Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Văn hóa gì vậy?

§ Thao Thức

Khi đọc mẩu tin chiều 26.12, chính quyền quận Hoàn Kiếm, Hà Nội ngang nhiên cho nhân viên đóng đinh gắn bảng hiệu "Nhà Văn Hoá" lên Tòa Khâm Sứ Hà Nội, tôi tự hỏi: chính quyền đang hành xử kiểu văn hóa gì vậy? Trắng trợn chiếm đoạt tài sản của Giáo hội Công giáo làm tài sản của mình có phải là hành động văn hóa? Liệu có còn hành động nào lố bịch hơn khi chiếm dụng cơ sở tôn giáo để làm "Nhà Văn Hóa"? Khi đã sai lầm ngay từ nền tảng thì thì cái "Nhà Văn Hóa" này sẽ sản sinh ra thứ văn hóa nào? Chẳng lẽ lại là văn hóa "Lấy thịt đè người"? Chẳng lẽ lại có cả thứ văn hóa lưu manh đến thế? Thiết nghĩ, chính khi chính quyền cho nhân viên đóng đinh bảng hiệu "Nhà Văn Hóa" lên Tòa Khâm Sứ là lúc chính quyền đóng đinh giết chết văn hóa.

Văn hóa luôn đi cùng với sự thật và lẽ phải. Tại điều 26 Pháp Lệnh Tôn Giáo của Nhà Nước Việt Nam ghi rõ: "Tài sản hợp pháp thuộc cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ, nghiêm cấm việc xâm phạm tài sản đó". Vậy thì tại sao chính quyền Hà Nội không hành động một cách có văn hóa bằng việc trao trả lại cho Giáo hội các cơ sở tôn giáo đã bị chiếm dụng trái phép. Một chính quyền có văn hóa là một chính quyền biết tôn trọng công lí, lẽ phải và nhân quyền.

Văn hóa luôn đi cùng với việc làm hài lòng. Muốn làm hài lòng phải biết lắng nghe và đáp ứng nguyện vọng chính đáng của người dân. Vì thế văn hóa lắng nghe khá phổ biến tại nhiều nước, thể hiện rõ nhất qua các cuộc trưng cầu dân ý. Kể từ ngày 18.12 đến nay đã có hàng chục ngàn lượt người đến cầu nguyện tại Tòa Khâm Sứ đòi công lí mà vẫn chưa thấy chính quyền phản ứng gì. Vậy thì có phải là chính quyền biết lắng nghe? Ngay từ thời chế độ Phong kiến, một chế độ có rất nhiều điều phản nhân quyền. Vậy mà, mỗi khi có người đánh trống kêu oan trước cửa công đường thì họ đều được mời vào để quan lắng nghe và phân xử điều họ bức xúc. Chẳng lẽ một chính quyền luôn nói là văn minh tiến bộ lại không chịu lắng nghe bằng chế độ Phong kiến xưa kia?

Thước đo để đánh giá một chế độ tốt hay xấu là mức độ hài lòng của dân chúng. Mỗi ngày hai buổi: sáng sớm và chiều tối, khá đông người tập họp cầu nguyện trước tòa khâm sứ để cầu xin công lí. Trong số này có nhiều người tuổi đã già. Chứng tỏ họ không hài lòng. Và chẳng lẽ những người già này khi nhắm mắt xuôi tay mà vẫn phải mang xuống huyệt mộ những điều phiền lòng do chính quyền được mệnh dang là "vì dân" của họ gây nên?

Văn hóa đi cùng với công lí. Mong chính quyền Hà Nội hãy hành xử sao cho có tiếng là có văn hóa, chứ đừng mang tiếng là vô văn hóa. Và hành động được coi là có văn hóa đẹp nhất lúc này là thực thi công bằng: trả lại tài sản cho chủ sở hữu của nó.

Thao Thức

Tags ·

Đọc nhiều nhất Bản in 28.12.2007. 10:01