Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Ý nghiã về một câu nói

§ Tú Nạc

Sống trên đời ai cũng muốn được làm người với tư tưởng trong sạch, lành mạnh; sống trong một gia đình trên thuận dưới hòa, hiếu đễ gia phong; ra ngoài xã hội được nhiều người kính mến, tin yêu. Để đạt được ba điều ấy, một câu danh ngôn khuyên ta: “Một mình, ta hãy giữ tư tưởng; trong gia đình, ta hãy giữ tính tình; ra ngoài xã hội, ta phải giữ gìn ngôn ngữ.” Qua câu nói đó, chúng ta liên tưởng đến câu nói của Đức Tổng Giám Mục Giu-se Ngô Quang Kiệt – một Mục Tử nhân hiền ( “hiền” khác với “lành”, “hiền” là người khôn –ngoan- tài- đức) – khi Ngài giới thiệu Đ/c Tân Phó TGM Hà Nội: “… Từ nay Ngài không chỉ đồng cảm hay đồng hành với anh chị em, nhưng sẽ đồng sinh, đồng tử với anh chị em…” Một câu nói đã thể hiện sâu nặng tình cảm giữa chủ chiên và đàn chiên, cũng là để khuyên con cái mình và gián tiếp nhắc nhở Đ/c Phó TGM trong việc xử kỷ tiếp vật.

Nếu đọc toàn văn bài giới thiệu của Ngài ta mới cảm được tại sao phải “đồng sinh đồng tử” với đàn chiên của mình. Ngài đã chân thành nói lên cái quá khứ sống đạo của Anh Chị Em giáo hữu thuộc TGP Hà Nội khó khăn, thiệt thòi. Điều này thì bất cứ ai, lương hay giáo cũng đều quá biết. Cho nên họ cần phải có chỗ dựa – chỗ dựa tinh thần – cây cao bóng cả - người cha trung kiên, chân thành, đồng cam cộng khổ với con cái và sẵn sàng đồng sinh đồng tử - từ bỏ chính bản thân.

Cây đứng một mình dễ bị lay chuyển, thú sống một mình dễ bị sát hại. Người cũng vậy, khác gì cây và thú kia dễ bị ngoại cảnh ảnh hưởng và chi phối, xoay chuyển hoặc đầu độc tư tưởng mà làm hư hỏng cả cuộc đời và tác động đến một cộng đoàn. Vì vậy bản thân ta cần phải thận trọng, kiểm soát mọi ý nghĩ, tư tưởng và hành động.

Gia đình vốn là một xã hội thu nhỏ, tuy là người thân với chúng ta, nhưng quan điểm và tư tưởng vẫn có những điểm bất đồng. Sự xung đột và tính tình rất có thể nảy sinh. Mà hễ xung đột về tư tưởng thì phát triển nhanh chóng, có khi phá hủy cả hạnh phúc gia đình. Cho nên sống trong cùng một gia đình, chúng ta cần phải cận thận thói ăn, nết ở để tránh va chạm có thể xảy ra.

Ông cha ta thưở xưa có học phong cách học đâu mà đã đúc kết không biết bao nhiêu câu ca dao, tục ngữ nhằm giáo dục nhân cách và phẩm chất con người:

Chim khôn hót tiếng rảnh rang,
Người khôn nói tiến dịu dàng dễ nghe
.”

Thật rõ ràng người xưa đã căn cứ vào ngôn ngữ để định giá trị con người. Do đó, trong ứng xử chúng ta cần phải cân nhắc kỹ lưỡng trong nói năng.

Câu ca dao trên giúp ta một phương châm về xử kỷ tiếp vật: phải biết thận trọng trong tư tưởng, ngôn ngữ và hành động để trau giồi bản thân, sống hòa hợp với tha nhân. Nhưng thử hỏi: ta giữ gìn tư tưởng, ngôn ngữ và hành động như thế nào? Và bằng cách nào?

Tư tưởng con người là giá trị tinh thần của con người. Con người mà tư tưởng không lành mạnh là mất đi phẩm giá. Tuy ta không cần một tư tưởng siêu phàm, nhưng cần phải có một tư tưởng vui hòa, trong suốt.

Hình ảnh Đức TGM Giu-se những ngày đầu chân ướt, chân ráo từ Nam ra Bắc – tuy là cố hương thật đấy những vốn hoàn toàn xa lạ - quản một Giáo phận đìu hiu cả về tinh thần lẫn vật chất: Giáo đường tan nát, Chiên hiền xác xơ. Thế mà con người ấy với một tư tưởng vui hòa, trong suốt, Ngài đã khôi phục từ hoang tàn, đổ nát.

Rồi về Hà Nôi, ở một địa vị cao hơn, trọng trách nhiều hơn, tư tưởng ấy, vị Mục Tử nhân hiền ấy lại tiếp tục dẫn dắt đàn Chiên với những thăng trầm của TGP. Vì lời phát biểu phản ảnh đúng sự thật của Ngài mà truyền thông nhà nước đã xuyên tạc,bóp méo ý nghiã câu nói để Ngài phải chịu bao nhiêu “phỉ báng”. Con người ấy không lẽ lại không biết về logic ngữ nghĩa của một văn bản thuyết minh? Ngài thừa khả năng để hiểu, để dạy câu tục ngữ của Pháp: “Phải uốn lưỡi bẩy lần trước khi nói” (Il faut tourner la langue sept fois avant parler).

Ngôn ngữ của ngài đã thể hiện điều tín nghĩa. Có tin được mình, người ta mới yêu mình, mới nghe mình. Có như thế ta mới mong tạo được sự nghiệp ở đời. Khổng Tử đã dạy: “Người không có tín thì không đứng vững được ở đời” (Nhân vô tín bất lập). từ đó Anh Chị Em giáo hữu TGP Hà Nội một lòng tin tưởng đứng dưới bóng Ngài, một lòng cung kính Ngài – cảm động làm sao những hình ảnh ấy!

Rồi hôm nay, Ngài lại nhấn mạnh đến những từ “đồng cảm”, đồng hành”, “đồng sinh”, “đồng tử”. Vậy là nhất nhất người Mục Tử không bao giờ bỏ đàn chiên của mình lạc lõng, bơ vơ.

À, mà sao Ngài không nhắc đến từ “đồng thuận”? – cõ lẽ Ngài muốn tránh vần đề nhạy cảm nào chăng? Trong gia đình không có hòa khí, sự xung đột dẫn đến tan nát hạnh phúc gia đình. Trong gia đình khi cha giận con mà bỏ mặc, con cái sẽ trở nên hư hỏng. Con cái buồn cha một đôi điều mà trở nên sa đọa, bê tha. Chung qui cũng chỉ vì sống mà không chịu tìm hiểu nhau, nhân nhượng nhau, anh em thì “trâu trắng, trâu đen”; vợ chồng, cha con thì “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”. Thế nên đã “đồng cảm” lẽ đương nhiên phải “đồng thuận” – yêu thương và hòa thuận luôn đi đôi với nhau – không bao giờ nói “đồng cảm chứ không đồng thuận” – phi logic về ngữ nghĩa và tâm lý tình cảm.

Con người sống trong già đình là một xã hội thu nhỏ như đã nói mà còn muốn được hạnh phúc thi ra ngoài xã hội, sống trong một phạm vi rộng lớn, tiếp xúc với bao người, há chẳng được kẻ yêu người kính ư?

Thành phần xã hội vốn vô cùng phức tạp. Trong cùng một Giáo hội, là con một Cha, anh em một Nhà thì trên thuận dưới hòa là giá trị của đạo đức căn bản. Vì thế ý tứ ngôn ngữ vô cùng quan trọng. Cũng một lời nói có thể được tất cả, nhưng cũng một lời nói có thể mất tất cả.

Những câu nói của Đức Tổng Giu-se biểu hiện được việc giữ gìn ngôn ngữ cốt lấy điều “thận trọng”, lấy “chữ tín” làm đầu. Giữ được chữ tín thì ngôn ngữ trong sáng, kẻ yêu người kính thì làm gì mà không sống mãi với Anh Chị Em giáo hữu của TGP Hà Nội.

Sống trên đời, con người phải biết “lập thân, lập đức, lập ngôn, lập chí” để trở thành người khả kính. Xây dựng tư tưởng, tình cảm đó là một phần của việc lập thân, lập đức; gìn giữ ngôn ngữ đó là điều lập ngôn. Lập chí là đạt thành ước vọng, thực hiện lý tưởng của mình. Nếu đã lập được thân, được đức, được ngôn thì tất mở rộng con đường để tiến đến đạt thành lý tưởng. Hạnh phúc thay, Anh chị Em giáo hữu TGP Hà Nội có một người Cha Quảng đại – Đức Tổng Giu-se!

Hổ thay cho những ai đứng bên trên hay đứng một bên trong tư thế … “wait and see”!

Jos. Tú Nạc, NMS

Đọc nhiều nhất Bản in 10.05.2010. 12:51