Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Từ chuyện bức tường Thái Hà, nghĩ về chuyện “đổ bể” thời nay

§ Alfonso Hoàng Gia Bảo

Tường thành là biểu tượng cho sự ngăn cách phân chia ranh giới giữa các khu vực, thường là giữa nhà này với nhà kế bên. Ngày nay hầu hết chúng đã được xây bằng gạch thay cho ‘hàng rào’ sơ sài hay những chiếc ‘bờ giậu’ ở các làng quê xưa kia.

Ở vào thủa thanh bình nửa đầu thế kỷ trước, VN khi ấy chưa có nhiều đô thị 80-90% dân chúng sống ở vùng nông thôn, đất đai chẳng là gì so với tình làng nghĩa xóm, cũng là lúc cái ranh giới hữu hình ấy đã đẹp đến mức nó đã từng len lỏi được vào cả thơ ca VN.

Mấy câu thơ sau trích từ bài Cô Hàng Xóm của Nguyễn Bính là nói lên điều ấy

Nhà nàng ở cạnh nhà tôi,
Cách nhau cái dậu mùng tơi xanh rờn.
Hai người sống giữa cô đơn,
Nàng như cũng có nỗi buồn giống tôi.
Giá đừng có dậu mùng tơi,
Thế nào tôi cũng sang chơi thăm nàng.

…. Nay thì cái sự mộng mơ ấy nay dường như đã ‘chết’ hẳn đối với hầu hết dân thành thị. Đất hẹp người đông, tấc đất tấc vàng nên ai nấy phải tận dụng chút đất để làm chỗ ở. Tường nhà nọ xây sát vách nhà kia thì sự biến mất của những chiếc hàng rào, bờ giậu cũng là điều tất yếu.
Còn ở những khu villa, biệt thự vì là nơi ở của các đại gia nhà giàu nhiều tiền lắm của, hàng rào phải cao ngất ngưởng và phải vững chãi cỡ … vạn lý trường thành thì gia chủ mới có thể yên tâm ngủ ngon giấc. Hơn nữa, ai nấy cũng đều là người “thành đạt” cả, họ thừa khả năng ‘vật lộn’ trên thương trường, lại đang sống giữa thời buổi thông tin, chẳng nhẽ vẫn cứ bắt họ giống như các cụ nhà ta ngày xưa, lúc nào cũng lo chuyện hàng xóm láng giềng phải “tối lửa tắt đèn có nhau” mãi?

Bởi vậy, bức tường nay đang trở thành thứ ‘biên giới’ bất khả xâm phạm giữa nhà này với nhà nọ, chẳng những nó chia cắt đất đai mà đôi khi còn luôn cả lòng người. Vì nó mà người ta yêu nhau, vì nó mà ghét nhau và cũng vì nó mà người ta… ‘kiếm chuyện lớn’ với nhau.

Sự thật về cái gọi là “sự thiệt hại của Hội đồng định giá tài sản quận Đống Đa ngày 25/8 với bản kết luận số 238 định đoạn tường bị đổ tại Thái Hà những…3.479.990 đồng!”, tức chỉ đáng cỡ một chầu nhậu, để lấy đó làm căn cứ để truy tố 7 giáo dân xứ Thái Hà tội danh “phá hoại tài sản công” chính là bằng chứng của sự ‘kiếm chuyện’ thời buổi hiện nay!

Thế gian còn sự gì chưa “đổ”?

Nếu hỏi ý kiến các nhà tâm lý xã hội nguyên nhân nào đã gây nên sự căng thẳng giữa chính quyền Hà Nội và giáo xứ Thái Hà hiện nay, rất có thể họ sẽ bảo “vì cả hai đã không cùng nhìn về một hướng” .

Thoạt mới nghe thấy có vẻ không có chỗ cho những sự lãng mạn torng những chuyện tranh chấp đất đai, nhưng thật ra nó là câu trả lời chính xác!

Bởi trong lúc giáo hội hướng tầm nhìn về một xã hội công bằng thì các quan chức có trách nhiệm giải quyết vụ này chỉ lo xăm soi chuyện bức tường bị đổ hôm 15/8/2008, thể hiện qua việc họ dựa vào chuyện này để truy tố giáo dân tội phá hoại tài sản.

Vậy chuyện tường đổ thì có gì là đặc biệt mà nó đã khiến cả hệ thống chính quyền Hà Nội phải ‘rối rít’ lên với nhau như thế?

Thật ra thì ở trong nước, chuyện ‘đổ bể’ lâu nay đã quá quen vì phải nghe nhiều chuyện làm ăn thua lỗ khắp nơi, nhất là các công ty xí nghiệp nhà nước. Với dân kinh doanh thì hai từ này càng trở nên ‘thân thương’ hơn lúc nào hết. Theo Cục Thuế TP.HCM thì trung bình hiện nay mỗi tháng nơi này có khoảng vài trăm công ty xin xoá sổ (và cũng cỡ ngần ấy công ty mới ra lò) nguyên nhân do cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Ngay cả những công ty cỡ đại gia cũng ‘chết’ như bài “Vì sao “con tàu” Cofidec sắp chìm?” [1] trên VietnamnNet mới tuần rồi.

Bởi thế, ‘đổ bể’ nay đã thành ‘chuyện thường ngày ở huyện’ chẳng còn gì đáng ầm ĩ. Ngay cả những lĩnh vực ít chịu sự rủi ro nhất, là ‘bộ mặt văn hóa của cả nước’ chẳng phải cạnh tranh với ai cũng vẫn đổ với bể. Cách nay mới có mấy ngày cô tân hoa hậu Trần Thùy Dung với tấm bằng tốt nghiệp hạng dỏm mọi người ai cũng đã biết là ví dụ.

Tuy nhiên nói chuyện đổ bể mà không nhắc đến một lĩnh vực chuyên ngành đổ bể là xây dựng quả sự thiếu sót. Bởi vì gắn liền với đất đai nhà cửa, dễ kiếm nên ra đường bây giờ đi đâu cũng gặp cảnh người xây kẻ đập, cả thành phố này trông chẳng khác gì một đại công trường. Đường xá chỗ nào cũng ngổn ngang công trình ngay giữa lòng đường, vật liệu thiết bị ngổn ngang lòng lề đường trông hết sức bề bộn.

Kinh doanh bất động sản mặc dù không còn dễ như xưa, nhưng vẫn là ngành dễ kiếm tiền nhanh nhất, chỉ cần ‘trúng vài quả’ là đổi đời. Vì vậy mà thiên hạ vẫn cứ đổ xô nhau vào cái lĩnh vực này. Nhưng vì phải cạnh tranh trong một trường luật pháp kém minh bạch, khiến nó trở nên hết sức ‘bát nháo’ từ đó dẫn đến ‘đổ bể’ cũng nhiều nhất. Nhà lớn, nhà bé cái nào đang xây cũng đều có thể đổ, nếu xây xong rồi không đổ thì nứt lún là chuyện bình thường.

Chỉ cần xem qua hai bài đọc Hà Nội: Nhiều chung cư bị lún [2] và Vụ nghiêng, nứt chung cư Nguyễn Siêu: Đến lượt Cosaco khiếu nại [3] có kèm đường link cuối bài mọi người sẽ rõ.

Chỉ ngoại trừ những cao ốc ‘xịn’ vài chục tầng do các công ty tập đoàn tên tuổi tầm cỡ ‘world-wide’ làm chủ đầu tư 100%, họ làm ăn đàng hoàng chu đáo từ khảo sát địa chất, thiết kế kỹ thuật, đến thi công nên rất hiếm khi để xảy ra sự cố.

Ngay cả đối với những cao ốc do các công ty TNHH ‘Made in VN & by Quan Lớn’ làm chủ hay thầu thi công, với thói quen làm ăn theo kiểu ‘sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi’ của họ, những chiếc cọc móng bêtông cây nào cây nấy dài 5-7 mét đóng nối tiếp nhau, những hố móng đào khoét sâu sang nhà kế bên, mà lòng đất Sài Thành này chẳng ai lạ gì, xưa gì nó vốn là đầm lầy, sớm muộn gì những nhà hàng xóm láng giềng chung quanh thế nào cũng có cái nghiêng cái đổ.

Cầu cống cũng vậy, xe chưa kịp lăn bánh nhiều cái đã phát hiện nứt, rồi cũng gãy với đổ.

Cách nay gần tròn năm, nhiều người vẫn chưa thể quên vụ sụp cầu Cần Thơ vào ngày 28/9/2007 đã khiến hàng trăm con người bị chết oan hết sức thảm thương. Đây là vụ sập cầu trầm trọng nhất ở Châu Á mấy chục năm qua, vì tính chất ‘vĩ đại’ và cũng rất giá trị hấp dẫn nhiều triệu USD của cây cầu giăng số một khu vực ASEAN này nó đã thu hút nhiều công ty nhà thầu quốc tế đem đội ngũ kỹ sư công nhân nước họ đến làm việc. Bởi vậy ngay sau khi tin tức sập cầu được loan đi nó còn gây chú ý đối với các nước Philipine, TQ, Nhật Bản, Thailand v.v…

Và sang năm nay thì chuyện hầm ngầm Thủ Thiêm đang là đề tài nóng suốt tháng qua. Vụ này chắc chắn phải có dính dáng đến cấp lãnh đạo cao nhất Sàigòn nên kẻ đồng phạm, mặc dù Nhật bản đã cung cấp đầy đủ bằng chứng và nêu đích danh tên con sâu bự này là “Huỳnh Ngọc Sỹ” Phó Giám đốc Sở GTCC ấy vậy mà không hiểu sao y vẫn cứ bình chân như vại? 10% trị giá hợp đồng tức khoảng 3 triệu USD chắc chắn một mình con sâu này không tài nào xơi hết, vì vậy đang có hàng tá quan chức khác đang lo thót tim.

Và như đã thành lệ, trước khi ‘xử trảm’ ai hay bất cứ vụ án nhớn bé nào và cũng bất kể xử đúng hay sai, y như rằng báo chí phải làm nhiệm vụ dọn đường phát quang cho bớt cỏ dại để lấy lối đi cho các quan tiến vào pháp trường. Cả tuần qua các báo cũng lại xăm soi chuyện những vết nứt mấy cái hầm dầm Thủ Thiêm (cũng qua báo mọi người mới hay, thì ra chuyện nứt tét đổ bể này đã được các cơ quan giám định cảnh báo cách nay những 5 năm) cho thấy ngày giờ hy sinh của “ Huỳnh Ngọc Sỹ và các đồng đội” sắp đến điểm!

Vài nét giới thiệu sơ sơ vậy để gọi là, nhất là để các mọi người, nhất là những ai còn đang sống ở nước ngoài chưa một lần hồi hương hiểu, hiểu cái sự ‘đổ bể’ ở VN ngày nay nó là như thế. Đổ liên tục, bể ‘triền miên khói lửa’, nơi nào càng dễ kiếm ăn nơi ấy càng nhiều đổ bể. Từ chuyện đổ này phát hiện ra chuyện đổ bể khác. Bể chuyện đánh bài cá độ mới lòi ra vụ PMU18 v.v…

Vậy để trả lời câu hỏi vì sao bị bỏ lửng ở trên. Xin thưa vì chuyện bức tường xứ Thái Hà chẳng liên can gì đến những sự ‘đổ bể’ nêu trên, nhưng lại rất ăn nhập đến một chuyện đổ khác còn nghiêm trọng đối theo suy nghĩ của họ, nó xảy ra gần 20 năm trước ở mãi tận trời Tây. Đó là chuyện bức tường Berlin bị giật đổ năm 1989 khiến đảng cộng sản Đức bị xoá sổ!

Chuyện về Bức Tường Ô Nhục

Đó là tên gọi khác của Bức Tường Bá Linh [4] được khởi công xây dựng vào ngày 13/08/1961 và không ngừng được tăng cường, tu bổ. Nó dài 155 kilomét gồm 43 kilomét chạy giữa thành phố từ Bắc xuống Nam chia đôi hai phần Đông-Tây Bá Linh và 112 kilômét còn lại là để vây quanh khu vực phía Tây thành phố do Đồng Minh kiểm soát. Tường được dựng lên bởi những tấm bê tông cốt sắt đan lưới dày 1 mét và cao 3,6 mét, trên đỉnh là những ống máng úp để không có chỗ bám víu mà trèo qua được.

Dọc theo bức tường, bên phía đông là một vùng cấm địa, bề dầy khoảng 300 mét. Trên vùng cấm địa này có cả thảy 302 tháp canh và 20 lô cốt ximăng cốt sắt rất kiên cố cách nhau từ 250 đến 300 mét ở trung tâm thành phố. Giữa các tháp canh cứ 30 mét lại có một trụ đèn rất sáng. Có thể nói, trong thời chiến tranh lạnh bức tường Bá Linh là nơi được soi sáng nhất nước Đông Đức, các vùng khác thì ban đêm, chìm trong đen tối.

Để ngăn chặn những người muốn trốn sang phía Tây, cộng sản Đông Đức đã thiết lập 127 máy radar, báo động với 259 đường mòn dành cho chó săn. Đồng thời họ cũng đào hào sâu chạy dài 105 kilômét dọc theo bờ tường để ngăn chặn xe hơi vượt qua. Trong những năm cuối đời của bức tưòng, cộng sản đã tăng cường thêm một lớp tường thứ hai. Giữa hai lớp tường là khu đất trống được mệnh danh là ’’giải đất tử thần’’ vì nơi đó đã gài rất nhiều mìn bẫy và súng máy tự động khi có người băng ngang những tia hồng ngoại tuyết.

Tại bức tường và những công sự luôn luôn có một lực lượng quân đội, công an Stasi quy tụ 7 trung đoàn, mỗi trung đoàn có khoảng từ 100 đến 1200 người võ trang đày đủ và sẵn sàng chiến đãu cũng như tác xạ vào những kẻ vượt tường. Theo những con số mới được công bố thì từ khi Đông Đức rơi vào tay cộng sản tức là năm 1945 cho đến năm 1989, đã có tất cả 1065 người bị lính biên phòng bắn chết vì trốn chạy sang Tây Đức.

Riêng tại bức tường Bá Linh, trong 28 năm, đã có ít là 250 người bị bắn hạ vì vượt tường. Nhưng cũng đã có khoảng 5000 người đã vượt thoát sang Tây Bá Linh. Tại trạm kiểm soát Charlie hiện có một viện bảo tàng những vật liệu, phương tiện người dân Đông Đức đã dùng để trốn sang tây Bá Linh.

Sau tường Thái Hà đổ tới lượt cái gì đổ?

Đối với nhiều người tường đổ là dấu hiệu của điềm chẳng lành, vì nằm bao bọc ở lớp ngoài cùng nhiệm vụ của nó là ‘phòng thủ từ xa’ nhưng một khi nó không còn đứng vững, có nghĩa an ninh gia chủ đang bị đe dọa.

Tất nhiên bức tường xứ Thái Hà chẳng được ‘hân hạnh’ như bức tường bao quanh lăng ông Hồ Chí Minh, vì nó chỉ có giá hơn 3 triệu bạc, nhưng có lẽ do cái số long đong lận đận nên đã bị ai đó tung tin đồn nhảm “sao thấy bức tường Thái hà hao hao giống mấy đoạn tường đổ mà thành phố Berlin đang còn giữ lại làm kỷ niệm” thành ra có người bị ám ảnh nên mới quyết ăn thua đủ với giáo xứ Thái Hà là vậy.

(Viết tặng các giáo dân giáo xứ Thái Hà bị xử “tội phá hoại của công” )
Sàigòn, 12/9/2008

Tham khảo:

http://vietnamnet.vn/xahoi/2008/09/802874/
http://vietbao.vn/Xa-hoi/Ha-Noi-Nhieu-chung-cu-bi-lun/65059701/157/
http://vietnamnet.vn/xahoi/2007/11/756883/
http://www.lenduong.net/spip.php?article11132

Alfonso Hoàng Gia Bảo

Tags ·

Đọc nhiều nhất Bản in 12.09.2008. 12:28