Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Việt Nam: Cái giá của một Hiệp Định Ngoại Giao

§ Trung Thiên

LTS: Bài viết dưới đây của mạng lưới http://chiesa.espresso.repubblica.it Trung Thiên dich ra Việt ngữ. BBT đăng tải bài này nhằm mục đích để qúy độc giả biết truyền thông ngoại quốc đang nghĩ gì về tình hình Giáo Hội Việt Nam.

Rôma (Chiesa) - Khát vọng của nhà cầm quyền chính trị nhằm giám sát và định đoạt việc bổ nhiệm các giám mục Công Giáo không phải là đặc quyền duy nhất của Trung Quốc, mà điều cũng được nhận thấy ở Việt Nam.

Chỗ khác biệt là ở Việt Nam, thủ tục này được hệ thống hóa cho phù hợp với Tòa Thánh. Khi một giáo phận trống tòa, Rôma đưa ra ba ứng viên để chính quyền Việt Nam loại những người họ không thích.

Năm nay, một thay thế rõ ràng liên quan đến giáo phận Hà Nội. Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt, người đã xung đột với chính quyền trong một thời gian, đã từ chức dù ngài chỉ mới 58 tuổi, lý do chính thức là vì sức khỏe, và vị trí của ngài đã được thay thế bởi một giám mục khác được xem là dễ bảo hơn đối với chế độ.

Không chỉ có vậy. Một vài tuần sau đó, Tòa Thánh công bố, trong thỏa thuận với nhà cầm quyền Việt Nam, rằng Tòa Thánh sẽ sớm bổ nhiệm một đại diện của mình đối với chính quyền Việt Nam. Một bước đi nói lên tất cả, như là khúc dạo đầu cho việc thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức giữa Giáo Hội Công Giáo La Mã và Việt Nam.

Sự gần gũi của hai sự kiện khiến nhiều người giải thích sự thay thế giám mục Hà Nội như là cái giá mà Rôma phải trả cho cách giải quyết ngọt ngào. Việt Nam là một trong số ít quốc gia không có quan hệ ngoại giao với Tòa Thánh, cùng với Trung Quốc và Saudi Arabia.

Thực tế, trò chơi là phức tạp hơn vậy. Và đó là tất cả các chi tiết chủ yếu trong mối ưu tư rằng đó là một quốc gia Á Châu mà trong đó sự hiện diện của Giáo Hội là mạnh mẽ và quan trọng. Hiện có hơn 6 triệu người Công Giáo tại Việt Nam, 8 phần trăm của 84 triệu dân. Và con số này đang gia tăng, với hàng ngàn người lớn chịu phép Thánh Tẩy mỗi năm và đông đảo các tu sĩ và ơn gọi tu trì mới.

Hơn nữa, người Công Giáo Việt Nam rất tích cực trong lĩnh vực công cộng. Nhưng ở đây, họ phải đáp ứng với phản ứng của chế độ cộng sản, vốn đã khuất phục họ họ để hạn chế một cách cứng rắn.

Trong những năm gần đây, người Công Giáo đã tăng cường hoạt động của họ, luôn luôn ôn hòa, gồm các buổi thắp nến cầu nguyện, diễu hành. Nhưng dư luận quốc tế rất ít thông tin về các hoạt động này, dù thực tế họ huy động hàng trăm ngàn người, và nhiều hơn nữa, chẳng hạn, hơn cả các cuộc diễu hành của Phật giáo ở Miến Điện trước đó, vốn được công bố công khai hơn.

Sự thận trọng hết sức mà các quan chức Vatican thực hiện đã góp phần cho sự im lặng này. Mặc dù với các thông tin quốc tế phong phú, Tờ Quan Sát Viên Rôma ("L'Osservatore Romano") đã hoàn toàn im lặng về các cuộc biểu tình công khai của người Công Giáo tại Việt Nam. Vào năm 2008, Đức Hồng y Ngoại Trưởng Tarcisio Bertone đã viết thư cho Đức Giám Mục Hà Nội giữ các tín hữu của mình trong vòng kiểm soát, để tránh làm tổn hại đến việc "đối thoại với chính quyền".

Nguồn: Sandro Magister, Chiesa

Trung Thiên chuyển ngữ

Đọc nhiều nhất Bản in 05.08.2010. 12:27