Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Xuất Hành (3-14)

§ Mai Hạnh

Sách Xuất Hành năm xưa, đặc biệt các chương từ chương 3 đến chương 14, là một đoạn đặc biệt đáng cho chúng ta suy ngẫm trong những ngày này.

Thử một vài phân tích và một vài suy tư nhỏ để chia sẻ:

Tình trạng mà dân Israel đang phải chịu đựng đó là:

- Bất công: Họ đã không được đối xử công bằng, họ bị khinh miệt, loại trừ, họ không được coi là con người với tất cả những sự bình đẳng cần có. Tự trong chính sách, họ bị coi là nguy hiểm, cần phải tiêu diệt.

- Bóc lột: Họ bị bóc lột và tước mất tài sản, rồi đến sức lực và thời giờ, họ phải làm việc nhưng họ không được hưởng huê lợi từ việc làm của họ.

- Mất tự do: Họ không được làm những gì họ cần và họ muốn, dù điều đó hợp và đáng phải tôn trọng, họ bị theo dõi sít sao và bị kiểm soát hoàn toàn bởi chế độ “cai nguời Ai Cập” (Xh 5,8 tt).

- Mất quyền sống: Họ không được quyền sống và duy trì nòi giống, người phụ nữ Do Thái không được phép sinh đẻ, nếu có sinh, thai nhi phải bị giết chết.

Không được phép thờ phượng Thiên Chúa của người Da Thái trong tự do .

Vì thế người Do Thái đòi:

- Công lý: Mọi sự phải được sáng tỏ, tôn trọng sự thật, tôn trọng con người, tôn trọng sự sống của con người.

- Công bằng: mọi người phải được đối xử bình đẳng, tài sản của người dân phải được tôn trọng, tôn trọng chủ quyền, tôn trọng quyền sử dụng. Người nghèo phải được bảo vệ.

- Quyền làm người: Con người có quyền được sống, được suy nghĩ và hành động theo lương tâm của mình.

- Đặc biệt, con người được quyền thờ phượng trong tự do.

Người Do Thái đi tìm công lý: Kinh thánh ghi “Họ ta thán, và tiếng kêu của họ thấu lên Thiên Chúa” (Xh 2,23) và “Thiên Chúa đã nghe tiếng họ kêu than” (Xh 2, 24).

“Hãy để cho dân Ta được tự do thờ phượng Ta” (Xh 5,1), đó là câu nói mà Moisê kẻ được Thiên Chúa chọn không ngừng nhắc đi nhắc lại với Pharaô, con người tượng trưng cho quyền lực chống đối Thiên Chúa.

Trước khi thực hiện cuộc giải phóng kỳ diệu, Moisê đã phải kiên trì trong cuộc đối thoại dai dẳng, cuộc đối thoại không cân sức, một bên là quyền lực, chiến mà và kỵ binh hùng hậu, và cả một hệ thống thông tin chính quy nữa. Một bên không một tấc sắt trong tay, không một người có võ trang, khi cần thông báo chỉ biết nhắn tin, đôi khi còn bị chặn đường phá sóng nữa. Cuộc đối thoại kiên trì trong đau khổ, lắm khi như thất bại hoàn toàn vì lòng Pharaô đã ra chai cứng, Moisê đã có lúc tuyệt vọng.

Ngưới ta cứ thắc mắc, vì sao Pharaô cực kỳ khôn khéo và hiểm độc lai ngờ nghệch đến độ để xảy ra cuộc can thiệp cuối cùng của Thiên Chúa, khiến ông mất tất cả, mất cả những gì quí báu nhất của ông, của gia đình ông, của sự nghiệp ông. Kinh thánh đã lý giải rằng “Thiên Chúa làm cho lòng dạ Pharaô trở nên chai cứng” (Xh 11, 9). Cuộc can thiệp cuối cùng rất kỳ diệu, con cái Israel trước khi lên đường, không chỉ từ nay được sở hữu sự tự do tuyệt đối nhưng còn mang theo được cả mọi thứ đồ vật quí giá của người Ai Cập, cơ đồ của người Ai Cập, còn người Ai Cập mất tất cả, mất cả sự sống và tương lai “mọi con đầu lòng, mọi thú đầu lòng phải chết” (Xh 12, 29).

Cuộc đối thoại chấm dứt, người Do Thái tìm được điều mình muốn, không do từ bất kỳ lý do nào, chỉ duy nhất là Thiên Chúa muốn, Thiên Chúa hành động.

Biết đâu ngày mai, Tòa Khâm Sứ được sửa sang thật đẹp, trang bị đầy đủ, có một vườn hoa rất đẹp ở phía trước, có hàng rào tuyệt mỹ và bộ cổng uy nghiêm. Kính mời vị Khâm sứ mới bước vào, Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam không tốn một đồng để chuẩn bị.

20/9/2008

Mai Hạnh

Tags ·

Đọc nhiều nhất Bản in 19.09.2008. 22:06