởi chủ khi xong việc phục vụ.

Nhưng ta không thể sống đối với Thiên Chúa như kẻ phục vụ được. Thiên Chúa không mắc nợ ta gì cả. Ta không được làm theo giờ giấc của ta đối với Thiên Chúa rồi sau đó ta sẽ về nhà ta, với khoản tiền lương xứng công trong túi. Đó là điều mà dụ ngôn trong Tin Mửng thánh Luca câu 17 đoạn 7 diễn tả. Sau khi đã cầy đất và coi đoàn vật cả ngày, người tôi tá không về nhà mình, họ còn giúp bàn ăn của chủ, và khi làm việc ấy, họ không làm giờ phụ trội. Họ chỉ làm bổn phận của mình.

Khái niệm “làm tôi” –nô lệ- do tình yêu là thiết yếu để hiểu theo đúng giá trị châm ngôn rất thời danh của Đức Giáo Hoàng là Totus Tuus. Câu này đã là châm ngôn của Đức Karol Wojtyla khi làm Giám mục tại Cracovie. Châm ngôn ấy xuất hiện trên phù hiệu, quốc huy Giáo hoàng. Phù hiệu này hệ tại chữ M viết hoa lớn dưới một Thánh Giá, chắc chắn điều này muốn diễn tả Đức Maria đứng dưới chân Thánh Giá Chúa Kitô. Hai từ Totus Tuus khiến qui chiếu về lời thánh Louis-Marie Grignion de Monfort tận hiến cho Đức Mẹ Thiên Chúa: Totus tuus ego sum et omnia mea tua sunt,. Accipio Te in mea omnia. Praebe mihi Cor tuum, Maria –Con trọn vẹn thuộc về Mẹ, và tất cả những gì của con là của Mẹ. Con đón nhận Mẹ vào tất cả những gì thuộc về con. Xin Mẹ trao Trái Tim Mẹ cho con, lạy Đức Maria- Đức Giáo Hoàng dã nhắc lại nhiều lần thành ngữ Totus Tuus như biểu lộ mối quan hệ tốt nhất với Mẹ Maria.Theo ánh sáng sách Tin Mừng của Thánh Gioan chỉ rõ Mẹ của Chúa ở chân Thánh Giá. Đức Giáo Hoàng đọc lên câu ấy, ngài không ngừng trở lại đoạn Tin Mừng mà Chúa Giêsu trên Thánh Giá đã nói cùng Gioan: “Này là Mẹ con!” Thật chính Chúa Giêsu đã sáng lập việc sùng kính Đức Maria. Người ta cũng có thể nói được rằng khi xin người môn đệ yêu quí hãy coi Đức Maria như Mẹ của ông, Chúa Giêsu đã lập việc phụng tự Đức Maria. (triều yết chung ngày 11 tháng 5 năm 298). Thánh ký thêm: “ngay từ hôm đó, người môn đệ nhận Đức Maria vào những tài sản riêng của mình (ei ta idia) Gioan 19, 27). Như âm vang lại, Đức Giáo Hoàng công bố: “Lạy Mẹ, tất cả những gì con có là của Mẹ, con hằng nhắc lại Totus tuus, tất cả những gì của con là của Mẹ. Con còn nói gì hơn đuợc! Totu tuus. Và con không nói thêm gì hơn được nữa. (huấn từ tại Jasna Gora ngày 19 tháng 6 năm 1983. Coi lời ngài cầu nguyện tại phố Le Bac ở Paris nhân chuyến Tông du sang Pháp lần thứ nhất ngày 30 tháng 5 năm 1983).

*3. Chúng Ta Cần Một Đấng Trung Gian Ngay Cạnh Đấng Trung Gian.

Thánh Louis-Marie Grignion de Monfort nhắc lại lời thánh Bernadô –coi thánh Bernadô, bài giảng ngày lễ Đức Mẹ Lên Trời, số 2, bài Aqueduc, Máng chuyển ơn, số 2. Theo thánh Bernadô, chúng ta cần một vị trung gian bên cạnh Đấng Trung Gian duy nhất giữa Thiên Chúa và loài người (Tm. 2,6), mà Đức Maria thánh thiện là Đấng xứng hợp nhất để chu toàn phận sự bác ái này”. (TTSKM. số 85).

Đây là cách sách “Thành Thật Sùng Kính Mẹ Maria” giải thích sự phù hợp phải có trong việc trung gian của Đức Maria: “Thật là trọn hảo nhất vì cùng khiêm tốn nhất, việc ta không tự tiện đến gần Thiên Chúa, mà không cần vị trung gian nào. Căn cơ của ta, như tôi vừa chứng tỏ, đã qúa hư đốn, nếu ta dựa vào công việc riêng ta, tài khéo ta, chuẩn bị của ta mà đến với Chúa và làm đẹp lòng Ngài, thì chắc chắn mọi công trình của ta sẽ nhơ uế, hay ít giá trị trước nhan Thiên Chúa để thỉnh cầu Ngài kết hợp cùng ta và nhận lời ta.

Bởi vì không phải không có lý mà Thiên Chúa đã ban cho ta những Đấng trung gian bên uy linh Chúa: Chúa đã thấy sự bất xứng của ta. bất lực của ta, Ngài xót thương ta, và đã cho ta được tiếp cận với lòng thương xót của Ngài. Ngài đã lo liệu cho ta có những vị trung gian mạnh thế bên sự cao cả Chúa, đến nỗi coi thường những trung gian này mà trực tiếp lại gần sự thánh thiện của Ngài, mà không có ai gửi gắm, chính đó là thiếu tôn kính Đấng Thiên Chúa rất cao cả, rất thánh thiện. Đó là coi không ra gì một Đức Vua trên các vua, mà với một vua hay một ông hoàng trên trần gian, người ta còn không dám lại gần nếu không được bạn thân giới thiệu hay bầu cử cho mình (TTSKM. số 83).

Công Đồng Vaticanô II, vì nhiều lý do đại kết, đã đặt ra một bên thành ngữ “trung gian” và chủ đề vai trò của Đức Maria. Tuy nhiên, Đức Giáo Hoàng dù là vị rất trung thành thừa kế của Công Đống và rất tận tâm với công cuộc Đại Kết, ngài cũng mạnh mẽ lập lại thành ngữ này trong Thông Điệp Redemp-toris Mater -Mẹ Đấng Cứu Chuộc- Phần thứ ba của Thông Diệp này còn mang ngay tựa đề “Việc trung gian hiền mẫu”, người ta không ngạc nhiên về việc gợi nhớ sự trung gian của Đức Maria, nếu Ta nhớ rằng Đức Giáo Hoàng kín múc một phần giáo thuyết về Đức Maria nơi nguồn thánh Louis-Marie Grignion de Monford. Vị thánh này cũng được duy nhất trưng dẫn trong toàn bộ bản văn Redemptoris Mater. Trong số 48 của Thông điệp, Đức Gioan Phaolô II viết: “Tôi thích gợi lên, giữa nhiều chứng nhân và bậc thầy cửa linh đạo này, hình ảnh thánh Louis-Marie Grignion de Monford, ngài đề nghị các Kitô hữu dâng mình cho Chúa Kitô, nhờ bàn tay Đức Maria, như phương tiện hiện hữu sống những lời hứa khi lãnh nhận bí tích Rửa Tội”.

Chủ đề trung gian của Đức Maria ở đây được xác định hơn, bằng tĩnh tử “hiền mẫu”, ấn định tầm vóc đúng như thế. Đây là việc trung gian ơn sủng trong Chúa Kitô, việc trung gian được thông phần như cho các vật thụ tạo, đều theo phần mình một cách khác hẳn nhưng vẫn là tùy thuộc, mà thông phần với sự trung gian của Chúa Kitô. Nhưng đồng thời, việc trung gian của Đức Maria là “đặc biệt và ngoại thường” (Redemptoris Mater số 38). Người ta cũng không còn kể Đức Mẹ vào cùng hàng tước hiệu chung của trung gian bất kỳ vật thụ tạo nào. Tính đặc thù sự trung gian của Đức Mẹ là do chân lý đầy đủ về chức làm Mẹ Thiên Chúa nới Đức Maria. Theo những từ dùng trong Công Đồng Vaticanô II: “Vai trò làm Mẹ của Đức Maria đối với mọi người không làm lu mờ cũng chẳng giảm bớt chút gì sự trung gian của Chúa Kitô: trái lại, vai trò ấy biểu lộ sức mạnh” (Lumen Gentium số 60). Thông điệp về Đức Maria của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, xét cho cùng, được trình bày như bài chú giải dài về chương VIII của Hiến Chế Lumen Gentium. Trong Thánh Mẫu Học cũng vậy, Công Đồng Vaticanô II vẫn là điểm qui chiếu cả triều đại Giáo hoàng ngài.

(còn tiếp)

Lm Gioakim Nguyễn Đức Việt-Châu, SSS

Tr Trước | Mục Lục | Tr Sau

Đọc nhiều nhất Bản in 24.01.2005. 23:44