Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

An Toàn Liên Mạng (2): Thư Mục Vụ Của Các Giám Mục Úc Châu

§ Vũ Văn An

Liên Mạng Đúng Ra Là Gì?

Như một châm ngôn xưa từng nói, trong đời, hằng số duy nhất chính là sự thay đổi và điều áy chắc chắn đúng trong trường hợp Liên Mạng. Việc sử dụng Liên Mạng diễn biến một cách không ngừng (i).

Đối với nhiều người chúng ta, Liên Mạng có nghĩa là đi lục lọi các trang mạng. Bất cứ ai cũng có thể thiết lập ra một trang mạng và gửi lên đó đủ thứ tín liệu và giải khuây họ muốn. Phần lớn các công ty, các giáo hội, các nhóm và tổ chức đều có một trang mạng, cho phép người ta đọc được tín liệu về mình. Các cá nhân cũng có thể làm như thế. Các trang mạng hiện nay thường pha trộn đủ bản văn, hình ảnh, âm thanh và băng video.

Với người khác, e-mail là cách hàng đầu sử dụng Liên Mạng: gửi điện thư tới đồng nghiệp, bạn bè và người khác. Điều ấy giúp ta thông đạt gần như tức khắc với người khác, bất kể họ ở phòng bên cạnh hay ở phiá bên kia quả địa cầu. Người ta không thể tưởng tượng nổi thế giới buôn bán ngày nay lại có thể tồn tại mà không có thứ truyền thông thần tốc do e-mail cung cấp.

Các ‘phòng tán gẫu’ hay các nơi gặp nhau trên mạng là phương thức khác của việc sử dụng Liên Mạng. Trong các phòng tán gẫu này, người ta có thể gửi tới gửi lui các nhắn tin cho nhau một cách tức khắc qua máy vi tính của họ, như thể đang chuyện gẫu với nhau vậy. Đôi khi, các phòng tán gẫy này hoàn toàn có tính xã giao. Nhưng đôi khi, chúng cũng tập trung vào một đề tài nào đó các bên đều quan tâm. Các blogs nghị trường cũng là một cách khác để người ta trao đổi tín liệu và quan điểm với nhau trên Liên Mạng. Hiện tượng mới nhất vừa xuất hiện trên Liên Mạng có tên là kết hệ xã giao (social networking). Đặc biệt là các thanh thiếu niên đã đổ xô tới các trang mạng này, như Facebook và MySpace chẳng hạn, được coi tương đương như lối la cà với bạn bè bằng điện tử. Chỉ cần tạo ra một tiểu sử trên một trong các trang mạng này, là bạn có thể trao đổi đủ kiểu tín liệu với những người bạn đề cử là ‘bạn’ trên hệ kết hệ xã giao. Việc ấy có thể bao gồm ảnh chụp, liệt kê những điều mình thích và không thích, cũng như lời nhắn tin, âm nhạc…Giáo Hội tại Úc đang giúp các bạn trẻ tham gia việc kết hệ xã giao đặt căn bản trên đức tin với việc ra đời một số các trang mạng kiểu đó.

Việc sử dụng Liên Mạng trên điện thoại di động nay đã trở thành thông thường. Nói một cách chủ yếu, thì bất cứ điều gì bạn có thể mở được hay tải xuống được trên máy vi tính tại nhà hay tại sở của bạn, thì cũng có thể tải xuống trên máy di động đời mới nhất. Cũng thế, những videos hay ảnh chụp cũng có thể thu vào điện thoại di động rồi tải xuống các trang mạng. Một trang mạng kiểu đó, hiện chứa đựng đủ loại video, chính là YouTube (www.youtube.com). Trên YouTube, bạn có thể xem đủ thứ từ một cuốn video do một em bé thực hiện trên điện thoại di động tới các sứ điệp của các nhà lãnh đạo chính trị và ngay cả Các Sứ Điệp Mùa Chay của Các Giám Mục. Liên Mạng quả là một thực thể diễn biến một cách không thay đổi và ‘truyện vĩ đại’ sau đó luôn luôn ở ngay góc đàng kia.

Giáo Hội và Liên Mạng, Cả Một Thế Giới Khả Thể

Giáo Hội có “một phương thức hoàn toàn tích cực đối với truyền thông” và việc đó bao gồm Liên Mạng (ii). Trong thông điệp nhân Ngày Thế Giới Truyền Thông năm 2002, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II chào đón Liên Mạng như là “Nghị Trường Mới để Công Bố Phúc Âm”(iii). Ngài cho hay: suốt trong lịch sử, Giáo Hội từng giao lưu với nhiều nền văn hóa, mà mỗi nền văn hóa ấy đều đòi phải có năng lực và óc tưởng tượng tươi mới để công bố Phúc Âm của Chúa Giêsu Kitô. Vị Giáo Hoàng về già ấy hiểu rõ ràng rằng với việc truyền thông và cách mạng tin học đang cực thịnh ấy, Giáo Hội quả đang đứng ở một cửa ngõ quyết định mới.

“Giống tân biên cương các thời đại khác, biên cương lần này cũng đầy những tương hành giữa nguy hiểm và hứa hẹn và không thiếu cảm thức phiêu lưu từng đánh dấu những thời kỳ thay đổi vĩ đại khác” (iv).

Giáo Hội tiếp cận Liên Mạng “với một thái độ thực tiễn và tin tưởng” (v), vì hiểu rõ rằng, giống như các phương tiện truyền thông khác, nó chỉ là một phương tiện, chứ không phải là một mục đích.

Liên Mạng có thể cung hiến nhiều cơ hội tuyệt hảo để phúc âm hóa "nếu được sử dụng một cách thành thạo và ý thức rõ các điểm mạnh và điểm yếu của nó” (vi).

“Trên hết, nhờ cung cấp tín liệu và kích thích chú tâm, nó làm cho cuộc giáp mặt tiên khởi với sứ điệp Kitô giáo trở thành khả thể, nhất là nơi giới trẻ là những người càng ngày càng hướng về không gian truyền thông (cyberspace) như cửa sổ dẫn họ vào thế giới. Do đó, điều quan trọng là cộng đồng Kitô giáo phải nghĩ ra mọi phương cách thực tiễn giúp những ai lần đầu thực hiện các giao tiếp xuyên qua Liên Mạng biết ra khỏi thế giới ảo (virtual) của không gian truyền thông mà bước vào thế giới hiện thực của công đồng Kitô giáo” (vii).

Khả Thể Mang Theo Trách Nhiệm

Dù chấp nhận nhiều cơ may do Liên Mạng đem tới, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II cũng đã cảnh cáo về nhiều khía cạnh thuộc bản chất phù phiếm và cơn cuồng lũ tín liệu do nó mang tới.

“Liên Mạng cung hiến các kiến thức sâu rộng, nhưng không dạy ta các giá trị; và khi các giá trị bị làm ngơ, thì nhân tính ta bị hạ giá và con người dễ dàng không còn nhận ra phẩm giá siêu việt của mình nữa. Bất chấp tiềm năng to lớn của nó nhằm điều tốt, một số phương cách nhằm hạ giá và gây hại được người ta sử dụng đều đã được mọi người nhận ra cách hiển nhiên, và do đó các thẩm quyền công chắc chắn có trách nhiệm phải bảo đảm để khí cụ tuyệt diệu này phục vụ ích chung và không trở thành nguồn gây hại” (viii).

Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI cũng đã nói đến nhu cầu phải bảo vệ trẻ em và các gia đình khỏi các nguy hiểm của Liên Mạng. Ngài nói rằng:

“Một đàng, hiển nhiên là phần lớn các lợi ích vĩ đại của văn minh đã được nhiều thành phần của truyền thông đại chúng đóng góp. Nhưng đàng khác, người ta cũng nhanh chóng thấy rằng không thiếu những gì đang được truyền đạt đến nhà hàng triệu gia đình khắp thế giới quả có tính phá hoại” (ix).

Thực thế, Giáo Hội có quan điểm dứt khoát rằng giống bất cứ phương tiện truyền thông nào khác, Liên Mạng không nên được miễn chuẩn khỏi các luật lệ hợp lý chống lại thứ ngôn ngữ hận thù, phỉ báng, lừa đảo, khiêu dâm, nhất là ấu dâm và các vi phạm khác (x).

Giữ Trẻ Em An Toàn Trên Liên Mạng, Các Trang Mạng Không Được Hoan Hô

Bất cứ phụ huynh nào dù chỉ biết qua loa về Liên Mạng cũng biết rằng con cái họ luôn luôn phải đối diện với cái nguy bị chường mặt cho các tư liệu nguy hiểm. Điều ấy có thể dưới hình thức các trang mạng khiêu dâm, bạo lực hay công kích.

Trẻ em có thể vô tình gặp những tư liệu đó, trong khi tìm tòi các nội dung khác, hay chúng có thể cố tình đi tìm, nhất là các thiếu niên, vì nghĩ rằng chúng làm như thế chẳng ai biết, cõi riêng tư của không gian truyền thông mà! Một cuộc thăm dò các thiếu nữ trên mạng mới đây, do một tạp chí thiếu niên tại Úc, cho thấy 7 trong số 10 thiếu nữ được thăm dò đã vô tình gặp các trang mạng khiêu dâm, nhưng 21 phần trăm cho hay họ cố tình vào các trang mạng ấy (xi).

Trang mạng NetAlert của Chính Phủ Liên Bang khuyên các phụ huynh nên khích lệ con em dùng các kỹ thuật dò tìm an toàn và sử dụng các hệ thống dò tìm (serach engines) phò gia đình. Các chương trình lọc lựa Liên Mạng giúp loại bỏ phần lớn các tư liệu nguy hại nói trên có sẵn trên trang mạng của NetAlert www.netalert.gov.au (xii).

Các gia đình Kitô giáo cũng nên thảo luận với con cái mình về các nguy hiểm Liên Mạng nói trên khi họ nói chuyện với nhau về việc sử dụng rộng rãi văn hóa khiêu dâm và các tác động gây hại của nó đối với nhân phẩm và các mối liên hệ. Giáo Hội Công Giáo tại Úc trước đây đã từng nói lên quan điểm của mình rằng Chính phủ nên ban hành các luật lệ để các Công Ty Cung Cấp Dịch Vụ Liên Mạng phải bảo đảm chặn đứng các tư liệu không thích đáng trước khi nó tràn vào các máy vi tính gia đình, điều Âu Châu và Vương Quốc Hiệp Nhất (nước Anh) đã từng làm (xii). Chúng tôi hoan nghênh chính sách của Chính Phủ Liên Bang buộc các Công Ty Cung Cấp Dịch Vụ Liên Mạng phải lọc lựa nội dung, và chờ mong chính sách ấy được thực thi vào một lúc thuận tiện sớm nhất (xiv).

Người Lạ Mặt Nguy Hiểm

Cái nguy hiểm đối với trẻ em do Liên Mạng mang lại không luôn luôn giới hạn vào tư liệu chúng gặp. Mà còn là viễn tượng nguy hiểm do người lạ mặt đem lại nữa, nhất là khi trẻ em cung cấp tín liệu bản thân cho những người chúng gặp trên phòng tán gẫu. Nhờ tính ẩn danh của Liên Mạng, kẻ ấu dâm có thể rình rập các thiếu niên bằng cách giả đò là thiếu niên.

Sau đó, họ sẽ thuyết phục trẻ em gặp họ, nói dối là sẽ gặp bạn cùng tuổi. Thành thử điều cần phải làm là dạy cho trẻ em đừng bao giờ cung cấp bất cứ tín liệu bản thân nào cho những người chúng tán gẫu với trên Liên Mạng. Nhất là không bao giờ nên tiết lộ nơi mình ở, nơi mình chơi thể thao hay nơi mình học hay mình ở nhà một mình vào những thời điểm nào đó.

Bắt Nạt Trên Mạng

Một hình thức mới của vấn đề hiện nay là nạn bắt nạt trên mạng (cyber-bullying). Trong khi trước đây, trẻ em thường bắt nạt nhau tại sân trường hay tại trạm xe buýt, thì ngày nay vì tính ẩn danh của Liên Mạng, nên cả một khung cảnh xách nhiễu và bắt nạt mới đã được tạo ra. Điều ấy có thể diễn ra tại các phòng tán gẫu cũng như các trang mạng kết hệ xã giao khác và cả qua hệ thống nhắn tin trên điện thoại di động.

Theo NetAlert, nạn bắt nạt trên mạng có thể bao gồm việc chọc ghẹo và chế diễu, tung tin thất thiệt, loại khỏi vòng bạn bè, các nhắn tin mình không muốn và cả hạ nhục nữa (xv). Kiểu bắt nạt này có tính tâm lý hơn thể lý và cha mẹ khó lòng có thể khám phá ra. Nói chuyện công khai với con cái về nạn bắt nạt là khởi điểm tốt để chúng cảm thấy chúng có thể đến với qúy vị khi chúng gặp vấn đề.

Bóc Lột Tài Chánh

Cuối cùng, Liên Mạng đem lại đủ thứ cơ hội để trẻ em, thanh thiếu niên và cả người lớn ngây thơ bị bóc lột. Kỹ thuật chào hàng bất chính nhằm vào trẻ em có thể gây tai hại về tài chánh, nhất là nếu trẻ em có thể đụng tới thẻ tín dụng của gia đình. Các trang mạng quảng cáo có thể dấu đi một số nét tốn tiền, chỉ cần các em bấm con chuột đồng ý, là thấy có chuyện tài chánh lớn. Những vi khuẩn ‘spam’ và vi tính ngụy trang dưới các quảng cáo hay e-mails hấp dẫn cũng là điều ta cần đề phòng chống lại.

Vũ Văn An chuyển dịch

Tags ·

Đọc nhiều nhất Bản in 29.04.2008. 23:42