Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Chương 1: Vị Giáo Hoàng Của Đức Mẹ

§ Lm Gioakim Nguyễn Đức Việt-Châu, SSS

(tiếp theo... Mẹ Maria - Trung Tâm Công Trình Của Đức Gioan Phaolô II)

Đức Gioan-Phaolô II là vị Giáo Hoàng của Đức Mẹ Maria. Chính Đức Mẹ đã chọn ngài cách riêng. Chúng ta đang ở trong thời đại của Đức Mẹ. Marche Robin đã nói như vậy. (Lời trình với Đức Cha Chabert, được Jean-Jacquers Antier trích dẫn trong: Marche Robin: Le Voyage immobils – Hành Trình Bất Động-Perrin, 1991 tr. 347. Marche Robin bị bại liệt hơn 50 năm.)

Cả thế giới đều biết, Đức Gioan-Phaolô II không bao giờ phát biểu lời nào, mà không nhắc tới Đức Nữ Trinh Maria, mà không kêu cầu Đức Mẹ Maria. Không một tài liệu nào của triều Giáo Hoàng, Đức Thánh Cha không kết thúc bằng lời nguyện cùng Đức Mẹ Thiên Chúa. Khi công bố sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo, ngài cũng kêu xin Đức Nữ Trinh. Đấng “nâng đỡ công trình Huấn Giáo”. Khi Đức Thánh Cha cải cách Giáo Triều Rôma, ngài cũng làm việc ấy “dưới sự phù hộ của Đức Maria Nữ Trinh diễm phúc. Khi bàn về vấn đề xã hội, ngài cũng kêu cầu Đức Maria “Đấng đồng hành với loài người trong hành trình Đức Tin. Khi ngài công bố Bộ Giáo Luật Mới, ngài hy vọng nhờ thế “được cùng Đức Mẹ, Mẹ của Giáo Hội, phát huy phần rỗi các linh hồn”. Khi ngài viết thư cho các nghệ sĩ, ngài nói cho họ nghe về “Đấng Đẹp tuyệt vời”. Khi viết cho các triết gia, ngài giới thiệu Đức Maria như “một Bàn trí thức của Đức Tin”, với riêng các cụ già, ngài nhắc đến Đấng mà người ta xin “cầu cho chúng con khi nay và trong giờ lâm tử” v.v.

Qua những sự kiện ấy, người ta mới hiểu, kỳ vọng trình bày Thánh Mẫu Học của Đức Gioan Phaolô II. Làm sao trình bày hết tài liệu đồ sộ và dồi dào như thế? Cho dù ta chỉ căn cứ vào giáo huấn minh nhiên của Đức Giáo Hoàng về Đức Nữ Trinh Maria trong Thông Điệp, trong những bài Giáo Huấn, hay trong những Bài Giảng của ngài, việc ấy cũng chỉ trình bày được cách tổng lược các tài liệu về Thánh Mẫu của ngài mà thôi.

Ngài viết: “Ngay từ đầu, Tôi đã ao ước đặt thời kỳ Giáo Hoàng của Tôi dưới lá cờ phù hộ đặc biệt của Đức Mẹ Maria”, năm 2003 Đức Thánh Cha đã tâm sự như thế -“Sứ Điệp cho Ngày Quốc Tế` Truyền Giáo, 19.10.2003”. Có thể nói ngay khi nhập cuộc, ngài đã loan báo màu sắc, bởi vì ngay hôm được mật tuyển, ngày 16.10.1978, khi ngài dùng tiếng Ý, chứ không dùng tiếng La-tinh như thường lệ mà nói với đám đông dân chúng: “Tôi lo sợ việc tuyển chọn này, nhưng tôi đã chấp nhận việc tuyển chọn ấy trong tinh thần tuân phục Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, và Tôi hoàn toàn tín thác vào Đức Mẹ Maria mẹ của Chúa, là Rất Thánh Đức Bà Maria”. Đặt sự tiếp cận giữa lòng sùng kính thiên phú của người Ý đối với Đức Maria, và lòng sùng kính như thế của mình, Đức Giáo Hoàng thu hút quần chúng, hôm ấy đứng chật ních quảng trường thánh Phêrô. Ngài tuyên bố rằng: “Tôi trình diện với hết thảy anh chị em để tuyên xưng Đức Tin chung của chúng ta, lòng trông cậy và tín thác của chúng ta nơi Đức Mẹ Chúa Kitô và nơi Giáo Hội, và cũng là để lại -khởi hành trên con đường lịch sử là con đường Công giáo tông truyền. Đức Giáo Hoàng lại nhắc nhở những lời trước tiên ấy trong Thông Điệp thứ nhất, Redemptor Hominis: “Đấng Cứu Chuộc con người” năm 1979. Trong phần số 2 Ngài viết: “Chính là để dâng lên Chúa Kitô Cứu Thế, mà tôi đã nâng những tâm tư và suy nghĩ lên ngày 16 tháng 10 năm vừa qua, khi đặt cho tôi, sau cuộc mật tuyển theo Giáo Luật. Câu hỏi: “Ngài ưng nhận không?” Lúc ấy tôi đã thưa trong niềm tin, vâng phục Chúa Kitô, Chúa của tôi, và đặt niềm phó thác nơi Mẹ Maria, Mẹ của Chúa Giêsu Kitô và Mẹ của Giáo Hội, mặc dù có những khó khăn quá lớn lao, “Tôi xin chấp nhận”. Câu thưa này, Tôi muốn được công khai cho tất cả anh chị em biết”. Những từ chính yếu đã được phát biểu: Phó thác, Mẹ, Con đường lịch sử, đó là những khối âm lớn (harmo-niques) trong Thánh Mẫu Học của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.

. Giáo Thuyết và Lòng Hiếu Thảo Đối Với Đức Mẹ Maria

Nói đến “Thánh Mẫu Học”, ta không được nghĩ rằng Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II chỉ là một lý thuyết gia về Đức Mẹ Maria, mà trước tiên ngài đã là người con rất trung thành của Mẹ. Người ta biết lòng sốt sắng ngài suy gẫm kinh Mân Côi, là kinh ngài ưa thích lời kinh lạ lùng, lạ lùng vì đơn sơ và sâu sắc. (Kinh Truyền Tin, trưa ngày 29 tháng 10 năm 1978) Trong rất nhiều cuộc Tông Du của mình, không bao giờ ngài quên tới kính viếng những thánh điện địa phương dâng kính Đức Trinh Nữ Maria như ở Fatima, Lộ Đức, phố Le Bac, Jasna Gora, Guadelupe v.v. chắc chắn ở Mentorela bên Ý, là đối tượng cuộc Tông Du trước tiên, ngày 29 tháng 10 năm 1978 của Ngài. Đức Giáo Hoàng tiết lộ: “những cuộc tôi hành hương kính viếng các thánh điện dâng kính Đức Mẹ Maria, theo quan điểm riêng, đã là những thời điểm quan trọng nhất trong các cuộc tôi gặp gỡ với các dân của Thiên Chúa”.(Diễn văn của Đức Giáo Hoàng tại Fatima ngày 13 tháng 5 năm 1982).

Tất cả những sự kiện ấy cho chúng ta thấy người ta không thể nào tách rời Thánh Mẫu Học của Đức Gioan Phaolô II, tức là Giáo Lý Thần Học của ngài về Đức Maria ra khỏi lòng hiếu thảo của ngài đối với Đức Maria, mà lòng đạo đức hiếu thảo này đã châm rễ rất sâu trong tiểu sử riêng, được ghi dấu rất rõ nét bởi “sự hiện diện hiền mẫu” của Đức Nữ Trinh Maria. Lòng hiếu thảo và Giáo Thuyết của Đức Gioan Phaolô II, cả hai đều bắt nguồn trong đất mầu của tuổi thiếu niên trên đất Ba Lan quí yêu của Ngài.

(còn tiếp)

Lm Gioakim Nguyễn Đức Việt-Châu, SSS

Tr Trước | Mục Lục | Tr Sau

Đọc nhiều nhất Bản in 24.01.2005. 23:44