Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Cẩm Nang về Bầu Cử Xã Hội và Trách Nhiệm của Lương Tâm Công Giáo

§ Anthony Lê

Cẩm Nang về Bầu Cử Xã Hội và Trách Nhiệm của Lương Tâm Công Giáo

Lời Mở Đầu...

Đừng Quên Sự Sống Có Từ Đâu?

Từ đây đến ngày bầu cử chính thức, ngày 4 tháng 11 năm 2008 sắp tới, sẽ không còn bao lâu nữa. Với cuộc tranh luận giữa 2 ứng cử viên Tổng Thống và Phó Tổng Thống sắp hồi kết thúc, thì trách nhiệm và quyết định còn lại là thuộc về giới cử tri, nhất là những cử tri gốc Công Giáo và Kitô Giáo, những người Mỹ thuộc dòng chính hay bản xứ lẫn những người Mỹ gốc Việt chúng ta, trước những vấn đề hết sức bức xúc nhất của đạo đức và lương tâm Công Giáo.

Chưa có cuộc bầu cử Tổng Thống nào trong lịch sử của Hoa Kỳ lại mang tính chất trầm trọng về mặt đạo đức và luân lý như là cuộc bầu cử Tổng Thống sắp tới này.

Làm sao để chọn ra được ứng cử viên Tổng Thống và Phó Tổng Thống đúng đắn và chung thủy nhất so với những giảng dạy về đạo đức, truyền thống, và luân lý nền tảng của Giáo Hội? Lương tâm là gì? Đâu mới là trách nhiệm đúng đắn nhất của lương tâm Công Giáo? Vấn đề nào thuộc về đạo đức và luân lý nền tảng của Giáo Hội? vân vân...

Như đã có dịp chia sẽ với Quý Vị độc giả trong những bài viết thuộc về lãnh vực chánh trị trước đây, nói gì thì nói, đối với người Công Giáo chúng ta, cho dẫu vào bất cứ lúc nào hay vào bất cứ hoàn cảnh nào đi chăng nữa, thì vấn đề đạo đức và luân lý Công Giáo phải luôn là tiêu chuẩn hàng đầu, và tối quan trọng nhất, khi chúng ta đặt chân đến nơi bầu cử, để bầu chọn ra ứng cử viên xứng đáng nhất để đại diện cho chúng ta, và nhất là cho lương tâm Kitô Giáo trong sáng của chúng ta, vì rằng vào Ngày Cánh Chung, Thiên Chúa sẽ phán xử chúng ta về nghĩa vụ công dân Kitô Giáo đó, và về những lựa chọn theo đúng với những giảng dạy truyền thống của Đạo Công Giáo chúng ta.

Chúng ta phải bỏ ra ngoài những tị hiềm cá nhân, hay những điểm không thích nho nhỏ, chẳng hạn như: tương lai của nền kinh tế, tình trạng môi sinh, tính xác thực của cuộc chiến, đạo luật Không Để Cho Trẻ Nào Rơi Lại Đằng Sau (No Child Left Behind Act), chuyện dùng Ngân Sách của chính phủ Liên Bang để tài trợ cho việc nghiên cứu phôi thai, việc khai mỏ dầu ở vùng vịnh Alaska, Thỏa Ước về Môi Sinh Kyoto, việc cấm các loại vũ khí có tính giết người mà cảnh sát thường dùng, việc kiểm tra nguồn gốc trước khi mua súng, Đạo Luật Ái Quốc, việc giam tù nhân chiến tranh tại đảo Guantanamo, việc tra tấn tù nhân bằng cách cho ngập nước, chuyện cung cấp cơ hội để trở thành các công dân Hoa Kỳ chính thức đối với những di dân lậu, chuyện rào chắn các cửa biên giới, vân vân..., hay những vấn đề khác được cho là quan trọng nhất của chúng ta, để đặt vấn đề đạo đức và lương tâm Kitô Giáo trong sáng lên hàng đầu, vì hậu quả của hành động mà chúng ta bầu ra ứng cử viên một cách thiếu suy nghĩ và hời hợt, sẽ rất là đau đớn và nặng nề, không những ảnh hưởng đến cá nhân chúng ta, mà còn đến cả hàng triệu triệu các thế hệ trẻ của Hoa Kỳ, và của con cái chúng ta sau này.

Nền đạo đức và luân lý Kitô Giáo của đất nước Hoa Kỳ, và của cả thế giới sẽ rơi về đâu?

Câu trả lời là tùy thuộc nơi mỗi người chúng ta, nơi bè bạn của chúng ta, và nơi cộng đồng của chúng ta; chúng ta đã đóng góp được gì cho sự thăng tiến lành mạnh, hay sự sụp đổ suy đồi đó?...... vì rằng Thiên Chúa sẽ vặn hỏi chúng ta những câu này, khi chúng ta còn có dịp để được diện đối với Ngài!

Một Vị lãnh đạo anh minh biết tôn trọng các giá trị nền tảng về đạo đức và luân lý, sẽ là vị lãnh đạo có tâm hồn minh mẫn, và đầu óc trong sáng vì Vị ấy luôn được Thiên Chúa chúc phúc chở che cộng với lời nguyện cầu của hàng triệu triệu dân, hòng từ đó biết sáng suốt để hoạch định ra các chính sách quốc nội cũng như quốc ngoại đúng đắn và hợp với lòng dân, có như thế thì những người nghèo khổ, già yếu, bệnh tật, vân vân... mới được chú trọng đến. Vị lãnh đạo anh minh đó sẽ thừa biết cách để "gây thêm bạn," và giảm "bớt thù" hòng mang lại nền hòa bình trường cửu cho cả quốc gia lẫn thế giới.

Nếu nền tảng đạo đức và luân lý suy yếu hay vắng bóng nơi vị lãnh đạo đó, thì tất cả mọi việc đều phải sụp đổ theo, vì tâm hồn lúc nào cũng bị xâu xé bởi ma quỷ, bởi những ý tưởng ác ôn, thù hận, vì phe phái, chủng tộc, vì lợi ích Đảng phái cũng như cá nhân, vân vân... khi đó đất nước sẽ bất ổn và có thể dẫn đến nguy cơ bị diệt vong.

Viết, sưu tập và chia sẽ những dòng nghĩ suy và khắc khoải này, từ nơi vùng chiến tuyến sôi bỏng của đất nước Afganistan, mục đích chính của người viết không gì khác hơn là kính mong Quý Vị độc giả hãy cùng hiệp sức bằng chính hành động hay lời cầu nguyện, để giúp lan truyền những ý tưởng chính của bài viết này, để cùng nhau chúng ta dựng xây lại một nền văn minh tình thương biết tôn trọng sự sống của nhau, nhất là của các trẻ sơ sinh - những em yếu thế nhất - nơi xã hội này!

Cấu Trúc của Bài Viết.. .

Để giúp Quý Vị dễ dàng theo dõi, bài viết được tổ chức dưới dạng như sau:

A. Lương Tâm là gì và Vai Trò của Lương Tâm?

B. Trách Nhiệm của Chúng Ta trong tư cách là những Cử Tri Công Giáo?

C. Thế nào là Sự Khác Biệt giữa Chính Sách (Policy) và Nguyên Tắc (Principle)?

D. Hiểu Cho Rõ về sự Khác Biệt giữa việc Chọn Ma Quỷ hay Tội Lỗi (Choosing Evil) và việc Giới Hạn Hành Động của Ma Quỷ hay Tội Lỗi (Limiting Evil)

E. Sáu Vấn Đề Đạo Đức-Luân Lý Tối Quan Trọng Không Thể Nào Khoan Nhượng hay Bỏ Qua Được

F. Cách Bỏ Phiếu Cần Phải Tránh

G. Trường Hợp Không Có Ứng Viên Nào Xứng Đáng Cả

H. Các Trường Hợp Khác

I. Việc Trở Thành Một Người Công Dân Tín Trung (Faithful Citizenship)

J. Những Câu Nói Bất Hủ

K. Lời Nguyện Cầu Cho Việc Bầu Cử

L. Phạm Vi Áp Dụng của Bài Viết

M. Phân Tích Vắn Gọn về Cuộc Bầu Cử, các Đảng Phái và các Ứng Viên ra Tranh Cử trong cuộc Bầu Cử Tổng Thống vào Tháng 11/2008 Sắp Tới

N. Lời Kết

Và dĩ nhiên, người viết dựa trên Thánh Kinh, Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo (Catechism of the Catholic Church hay CCC); Bộ Giáo Luật (Code of Canon Law hay CIC theo tiếng La Tinh); cùng các Văn Kiện khác của Giáo Hội, để viết ra bài viết này.

Bài Viết Chính....

A. Lương Tâm là gì và Vai Trò của Lương Tâm?

Lương Tâm chính là một tiếng động hoặc một tín hiệu báo nguy. Nó cảnh cáo chúng ta khi chúng ta sắp sửa làm điều gì đó mà chúng ta thừa biết là không đúng hay sai trái. Lương Tâm, tự bản chất của nó, không quyết định được đầu là đúng và đâu là sai. Để cho Lương Tâm của chúng ta hoạt động đúng đắn, thì Lương Tâm đó cần phải được thông tin hay giáo dục một cách đúng đắn - điều đó có nghĩa là, chúng ta phải tự thông báo cho chính ch1ung ta biết được đâu là điều đúng đắn nhất và đâu là điều sai trái, hay lỗi đạo nhất. Chỉ khi nào có được như vậy thì Lương Tâm của chúng ta mới có thể trở thành một sự hướng dẫn đúng đắn và đáng tin cậy được cho chính bản thân của chúng ta.

Rủi thay, ngày hôm nay có rất nhiều người Công Giáo, gốc Việt cũng như bản xứ, đã không thể tự họ hình thành nên Lương Tâm đúng đắn nhất cho chính bản thân họ trước những vấn đề nền tảng thuộc về đạo đức và luân lý. Hệ quả của việc này chính là Lương Tâm của họ đã không thể tự "báo động" cho họ được vào lúc thời gian đã trở nên chín mùi, kể cả vào ngay ngày bầu cử chính thức vào Tháng 11/2008 sắp tới.

Một Lương Tâm được thông tin và giáo dục đầy đủ sẽ không bao giờ đi phản ngược lại với những giảng dạy của Giáo Hội về các trị đạo đức và luân lý nền tảng cho được. Vì chính lý do đó, nếu chúng ta không chắc rằng Lương Tâm của chúng ta sẽ dẫn chúng ta về đâu khi chúng ta vào phòng bỏ phiếu, thì chúng ta lúc này nên đặt trọn niềm tin tưởng và tín thác của chúng ta vào những giảng dạy không mệt mõi và liên lũy của Giáo Hội về các vấn đề có liên quan đến đạo đức và luân lý Kitô Giáo.

Nếu chẳng may, qua những hoàn cảnh tréo ngoe, xuôi ngược nào đó trước kia mà Lương Tâm của chúng ta đã bị đánh mất, hay lạc vào gió bụi của trần đời, thì cũng chưa muộn lắm đâu, để bắt đầu hình thành nên một Lương Tâm Công Giáo đúng đắn mới.

Và để làm được điều đó, xin kính mời Quý Vị hãy dõi theo lại bài viết của tác giả được đăng vào ngày 20 tháng 8 năm 2007 có nhan đề: "Làm thế nào để hình thành nên một Lương Tâm Công Giáo đúng đắn theo Sự Thật?" tại địa chỉ: http://vietcatholic.net/News/Clients/ReadArticle.aspx?Id=46565

Lương Tâm, suy cho cùng, không phải là cái gì đó, hay điều gì đó nhằm cho phép chúng ta tự bào chữa hay thanh minh về bất kỳ hành động nào đó mà chúng ta đang làm hay đã làm hoặc dự định sẽ làm. Lương Tâm cũng chẳng phải là một thứ "cảm xúc" thuần túy về điều mà chúng ta nên làm hay không nên làm. Hay nói một cách đúng đắn hơn, Lương Tâm chính là tiếng nói của Thiên Chúa cứ mãi đánh động hay thổn thức theo từng nhịp điệu nhỏ nhỏ, văng vẳng, ngay trong chính trái tim của nhân loại con người, để nhằm mạc khải ra Sự Thật cho chúng ta và gọi kêu chúng ta hãy làm điều gì đó đúng đắn, hòng dập tắt đi những gì thuộc về tội lỗi, xấu xa và đen tối.

Lương Tâm luôn đòi hỏi những nổ lực nghiêm túc và phi thường để đưa ra những lời phán xét minh bạch và thẳng thắn phù hợp với Sự Thật của Đức Tin Công Giáo.

Trong sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo ở Mục Số 1778 có đề cập đến Lương Tâm như thế này:

"Lương Tâm chính là sự phán xét của lý luận, nhờ đó, con người biết nhận ra phẩm giá về đạo đức luân lý của một hành động cụ thể mà người đó sắp sửa làm hay thực hiện, hay người đó đang trong tiến trình sắp sửa hành động, hay đã hành động rồi. Vào tất cả những gì mà người đó nói và làm, người đó phải có bổn phận để đeo đuổi một cách tín trung về những gì mà người đó biết là công minh và đúng đắn."

Việc hình thành nên một Lương Tâm Công Giáo trong sáng và đúng đắn bao gồm nhiều yếu tố. Trước hết, người đó phải có mong ước là luôn muốn biết về Sự Thật, và trân trọng về Sự Thật lẫn tất cả mọi điều thiện hảo. Đối với người Công Giáo chúng ta - như đã trình bày trong bài viết kể trên - tiến trình này phải được bắt đầu bằng sự rộng mở và khát khao kiếm tìm Sự Thật và những gì là đúng đắn nhất, bằng cách học hỏi và nghiên cứu về Thánh Kinh và các giảng dạy của Giáo Hội trong Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo cùng các văn kiện quan trọng khác của Giáo Hội. Thêm vào đó, một điều không kém quan trọng nữa chính là việc xét nghiệm về các dữ kiện và thông tin xuất xứ của những sự chọn lựa khác nhau. Cuối cùng chính là việc liên lũy suy tư và nguyện cầu, để được Chúa Thánh Thần đến để dẫn soi tâm trí, để giúp chúng ta biết cách thực hiện tất cả mọi chuyện theo đúng với ý chỉ của chính Thiên Chúa, chứ không phải của riêng chúng ta hay của bất kỳ Đảng phái chánh trị nào cố tình khống chế hay làm lung lạc chúng ta.

Những người Công Giáo phải hiểu rõ rằng: nếu chúng ta quên bẵng đi việc tự hình thành nên một Lương Tâm trong sáng và đúng đắn riêng cho chúng ta, thì chúng ta sẽ đưa ra những suy luận sai trái, tội lỗi, hợp với ma quỹ và rời xa Thiên Chúa, thì khi đó, chính chúng ta phải chịu trách nhiệm và trả lẽ trước mặt Thiên Chúa về những hành động hay sự chọn lựa sai phạm này.

Nói về Lương Tâm, trong Thư Rôma, Chương 2, từ Câu 12-16 có nhắn nhủ với chúng ta như thế này:

"Quả thế, những người không biết Luật Môsê mà phạm tội, thì sẽ bị diệt vong không chiếu theo Luật đó. Còn những người sống dưới Luật Môsê mà phạm tội, thì sẽ bị xét xử theo Luật đó. Thật vậy, người ta được Thiên Chúa coi là công chính, không phải vì nghe biết Lề Luật, nhưng là vì tuân giữ Lề Luật. Dân ngoại là những người không có Luật Môsê; nhưng mỗi khi họ theo lẽ tự nhiên mà làm những gì Luật dạy, thì họ là Luật cho chính mình, mặc dầu họ không có Luật Môsê. Họ cho thấy là điều gì Luật đòi hỏi, thì đã được ghi khắc trong lòng họ. Lương tâm họ cũng chứng thực điều đó, vì họ tự phán đoán trong lòng, khi thì cho mình là trái, khi thì cho mình là phải. Người ta sẽ thấy điều đó, trong ngày Thiên Chúa cho Đức Kitô Giêsu đến xét xử những gì bí ẩn nơi con người theo Tin Mừng tôi rao giảng."

Chúng ta không thể nào nói rằng: Lương Tâm cũng giống như nhứng ý kiến hay những cảm giác của riêng chúng ta vậy.

Lương Tâm không thể nào giống hay tương tự với những cảm xúc của chúng ta vì Lương Tâm chính là hoạt động của tri thức trong việc phán đoán, suy xét, và phân định điều phải hay điều trái của những hành động hay những sơ xuất của chúng ta, của quá, khứ, hiện tại hay tương lai của chúng ta. Trong khi đó cảm giác của chúng ta lại đến từ một phần khác ngay trong tâm hồn của chúng ta, do đó, nó cần phải được tri thức và ý chí của chúng ta làm chủ hay cai quản.

Lương Tâm không thể nào giống hay tương tự với những ý kiến của chúng ta bởi vì sự phán đoán hay suy xét của tri thức là dựa vào luật lệ đạo đức và luân lý tự nhiên, vốn được thừa hưởng ngay trong chính bản chất con người tự nhiên của chúng ta và nó hoàn toàn giống với Mười Điều Răn của Thiên Chúa dạy. Khác với các luật lệ dân sự, vốn được hình thành nên bởi các nhà lập pháp, hay các ý kiến mà chúng ta có của riêng chúng ta, luật lệ về đạo đức và luân lý tự nhiên không phải là thứ gì đó hay luật gì đó mà chúng ta phát minh ra, mà trái lại nó giúp chúng ta tự khám phá ra chính bản thân của chúng ta, và nó chính là quy phạm (norm) cai quản hay chủ đạo cho chính Lương Tâm của riêng từng người trong chúng ta.

Nói tóm lại, Lương Tâm chính là tiếng nói của Sự Thật ngay trong chính chúng ta, do đó, những cảm xúc cùng những ý kiến của chúng ta cần phải được hài hòa với chính Sự Thật đó.

B. Trách Nhiệm của Chúng Ta trong Tư Cách là Những Cử Tri Công Giáo:

Những người Công Giáo có trách nhiệm và bổn phận về mặt đạo đức và luân lý để giúp cổ võ nên những điều thiện ích chung cho cả nhân loại qua việc thực thi các quyền lợi và nghĩa vụ bầu cử của mình như là người công dân trong xã hội dân sự (Mục 2240 trong Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo). Do đó, không phải chỉ có các nhà chức trách dân sự mới có trách nhiệm và nghĩa vụ với đất nước mà thôi, mà cả chúung ta nữa.

"Việc phục vụ cho lợi ích chung đòi hỏi những người công dân hoàn thành vai trò của họ trong đời sống của cộng đồng chính trị" (Mục 2239 trong Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo). Điều này có nghĩa là những người công dân phải nên tham gia vào tiến trình chánh trị tại phòng bỏ phiếu.

Thế nhưng việc bỏ phiếu không thể nào trở thành một việc độc đoán, hay chuyên quyền, như người Việt chúng ta đã từng cảm nghiệm khi còn kẹt lại nơi chế độ Cộng Sản vô thần của Việt Cộng Bắc Việt.

Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, trong Phần Ghi Chú có liên quan đến Một Số Vấn Đề về việc Tham Dự của Những Người Công Giáo trong Đời Sống Chánh Trị, ở Mục Số 4 có đề cập rằng:

"Một Lương Tâm Kitô Giáo đúng đắn không cho phép một người nào đó bỏ phiếu cho một chương trình chánh trị hay một luật lệ riêng lẻ nào đó vốn trái ngược với nội dung nền tảng thiết yếu nhất của đạo đức, luân lý và đức tin cho được."

Một phiếu bầu của người công dân vẫn thường có nghĩa là người công dân đó bỏ phiếu cho một ứng cử viên nào đó, vốn sẽ trở thành người trực tiếp bỏ phiếu về các luật lệ hay các chương trình nào đó, thay cho người công dân đó. Mặc dầu người công dân đó bị loại khỏi ra việc ban hành luật lệ, thế nhưng điều đó không có nghĩa là loại bỏ những người công dân đó ra khỏi "vòng vây tội lỗi," mà ứng cử viên đó sau này sẽ thì hành, vì lẽ luân lý và đạo đức đòi hỏi rằng chúng ta phải nên tránh làm điều gì đó tội lỗi ở mức độ rộng lớn và to tác nhất nếu có thể, thậm chí là gián tiếp.

Có những vấn đề hoàn toàn sai trái, và luôn lúc nào cũng là sai trái, và không ai có chủ ý bỏ phiếu ủng hộ cho các điều đó. Các nhà lập pháp, những người bỏ phiếu trực tiếp, có thể không ủng hộ những điều tội lỗi này để trở thành luật lệ hay các chương trình. Những người công dân ủng hộ cho những điều/thứ tội lỗi này một cách gián tiếp nếu như họ quyết định bỏ phiếu ủng hộ cho các ứng cử viên nào nào muốn đề nghị ra cách để thăng tiến lên các vấn đề thuộc về tội lỗi và suy đồi này.

Chính vì thế, ở mức độ rộng lớn nhất nếu có thể, thì những người Công Giáo phải tránh việc bỏ phiếu cho bất kỳ ứng cử viên nào đó có ý định để ủng hộ các chương trình hay các luật lệ vốn về thực chất đã là tội lỗi rồi. Khi tất cả những ứng cử viên đều đồng loạt hổ trợ cho các chính sách có tính nguy hại về mặt đạo đức và luân lý, thì những người công dân phải có nhiệm vụ bỏ phiếu theo cách nào đó, nhằm làm giảm đi sự nguy hại, để ngăn cản nó có thể trở thành hiện thực.

Xét theo truyền thống Công Giáo, trách nhiệm về quyền công dân chính là một thứ đức hạnh (virtue), và việc tham gia vào đời sống chánh trị chính là một sự ràng buộc hay bổn phận về mặt đạo đức và luân lý. Bổn phận hay sự ràng buộc này được cắm rễ từ trong cam kết khi chúng ta lãnh nhận Phép Rửa Tội là để theo Chúa Giêsu Kitô và trở nên một Chứng Tá Kitô Giáo trong tất cả mọi hành động mà chúng ta thực hiện.

Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo ở các Mục Số 1913 đến 1915 có nhắc nhở chúng ta rằng:

"Đều cần thiết là tất cả tham gia vào việc cổ võ cho lợi ích chung, tùy theo vị trí và vai trò của riêng mình. Bổn phận này vốn đã cố hữu tồn tại ngay trong chính phẩm giá làm người của chúng ta...... Bằng mọi cách có thể, tất cả những người công dân nên tích cực tham gia vào đời sống công cộng."

Rủi thay, nền chánh trị trong đất nước của chúng ta thường là nơi để phô trương, tranh giành, và cấu xé nhau về những ham muốn của quyền lực, của những cuộc tấn công có tính cách đảng phái, của việc tị hiềm và hạ sát nhau, của việc được truyền thông ca tụng và tâng bốc lên, vân vân.... Giáo Hội kêu gọi chúng ta tham gia vào một kiểu chánh trị khác hẳn, vốn được trang bị bằng một Lương Tâm đạo đức Kitô Giáo trong sáng và đúng đắn, để biết chú trọng vào phẩm giá có liên quan đến mạng sống của con người, việc đeo đuổi các lợi ích chung cho cả xã hội và đồng loại, việc bảo vệ những người yếu đuối, cô thế, và những người già cả lẫn các em thơ,...., để tất cả cùng nhau dựng xây nên một thế giới và một quốc gia tốt đẹp hơn.

Như chính Đức Thánh Cha Bênêđíctô 16 đã giảng dạy cho chúng ta qua Thông Điệp "Thiên Chúa Là Tình Yêu" (Deus Caritas Est) ở Mục Số 29 của Ngài rằng:

"Nhiệm vụ trực tiếp để làm việc vì một trật tự xã hội công bằng chính là nhiệm vụ đúng đắn nhất của một người tín hữu Công Giáo."

Nhiệm vụ này quan trọng và cần thiết hơn bao giờ hết trong môi trường chánh trị của đất nước chúng ta ngày nay, là nơi mà những người Công Giáo có thể cảm thấy rằng họ bị tước mất đi quyền bầu cử chánh trị, hay có suy nghĩ rằng không có một đảng phái nào, hoặc có quá ít ứng cử viên hoàn toàn có cùng cam kết về đạo đức và luân lý của Giáo Hội Công Giáo giống như họ, nhất là vấn đề có liên quan đến sự sống, và việc được chết đi theo lẽ tự nhiên. Thế nhưng, dẫu là vậy, thì thời điểm này không phải là lúc để cảm thấy chán nản, ngần ngại, hay thất vọng, mà trái lại, đây mới đúng là thời điểm để tái tham gia trở lại vào đời sống chánh trị của xã hội mới đúng, bằng việc để cho Lương Tâm đúng đắn và trong sáng của chúng ta, có quyền khiến xui chúng ta phải hành động sao cho hợp với những mong ước chính đáng của Thiên Chúa và Giáo Hội Công Giáo chúng ta.

Chính Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị trong Thông Điệp của Ngài có liên quan đến Phép Thánh Thể "Ecclesia de Eucharistia," qua đó Ngài giảng dạy cho chúng ta cách làm thế nào để cho đức tin của chúng ta vào thế giới tự thúc đẩy chúng ta vào việc cải thiện nên một thế giới trần tục xấu xa và đầy tội lỗi này như sau:

"Rõ ràng là tầm nhìn/viễn ảnh Kitô Giáo dẫn đến việc mong đợi về 'trời mới' và 'đất mới' (Khải Hoàn 21:1), thế nhưng việc này làm gia tăng lên, chứ không hề làm giảm xuống, về ý thức trách nhiệm của chúng ta cho thế giới ngày hôm nay. Cha mong muốn mạnh mẽ tái khẳng định yếu tố tiên quyết này vào ngay lúc khởi đầu một kỷ nguyên mới, để tất cả những người Kitô Giáo sẽ cảm thấy có trách nhiệm và bổn phận, hơn bao giờ hết, để đừng có lơ là hoặc xem nhẹ đến những nghĩa vụ và bổn phận của chúng ta trong tư cách là những người công dân của thế giới này."

Nói về bổn phận của chúng ta với các nhà hữu trách, trong Thư I Phêrô ở Chương 2 từ Câu 13 đến 17 có nhắn nhủ chúng ta rằng:

"Vì Chúa, anh em hãy tuân phục mọi thể chế do loài người đặt ra: dù là vua, người nắm quyền tối cao, dù là quan, sứ giả của nhà vua để trừng phạt kẻ làm điều ác và khen thưởng người làm điều thiện, vì ý muốn của Thiên Chúa là anh em hãy làm điều thiện để bịt miệng những kẻ ngu xuẩn vô tri. Anh em hãy hành động như những người tự do, không phải như những người lấy sự tự do làm màn che sự gian ác, nhưng như những tôi tớ của Thiên Chúa. Hãy tôn trọng mọi người, hãy yêu thương anh em, hãy kính sợ Thiên Chúa, hãy tôn trọng nhà vua."

C. Thế Nào là Sự Khác Biệt giữa Chính Sách (Policy) và Nguyên Tắc (Principle)?

Có rất nhiều vấn đề quan tâm khác nhau trong chính cuộc bầu cử Tổng Thống sắp tới đây, thế nhưng chỉ có một số vấn đề mới quan trọng hơn hết so với những vấn đề còn lại. Giáo Hội Công Giáo của chúng ta nói chung, và Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ nói riêng đã giải thích điều này rất rõ ràng trong văn kiện "Sống theo Phúc Âm của Sự Sống" (Living the Gospel of Life). Qua đó, các ngài giải thích rằng quyền được sống cũng giống như nền tảng của một căn nhà vậy. Quyền này bao trọn đầy đủ tất cả các vấn đề khác, bởi vì căn cơ hay cốt lõi chính của thứ quyền này là thuộc về tính Nguyên Tắc trong tất cả mọi nỗ lực để hướng đến công lý và hòa bình.

Hầu hết những bất đồng giữa các ứng cử viên và đường hướng chánh trị của các Đảng phái không có liên hệ gì cả đến Nguyên Tắc cả, mà là liên hệ đến Chính Sách mới đúng.

Lấy ví dụ, nguyên tắc cơ bản chính là mọi người có quyền để bảo vệ cho sự an toàn của chính mạng sống và những sở hữu của riêng mình. Đó là lý do tại sao mà chúng ta phải tranh đấu chống lại tội ác. Chúng ta không hề thấy các ứng cử viên vận động tranh cử theo chiều hướng ngược lại của Nguyên Tắc đó, khi có một số người nói rằng "Đấu Tranh Tội Ác" (Fight Crime), còn những người khác thì lại tìm cách bảo vệ "Quyền của Tội Ác" (Right to Crime) cả.

Có một sự đồng thuận về mặt Nguyên Tắc, nhưng lại có sự bất đồng về các Chính Sách tốt nhất để triển khai Nguyên Tắc đó.

Một cử tri kết luận rằng ứng cử viên A có một chính sách tốt hơn về tội phạm so với đối thủ của ông/bà ta, trong khi đó cử tri khác thì lại kết luận điều ngược lại. Cả hai người cử tri này có thể bỏ phiếu theo đúng với Lương Tâm trong sáng của mình, miễn là Chính Sách triển khai của ứng cử viên mà họ bầu không phá vở đi Nguyên Tắc, vì suy cho cùng cả hai Chính Sách đều phù hợp với đạo đức và luân lý.

Thế nhưng khi một việc tranh cãi về Chính Sách bao gồm đến việc chất vấn là liệu mọi người dân có xứng đáng để được bảo vệ không ngay từ lúc đầu, thì Chính Sách chính là Nguyên Tắc.

Để cho phép việc phá thai được diễn ra, có nghĩa là cho phép việc giết chết đi một mạng sống của đứa trẻ ngay trong cung lòng của người mẹ, thì đó chính là cách phá bỏ đi Nguyên Tắc rằng mỗi mạng sống con người đều là bất khả xâm phạm và hết sức thiêng liêng, và đó cũng chính là việc từ chối đi Nguyên Tắc vốn cho rằng mạng sống xứng đạng được bảo vệ.

Nguyên Tắc cơ bản của đất nước Hoa Kỳ chúng ta chính là: "Tất cả mọi người được tạo ra một cách bình đẳng, rằng họ được Đấng Tạo Dựng phó ban cho những quyền không thể nào chối cãi hay đánh mất đi được, và trong những quyền đó chính là quyền được sống, sự tự do và việc đeo đuổi hạnh phúc --- Và để bảo đảm cho những quyền này, các chính phủ mới được hình thành nên từ trong cộng đoàn nhân loại" (Bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Hoa Kỳ).

Khi một Chính Sách bẻ gảy hay phá đổ đi Nguyên Tắc nền tảng quan trọng và chính yếu nhất của chính phủ, thì sự phá vở đó không còn là một sự bất đồng thuần tuý về mặt chánh trị nữa. Đó là lý do tại sao mà quan điểm và vị thế của một ứng cử viên về phá thai không chỉ thuần tuý chỉ là phá thai không thôi. Đó chính là kiểu hay thứ quyền hành mà chính phủ có. Đó suy cho cùng chính là việc ai mới là người có quyền cả thảy và trên hết, phải chăng Thiên Chúa hay chính phủ? Thì đó chính là vấn đề chánh trị nền tảng nhất mà những người cử tri Công Giáo không nên xem nhẹ.

Theo đúng Nguyên Tắc, các ứng cử viên ra tranh cử phải là những người cổ võ cho các Chính Sách nhằm làm thăng tiến lợi ích chung và phẩm giá của con người. Một ứng cử viên nào đó mạnh mẽ hay điên cuồng cổ súy cho những Chính Sách vốn vi phạm một cách trắng trợn đến những Nguyên Tắc nền tảng thì ứng cử viên đó không nên được bầu vào các vị trí công quyền.

Có một số cuộc tranh cãi chánh trị nổi cộm lên, vốn thực chất không chỉ thuần túy là sự bất đồng hay tranh cãi về mặt Chính Sách, mà là về mặt Nguyên Tắc, bao gồm những vấn đề sau:

1. Việc giết chết đi những con người nhỏ bé nhất bằng cách hủy diệt chúng để dùng cho cuộc nghiên cứu về tế bào thai gốc;

2. Việc giết chết đi các trẻ thơ đã được sinh ra phần nào đó (thông qua việc phá thai bán phần);

3. Việc giết chết đi những người tật nguyền, như trong vụ của Cô Terri Schiavo, chẳng hạn, và việc cổ võ cho vấn đề trợ tử và cái chết êm ái;

4. Việc chối bỏ đi quyền có liên quan đến sự tự do tôn giáo, khi các bác sĩ hay các thể chế chánh trị bạo quyền chống lại các giá trị có liên quan đến tính đạo đức và luân lý;

5. Việc chối bỏ đi quyền hay sự kết hiệp tự nhiên của hôn nhân giữa một người nam và một người nữ; và

6. Việc chối bỏ đi quyền tự cai trị. Sự chối bỏ này xảy ra khi các ứng cử viên xem các thẩm phán và các tòa án như là những người phán xử sau cùng hết của các Chính Sách công cộng, hơn là chính tất cả những người dân Mỹ.

Thì những ứng cử viên nào cổ võ cho những sai lầm kể trên phải là những ứng cử viên mà chúng ta cần phải loại bỏ để tránh làm ô uế lá phiếu mà Thiên Chúa đã trao cho chúng ta.

D. Hiểu Cho Rõ về sự Khác Biệt giữa việc Chọn Ma Quỷ hay Tội Lỗi (Choosing Evil) và việc Giới Hạn Hành Động của Ma Quỷ hay Tội Lỗi (Limiting Evil):

Trong trường hợp tất cả các ứng cử viên ra tranh cử đều ủng hộ cho việc Phá Thai, như cuộc bầu cử hiện đang diễn ra tại Canada, chẳng hạn...

Điều gì xảy ra nếu như tất cả các ứng cử viên đối kháng nhau đều ủng hộ cho sự Phá Thai?

Trước hết, chúng ta cần tránh việc chụp mũ hay bày tỏ sự ủng hộ của chúng ta cho bất kỳ ai trong số họ. Đừng gọi họ là gì cả. Rồi sau đó hãy tự hỏi chúng ta bằng một câu hỏi đơn giản như thế này: Ai trong số các ứng cử viên đó sẽ gây ra ít sự nguy hại hơn cho các trẻ em chưa được chào đời nếu như người đó được bầu?

Lấy ví dụ, ai trong tất cả các ứng cử viên đó ít ra là có thiện chí muốn ngăn cấm việc Phá Thai bán phần? Ai trong số các ứng cử viên đó sẳn lòng muốn đặt thêm chướng ngại vật cho việc được tự do Phá Thai và việc Phá Thai một cách dễ dàng? Liệu có ứng cử viên nào hổ trợ cho việc phải thông báo trước cho các bậc làm cha-mẹ, hay phải có sự đồng ý của các bậc làm cha-mẹ, hay phải đợi trong khoảng thời gian nào đó, trước khi việc Phá Thai được diễn ra không? Có ai trong số các ứng cử viên đó bày tỏ ý muốn ngăn cấm việc phá thai vào cuối chu kỳ mang thai không, hay ủng hộ cho các trugn tâm hổ trợ cho việc mang thai không? Có ai trong số các ứng cử viên đó hứa sẽ ban hành ra luật lệ nghiêm khắc hơn tại các lò phá thai không? Có ứng cử viên nào dám công khai ủng hộ cho việc đó không?

Dĩ nhiên, không có ứng cử viên nào nói rằng đó sẽ là mục tiêu tối hậu của Ông/Bà ta nếu được thắng cử cả. Thế nhưng, bằng việc hỏi những câu hỏi đó với mục đích là để xem ứng cử viên này khác với các ứng cử viên còn lại ở điểm nào. Bằng cách tự chất vấn chúng ta hay các ứng cử viên với những câu hỏi kể trên, chúng ta có thể giúp loại trừ những ai ma quỷ và tội lỗi hơn.

Đức cố Hồng Y John O'Connor, trong một cuốn sách đặc biệt nói về việc Phá Thai, Ngài đã có lần viết về vấn nạn này như sau:

"Giả sử tất cả các ứng cử viên đều ủng hộ cho 'quyền được phá thai'... Thì chúng ta có thể cố quyết định xem liệu vị thế của một ứng cử viên nào đó ít hổ trợ cho việc phá thai hơn là ứng cử viên kia. Còn những thứ khác thì ngang bằng với nhau, khi đó chúng ta bỏ phiếu cho ứng cử viên nào đó ít ủng hộ cho việc phá thai hơn. Còn nếu tất cả các ứng cử viên đều ủng hộ cho 'quyền được phá thai' ngang hàng nhau, thì chúng ta bỏ phiếu cho ứng cử viên nào trông có vẽ khá hơn trong những vấn đề khác."

Hoặc chúng ta có thể tự đề tên của chúng ta vào lá phiếu đó, nếu như có chổ trống cho phép chúng ta làm điều đó, hoặc có thể chúng ta từ chối cuộc bầu cử đó, hoặc nếu bầu thì bầu cho ứng cử viên nào ít gây tội lỗi và sự nguy hại hơn.

E. Sáu Vấn Đề Đạo Đức-Luân Lý Tối Quan Trọng Không Thể Nào Khoan Nhượng hay Bỏ Qua Được:

E1. Vấn Đề Phá Thai (Abortions):

+ Nói về vấn đề Phá Thai, Quý Vị có thể vào lại Mục Tìm Kiếm trên VietCatholic và gõ vào chữ "Abortion" sẽ truy cập lại rất nhiều bài viết của tác giả nói về chủ đề này kể từ năm 2004 mãi cho đến nay. Có thể nói, đầy là vấn đề hết sức nền tảng và quan trọng nhất của xã hội cũng như trong các giảng dạy tông truyền của Giáo Hội Công Giáo.

Trong văn kiện có liên quan đến Giá Trị và Tính Bất Khả Xâm Phạm của Sự Sống (Evangelium Vitae) ở Mục Số 73, Giáo Hội dạy cho chúng ta biết rằng, liên quan đến luật lệ cho phép các vụ Phá Thai được diễn ra nơi các xã hội tục trần, thì "việc không tuân thủ theo luật lệ này không bao giờ và chưa bao giờ là bất hợp pháp cả; và dĩ nhiên việc dự phần vào chiến dịch quảng bá để ủng hộ thứ luật này, hay việc bỏ phiếu cho luật này chính là thứ tội trọng, xứng đáng bị vạ tuyệt thông."

Phá thai chính là việc trực tiếp và có chủ ý giết chết đi một mạng sống trẻ thơ vô tội, và do thế hành động đó chính là một hành động giết người, lỗi phạm đến Điều Răn Thứ 6: Chớ Giết Người.

Trẻ thơ chưa được chào đời luôn là đứa trẻ thơ yếu thế và vô tội, và không có luật pháp nào cho phép việc cướp mất đi mạng sống của đứa trẻ thơ đó. Thậm chí ngay cả khi đứa trẻ được thụ thai là vì người mẹ bị hiếp dâm hay tội loạn luân, thì lỗi đó không thuộc về đứa trẻ, do đó, đứa trẻ không phải gánh chịu cái chết vì tội lỗi của những người khác.

+ Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo có đề cập tới việc Phá Thai ở các Mục 2271, và 2272 đối với những ai chủ động việc Phá Thai, thực hiện việc Phá Thai, hổ trợ cho việc Phá Thai, và giúp người khác có được cơ hội để thực hiện việc Phá Thai như sau:

Mục 2271: Kể từ thế kỷ đầu tiên, Giáo Hội khẳng định tội lỗi về luân lý đạo đức của mỗi vụ Phá Thai. Giảng dạy này không hề thay đổi và vẫn giữ nguyên vẹn. Việc Phá Thai trực tiếp, hay nói khác đi việc Phá Thai có chủ ý như là cách để kết thúc hay coi đó là một thứ phương tiện, đều sai trái một cách trầm trọng so với luật lệ về luân lý và đạo đức.

(Since the first century the Church has affirmed the moral evil of every procured abortion. This teaching has not changed and remains unchangeable. Direct abortion, that is to say, abortion willed either as an end or a means, is gravely contrary to the moral law).

Mục 2272: Việc chính thức hợp tác trong một vụ Phá Thai hình thành một sự xúc phạm nặng nề. Giáo Hội hành xử theo giáo luật bằng cách trừng phạt theo hình thức vạ tuyệt thông cho thứ tội lỗi chống lại mạng sống của con người này. "Một người thực hiện hay tìm kiếm việc Phá Thai tự mình bị vạ tuyệt thông ngay bằng chính việc xúc phạm này, chiếu theo các điều kiện quy định trong Bộ Giáo Luật. Giáo Hội, do đó, không có chủ ý giới hạn đi khía cạnh nhân đạo của hành động này. Mà đúng hơn, Giáo Hội quy định rất rõ về tính nghiêm trọng của việc gây ra thứ tội phạm này, một sự nguy hại không thể nào có thể đền bù được cho người vô tội đã bị giết chết đi, cũng như cho cha-mẹ và toàn thể xã hội".

(Formal cooperation in an abortion constitutes a grave offense. The Church attaches the canonical penalty of excommunication to this crime against human life. "A person who procures a completed abortion incurs excommunication latae sententiae," "by the very commission of the offense,"and subject to the conditions provided by Canon Law. The Church does not thereby intend to restrict the scope of mercy. Rather, she makes clear the gravity of the crime committed, the irreparable harm done to the innocent who is put to death, as well as to the parents and the whole of society).

+ Bộ Giáo Luật có đề cập tới việc Phá Thai ở Mục 1398 như sau:

Can. 1398: Một người tìm đến việc Phá Thai trọn vẹn tự động bị vạ tuyệt thông rồi.

(A person who procures a completed abortion incurs a latae sententiae excommunication).

+ Kinh Thánh có đề cập tới việc Phá Thai như sau:

Sáng Thế 1:26-31, 2:4-25: Hãy sinh sôi nảy nở thật nhiều, cho đầy mặt đất, và thống trị mặt đất.

Sáng Thế 4:1,17: Hai chữ "thụ thai" và "sinh ra" được lặp đi lặp lại nhiều lần.

Thư Giacôbê 3:9-10: Ta dùng lưỡi mà chúc tụng Chúa, ta cũng dùng lưỡi mà nguyền rủa những con người đã được làm ra theo hình ảnh Thiên Chúa như vậy thì không được

Tv 8:5-7: Chúa cho con người làm chủ công trình tay Chúa sáng tạo.

Rom 5:6-8: Thiên Chúa yêu thương chúng ta bằng chính cái chết của Ngài vậy mà chúng ta cũng vẫn còn xúc phạm đến Ngài.

Amốt 1:13: Vì chúng đã mổ bụng đàn bà có thai ở Ga-la-át để mở rộng bờ cõi.

Tv 127:3: Này con cái là hồng ân của Chúa, con mình sinh hạ là phần thưởng Chúa ban.

Tv 51:7: Lúc chào đời con đã vương lầm lỗi, đã mang tội khi mẹ mới hoài thai.

Tv 139:13, 15: Tạng phủ con, chính Ngài đã cấu tạo, dệt tấm hình hài trong dạ mẫu thân con.

Tv 22:10-11: Đưa con ra khỏi thai bào, vòng tay mẹ ẵm Chúa trao an toàn. Chào đời con được dâng cho Chúa, được Ngài là Chúa tự sơ sinh.

Tv 106:35, 37-38: Họ giết con mình cả trai lẫn gái, mà hiến quỷ tế thần. Họ đổ máu vô tội, máu con trai con gái của mình, họ đã dơ bẩn vì những hành vi đó.

Tv 72: 7, 12: Người giải thoát bần dân kêu khổ, và kẻ khốn cùng không chỗ tựa nương.

Lc 1:41, 18:15: Đứa con trong bụng nhảy lên, và bà được đầy tràn Thánh Thần

Thư Galát 1:15: Thiên Chúa đã dành riêng tôi ngay từ khi tôi còn trong lòng mẹ, và đã gọi tôi nhờ ân sủng của Người.

Thư Galát 3:28: Không còn chuyện phân biệt Do thái hay Hy-lạp, nô lệ hay tự do, đàn ông hay đàn bà; nhưng tất cả anh em chỉ là một trong Đức Kitô.

Xuất Hành 20:13: Ngươi không được giết người.

Đệ Nhị Luật 5:17: Ngươi không được giết người.

Mt 19:13-15: Cứ để trẻ em đến với Thầy, đừng ngăn cấm chúng, vì Nước Trời là của những ai giống như chúng.

Mt 19:18: Ngươi không được giết người.

Các Vua II 17:17-18: Họ đã làm lễ thiêu con trai con gái họ.... để làm điều dữ trái mắt Đức Chúa, để trêu giận Người.

1 Cor 1:30: Chính nhờ Thiên Chúa mà anh em được hiện hữu trong Đức Kitô Giêsu.

Eph 2:4-5: Dầu chúng ta đã chết vì sa ngã, Người cũng đã cho chúng ta được cùng sống với Đức Kitô.

Lc 10:37: Chính là kẻ đã thực thi lòng thương xót đối với người ấy.

Lc 10:25-37: Yêu mến người thân cận như chính mình.

Lc 16:19-31: Con ơi, hãy nhớ lại: suốt đời con, con đã nhận phần phước của con rồi.

Mt 7:12: Vậy tất cả những gì anh em muốn người ta làm cho mình, thì chính anh em cũng hãy làm cho người ta, vì Luật Môsê và lời các ngôn sứ là thế đó

Gn 10:10: Phần tôi, tôi đến để cho chiên được sống và sống dồi dào.

Gn 15:17: Điều Thầy truyền dạy anh em là hãy yêu thương nhau.

Isaia 1:13-17: Hãy tập làm điều thiện, tìm kiếm lẽ công bình, sửa phạt người áp bức, xử công minh cho cô nhi, biện hộ cho quả phụ.

Mc 2:16-17: Tôi không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi.

Thư Gn I 3:11-12: Chúng ta đừng bắt chước Cain: nó là người của Ác thần, nên đã giết em mình.

E2. Về Việc Ngừa Thai (Contraception):

+ Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo có đề cập tới việc Ngừa Thai ở các Mục 2370 và 2399 có liên quan đến việc yêu mến người vợ, việc biết mở rộng để đón nhận sự sống như sau:

Mục 2370: Việc tiết dục định kỳ, có nghĩa là việc dùng đến các phương pháp chỉnh đốn việc sinh sản dựa trên việc tự quan sát và việc dùng đến các thời gian kinh nguyệt vô sinh, thì phù hợp với tiêu chuẩn khách quan của đạo đức luân lý. Những phương pháp này tôn trọng thân thể của cặp vợ-chồng, khuyến khích sự dịu dàng nơi nhau, và việc giáo dục về một sự tự do đích thực. Trái lại, "bất cứ hành động nào, cho dẫu đang trong trạng thái phòng ngừa bởi hành động quan hệ vợ-chồng, hay đang trong sự phát triển của các trình tự tự nhiên, vốn nhắm đến việc cản trở sự sinh sản," thì cơ bản đã là tội lỗi rồi.

Do đó, thông qua việc Ngừa Thai, ngôn ngữ bẩm sinh vốn diễn tả đến việc vợ và chồng tự hiến dâng cho nhau, trở nên dư thừa đi, bởi một thứ ngôn ngữ mâu thuẫn khách quan, đó là, việc không tự hiến dâng trọn vẹn chính mình cho người kia. Việc này không chỉ dẫn đến một sự chối từ rõ ràng đến việc đón nhận sự sống, mà đó còn là một sự thật ngụy tạo của hành động quan hệ vợ-chồng, vốn được gọi kêu để hiến dâng trọn cho nhau... Sự khác biệt, xét về mặt nhân loại học và luân lý đạo đức học, giữa việc Ngừa Thai và việc quay trở lại theo đúng nhịp điệu của chu kỳ.... bao gồm trong cách phân tích cuối cùng của hai khái niệm rất bất xứng nhau thuộc về con người, và hoạt động tình dục con người.

(Periodic continence, that is, the methods of birth regulation based on self-observation and the use of infertile periods, is in conformity with the objective criteria of morality. These methods respect the bodies of the spouses, encourage tenderness between them, and favor the education of an authentic freedom. In contrast, "every action which, whether in anticipation of the conjugal act, or in its accomplishment, or in the development of its natural consequences, proposes, whether as an end or as a means, to render procreation impossible" is intrinsically evil. Thus the innate language that expresses the total reciprocal self-giving of husband and wife is overlaid, through contraception, by an objectively contradictory language, namely, that of not giving oneself totally to the other. This leads not only to a positive refusal to be open to life but also to a falsification of the inner truth of conjugal love, which is called upon to give itself in personal totality.... The difference, both anthropological and moral, between contraception and recourse to the rhythm of the cycle... involves in the final analysis two irreconcilable concepts of the human person and of human sexuality).

Mục 2399: Việc quy định sinh sản tượng trưng cho những khía cạnh có liên quan đến trách nhiệm của việc làm cha, và làm mẹ. Những lý do thích đáng về phần của cặp vợ-chồng không đủ để lý giải cho việc nhờ đến thứ phương tiện không thể nào chấp nhận được về mặt luân lý đạo đức (chẳng hạn như việc triệt sản hay việc Ngừa Thai).

(The regulation of births represents one of the aspects of responsible fatherhood and motherhood. Legitimate intentions on the part of the spouses do not justify recourse to morally unacceptable means (for example, direct sterilization or contraception)).

+ Tông Thư Humanae Vitate của Đức Cố Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục nói về Quy Định của Việc Sinh Đẻ (On the Regulation of Birth) ở Mục Số 14 và 16; và Tông Huấn Familiaris Consortio của Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị nói về Vai Trò của Gia Đình Kitô Giáo trong Thế Giới Tân Tiến (On The Role of Chrisitian Family in the Modern World) ở Mục Số 32 có đề cập đến chuyện Ngừa Thai như sau:

Mục 14: Lời nói của chúng ta được dựa trên những Nguyên Tắc đầu tiên của một con người và học thuyết Kitô Giáo về hôn nhân khu chúng ta một lần nữa bị ràng buộc để tuyên bố rằng việc trực tiếp gián đoạn đến tiến trình sinh sản vốn đã được bắt đầu rồi, hay trên tất cả chính là mọi hình thức Phá Thai trực tiếp thậm chí là vì những mục đích chữa bệnh, chính là những phương cách bất hợp pháp, để quyết định số con. Giảng dạy của Giáo Hội trong rất nhiều trường hợp, liên tục lên án những hành động tương tự với việc Ngừa Thai như việc triệt sản, cho dẫu nơi đàn ông hay đàn bà, cho dẫu vĩnh viễn hay tạm thời.

(We base Our words on the first principles of a human and Christian doctrine of marriage when We are obliged once more to declare that the direct interruption of the generative process already begun and, above all, all direct abortion, even for therapeutic reasons, are to be absolutely excluded as lawful means of regulating the number of children. Equally to be condemned, as the magisterium of the Church has affirmed on many occasions, is direct sterilization, whether of the man or of the woman, whether permanent or temporary).

Mục 16: Cả Giáo Hội lẫn học thuyết của Giáo Hội luôn luôn lúc nào cũng xem việc cặp vợ-chồng tận dụng đến chu kỳ vô sinh là hợp pháp, thế nhưng hoàn toàn lên án, và lúc nào cũng vậy, việc dùng đến các phương tiện bất hợp pháp nào đó nhằm trực tiếp cản trở đến việc Mang Thai, thậm chí khi những lý do bào chữa cho cách thực hiện này trông có vẽ là nghiêm túc và đúng đắn).

(Neither the Church nor her doctrine is inconsistent when she considers it lawful for married people to take advantage of the infertile period but completely condemns as always unlawful the use of means which directly prevent conception, even when the reasons given for the later practice may appear to be upright and serious).

Mục 32: Khi các cặp vợ-chồng, dùng đến các phương tiện để Ngừa Thai, thì họ đã làm tách rời đi hai ý nghĩa mà Thiên Chúa - Đấng Tạo Dựng đã ghi khắc nơi người nam và người nữ, và trong chiều kích hiệp thông về dục tính, họ hành động trong tư cách là những "người phán xử" kế hoạch của Thiên Chúa và họ "bóp méo" và thoái hóa đi bản năng dục tính của con người, bằng việc làm đổi thay đi giá trị của việc tự cống hiến "hết mình" cho nhau.

(When couples, by means of recourse to contraception, separate these two meanings that God the Creator has inscribed in the being of man and woman and in the dynamism of their sexual communion, they act as "arbiters" of the divine plan and they "manipulate" and degrade human sexuality-and with it themselves and their married partner-by altering its value of "total" self-giving).

+ Kinh Thánh có đề cập tới việc Ngừa Thai như sau:

Sáng Thế 1:27-28 (St 9:1, 35:11): Hãy sinh sôi nảy nở thật nhiều.

Tv 127:3-5: Con cái là hồng ân của Chúa, con mình sinh hạ là phần thưởng Chúa ban.

Sử Biên Niên I 25:5: Thiên Chúa ban cho mười bốn người con trai và ba người con gái để ca hát trong Nhà Đức Chúa.

Sử Biên Niên I: 26:4-5: Thiên Chúa đã giáng phúc cho Ông Ôvết Êđôm với 8 người con.

Hôsê 9:10-17: Dân Israen bị trừng phạt không được sinh nỡ.

Xuất Hành 23:25-26: Được Chúa chúc phú và sẽ đẩy bệnh tật xa ngươi, trong xứ của ngươi, sẽ không có phụ nữ sẩy thai hay son sẻ.

Đệ Nhị Luật 25:5-10: Luật về anh-em chồng.

Lv 20:13: Khi người đàn ông nào nằm với một người đàn ông như nằm với đàn bà, thì cả hai đã làm điều ghê tởm; chúng phải bị xử tử.

Lv 20:15: Khi người đàn ông nào giao hợp với con vật, thì phải bị xử tử.

Lv 20:16: Khi người đàn bà nào đến gần bất cứ con vật nào để giao cấu với nó, thì (các) ngươi phải giết người đàn bà và con vật; chúng phải bị xử tử.

Lv 21:17-20: Bất cứ người đàn ông nào trong dòng dõi tư tế Aharon có tật, thì không được đến gần để tiến dâng các lễ hoả tế lên Đức Chúa.

Đệ Nhị Luật 23:2: Ai bị giập tinh hoàn hay bị cắt dương vật sẽ không được vào đại hội của Đức Chúa.

Đệ Nhị Luật 25:11-12: Khi hai người đàn ông đánh nhau, mà vợ của một trong hai người lại gần để cứu chồng khỏi tay địch thủ và đưa tay nắm lấy chỗ kín của người này, thì anh (em) phải chặt tay người đàn bà ấy.

Rom 1:25-27: Chức năng tự nhiên của người phụ nữ là sinh con.

Thư Timôthê I 2:11-15: Đàn bà được cứu rỗi qua việc sinh con cái.

TĐCV 5:1-11: Khanania và Xaphira bị giết chế vì rút mất đi phần quà tặng.

Thư Galát 6:7: Thiên Chúa không để cho người ta nhạo báng đâu! Thật vậy, ai gieo giống nào thì sẽ gặt giống ấy.

Mt 21:19, Mc 11:14: Thiên Chúa nguyền rủa cây vả không kết trái.

Thư Galát 5:20, Khải Huyền 9:21, 21:8: Thuốc độc, ma thuật làm cho sẩy thai.

1 Cor 6:19-20: Cơ thể chính là đền thờ của Chúa Thánh Thần, dùng thân thể mà vinh danh Thiên Chúa.

E3. Việc Trợ Tử / Cái Chết Êm Ái / Cái Chết Nhẹ Nhàng / Cái Chết Dịu Ngọt / An Tử / Quyền Được Chết (Euthanasia / Assisted Suicide / Right-to-Die / Mercy Killing):

+ Cái Chết Êm Ái cũng chính là một dạng của việc giết người, và do đó lỗi phạm đến Điều Răn Thứ 6: Chớ Giết Người. Không ai có quyền tự kết liễu mạng sống của mình, và không ai có quyền để cướp lấy mạng sống của một người vô tội cả.

Trong văn kiện có liên quan đến Giá Trị và Tính Bất Khả Xâm Phạm của Sự Sống (Evangelium Vitae) ở Mục Số 73, Giáo Hội dạy cho chúng ta biết rằng:

Trong Cái Chết Êm Ái, người bệnh hoạn hay người già cả bị giết chết đi, bằng hành động hay do sự sơ xuất, vốn được thực hiện một cách nhẫn tâm hay bằng một não trạng không hề biết động lòng trắc ẩn một chút nào cả, thế nhung người có lòng trắc ẩn thật sự không thể nào có chủ ý hành động một điều hết sức tội lỗi, đối với người khác cả.

+ Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo có đề cập tới việc Trợ Tử/Cái Chết Êm Ái ở các Mục 2276, 2277, 2278 và 2779 như sau:

Mục 2276: Những ai mà mạng sống của họ bị suy yếu hay giảm dần đi xứng đáng được tôn trọng đặc biệt. Những người bệnh hay tàn phế nên được giúp đỡ để sống như cuộc sống bình thường chừng nào tốt chừng đó.

(Those whose lives are diminished or weakened deserve special respect. Sick or handicapped persons should be helped to lead lives as normal as possible).

Mục 2277: Cho dẫu bất cứ động lực hay phương tiện nào đi chăng nữa, việc trực tiếp ủng hộ Cái Chết Êm Ái bằng cách kết liễu mạng sống của những người tàn phế, tật bệnh, hay những người sắp vào giờ lâm tử, thì không thể nào có thể chấp nhận được về mặt luân lý đạo đức. Do thế, một hành động hay một sự sơ xuất, vốn tự nó hay có chủ ý, gây ra cái chết để loại bỏ đi sự đau khổ khi phải chụi đựng, chính là một thứ tội giết người, trầm trọng đi ngược lại với phẩm giá của con người, và đến việc tôn trọng Thiên Chúa hằng sống, Đấng Tạo Dựng của người đó. Lỗi phán xét cho dẫu người đó có thể cho là mình hành động đúng, không làm thay đổi đi bản chất của hành động giết người này, vốn phải luôn được cấm đoán và loại bỏ.

(Whatever its motives and means, direct euthanasia consists in putting an end to the lives of handicapped, sick, or dying persons. It is morally unacceptable. Thus an act or omission which, of itself or by intention, causes death in order to eliminate suffering constitutes a murder gravely contrary to the dignity of the human person and to the respect due to the living God, his Creator. The error of judgment into which one can fall in good faith does not change the nature of this murderous act, which must always be forbidden and excluded).

Mục 2278: Việc làm gián đoạn các thủ tục y học vốn cho là gánh nặng, nguy hiểm, lạ thường, hay không xứng đáng liên quan đến sự mong đợi nào đó có thể là hợp lệ, miễn đó là hình thức chối từ cách chữa trị không mấy gì hy vọng lắm. Ở đây người đó không có ý gây ra sự chết; hay việc người đó không đủ khả năng để cản trở, thì thuần túy chấp nhận được. Các quyết định nên để bệnh nhân tự đưa ra nếu như bệnh nhân đó có thể hay có khả năng, còn nếu không thì dành cho những ai hợp lệ hành động thay thế cho bệnh nhân, với những lý lẽ và sở thích hợp lệ phải luôn được tôn trọng.

(Discontinuing medical procedures that are burdensome, dangerous, extraordinary, or disproportionate to the expected outcome can be legitimate; it is the refusal of "over-zealous" treatment. Here one does not will to cause death; one's inability to impede it is merely accepted. The decisions should be made by the patient if he is competent and able or, if not, by those legally entitled to act for the patient, whose reasonable will and legitimate interests must always be respected).

Mục 2279: Thậm chí ngay cả khi cái chết được cho là quá rõ ràng, thì việc chăm sóc bình thường cho một người bệnh không được phép bị gián đoạn đi. Việc dùng đến các thuốc giảm đau để loại bỏ đi sự chịu đựng của người đang sắp chết, thậm chí có thể thu ngắn lại việc sống còn của bệnh nhân, đều hài hòa với phẩm giá con người về mặt luân lý đạo đức nếu như cái chết đó không phải là chủ ý hay được xem là hình thức hay phương tiện kết liễu. Thế nhưng chỉ có cách chăm sóc vốn được tiên liệu và khoan dung như cách làm giảm đau rõ ràng mới chính là một dạng đặc biệt của hình thức từ bỏ đi lòng bác ái. Thì cách như vậy nên được khuyến khích.

(Even if death is thought imminent, the ordinary care owed to a sick person cannot be legitimately interrupted. The use of painkillers to alleviate the sufferings of the dying, even at the risk of shortening their days, can be morally in conformity with human dignity if death is not willed as either an end or a means, but only foreseen and tolerated as inevitable Palliative care is a special form of disinterested charity. As such it should be encouraged).

+ Tuyên Cáo của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin về việc Trợ Tử/Cái Chết Êm Ái (Declaration On Euthanasia) có nội dung tóm tắt như sau:

Không thể nào xem việc giết người là êm ái, nhân từ hay dịu ngọt cả, mà đó chính là sự hoán chuyển sai lạc của lòng trắc ẩn và nhân từ.

Liệu sự chịu đựng của Chúa Kitô cũng là vô nghĩa sao? Chẳng phải chúng ta nói rằng: "Chúng con tôn kính Chúa, ôi hỡi Chúa Kitô, và chúng con cảm tạ Ngài, vì bằng sự Hy Sinh của Ngài trên Thập Giá, Ngài đã cứu rỗi thế giới?" sao?

Chẳng lẽ, Chúa Giêsu không khuyên bảo các môn đệ của Ngài là "hãy vác Thập Giá" và theo Ngài sao?

Việc giết người một cách êm ái, trong xã hội trần tục, suy cho cùng chính là một hình thức của lạc giáo, vì trong Công Giáo không có thứ giảng dạy đó. Thiên Chúa tạo dựng con người giống với hình ảnh của Ngài, và mạng sống của con người chính là một hồng ân, hay một món quà của Thiên Chúa, mãi cho lúc chết đi một cách tự nhiên, và chúng ta - nhất là những người hoạt động trong lãnh vực y học đừng quên lời nhắn nhủ sau:

"Ta bảo thật các ngươi: mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy" (Máthêu 25: 40).

Vì suy cho cùng, chúng ta không phải là những chủ tể tối cao và tuyệt đối về cả sự chết lẫn sự sống, mà ch1ung ta chỉ là những người giám quản thay (stewards) thay cho Thiên Chúa và sự sống và cả sự chết mà thôi.

E4. Hôn Nhân Đồng Tính / Đồng Tính Luyến Ái / Đồng Dục / Luyến Dục / Luyến Tính (Homosexual / Gays/ Lesbians):

+ Hôn Nhân đúng nghĩa và thật sự chính là sự hiệp kết giữa một người nam và một người nữ Việc nhìn nhận hợp pháp bất kỳ sự hiệp kết nào khác so với hôn nhân truyền thống chính là việc xem thường và làm thoái hóa đi ý nghĩa đúng đắn nhất của Hôn Nhân, và của gia đình, vì lẽ Hôn Nhân và gia đình truyền thống và đúng đắn chính là nền tảng hay tế bào chính của cả xã hội nhân loại.

Việc hợp pháp nhìn nhận Hôn Nhân Đồng Tính chỉ thật sự khiến cho những người đồng tính cảm thấy bị phản đối thêm mà thôi, vì họ cố đi tìm những gì ngược lại với luân lý đạo đức truyền thống đã được định sẳn.

Việc Hợp Pháp Nhìn Nhận Hôn Nhân Đồng Tính hay việc Hợp Pháp Hóa Quan Hệ Hôn Nhân Đồng Tính thì Hoàn Toàn Bất Tương Xứng với Đạo Kitô Giáo bởi vì nó:

(1) Làm phân rẽ ra các quan điểm về hiện thực và trật tự tự nhiên của Đấng Tạo Hóa;

(2) Dẫn đến các khái niệm khác nhau về Hôn Nhân, Gia Đình và Xã Hội;

(3) Biến xã hội nơi mà con người đang sống trên hành tinh này trở thành những kiểu xã hội duy tâm và thật sự mất đi sự tự do đúng nghĩa. Về điểm này, chúng ta có thể xem lại lịch sử, vì lịch sử chính là thấy dạy vĩ đại của chúng ta. Trong thế kỷ thứ 20, chế độ Phát xít Đức và chế độ Cộng Sản đã chứng tỏ cho thế giới thấy rõ rằng, khi xã hội mất đi các nền tảng cố định vào trật tự của tự nhiên và tự cho nó những thứ không thể tưởng, thì kết quả không mấy tránh khỏi đó là sự độc đoán, chuyên quyền, chuyên chính hay độc tài. Sự độc tài này có thể diễn ra dưới nhiều hình dạng và cách thực hành khác nhau ở các hành lanng chính phủ, đến các trụ sở của các đảng phái, các văn phòng lập pháp và tư pháp, đến các tổ chức truyền thông;

(4) Chính là một sự đe dọa đến tôn giáo và sự tự do. Ngay sau khi Tòa Án Tối Cao California hợp pháp hóa "Hôn Nhân Đồng Tính," Giáo sư David R. Carlin quan sát rằng:

"Hệ thống đạo đức luân lý Kitô Giáo không phải là một phần nhỏ trong Đạo Kitô Giáo nữa, so với trái tim hay các lá phổi như là những phần nhỏ trong thân thể con người. Và để lật đổ hệ thống đạo đức luân lý Kitô Giáo, bạn sẽ phải tự mình lật đổ đi chính Đạo Kitô Giáo. Chính vì thế, những ai cố tình đẩy mạnh cho việc hợp pháp hóa Hôn Nhân Đồng Tính, bở tự thân điều đó cũng chính là việc đẩy mạnh việc loại bỏ đi cả Đạo Kitô Giáo rồi."

Chúng ta không nên tự lừa dối chính chúng ta nữa. Trong những thập niên vừa qua, nước Mỹ đã chứng kiến một làn sóng các luật lệ, các đạo luật, các quy định, và những quyết định thuộc về Tòa Án vốn một mặt ủng hộ cho Hôn Nhân Đồng Tính, mặc kia chính là làm cản trở, đẩy qua một bên, hay làm khống chế hoặc trừng phạt đi những ai chống lại chúng bằng những lý luận chính đáng của đức tin và Lương Tâm Kitô Giáo đúng đắn.

(5) Tạo ra một vấn nạn hết sức kinh khủng của Lương Tâm. Vì cuộc cách mạng Đồng Tính Luyến Ái tự bản chất của nó chính là chiến dịch chống lại Kitô Giáp, từ đó tạo ra một vấn nạn hết sức kinh khủng của Lương Tâm nơi bất kỳ ai kháng cự lại nó: liệu chúng ta có nên theo đúng Lương Tâm của chúng ta không? Liệu chúng ta có nên từ bỏ Lương Tâm của chúng ta để ủng hộ nó không?

(6) Chối từ đi sự mạc khải của Thiên Chúa. Khi một người Công Giáo chối từ đi sự thật về các vấn đề có liên quan đến luân lý đạo đức vốn cũng chính là sự Mạc Khải của Thiên Chúa có trong hệ thống về luân lý đạo đức Kitô Giáo, thì có nghĩa là người đó chối từ đi Quyền Bính Tuyệt Đối của Thiên Chúa, Đấng đảm bảo cho sự thật và toàn thể nền tảng siêu nhiên của Đức Tin.

(7) Làm suy yếu đi nền tảng đạo đức luân lý của cá nhân, và của cả cộng đồng;

(8) Xem nhẹ đi Hôn Nhân truyền thống và gia đình;

(9) Phỉ báng hay coi thường đi quan hệ của tình yêu hôn nhân vợ-chồng.

+ Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo có đề cập tới việc Đồng Tính Luyến Ái ở các Mục 2357, 2358, và 2359 như sau:

Mục 2357: Đồng Tính Luyến Ái ám chỉ đến các mối quan hệ giữa những người nam, hay giữa những người nữ với nhau, những người cảm thấy bị cuốn hút về mặt dục tính với những người đồng phái với mình. Việc này xảy ra dưới rất nhiều hình thức đa dạng khác nhau thông qua các thế kỷ và các nền văn hóa. Nguồn gốc tâm lý của nó phần lớn vẫn còn chưa thể nào giải thích được. Bằng chính việc dựa trên Thánh Kinh, vốn xem những hành động tình dục đồng giới chính là những hành động đồi bại hết sức trầm trọng, truyền thống luôn tuyên bố rằng "những hành động tính dục đồng giới tự bản chất của chúng đã là hỗn loạn rồi." Chúng trái ngược lại với luật lệ tự nhiên. Chúng làm mất đi ý nghĩa về hồng ân của sự sống qua hành động dục tính. Chúng không theo tiến trình của một sự âu yếm thuần tuý nguyên thủy và việc hổ trợ nhau về mặt tính dục. Chúng không được chấp nhận dẫu dưới bất kỳ hình thức nào đi chăng nữa.

(Homosexuality refers to relations between men or between women who experience an exclusive or predominant sexual attraction toward persons of the same sex. It has taken a great variety of forms through the centuries and in different cultures. Its psychological genesis remains largely unexplained. Basing itself on Sacred Scripture, which presents homosexual acts as acts of grave depravity, tradition has always declared that "homosexual acts are intrinsically disordered." They are contrary to the natural law. They close the sexual act to the gift of life. They do not proceed from a genuine affective and sexual complementarity. Under no circumstances can they be approved).

Mục 2358: Con số những người nam và những người nữ bị cuốn hút sâu vào khuynh hướng đồng dục lẫn nhau không nên được coi thường. Sự thụt lùi này, vốn rất hỗn loạn về mặt khách quan, xứng đáng để cho họ có một lần thử thách. Họ cần phải được chấp nhận với sự tôn trọng, lòng trắc ẩn, và sự nhạy cảm. Bất kỳ dấu hiệu kỳ thị bất công nào liên quan đến điều này phải nên được tránh đi. Những người này được kêu gọi để chu toàn ý chỉ của Thiên Chúa trong cuộc sống của họ, nếu như họ là những người Kitô Giáo, để hiệp kết tất cả những khó khăn mà họ gặp phải từ hiện trạng của họ vào sự hy tế của Thiên Chúa trên Thập Giá.

(The number of men and women who have deep-seated homosexual tendencies is not negligible. This inclination, which is objectively disordered, constitutes for most of them a trial. They must be accepted with respect, compassion, and sensitivity. Every sign of unjust discrimination in their regard should be avoided. These persons are called to fulfill God's will in their lives and, if they are Christians, to unite to the sacrifice of the Lord's Cross the difficulties they may encounter from their condition).

Mục 2359: Những Người Đồng Tính Luyến Ái được kêu gọi để giữa đời sống trong trắng. Bằng chính những đức tín biết tự làm chủ dạy cho họ biết về sự tự do của nội tâm, vào lúc mà họ không nhận được sự hổ trợ của bạn bè, và bằng lời cầu nguyện và ơn huệ của phép bí tích, họ có thể và dần dà, cũng như quyết tâm tiến tới một sự thiện hảo Kitô Giáo.

(Homosexual persons are called to chastity. By the virtues of self-mastery that teach them inner freedom, at times by the support of disinterested friendship, by prayer and sacramental grace, they can and should gradually and resolutely approach Christian perfection).

+ Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin có cho xuất ra một văn kiện có nhan đề "Những Xem Xét liên quan đến Những Đề Nghị để Đưa Ra Sự Nhìn Nhận Hợp Pháp về sự Hiệp Kết giữa những Người Đồng Tính Luyến Ái Với Nhau," ở Mục Số 10 có viết rằng:

"Khi luật pháp ủng hộ việc nhìn nhận những mối quan hệ đồng tính lần đầu tiên được đề nghị ra trước quốc hội, thì những nhà lập pháp Công Giáo phải có trách nhiệm về mặt luân lý đạo đức bằng việc bày tỏ sự phản đối của mình một cách rõ ràng và công khai, cũng như phải bỏ phiếu chống lại luật lệ đó. Nếu bỏ phiếu ủng hộ cho thứ luật làm nguy hại đến hôn nhân truyền thống và lợi ích chung, thì đúng là hình thức phạm tội trọng về mặt đạo đức luân lý."

Trong Thông Điệp Veritatis Splendor (Hào Quang Của Sự Thật), trong Mục Số 81, Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị đã khẳng định rằng:

"Trong việc giảng dạy đến sự tồn tại của những thứ tội lỗi bởi tự chính bản chất của nó, Giáo Hội chấp nhận việc giảng dạy của Thánh Kinh. Thánh Tông Đồ Phaolô đã mạnh mẽ tuyên bố rằng: 'Nào anh em chẳng biết rằng những kẻ bất chính sẽ không được Nước Thiên Chúa làm cơ nghiệp sao? Anh em đừng lầm. Những kẻ dâm đãng, thờ ngẫu tượng, ngoại tình, truỵ lạc, kê gian, những kẻ trộm cướp, tham lam, say sưa rượu chè, quen chửi bới, sẽ không được Nước Thiên Chúa làm cơ nghiệp'".

+ Kinh Thánh có đề cập tới việc Đồng Tính Luyến Ái như sau:

Sáng Thế 1:27: Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh Thiên Chúa, Thiên Chúa sáng tạo con người có nam có nữ.

Sáng Thế 2:21-24: Người đàn ông lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, và cả hai thành một xương một thịt.

Sáng Thế 18:19: Tội nguyên tổ làm hư hỏng tội lỗi của Sodom, từ đó khiến Ông bị hủy diệt.

Lv 18:22: Ngươi không được nằm với đàn ông như nằm với đàn bà: đó là điều ghê tởm.

Lv 20:13: Khi người đàn ông nào nằm với một người đàn ông như nằm với đàn bà, thì cả hai đã làm điều ghê tởm; chúng phải bị xử tử.

Rom 1:27: Đàn ông bậy bạ với đàn ông. Như vậy là chuốc vào thân hình phạt xứng với sự lầm lạc của mình.

1 Cor 6:9: Những kẻ dâm đãng đồng tính sẽ không thừa hưởng được vương quốc của Thiên Chúa.

Thư Timôthê I 1:9-10: Những ai tham gia vào các hành động trụy lạc như vậy thì là những kẻ có tội.

Sáng Thế Ký 1:28: Thiên Chúa ban phúc lành cho họ, và Thiên Chúa phán với họ: "Hãy sinh sôi nảy nở thật nhiều, cho đầy mặt đất, và thống trị mặt đất. Hãy làm bá chủ cá biển, chim trời, và mọi giống vật bò trên mặt đất."

Máccô 10:6-9: Còn lúc khởi đầu công trình tạo dựng, Thiên Chúa đã làm nên con người có nam có nữ; vì thế, người đàn ông sẽ lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, và cả hai sẽ thành một xương một thịt. Như vậy, họ không còn là hai, nhưng chỉ là một xương một thịt. Vậy, "sự gì Thiên Chúa đã phối hợp, loài người không được phân ly."

E5. Việc Nghiên Cứu Tế Bào Gốc / Tế Bào Phôi Thai (Embryonic Stem Cell Research):


+ Phôi Thai Người chính là những con người thật sự, do đó không thể nào xúc phạm được. Những tiến bộ mới đây của khoa học cho thấy rằng việc chữa trị y học mà các nhà nghiên cứu hy vọng để phát triển ra từ việc thí nghiệm trên các Tế Bào Gốc có thể được phát triển bởi việc dùng đến các tế bào gốc của người lớn để thay thế, và việc làm này không có xúc phạm đến những giảng dạy về đạo đức và luân lý của Giáo Hội, vì nó hoàn toàn tránh né đi việc hủy diệt một cách vô tội vạ các Phôi Thai Người.

+ Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo có đề cập tới Việc Nghiên Cứu Tế Bào Phôi Thai ở Mục 2274 như sau:

Mục 2274: Vì nó phải được xem từ trong lúc thụ thai như là một con người, do đó Phôi Thai cần phải được bảo vệ một cách nguyên vẹn, cần phải được chăm sóc, và chữa lành, tốt chừng nào hay chừng nấy, giống như bất kỳ một sinh linh nào khác.

(Since it must be treated from conception as a person, the embryo must be defended in its integrity, cared for, and healed, as far as possible, like any other human being).

+ Chỉ Thị Donum Vitae (The Gift of Life) của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin có liên quan đến Món Quà/Hồng Ân của Sự Sống ở Mục Giới Thiệu 1 có đề cập về chuyện này như sau:

Con người phải được tôn trọng và xem như là một con người kể từ lúc thụ thai, và do đó, cũng chính từ giây phút đó, những quyền của nó trong tư cách là một con người phải được nhìn nhân..... Từ lúc thụ thai, mạng sống của mỗi con người phải được tôn trọng theo một cách tuyệt đối.....

(Human being is to be respected and treated as a person from the moment of conception and therefore from that same moment his rights as a person must be recognized.... From the moment of conception, the life of every human being is to be respected in an absolute way... )

+ Trong Tông Thư Evangelium Vitae của Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Lục về Giá Trị và Tính Bất Khả Xâm Phạm đối với Sự Sống Con Người (On the Value and Inviolability of Human Life) hay Phúc Âm Của Sự Sống (The Gospel of Life) có đoạn viết như sau:

Các Phôi Thai người nhận được trong ống nghiệm chính là những con người, và do đó hưởng đầy đủ mọi quyền lợi; phẩm giá và quyền được sống phải được tôn trọng kể từ lúc đầu hiện diện. Thật là vô đạo đức luân lý để sản xuất ra các Phôi Thai vốn định tiền để khai thác như là một sự hủy bỏ các chất liệu về mặt sinh học vậy.

(Human embryos obtained in vitro are human beings and are subjects with rights; their dignity and right to life must be respected from the first moment of their existence. It is immoral to produce human embryos destined to be exploited as disposable 'biological material').

Hội Đồng Giáo Hoàng đặc trách về Gia Đình, trong Hiến Chương về Các Quyền của Gia Đình (Charter of the Righs of the Family), ở Mục Số 4b có đề cập như sau:

"Việc tôn trọng phẩm giá của con người loại bỏ tất cả việc vận động cho công cuộc thí nghiệm hay khai thác Phôi Thai Người."

+ Kinh Thánh có đề cập tới việc Giết Chết Tế Bào Sự Sống như sau:

Sáng Thế Ký 4:8: Cain xông đến giết Aben, em mình.

Sách Khôn Ngoan 1:13-14; 2:23-24: Thiên Chúa không làm ra cái chết, chẳng vui gì khi sinh mạng tiêu vong. Vì Người đã sáng tạo muôn loài cho chúng hiện hữu, mọi loài thọ tạo trên thế giới đều hữu ích cho sinh linh, chẳng loài nào mang độc chất huỷ hoại. Âm phủ không thống trị địa cầu.... Quả thế, Thiên Chúa đã sáng tạo con người cho họ được trường tồn bất diệt. Họ được Người dựng nên làm hình ảnh của bản tính Người. Nhưng chính vì quỷ dữ ganh tị mà cái chết đã xâm nhập thế gian. Những ai về phe nó đều phải nếm mùi cái chết.

Thư I Gioan 3:11-12: Quả thế, đây là lời loan báo anh em đã nghe từ lúc khởi đầu: chúng ta hãy yêu thương nhau; chúng ta đừng bắt chước Cain: nó là người của Ác thần, nên đã giết em mình. Tại sao nó đã giết em? Bởi vì các việc nó làm thì xấu xa, còn các việc em nó làm thì công chính.

Sáng Thế Ký 4:10: Ngươi đã làm gì vậy? Từ dưới đất, tiếng máu của em ngươi đang kêu lên Ta!

Thư Rôma 1:28: Vì họ đã không thèm nhận biết Thiên Chúa, nên Người đã để mặc họ theo trí óc lệch lạc mà làm những điều bất xứng

Sáng Thế Ký 9:5-6: Nhưng Ta sẽ đòi mỗi con vật phải đền nợ máu các ngươi, tức là mạng sống của các ngươi; Ta sẽ đòi con người phải đền nợ máu, Ta sẽ đòi mỗi người phải đền mạng sống của người anh em mình. Ai đổ máu con người, thì máu nó sẽ bị con người đổ ra, vì Thiên Chúa đã làm ra con người theo hình ảnh Thiên Chúa.

Thư Ephisô 5:8-11: Xưa anh em là bóng tối, nhưng bây giờ, trong Chúa, anh em lại là ánh sáng. Vậy anh em hãy ăn ở như con cái ánh sáng; mà ánh sáng đem lại tất cả những gì là lương thiện, công chính và chân thật. Anh em hãy xem điều gì đẹp lòng Chúa. Đừng cộng tác vào những việc vô ích của con cái bóng tối, phải vạch trần những việc ấy ra mới đúng.

E6. Việc Nhân Giống Người (Human Cloning):

+ Việc Nhân Giống Người cũng bao gồm đến việc Phá Thai như đã đề cập rất chi tiết ở trên bởi vì nó "chối từ" hay nhân giống "không thành công" các Phôi Thai để hủy diệt chúng đi. Việc Nhân Giống, suy cho cùng, không phải là một sự sáng tạo của con người. Chính Chúa Kitô-Đấng Tạo Dựng đã hoạch định ra cách tái sinh sản này rồi.

Một sự nguy hiểm đáng kinh tởm của cuộc cách mạng này chính là: không có đường dây phân chia ranh giới một cách rõ ràng và rạch ròi giữa những con súc vật và con người, vì rằng: Thiên Chúa tạo dựng ra con người tách biệt hẳn so với các con vật. Ngài tạo dựng nên con người giống với hình ảnh của Ngài; đối với các loài vật, Thiên Chúa cho phép con người giết chết chúng (như trong sách Sáng Thế Ký 9:2-3), thế nhưng với mạng sống con người, Thiên Chúa không cho phép con người tự giết chết con người được; và Thiên Chúa trao phó cho con người làm chủ trên thế giới động vật mà thôi (trong sách Sáng Thế Ký 1:26). Thế nhưng, Thiên Chúa chưa bao giờ cho phép con người làm chủ thế giới con người, hay làm chủ trên mạng sống của những người khác bao giờ.

Hơn nữa, con người được tạo dựng nên là để có cha, có mẹ, thông qua một sự triển nở của một mối quan hệ hôn nhân thánh thiêng mà Thiên Chúa đã tiền định cho một người nam và một người nữ. Thêm vào đó, trứng được thụ tinh để dùng trong tiến trình Nhân Giống Người chính là một mạng sống mới rồi.

Những Vấn Nạn về Luân Lý Đạo Đức và những mối Nguy Hiểm của việc Nhân Giống Người có thể liệt kê ra như sau:

(1) Cho thấy mức độ và bản tính hung hãn của con người khi cố bằng với Thiên Chúa là Đấng đã tạo dựng ra chính mình. Chính vì hệ quả của sự kêu ngạo đó mà Thiên Chúa đã phán rằng: "Đây, tất cả chúng nó họp thành một dân, nói một thứ tiếng. Chúng mới khởi công mà đã như thế thì từ nay, chẳng có gì chúng định làm mà không làm được.Nào! Ta xuống và làm cho tiếng nói của chúng phải xáo trộn, khiến chúng không ai hiểu ai nữa" (Sáng Thế Ký 11:6-8).

(2) Giản hóa luận con người (human reductionism) vì rằng Thánh Kinh giảng dạy cho chúng ta biết được rằng: con người không chỉ đơn giản là những con vật có thăng tiến; mà con người chính là hình ảnh của riêng Thiên Chúa, Đấng đã Tạo Dựng ra chính con người. Vì sự hiểu biết một cách ngu muội và ấu trĩ này của giới được cho là "khoa học," nên nó sẽ dẫn đến một tai họa lớn cho chính con người ở mức độ rất rộng lớn. Mạng sống của con người giờ đây chỉ được xem như là thứ rác rưởi, như là súc vật vậy.

Lấy ví dụ trong việc nhân giống ra con cừu Dolly, các nhà nghiên cứu đã phải dùng đến 277 trứng được thụ tinh mà trong đó chỉ có 29 lần mới đạt đến được giai đoạn phát triển cần thiết, thì thử hỏi sẽ có bao nhiêu mạng sống của các trẻ thơ vô tội đã và sẽ phải bị diệt chủng đi, để lấy đủ trứng thụ tinh dùng trong tiến trình nghiên cứu này mặc dầu biết rất rõ ràng xác suất thành công vẫn là rất thấp?

(3) Làm giảm đi phẩm giá và làm cho mất đi phẩm giá của đời sống con người, vì các "nhà khoa học" đó xem con người chỉ là một tập thể các loài gien (genes) mà thôi, để dễ dàng vứt bỏ đi cái gien nào không đúng hay phù hợp với ý tưởng "bệnh họan" và "suy đồi" của riêng mình.

(4) Việc làm giảm đi sự đa dạng về mặt sinh học. Hãy thử tưởng tượng ra một xã hội, gồm những con người hoàn toàn giống hệt nhau, thì lúc đó chỉ toàn là sự Đồng Tính Luyến Ái, và mạng sống của con người bị diệt chủng hết đi một cách thê thảm và vô tội vạ. Con người sống không còn tương lai nữa mà chỉ toàn là sự chết mà thôi.

(5) Rồi khi đó khả năng kiểm soát xã hội chỉ được điều khiển bởi một số rất ít người mà thôi. Sống trong một chế độ độc tài của Đảng Cộng Sản Bắc Việt thôi, mà mọi người dân Việt đã không còn chịu nổi rồi, huống hồ chi đến một kiểu xã hội hoàn toàn mang tính chất độc đoán và chuyên quyền, do hệ quả của việc Nhân Giống Người tạo ra. Chỉ có những kẻ Nhân Giống ra Con Người mà có quyền điều khiển ra những con người mà họ Nhân Giống ra mà thôi, như chúng ta hiện thấy qua các phim ảnh rất lụi của Hoa Kỳ thời nay.

(6) Con người khi đó bị giảm giá trị xuống để chỉ trở thành những món hàng hóa mà thôi, qua kết quả của việc Nhân Giống Người này.

Nói tóm lại, việc tìm kiếm ra cách để chữa bệnh ung thư và bệnh AIDs chính là những mục đích cao cả. Việc đó chỉ thật sự là đúng đắn, và cao cả nếu như nó theo đúng với những giảng dạy của Giáo Hội Công Giáo mà thôi, và rằng: "Con cái là hồng ân của Chúa, con mình sinh hạ là phần thưởng Chúa ban" (Thánh Vịnh 127:3).

+ Trong Chỉ Thị của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin có liên quan đến Việc Tôn Trọng Mạng Sống Con Người theo Đúng Nguyên Thủy và Phẩm Giá của Việc Sinh Sản (Respect for Human Life in Its Origin and on the Dignity of Procreation), ở Mục Số 6 trong Phần Giới Thiệu có nói rằng:

"Tất cả mọi nổ lực... để nhận được một con người mà không có liên hệ gì cả đến dục tính thông qua 'sự sinh sản phân đôi,' nhân giống, hay sự sinh sản đơn tính đề được xem là trái với luật lệ về luân lý đạo đức, bởi vì chúng chống lại phẩm giá của cả việc sinh sản con người lẫn việc hiệp kết quan hệ hôn nhân vợ-chồng."

(Attempts.... for obtaining a human being without any connection with sexuality through 'twin fission,' cloning, or parthenogenesis are to be considered contrary to the moral law, since they are in opposition to the dignity both of human procreation and of the conjugal union).

+ Kinh Thánh tuy không có đề cập rõ ràng tới việc Nhân Giống Người, thế nhưng Thánh Kinh đưa ra những Nguyên Tắc chính yếu như sau:

Sáng Thế Ký 1:26-27: Thiên Chúa phán: "Chúng ta hãy làm ra con người theo hình ảnh chúng ta, giống như chúng ta, để con người làm bá chủ cá biển, chim trời, gia súc, dã thú, tất cả mặt đất và mọi giống vật bò dưới đất." Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh mình, Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh Thiên Chúa, Thiên Chúa sáng tạo con người có nam có nữ.

Sáng Thế Ký 2:7: Đức Chúa là Thiên Chúa lấy bụi từ đất nặn ra con người, thổi sinh khí vào lỗ mũi, và con người trở nên một sinh vật.

Thư I Côrintô 15:45: Như có lời đã chép: con người đầu tiên là Ađam được dựng nên thành một sinh vật, còn Ađam cuối cùng là thần khí ban sự sống.

Thánh Vịnh 139:13-16: Tạng phủ con, chính Ngài đã cấu tạo, dệt tấm hình hài trong dạ mẫu thân con. Tạ ơn Chúa đã dựng nên con cách lạ lùng, công trình Ngài xiết bao kỳ diệu! Hồn con đây biết rõ mười mươi. Xương cốt con, Ngài không lạ lẫm gì, khi con được thành hình trong nơi bí ẩn, được thêu dệt trong lòng đất thẳm sâu. Con mới là bào thai, mắt Ngài đã thấy; mọi ngày đời được dành sẵn cho con đều thấy ghi trong sổ sách Ngài, trước khi ngày đầu của đời con khởi sự.

F. Cách Bỏ Phiếu Cần Phải Tránh:

(1) Không nên bỏ phiếu dựa trên Đảng phái, hay thói quen bầu cử lầu đời của riêng mình, hay truyền thống bỏ phiếu của gia đình mình. Ngày xưa khác, còn bây giờ chúng ta cần phải suy nghĩ, điều tra, dọ hỏi, nghiên cứu, cầu nguyện,.... về ứng cử viên mà chúng ta dự định bỏ phiếu cho, xem xét xem họ có phản ngược lại với Lương Tâm Kitô Giáo đúng đắn của chúng ta không, cùng với những giảng dạy về đạo đức và luân lý nền tảng của Giáo Hội Công Giáo, nhất là qua 6 Vấn Đề Không Khoan Nhượng được đề cập ở Mục E ở trên, ở bất kỳ cấp độ nào, có chủ ý hay không chủ yếu, vân vân....

(2) Không nên bỏ phiếu cho các ứng cử viên dựa trên diện mạo, sự xuất hiện, phong cách cá nhân, chủng tộc, hay được "sự ưa chuộng," hoặc "tâng bốc" quá cở của giới truyền thông đại chúng - vì rằng đây là một thứ ổ tội lỗi mục rửa và suy đồi nhất của cả xã hội. Có những ứng cử viên bị giới truyền thông rất thù ghét, có diện mạo xấu xa, nhưng họ lại là những người có nền tảng và giá trị đạo đức luân lý lành mạnh nhất và việc bỏ phiếu của họ luôn phù hợp với những giảng dạy của Giáo Hội và của Lương Tâm Kitô Giáo nhất. Liệu chúng ta có thể loại bỏ được những người đúng đắn đó không?

Nên nhớ, Thiên Chúa sẽ chất vấn chúng ta sau này, vào Ngày Cánh Chung, về hành động của chúng ta. Và có bao giờ chúng ta tự hỏi chính mình rằng: tại sao giới truyền thông rất thù ghét các giá trị đạo đức luân lý truyền thống, chân chính và nền tảng không, cũng như những ai đeo đuổi theo các giá trị luân lý đạo đức này không?

(3) Cũng đừng bỏ phiếu cho những ai tự xưng mình là Công Giáo, vì rằng hệ quả như thế nào, chúng ta thừa biết, không cần phải đề cập lại trong phạm vi của bài viết này. Theo suy nghĩ thiển cận của riêng người viết, chính những chính trị gia Công Giáo hiện nay ở Quốc Hội mới chính là những kẻ thối mục, suy đồi, ngu xuẩn và bỉ ổi nhất trong số các chính trị gia không phải là Công Giáo, vì những "kẻ" này đã phản Chúa, phản Đạo, phản Đức Tin qua lời nói lẫn hành động của họ.

(4) Đừng lựa chọn những ứng viên nào đó cứ dựa trên kiểu lý luận "Có gì đó dành cho tôi?" (What's in it for me?). Hãy đưa ra quyết định dựa trên những ứng cử viên nào có khuynh hướng cổ võ cho lợi ích tốt đẹp chung, thậm chí nếu chính chúng ta chẳng có hưởng được ích lợi trực tiếp nào cả, từ luật lệ mà họ ban hành ra. Hãy tự đặt "cái tôi" của chúng ta ra khỏi lợi ích chung của cả xã hội và cộng đồng nhân loại. Đừng bỏ phiếu cho những ứng cử viên nào chỉ cố dành lấy cơ hội để "trục lợi" cho riêng mình hay Đảng phái của mình.

(5) Đừng bỏ phiếu cho những ứng cử viên nào vốn hoàn toàn đúng đắn trong các vấn đề kém quan trọng hơn, nhưng lại hoàn toàn sai trái trong những vấn đề quan trọng nền tảng của đạo đức và luân lý Kitô Giáo lẫn Công Giáo.

Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị đã nhấn mạnh đến điểm này qua việc đề cập đến những vấn đề có liên quan đến đời sống trong Thông Điệp Christifideles Laici ở Mục Số 38 có liên quan đến Ơn Gọi và Sứ Vụ của Người Giáo Dân Trong Giáo Hội và Thế Giới như sau:

"Tiếng la hét chung hết, vốn xứng đáng đại diện cho các quyền về con người - lấy ví dụ như: quyền về sức khỏe, quyền ở nhà, quyền được đi làm, quyền được có gia đình, quyền có liên quan đến nền văn hóa - chỉ là giả tạo và viễn vông nếu quyền được sống, một thứ quyền cơ bản và nền tảng nhất, và là điều kiện tiên quyết của tất cả các quyền cá nhân khác, lại không được bảo vệ với sự quyết tâm tối đa nhất."

Một ứng cử viên có thành tích bỏ phiếu hoàn toàn phù hợp với các giá trị của Công Giáo, ngoại trừ việc an tử, chẳng hạn. Thì việc bỏ phiếu ủng hộ cho việc an tử rõ ràng là một tín hiệu cho thấy ứng cử viên đó không còn xứng đáng để nhận được phiếu bầu của một người cử tri Công Giáo nữa, trừ phi tất cả các ứng cử viên khác có thành tích bỏ phiếu kém phù hợp với những giảng dạy có liên quan đến luân lý và đạo đức của Giáo Hội.

(6) Việc bỏ phiếu cho một ứng cử viên mà cá nhân Ông/Bà ta chống lại việc Phá Thai, thế nhưng Đảng của Ông/Bà ta lại ủng hộ và cổ võ cho việc Phá Thai, với suy luận rằng Ông/Bà ta có thể tự mình hoán chuyển hay làm thay đổi các chính sách của Đảng về vấn đề Phá Thai, chẳng hạn, thì đó suy cho cùng là một lý luận sai lầm, và ấu trĩ. Do đó, việc bỏ phiếu cho Ông/Bà này cũng chẳng mang lại lợi ích gì cả về mặt Đức Tin cũng như về mặt luân lý đạo đức của Giáo Hội, nếu như ứng cử viên của Đảng đối lập có lập trường ủng hộ đạo đức luân lý mạnh mẽ hơn, và phụ thuộc vào Đảng mạnh mẽ cổ võ cho các giá trị đạo đức và luân lý đó.

G. Trường Hợp Không Có Ứng Viên Nào Xứng Đáng Cả:

Trong một số cuộc bầu cử chánh trị, mỗi một ứng cử viên đều có một nhận thức, quan điểm, cái nhìn, hay việc bỏ phiếu sai lầm đến một hay nhiều vấn đề thuộc vào 6 Vấn Đề Không Thể Nào Khoan Nhượng Được về mặt đạo đức luân lý như đã đề cập trong Mục E ở trên. Trong trường hợp như vậy, thì chúng ta có thể bỏ phiếu cho ứng cử viên nào ít xâm phạm hay ít có chủ trương bỏ phiếu để thăng tiếng các đạo luật hay chương trình bất luân lý như đã kể trên, hoặc chúng ta có thể không bỏ phiếu cho bất kỳ ai, hay chúng ta cũng có thể tự điền tên của chúng ta vào, nếu trên phiếu bầu có chổ trống.

Một lá phiếu bỏ trong trường hợp như vậy thì không có sức nặng về đạo đức và luân lý tương tự như vậy hổ trợ một cách chắc chắn cho các ứng cử viên, các luật lệ, hay các chương trình cổ võ cho các giá trị tội lỗi. Mà đúng hơn, đó chính là hành động nhắm vào việc ngăn ngừa bớt tội phạm như đã đề cập trong Mục D ở trên.

Những người Công Giáo phải làm mọi cách để đưa những ứng cử viên, các luật lệ, hay các chương trình chánh trị nào vốn hoàn toàn phù hợp với các giá trị luân lý đạo đức thuộc vào 6 Vấn Đề Không Thể Nào Khoan Nhượng Được như đã đề cập trong Mục E ở trên. Khi không có một ứng cử viên, luật lệ hay chương trình nào lý tưởng được đưa ra, thì chúng ta hãy bầu cho ai ít gây ra tội lỗi hơn, hoặc không bỏ phiếu cho bất kỳ ai cũng được, miễn là chúng ta phải cân nhắc xem liệu việc chúng ta không bỏ phiếu có thật sự cổ võ nên điều thiện và giới hạn tội lỗi hay tội ác không trong một hoàn cảnh cụ thể nào đó.

Vai trò của những người công dân và của các vị được dân chúng bầu vào các chức vụ công cộng ở tất cả mọi cấp là cổ võ cho các giá trị đạo đức luân lý càng mạnh và nhiều chừng nào, thì càng tốt chừng nấy.

H. Các Trường Hợp Khác:

H1. Những Vấn Đề Không Thuộc Vào 6 Vấn Đề Không Thể Nào Khoan Nhượng Được:

Một số vấn đề cho phép có nhiều ý kiến khác nhau, và những người Công Giáo được phép tự do hổ trợ hay chống lại những chính sách cụ thể. Đây đúng là trường hợp có liên quan đến những vấn đề như việc Hoa Kỳ tham chiến, hay lúc nào và khi nào áp dụng đến án tử hình. Mặc dù Giáo Hội khuyến khích chúng ta cần phải có sự thận trọng liên quan đến hai vấn đề kể trên, thế nhưng Giáo Hội nhìn nhận rằng: "mỗi nhà nước hay quốc gia có quyền triển khai các vấn đề trên theo từng điều kiện cụ thể của quốc gia, hay nhà nước đó" (trích Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo qua các Mục Số 2267 và 2309).

Chúng ta cũng đừng quên rằng: việc bầu cho một ứng cử viên ủng hộ phá thai, trong trường hợp ứng cử viên kia không ủng hộ cho việc Phá Thai, cũng đồng nghĩa với việc chúng ta tự rút phép thông công của chúng ta ra khỏi Giáo Hội, và do đó chúng ta không còn xứng đáng để lên Rước Mình và Máu Thánh Chúa nữa.

Trong lá thư của Ngài có nhan đề "Xứng Đáng để lên Rước Lễ" (Worthiness to Receive Holy Communion), Đức cựu Hồng Y Ratzinger ra chỉ thị rằng những chính trị gia Công Giáo nào quyết giữ vững lập trường phá thai, sau khi được Đức Giám Mục bản quyền của họ: khuyên bảo, cảnh cáo, và chỉ dẫn về cách hành động đúng đắn theo đúng với lương tâm Công Giáo và những giảng dạy của Giáo Hội có liên quan tới vấn đề sự sống, thì họ sẽ không được phép lên Rước Lễ và vị Linh Mục chủ tế phải từ chối việc cho họ Rước Lễ.

Thì cũng cùng văn kiện được viết ra bởi Vị giờ đây đã trở thành Giáo Hoàng, Đức Thánh Cha Bênêđíctô 16 đã đề nghị trong lời chú dẫn ở phần kết luận của văn kiện rằng, những công dân Công Giáo nào, vốn bỏ phiếu cho các chính trị gia phò phá thai, thì tự họ cũng biến họ trở thành những người không còn xứng đáng để lên Rước Lễ nữa.

Nói rõ hơn, Ngài đã viết như thế này:

"Một người Công Giáo sẽ chính thức phạm tội vì hợp tác với ma quỷ, và do đó không còn xứng đáng trong việc chuẩn bị chính mình để Rước Lễ, nếu như người đó chủ ý bỏ phiếu cho một ứng cử viên vốn rõ ràng giữ vững quan điểm về phá thai và vấn đề trợ tử."

(A Catholic would be guilty of formal cooperation in evil, and so unworthy to present himself for Holy Communion, if he were to deliberately vote for a candidate precisely because of the candidate's permissive stand on abortion and/or euthanasia).

Đức cựu Hồng Y Ratzinger lúc đó cũng thêm vào một đoạn nói rằng:

"Khi một người Công Giáo không có cùng quan điểm với ứng viên nào đó, vốn ủng hộ việc phá thai hay trợ tử, nhưng lại bỏ phiếu cho ứng viên đó vì những lý do nào khác, thì người đó được xem như là đã hợp tác về mặt hữu hình với ứng viên đó từ xa rồi, vốn có thể được cho phép trừ phi trình bày ra được những lý do xác đáng."

(When a Catholic does not share a candidate's stand in favour of abortion and/or euthanasia, but votes for that candidate for other reasons, it is considered remote material cooperation, which can be permitted in the presence of proportionate reasons).

Vấn đề cốt lõi ở đây chính là: bỏ phiếu cho một chính trị gia phò phá thai, mà vẫn còn giữ được một thế đứng đúng đắn với Thiên Chúa của chúng ta hòng có thể xứng đáng để đón nhận Ngài trong Phép Thánh Thể, thì người đó bắt buộc phải có hay trình bày ra được "những lý do xác đáng nhất."

Thế những lý do nào có thể được cho là xác đáng nhất?

Có phải chăng, như những người khác vẫn thường nói rằng: vì ứng viên A hổ trợ cho việc phá thai, trong khi đó thì ứng viên B lại chống đối chuyện phá thai, nhưng lại ủng hộ cho một nổ lực chiến tranh, hay chuyện tử hình, chẳng hạn, thì liệu đó có đúng là một "lý do xác đáng nhất" không để lý giải cho việc tôi bỏ phiếu cho ứng viên phò phà thai, tức ứng viên A - thay vì với ứng viên B, tức ứng viên chống đối lại chuyện phá thai?

Đức cựu Hồng Y Ratzinger trả lời câu hỏi đó trong văn kiện của Ngài như thế này:

"Không phải tất cả những vấn đề đạo đức luân lý nào cũng đều có cùng sức nặng về tính đạo đức hay luân lý như chuyện phá thai và trợ tử cả. Lấy ví dụ, nếu một người Công Giáo không đồng tình với Đức Thánh Cha về án tử hình, hay về quyết định dấy lên cuộc chiến tranh, thì người ấy không phải vì lý do đó mà tự coi mình bất xứng với chuyện lên Rước Lễ. Trong khi Giáo Hội cổ võ các vị lãnh đạo trần tục tìm kiếm hòa bình, chứ không phải chiến tranh, và nên hành động với sự thận trọng và lòng nhân từ trong việc áp đặt sự trừng phạt nơi các phạm nhân, thì chuyện chống đối lại kẻ gây hấn hay kêu gọi bãi bỏ án tử hình vẫn có thể chấp nhận được. Có sự khác biệt chính đáng rất lớn về ý kiến thậm chí giữa những người Công Giáo với nhau về việc dấy lên chiến tranh, và việc áp dụng án tử hình, thế nhưng chuyện đó lại hoàn toàn khác hẳn so việc chuyện phá thai và trợ tử."

(Not all moral issues have the same moral weight as abortion and euthanasia. For example, if a Catholic were to be at odds with the Holy Father on the application of capital punishment or on the decision to wage war, he would not for that reason be considered unworthy to present himself to receive Holy Communion. While the Church exhorts civil authorities to seek peace, not war, and to exercise discretion and mercy in imposing punishment on criminals, it may still be permissible to take up arms to repel an aggressor or to have recourse to capital punishment. There may be a legitimate diversity of opinion even among Catholics about waging war and applying the death penalty, but not however with regard to abortion and euthanasia).

Hay nói tóm lại, theo cách hiểu bình thường, bất kỳ người Công Giáo nào bỏ phiếu cho ứng viên ủng hộ việc phá thai, hay việc trợ tử, hoặc cả hai, thì người Công Giáo đó tự mình đã không còn xứng đáng nữa trước mặt Thiên Chúa và Giáo Hội để lên Rước Lễ vì mình đã hợp tác với ma quỷ rồi.

Một đề nghị khác được đưa ra khi một người Công Giáo bỏ phiếu cho một ứng viên ủng hộ việc Phá Thai trong những trường hợp rất hạn chế mà thôi (đó là trong trường hợp bị hiếp dâm hay tội loạn luân), nếu như tất cả các ứng viên còn lại, ai nầy cũng đều hổ trợ cho việc phá thai trong bất kỳ và mọi trường hợp nào đi chăng nữa. Trong trường hợp này, suy cho cùng, thú thật, nếu Quý Vị cảm thấy lương tâm Công Giáo của mình bị áy náy hay ray rứt, thì tốt hơn, không phải bỏ phiếu cho bất kỳ ai, hay tự đề tên mình vào, và tự bỏ phiếu cho chính mình.

Như chính Đức Giám Mục Rene Henry Gracida - cựu Giám Mục của Giáo Phận Corpus Christi (Mình Thánh Chúa) ở Texas đã giải thích trong lá thư mục vụ năm 2004 của ngài với giáo dân rằng:

"Chẳng hạn nếu rơi vào trường hợp một người Công Giáo phải bỏ phiếu lựa chọn giữa 3 ứng viên: Kerry - người hoàn toàn ủng hộ cho việc Phá Thai; Bush-người ủng hộ cho việc Phá Thai chỉ trong những trường hợp rất giới hạn khi bị hiếp dâm hay bị tội loạn luân mà thôi; và Peroutka - người hoàn toàn chống đối lại chuyện phá thai, thế nhưng được cả thế giới nhìn nhận là Ông ta rất khó mà có thể được bầu chọn (unelectable).

Thì người Công Giáo có thể bỏ phiếu cho Ông Peroutka, thế nhưng hành động này lại chỉ có thể giúp bảo đảm cho Kerry có thể được bầu chọn mà thôi.

Do đó, người cử tri Công Giáo có một lý do xác đáng để bỏ phiếu cho Ông Bush, vì việc bỏ phiếu cho Ông này sẽ đảm bảo cho việc đánh bại Ông Kerry, và kết quả sẽ là có hàng trăm ngàn mạng sống vô tội được cứu sống."

Thế lý luận theo kiểu của Đức Giám Mục Gracida là xuất phá từ đâu?

Như chính Đức Cố Giáo Hoàng Phaolô Đệ Nhị đã từng giải thích trong Thông Điệp "Evangelium Vitae" nói về Phúc Âm Sự Sống của Ngài như sau:

"...... một khi không thể đảo ngược hay hoàn toàn bãi bỏ luật lệ về phá thai, một viên chức được bầu chọn, vốn xét về mặt cá nhân là mình hoàn toàn chống đối lại chuyện phá thai, cũng có thể ủng hộ những lời đề nghị hợp pháp nhắm vào việc làm hạn chế đi sự nguy hiểm gây ra bởi thứ luật lệ phá thai man rợ và làm giảm đi những hệ quả tiêu cực ở cấp độ có liên quan đến ý kiến của quần chúng và tính đạo đức luân lý. Điều này không có nghĩa là hợp tác một cách trái phép với một thứ luật lệ bất công, mà đúng hơn đó là một nổ lực chính đáng và đúng đắn nhất để giới hạn tầm ảnh hưởng tội lỗi của thứ luật lệ bất công đó."

Đức Tổng Giám Mục Charles Chaput của Tổng Giáo Phận Denver đã đưa ra định nghĩa về thế nào là một lý do xác đáng nhất một khi nó có liên quan tới chuyện phá thai, trong bài viết vào Tháng 1/2008 của Ngài như sau:

"Đó chính là kiểu lý luận mà chúng ta có thể giải thích được, bằng một trái tim trong sáng, cho những nạn nhân của việc phá thai khi chúng ta diện đối với các em mặt đối mặt ở vào sự sống đời sau - mà chắc chắn tất cả chúng ta sẽ phải làm chuyện đó. Nếu chúng ta tin tưởng rằng những nạn nhân này sẽ chấp nhận những động cơ của chúng ta như là điều gì đó còn hơn cả một cớ để cáo lỗi, thì chúng ta có thể cứ thế mà tiến hành."

(What is a 'proportionate' reason when it comes to the abortion issue? It's the kind of reason we will be able to explain, with a clean heart, to the victims of abortion when we meet them face to face in the next life - which we most certainly will. If we're confident that these victims will accept our motives as something more than an alibi, then we can proceed).

H2. Những Vấn Đề Không Thuộc Vào Tiến Trình Chánh Trị Hiện Tại:

Có thêm những vấn đề khác vốn thuộc vào lãnh vực vốn không thể nào khoan nhượng được, thế nhưng hiện không được "trình bày," hay "đề cập" đến trong lãnh vực chánh trị, lấy ví dụ như những thứ tội lỗi mà hiện nay chúng không được cổ súy như tội diệt chủng (genocide) vốn được đề cập ở Mục Số 2313 trong Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo.

Khác với 6 Vấn Đề Không Thể Nào Khoan Nhượng Được như đã đề cập ở Mục E ở trên, những cử tri Công Giáo thường không có khả năng để gây ảnh hưởng lên những vấn đề này thông qua các nhà làm luật mà họ đã bầu ra, bởi vì họ không thể tranh luận được những vấn đề kể trên trong số các chánh trị gia.

I. Việc Trở Thành Một Người Công Dân Tín Trung (Faithful Citizenship):

Trong tài liệu Đào Tạo Lương Tâm cho Người Công Dân Tín Trung 2007-2008 (Forming Consciences for Faithful Citizenship) của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, ngoài những vấn đề đạo đức luân lý quan trọng được đề cập trong Mục E ở trên, văn kiện trình bày đến các vấn đề khác mà chúng ta cũng cần phải lưu ý thêm đó là:

(1) Phải chú ý đến những người nghèo khổ và những người côi đơn yếu thế nhất của xã hội (tức những người già và các em trẻ thơ) - những người không thể tự bảo vệ được chính bản thân của họ;

(2) Phẩm giá của công ăn việc làm và các quyền lợi của những người lao động. Các công ty, các chủ công ty, vân vân... biết đóng góp vào lợi ích chung của xã hội thông qua các dịch vụ và các sản phẩm của họ bằng cách tạo ra công ăn việc làm và tôn trọng đến những quyền lợi của người lao động, qua việc trả lương xứng đáng, việc cung cấp các lợi ích về y tế và các quỹ hưu bổng, việc tạo cơ hội thăng tiến cho các cư dân hợp pháp mới đến Hoa Kỳ, vân vân...

(3) Cỗ võ tình đoàn kết tương thân, tương trợ lẫn nhau trong cùng một gia đình nhân loại có cùng một Cha ở trên trời.Đừng kỳ thị, phân biệt và tách rẽ nhau vì màu da, tiếng nói, nguồn gốc xuất xứ, tuổi tác, chủng tộc, hiện trạng kinh tế / tài chánh, vân vân... Phải luôn biết đón nhận và mở rộng tấm lòng lẫn con tim cho tất cả mọi người, đừng tỵ hiềm hay rẽ phân họ, và hãy cố trở thành những khí cụ đem đến nền hòa bình hữu hiệu ngay từ trong mái trường của gia đình, rồi ra đến xã hội và cả thế giới;

(4) Biết chăm sóc những gì mà Thiên Chúa đã tạo dựng nên cho chúng ta, biết tìm cách bảo vệ và gìn giữ môi trường sống, biết tôn trọng cuộc sống, vân vân...;

(5) Biết chú trọng đến các vấn đề công bằng xã hội, qua các chính sách về kinh tế, hưu bổng, các chính sách dành cho các nhóm hoạt động dựa trên nền tảng của đức tin, anh sinh xã hội, các chính sách về việc chăm sóc sức khỏe y tế cho tất cả mọi người dân, các chính sách về nông nghiệp và sự bảo đảm về lương thực và thực phẩm, các chính sách về giáo dục qua đó tôn trọng và hổ trợ cho các trường học tư và công thuộc Công Giáo, các chính sách phòng và chống tội phạm, vân vân;

(6) Biết thể hiện tình đoàn kết khắp toàn cầu, bằng cách giảm nợ và xóa nghèo nơi các quốc gia nghèo; cổ võ và đẩy mạnh cho việc tự do tôn giáo và tín ngưỡng; giải quyết ôn hòa những cuộc mâu thuẫn và tranh chấp giữa Palestin-Do Thái, và các cuộc xung đột ở vùng Trung Đông; và biết giúp lan truyền các giá trị đạo đức luân lý và nền dân chủ đích thực cho các quốc gia độc tài, vô thần và gian manh, như Việt Nam hiện nay, chẳng hạn.

Thì đó chính là những vấn đề mà những người cử tri Công Giáo cũng phải cần xem xét tới nơi các ứng cử viên, sau khi đã sát hạch họ qua các tiêu chuẩn nền tảng về luân lý đạo đức như đã đề cập ở Mục E ở trên.

J. Những Câu Nói Bất Hủ:

+ Mẹ Têrêsa thành Calcutta có nói rằng:

"Cái hủy diệt lớn nhất của nền hòa bình chính là việc Phá Thai.... Rất nhiều người rất rất quan tâm đến các trẻ em của Ấn Độ, các trẻ em của Châu Phi nơi mà có không ít em chết đi, có lẽ là vì suy dinh dưỡng, vì nạn đói, hay vì lý do nào đó, vân vân..., thế nhưng có rất nhiều em đang phải chết đi một cách có chủ ý bởi chính những người mẹ của các em. Và đây chính là cái hủy diệt lớn nhất của nền hòa bình ngày nay. Vì nếu mà một người mẹ có thể giết chết đi đứa con của riêng mình, thì chẳng còn có gì sót lại nữa để cho anh giết tôi, và tôi giết anh? Chẳng còn điều gì cả ở giữa nữa."

(The greatest destroyer of peace is abortion.... Many people are very, very concerned with the children of India, with the children of Africa where quite a number die, maybe of malnutrition, of hunger and so on, but many are dying deliberately by the will of the mother. And this is what is is the greatest destroyer of peace today. Because if a mother can kill her own child, what is left for me to kill you and you to kill me? There is nothing in between).

+ Trong tài liệu Người Công Dân Tính Trung: Lời Kêu Gọi Người Công Giáo về Trách Nhiệm Chánh Trị của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ (Faithful Citizenship: A Catholic Call to Political Responsibility) vào năm 2003, có viết như sau:

"Chánh trị không thể nào chỉ thuần túy là sự xung đột về các ý thức hệ, về việc tìm kiếm cho sự thăng tiến của đảng phái, hay những đóng góp chánh trị. Chánh trị nên là những sự chọn lựa nền tảng về mặt luân lý đạo đức. Làm thế nào chúng ta bảo vệ mạng sống và phẩm giá con người? Làm thế nào mà chúng ta chia sẽ đồng đều những hồng phúc và những gánh nặng của những thách đố chúng ta diện đối? Chúng ta muốn kiểu đất nước nào? Chúng ta muốn hình thành nên kiểu thế giới nào?

Chánh trị trong năm bầu cử này và những năm sắp tới nên về một ý tưởng củ với quyền lục mới -- tức lợi ích chung. Câu hỏi chính yếu không phải là, "Liệu chúng ta có tốt hơn 4 năm về trước không?" Mà câu hỏi đó nên là "Làm thế nào mà tất cả 'chúng ta,' đặc biệt là những người yếu thế và mõng manh--có tốt đẹp hơn trong những năm sắp tới không? Làm thế nào mà chúng ta có thể bảo vệ và cổ võ mạng sống và phẩm giá của con người? Làm thế nào chúng ta có thể đeo đuổi công lý và nền hòa bình vĩ đại hơn?"

(Politics cannot be merely about ideological conflict, the search for partisan advantage, or political contributions. It should be about fundamental moral choices. How do we protect human life and dignity? How do we fairly share the blessings and burdens of the challenges we face? What kind of nation do we want to be? What kind of world do we want to shape?

Politics in this election year and beyond should be about an old idea with new power--the common good. The central question should not be, "Are you better off than you were four years ago?" It should be, "How can 'we'--all of us, especially the weak and vulnerable--be better off in the years ahead? How can we protect and promote human life and dignity? How can we pursue greater justice and peace?)

+ Đức Cố Hồng Y John O'Conor, cựu Tổng Giám Mục của Tổng Giáo Phận New York, vào năm 1990 có nói rằng:

"Tất cả những người công dân nên tự bày tỏ chính mình qua các chiều kích luân lý đạo đức của các vấn đề thuộc về chính sách công cộng."

(All citizens should express themselves on the moral dimensions of public policy issues).

+ Đức Cố Hồng Y Joseph Bernadin, cựu Tổng Giám Mục của Tổng Giáo Phận Chicago, vào năm 1989 đã từng nói như sau:

"Mạng sống con người chính là điều kiện để tận hưởng sự tự do và các giá trị khác."

(Human life is the condition for enjoying freedom and all other values).

K. Lời Nguyện Cầu Chính Thức Cho Ngày Bầu Cử::

L. Phạm Vi Áp Dụng của Bài Viết:

+ Bài này được viết ra với mục đích là giúp những người Công Giáo chúng ta biết cách sáng suốt bầu ra các ứng cử viên xứng đáng cho từng chức vụ nơi công quyền, cho dẫu ở mọi cấp độ nào thuộc về địa phương, quận hạt, tiểu bang, liên bang, vân vân...

+ Bài viết có thể được dùng cho các cuộc bầu cử tại tất cả các quốc gia tự do trên thế giới như: Canada, Anh, Pháp, Úc, Đức, Hòa Lan, Tân Tây Lan, vân vân... chứ không riêng gì ở Hoa Kỳ, vì suy cho cùng những giảng dạy về luân lý và đạo đức nền tảng của Giáo Hội Công Giáo không hề thay đổi cho dẫu môi trường xã hội đó có là gì đi chăng nữa. Đối với các quốc gia đeo đuổi đường lối phóng khoáng, tự do, coi thường Thiên Chúa, thì bài viết này rất cần được phổ biến tại các quốc gia đó.

+ Các giáo xứ và các cộng đoàn Công Giáo Việt Nam ở khắp Hoa Kỳ có thể dùng bài viết này như là cách giáo dục và khuyên bảo những người Công Giáo, cũng như khuyến khích họ nên tích cực tham gia vào đời sống chánh trị ở Hoa Kỳ. Quý Vị nên in ra và gởi thành tư liệu cho tất cả mọi thành viên trong Giáo Xứ của mình, để họ học biết được đường hướng của Giáo Hội Công Giáo chúng ta trong cuộc bầu cử sắp tới này.

+ Quý Vị độc giả sau khi đọc và in ra trọn bài viết này, thì hãy nhớ chia sẽ cho những người khác nhất là những người Kitô Giáo. Nếu giới bạn bè chúng ta tiếp xúc đều là người bản xứ, thì chúng ta cũng đừng quên giúp lan truyền ra những ý tưởng luân lý đạo đức chính yếu này nơi họ, nơi gia đình họ, nơi môi trường sống và làm việc của chúng ta, vì rằng đối với thế giới, chúng ta chẳng là gì cả; thế nhưng, đối với một người nào đó, thì chúng ta chính là cả thế giới đối với họ.

+ Bài viết này sẽ được đăng cho đến Ngày Bầu Cử chính thức tại Hoa Kỳ, và sẽ có dịp tái xuất hiện trở lại, trong những cuộc bầu cử sắp tới trong tương lai.

M. Phân Tích Vắn Gọn về Cuộc Bầu Cử, các Đảng Phái và các Ứng Viên ra Tranh Cử trong cuộc Bầu Cử Tổng Thống vào Tháng 11/2008 Sắp Tới tại Hoa Kỳ:

M1. Các Đảng Phái Ra Tranh Cử Lần Này:

+ Trong cuộc tranh cử lần này, có tới 6 Đảng gồm: Republican (Cộng Hòa), Democrat (Dân Chủ), Libertarian (Chủ Nghĩa Tự Do), Green (Đảng Xanh), Constitution (Hiến Pháp), và Independent (Độc Lập).

+ Đảng Cộng Hòa gồm: John McMcain và Sarah Palin

+ Đảng Dân Chủ gồm: Barack Hussein Obama và Joe Biden

+ Đảng Chủ Nghĩa Tự Do gồm: Robert Barr và Wayne Root

+ Đảng Xanh gồm: Cynthia McKinney và Rosa Clemente

+ Đảng Hiến Pháp gồm: Charles Baldwin và Darrell Castle

+ Đảng Độc Lập gồm: Ralph Nader và Matt Gonzalez.

M2. Phân Tích Vắn Tắt Từng Đảng:

+ Đảng Cộng Hòa với John McMcain và Sarah Palin:

Khỏi phải nói nhiều về 2 ứng cử viên này vì chúng ta, ai cũng biết đến họ.

John McCain chính là Thượng Nghị Sĩ trong vòng 22 năm qua tại Thượng Viện. Xuất thân từ một gia đình thuộc về Quân Đội với Ông Nội và Cha của Ông đều thuộc vào hạng Tướng 4 Sao. Ông là cựu chiến binh của cuộc chiến Việt Nam và đã bị bọn Cộng Sản Liên Xô, Cuba, và Trung Cộng tra tấn dã man khi bị giam giữ tại nhà tù của Bắc Việt. Ông hiện có 2 con trai đang phục vụ trong Lục Quân Hoa Kỳ. Người con trai lớn là Sĩ Quan Tình Báo với Cấp Bậc Đại Úy (Captain - O3) hiện đang đóng tại Afganistan, và người con trai kế với cấp bậc là Hạ Sĩ Quan (Sergeant - E5) chuyên ngành Bộ Binh.

Sarah Palin chính là vị Nữ Thống Đốc đầu tiên tại tiểu bang lớn nhất ở Hoa Kỳ là Alaska (tiểu bang này bằng California, Texas và Montana cộng lại). Bà xuất thân từ một gia đình trí thức thuộc hạng trung lưu. Tiểu bang của Bà, tuy là tiểu bang lớn nhất nước Mỹ về địa lý, thế nhưng số dân thì lại rất ít, so với California và Texas. Tiểu bang này sát với Nga Sô và cũng là tiểu bang có nguồn năng lượng lớn nhất trên cả nước Hoa Kỳ. Bà là một người phụ nữ dịu dàng, đẹp và rất thông minh. Tài trí của Bà khiến giới đàn ông thủ cựu lâu đời cũng phải nể sợ cho dù thuộc bất kỳ Đảng phái nào. Bà cũng có một người con vừa mới được điều động sang Iraq với cấp bậc Hạ Sĩ (Private - E2) thuộc ngành Bộ Binh, và một đứa bé trai bị hội chứng nhiễm sắc thể (Down Syndrome). Bà là người theo Đạo Tin Lành thủ cựu truyền thống.

Xét về 6 Vấn Đề Đạo Đức Luân Lý Nền Tảng của Giáo Hội Công Giáo như đã đề cập ở Mục E ở trên, thì 2 ứng cử viên này thể hiện đúng 90% so với những giảng dạy của Giáo Hội.

John McCain đã bỏ phiếu chống dự luật cho phép Phá Thai là Roe vs. Wade. Về vấn đề Cấm Phá Thai Bán Phần (Partial Birth Abortion Ban) tức Phá Thai vào Tháng thứ 5 của chu kỳ mang thai, thì Ông đã bỏ phiếu ủng hộ đạo luật này. Về việc bảo vệ cho các trẻ em vẫn còn sống sót sau khi bị Phá Bỏ không thành thì Ông đã bỏ phiếu ủng hộ việc chăm sóc sức khỏe y tế và việc bảo vệ cần thiết cho những trẻ em này. Ông đã bỏ phiếu ủng hộ Tu Chánh Án Hyde, vốn ngăn cấm việc dùng tiền thuế của người dân để tài trợ cho việc Phá Thai thông qua chương trình Medicaid; và Ông cũng đã liên tục bỏ phiếu chống lại việc chính phủ liên bang dùng tiền thuế của người dân để tài trợ cho việc Phá Thai. Ông đã bỏ phiếu ủng hộ một đạo luật nhằm đòi hỏi những người thực hiện việc Phá Thai phải thông báo cho người cha/người mẹ của em gái ở tuổi vị thành niên biết trước khi thực hiện việc Phá Thai, nếu như em gái đó sang một tiểu bang khác để thực hiện chuyện Phá Thai.

Về việc bảo vệ Hôn Nhân truyền thống, Ông đã bỏ phiếu chống lại Nghị Quyết ủng hộ Hôn Nhân Đồng Tính vào năm 2006.

Về việc Nghiên Cứu Tế Bào Gốc, Ông ủng hộ cho Đạo Luật này vào năm 2007.

Về việc Ngừa Thai, Ông cũng đã bỏ phiếu chống lại việc chính phủ tài trợ cho các chương trình về Ngừa Thai hay hạn chế sinh sản.

** Còn Bà Sarah Palin thì nổi tiếng là người Phò Sinh rất mạnh mẽ, cũng như Bà cực lực lên án chống lại Hôn Nhân Đồng Tính, và chuyện Ngừa Thai. Bà cũng mạnh mẽ cổ võ cho nền Văn Hóa Sự Sống.

Kể từ khi Bà được John McCain chọn vào chức vụ Phó Tổng Thống để cùng với Ông chạy đua vào Tòa Bạch Ốc, giới trào lưu trần tục tự do cùng giới truyền thông khát máu, đầy cực đoan và phóng túng đã không ngớt lên tiếng tấn công Bà, chúng gán cho Bà rất nhiều loại nhãn hiệu miệt thị và kém văn hóa khác nhau; giới phụ nữ đặc biệt ở New York vốn theo đường lối cực kỳ phóng đãng, đã không ngớt chửi rủa Bà, và hãng truyền hình CBS dưới sự dẫn dắt của Katie Couric - một người mạnh mẽ phò Dân Chủ, chủ soái thực hiện việc tấn công Bà; và trên NBC, Bà trở thành đề tài để chúng trêu cười rất nham nhỡ.

Phải nói rằng Bà là một người phụ nữ rất mạnh mẽ và can trường, mặc cho sự tấn công tàn ác của quỷ dữ, Bà chẳng hề để cho những chuyện đó chi phối Lương Tâm, lời nói, cách suy nghĩ và hành động của Bà. Bà đả thẳng thừng tuyên bố rằng: Bà ra tranh cử và thắng tại Tòa Bạch Ốc không phải là để tìm sự dịu ngọt hay ưu ái của giới truyền thông, mà là để phục vụ cho dân chúng Hoa Kỳ, và cải tổ lại bộ máy quyền lực thối rửa ở Washington. Sẽ rất là thú vị khi Bà có dịp đối đầu với Nancy Pelosi và dẹp tan mọi tư tưởng quyền lực bệnh hoạn của Bà Phát Ngôn Viên Hạ Viện, vốn rủi thay cũng là một người Công Giáo thoái hóa!

Nói về việc công khai lên tiếng ủng hộ mạnh nhất dành cho Bà Palin, ngoài sự ủng hộ trong nội bộ của Đảng Cộng Hòa, và giới phụ nữ, phải kể đến là sự ủng hộ của vị Giáo Sĩ Do Thái Chính Thống nổi tiếng, Rabbi Yehuda Levin, người đại diện cho cộng đoàn gốc Do Thái theo khuynh hướng thủ cựu truyền thống. Chính Rabbi Levin đã gọi Bà là một "hồng ân của Thiên Chúa" (a gift from God) cho đất nước Hoa Kỳ, và Ông đã không ngớt lời nguyền rủa hệ thống truyền thông Do Thái, vốn theo đường lối chủ trương và phóng khoáng giống như Đảng Dân Chủ vậy.

Không những thế mà chính Ông Ed Koch, cựu Thị Trưởng của New York và cũng là người cực lực ủng hộ cho giới Đồng Tính Luyến Ái đã phải thốt lên rằng: "Thống Đốc Palin đã làm Ông sợ hú vía luôn" (Governor Palin scares the hell of me).

Và Rabbi Levin đã mạnh miệng nói rằng: "Hãy tiến lên, Thống Đốc Palin! Hãy cứ làm sáng danh cho một nghị trình của Thiên Chúa bằng cách đem trở lại những chuẩn tắc đúng đắn lâu đời!"

(You go, Governor Palin! keep championing a Godly agenda of a return to millennia-old standards of decency).

Và chúng ta cũng thừa biết, John McCain càng gần gũi và chịu ảnh hưởng của các tư tưởng truyền thống và thủ cựu lâu đời bao nhiêu, thì khuynh hướng hành động của Ông càng sát nút hơn với những giảng dạy của Giáo Hội, Đức Tin và Lương Tâm Công Giáo của chúng ta!

+ Đảng Dân Chủ với Barack Hussein Obama và Joseph Biden:

Khỏi phải nói nhiều về 2 ứng cử viên này vì chúng ta, ai cũng biết đến họ. Thế nhưng có những điều mà người Công Giáo chúng ta chưa hề biết rõ về thân thế và lai lịch của 2 ứng cử viên này!

Barack Hussein Obama là người gốc Châu Phi Kenya. Thưở nhỏ, Ông là một thanh niên da đen du đảng khét tiếng. Tối ngày chỉ biết quây quần với ma tuý, sự thù hận, và việc đầu độc các thanh niên trẻ tuổi cùng lứa. Khi trưởng thành, Ông vào trường Luật ở Harvard, và trở thành Luật Sư. Ông được bầu chọn vào Thượng Viện vào ngày 11/2/2004. Ông đã có gia đình và 2 con.

Joe Biden được bầu vào Thượng Viện vào ngày 11/7/1972. Ông là người hoạt động rất lâu trong Thượng Viện trên cả John McCain. Là một người Công Giáo, thế nhưng rủi thay, Ông lại để đức tin và tín ngưỡng Công Giáo của Ông sang một bên để hành động cổ võ cho các chương trình và chính sách hoàn toàn đi ngược lại với những giảng dạy đạo đức và luân lý truyền thống của Giáo Hội.

Trong những năm hoạt động trong tư cách là Thượng Nghị Sĩ, cả 2 ứng cử viên này là người khét tiếng theo đường lối phóng khoáng nhất, hơn cả Thượng Nghị Sĩ Ted Kennedy của tiểu bang Massachusett - một điều mà người Công Giáo Mỹ theo dòng chính chưa hề biết. Hai Ông này điên cuồng hổ trợ cho việc Phá Thai, việc Trợ Tử, Hôn Nhân Đồng Tính, Nhân Giống Người, việc Ngừa Thai, và việc Nghiên Cứu Tế Bào Gốc. Có thể nói không ngoa rằng, thành tích bầu cử của hai ứng cử viên này hoàn toàn Đi Ngược Lại 100% so với những giảng dạy về luân lý và đạo đức truyền thống của Giáo Hội và Đức Tin Công Giáo.

Riêng về Obama, Ông là người theo đường lối khuynh tả khét tiếng. Nếu bình tĩnh suy xét và phân tích thật kỹ những câu nói, hay những câu hứa suôn mang tính chất sáo rỗng của Ông ta, thì chúng ta thừa biết Ông dựa trên cung cách phân tích và suy nghĩ theo kiểu của ba Ông Tổ Cộng Sản là Marxít, Lênin và Angel. Ông là bạn rất thân với William Ayers - vị lãnh đạo của Nhóm Khủng Bố Cực Đoan Nhất có tên là Weatherman Underground. Nhóm này đã đánh bom rất nhiều các tòa nhà của chính phủ, bao gồm luôn cả Ngũ Giác Đài, giết chết vô số thường dân và cảnh sát vô tội.

Obama là một người theo Đạo Hồi Giáo, Ông giả đò chuyển sang Kitô Giáo là vì mục đích chánh trị. Vào năm 2001, Ayers đã tuyên bố rằng mình không hề hối tiếc tí nào cả về những hành động chống lại Hoa Kỳ, và ước mong rằng sẽ có dịp gây hại nhiều cho Hoa Kỳ nữa trong thời gian sắp tới. Và thời gian đó đã gần đến, nếu như cử tri Mỹ không sáng suốt bỏ phiếu cho cặp Obama-Biden.

Chính Obama đã công khai lên tiếng rất nhiều lần để bảo vệ cho người bạn thân nhất của mình là Ayers.

Không những chỉ có thế mà Obama còn nhận được sự ủng hộ lớn của vị lãnh đạo nhóm Quốc Gia Hồi Giáo (Nation of Islam) là Ông Louis Farrakhan, một Nhóm Khủng Bố ngấm ngầm đang hoạt động tại Hoa Kỳ, và thế giới.

Khi giả bộ cải sang Kitô Giáo, vì mục đích chánh trị của Hồi Giáo, Obama lại là người bạn rất thân của Ông Mục Sư Jeremiah Wright - một Nhóm Tin Lành da đen rất căm phẫn và rất hận thù với giới người Mỹ da trắng.

Trong khi Ahmadinejad - vị lãnh tụ của Irăn, luôn miệng đe dọa xóa sổ Do Thái ra khỏi bản đồ của thế giới, mà chính phủ Bush đã không có đủ nguồn lực để ủng hộ cho Do Thái, thì Obama lại là người đồng ý ngồi xuống nói chuyện ngang hàng và vô điều kiện với Iran.

Nếu có dịp sang vùng Trung Đông như Afganistan và Iraq, thì ai nấy cũng đều nhận biết rằng: hằng ngày trên các đài truyền hình, truyền thanh và báo chí bằng tiếng Ả Rập, họ đều không ngớt khen ngợi và ca tụng Obama. Người dân tại đây ví Obama của Hoa Kỳ như là một "Allah" mới của thế giới Hồi Giáo - một thế giới Hồi Giáo cực đoan muốn khai chiến và xóa sổ toàn bộ Do Thái Giáo và Kitô Giáo trên khắp hoàn vũ.

Có một nhóm binh sĩ trẻ người Hoa Kỳ, sau khi trở về lại Hoa Kỳ để nghỉ sức trong 1 tháng rồi quay trở lại Afganistan, đã nói với người viết như thế này: nếu có dịp dọ hỏi bất kỳ người gốc Trung Đông nào, có bộ râu dài, và tóc che kín mặt, hay các phụ nữ đầu đội kín khăn của Đạo Hồi ở New York, tức những người mà khi nhìn vào chúng ta đã cảm thấy ghê sợ rồi, và hỏi người đó chọn ai làm Tổng Thống Hoa Kỳ, thì câu trả lời sẽ là Obama.

Do đó, chẳng phải lý do ngẫu nhiên khi tạp chí The New Yorker cho đăng hình Obama và Vợ của Ông ta lên hàng đầu (như đính kèm ở trên), với hình là cờ Mỹ bị đốt cháy, và trên bàn thờ có hình của Osama bin Laden, người mà quân đội Mỹ ở Afganistan đang ra sức truy nã gắt gao trước khi kết thúc thể chế của chính phủ Bush. Chỉ tiếc rằng, tấm hình chưa được đăng lâu phải đành bỏ xuống, vì sức mạnh kinh khủng của nhóm tội lỗi và suy đồi ở Hoa Kỳ.

** Còn Ông Joe Biden thì sao?

Gần đây, trang web LifeSiteNews.com đã không ngừng phát hành ra các bản tin nói về ứng cử viên này, mà người viết xin được phép tóm lượt lại như sau:

Hiệp Sĩ Tối Cao của Hội Hiệp Sĩ Columbus, Ông Carl A. Anderson, vào ngày 19 tháng 9 đã gởi cho Joe Biden một lá thư đại diện cho hơn 1.28 triệu thành viên của Hội, và lá thư này đã xuất hiện trên tờ USA Today cùng các báo chí khác của Hoa Kỳ, khuyên bảo Ông này hãy học hỏi lại những giảng dạy của Giáo Hội về việc Phá Thai, sau khi Ông đã xuất hiện trên NBC trong Chương Trình Gặp Gỡ Giới Báo Chí (Meet the Press) của Tom Borkaw rằng: "Ông ủng hộ cho việc Phá Thai là vì Ông hành động theo đúng với đức tin Công Giáo của Ông."

Thế là một lần nữa, sau Nancy Pelosi, người dám phán rằng: "Cả Giáo Hội cũng chưa hề biết khi nào sự sống mới được bắt đầu," rồi sau đó lại tự sáng chế ra "thuyết thần học về Phá Thai," thì nay tới lượt Joe Biden - cũng là một người Công Giáo, đã lên tiếng phỉ báng Công Giáo và đức tin Công Giáo của chính mình và mọi người Công Giáo chân chính khác nơi quãng trường công cộng.

ĐTGM Burke

Sau lời phát biểu lầm lạc và ngu muội đó của Joe Biden, 2 vị Hồng Y, 2 vị Tổng Giám Mục, và 10 vị Giám Mục đã lên tiếng phản bác lới phát biểu sai lạc của Joe Biden gồm:

ĐGM Joseph Joseph Martino của Giáo Phận Scranton; ĐTGM Charles Chaput của TGP Denver, CO; ĐGM James Conley và ĐGM Robeert Morlino của Giáo Phận Madison ở Wisconsin; ĐTGM Donald Wuerl của TGP Washington, DC; ĐGM Edward Slattery của Giáo Phận Tulsa, OK; ĐHY Justin Rigali của TGP Philadelphia, PA; ĐGM William Lori của Giáo Phận Bridgeport, CT; ĐGM Fran Malooly của Giáo Phận Wilmington, DL; ĐGM Samuel Aquila của Giáo Phận Fargo, ND; ĐGM Gregory Aymond của Giáo Phận Austin, TX; ĐGM R. Walker Nickless của Giáo Phận Sioux City, IA; ĐGM Paul Coakley của Giáo Phận Salina, KS; và ĐHY Sean O'Malley của TGP Boston, MA.

Chính Đức Tân Giám Mục của Giáo Phận Wilmington, DL của Joe Biden là ĐGM W. Francis Malooly đã mạnh mẽ lên tiếng vạ tuyệt thông Joe Biden, thế nhưng Ông này vẫn không sợ và coi thường quyền bính của vị Giám Mục địa phận. Thử hỏi, một người Công Giáo dám ngang nhiên coi thường vị Chủ Chăn của mình, có xứng đáng để trở thành Phó Tổng Thống của đất nước Hoa Kỳ không? Thật khó nghĩ và khó tưởng tượng ra được điều này....!

Chính Đức Tổng Giám Mục Raymon Burke, Trưởng Tòa Án Tối Cao của Tòa Thánh Vaticăn, đã lên tiếng gọi Đảng Dân Chủ chính là "Đảng của Sự Chết" (Party of Death) khi Ngài lên tiếng với tờ báo bằng tiếng Ý vào ngày 27 tháng 9 là tờ Avvenire.

Và Đức Tổng Giám Mục Joseph Naumann và Đức Giám Mục Robert Finn của tiểu bang Kansas cũng đã lên tiếng kêu gọi tất cả mọi cử tri Công Giáo đừng bỏ phiếu cho các ứng cử viên của Đảng Dân Chủ - một Đảng chống lại sự sống một cách khét tiếng!

Nói tóm lại, Ông Obama thì thuộc về quân khủng bố chống lại Hoa Kỳ, còn Ông Biden lại là người Công Giáo chống phá lại Đạo Công Giáo, và nếu gộp tên của 2 Ông này lại sẽ thành Osama Bin Laden - một người Hồi Giáo cực lực và điên cuồng chống lại Hoa Kỳ và Đạo Kitô Giáo trên khắp thế giới! Phải chăng đây chính là tiên đoán cho một thời kỳ xấu của đất nước Hoa Kỳ? Phải chăng nước Mỹ sắp bị xóa sổ?

Giới người Mỹ thuộc dòng chính đang dõi theo liệu cuộc hôn nhân của Obama và Biden sẽ tồn tại tới đâu? Vì ai cũng biết Obama chọn Biden chỉ là cái cớ làm bình phong, che đậy cho tư tưởng Hồi Giáo chống Tây Phương của Obama; còn Joe Biden tự bản thân là một "attack dog" (con chó tấn công) rất gờm và đáng sợ. Ông có bản tính và lời nói rất đanh thép và hung hãn. Chính Ông đã lên án cực lực chính sách của Obama trong vòng bầu cử sơ bộ, và tính tình của Biden và Obama hoàn toàn khác nhau, thế nhưng lại cùng đứng chung một xuồng để phá đổ đất nước Hoa Kỳ. Phải chăng Ngày Tận Thế đã sắp đến?

+ Đảng Chủ Nghĩa Tự Do với Robert Barr và Wayne Root:

Bob Barr nguyên là Dân Biểu thuộc Đảng Cộng Hòa trước đây (1994-2002), nhưng vì bất mãn quyền lực nên tự tách ra một mình, và trong cuộc tranh cử này, Ông lại lập ra Đảng Chủ Nghĩa Tự Do. Ông là Luật Sư có tài, và là người dân gốc Smyrna của tiểu bang Georgia. Trong thời gian ở Ha Viện, Ông có lập trường chống lại chuyện Phá Thai, và chống lại chuyện định nghĩa trở lại về Hôn Nhân Truyền Thống.

Khả năng thắng cử của Ông rất thấp vì người Mỹ không để ý và biết nhiều đến Ông. Do đó, việc bỏ phiếu cho Ông, cũng đồng nghĩa với việc tạo cơ hội cho Đảng Dân Chủ thắng được Tòa Bạch Ốc mà thôi!

+ Đảng Xanh với Cynthia McKinney và Rosa Clemente:

Cynthia McKinney nguyên là Dân Biểu (1992-2007) đại diện cho khu người da đen ở vùng Decatur và quận Fulton thuộc tiểu bang Georgia. Bà là người Công Giáo, nhưng ly dị chồng. Bà này nổi tiếng là "lu manh" và "côn đồ" khi đã dám cả gan tát vào mặt viên cảnh sát trẻ ở Washington, D.C. khi bị người cảnh sát này chặn lại vì Bà đã lái xe trái phép. Giải thích cho hành động đánh người cẩu thả và tùy tiện này, Bà tự cho mình là "Bà nội" của thiên hạ, khi lạm dụng chức quyền để hành xử cá nhân.

Tuy là người Công Giáo, nhưng Bà lại là nữ đệ tử trung thành của Nancy Pelosi khi cả hai còn ở Hạ Viện để tiêu diệt Sự Sống, ủng hộ cho Hôn Nhân Đồng Tính, ủng hộ cho việc Ngừa Thai, việc Nghiên Cứu Tế Bào Gốc, việc Nhân Giống Người, và Cái Chết Êm Ái.

Bỏ phiếu cho Đảng của Bà cũng đồng nghĩa với việc tạo cơ hội thắng thế cho Đảng Dân Chủ, và cũng đồng nghĩa đến việc tự động rút phép thông công của chúng ta ra khỏi Giáo Hội và Đức Tin Công Giáo!

+ Đảng Hiến Pháp với Charles Baldwin và Darrell Castle:

Chuck Baldwin là người đến từ Pensacola, Florida. Ông là người gốc Tin Lành. Đảng của Ông chống lại chuyện Phá Thai, và Ông ít có cơ hội thắng cử và chẳng có ai biết về Ông cả. Do đó, việc bỏ phiếu cho Ông, cũng đồng nghĩa với việc tạo cơ hội cho Đảng Dân Chủ thắng được Tòa Bạch Ốc mà thôi!

+ Đảng Độc Lập với Ralph Nader và Matt Gonzalez:

Ralph Nader - đúng là "con sâu làm rầu nồi canh" của Đảng Dân Chủ trong cuộc bầu cử Tổng Thống 2004 khi John Kerry bị vị đương kim Tổng Thống George W. Bush đánh bại một cách dễ dàng!

Lần này Ông ra tranh cử không phải với Đảng Xanh (Đảng của môi trường) nhưng nay lại là Đảng Độc Lập. Ông là người Kitô Giáo đến từ tiểu bang Connecticut. Ông tốt nghiệp Luật Sư từ trường Luật Harvard, giống như Obama. Rất khó biết về quan điểm của Ông là gì trước những vấn đề giảng dạy nền tảng của Giáo Hội Công Giáo chúng ta về mặt luân lý và đạo đức truyền thống. Do đó, việc bỏ phiếu cho Ông, cũng đồng nghĩa với việc tạo cơ hội cho Đảng Dân Chủ thắng được Tòa Bạch Ốc mà thôi!

N. Lời Kết:

Trách nhiệm về đạo đức và luân lý của riêng tôi, và của VietCatholic nói chung, coi như đã hoàn tất - Chúng tôi đã chu toàn trách nhiệm trước mặt Thiên Chúa để gióng lên tiếng nói của Sự Thật, của Lương Tâm, và của Đức Tin Công Giáo; phần còn lại là ở nơi Quý Vị độc giả, hãy hiệp sức với chúng tôi để làm hoán đổi con tim, tâm trí, Lương Tâm và hành động của thế giới này, để đến Ngày Cánh Chung, khi diện đối trước mặt Thiên Chúa, chúng ta không còn hối hận, tiếc nuối, hay ăn năn gì nữa, vì chúng ta đã cùng nhau làm hết mình rồi. Nổ lực nho nhỏ nhưng làm nó với tấm lòng thành, như Mẹ Têrêsa đã từng nói, sẽ xứng đáng được Thiên Chúa nhìn ngó, chúc phúc và ban mọi ơn phúc lộc cho chúng ta

Xin kính chào tạm biệt Quý Vị ở quê nhà! Từ một nơi xa thẳm và đầy hiểm nguy, mọi tâm tình xin thành kính gởi lại và xin Quý Vị hãy nhớ nguyện cầu luôn cho các anh-chị-em binh sĩ của chúng tôi đang ở vùng chiến tuyến!

T.B.: Các Tài Liệu được người viết sử dụng trong Bài Viết này gồm:

- Forming Consciences for Faithful Citizenship 2008 by USCCB

- Moral Principles for Catholic Voters by Kansas Catholic Conference of Bishops

- Voting with a Clear Conscience 2006 by Father Frank Pavone, MEV - Director of Priests for Life

- Voter's Guide for Serious Catholics 2006 by Catholic Answers Action

- Battling for America's Soul by the American Society for the Defense of Tradition, Family & Property (TFP)

- LifeSiteNews.com

- Catholic Digest (October 2008)

- Pro-Life Articles

- Vatican Website at www.vatican.va

- Sacred Scripture

Anthony Lê

Tags · ·

Đọc nhiều nhất Bản in 25.10.2008. 22:57