Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Tiến trình đòi đất ở Thái Hà và Toà Khâm Sứ đang đi đến đỉnh điểm căng thẳng

§ Vũ Thanh Bình

NHẬT KÝ NGÀY 24.1.2008

Tiến trình đòi đất ở Thái Hà và Toà Khâm Sứ đang đi đến đỉnh điểm căng thẳng. Cái nút dường như càng ngày càng được thắt chặt. Phía Giáo Hội đã kiên định thể hiện nguyện vọng của mình cách ôn hoà. Còn phía chính quyền một cách chính thức liên tiếp ban hành những văn bản có tính cách cứng rắn nhằm kết tội Giáo Hội, đồng thời tìm mọi cách để giải tán các buổi cầu nguyện.

Người ta đồn rằng chính quyền hứa trả lại Toà Khâm Sứ và theo kế hoạch thì sẽ có hướng giải quyết hay quyết định cụ thể muộn nhất vào ngày hôm nay 24.01.2008, trước lễ mừng thượng thọ Đức Hồng Y.

Tuy nhiên, nhìn lại cách thức ứng xử của chính quyền với giới Công giáo từ trước đến nay, chúng tôi thấy không khi nào chính quyền lại chấp nhận “xuống nước” kiểu như vậy. Không khi nào chính quyền tiên quyết chấp nhận điều kiện của Giáo Hội trong việc giải quyết vấn đề. Chính quyền Việt Nam chỉ chấp nhận điều kiện trong thương thảo với các nước lớn khi đàm phán song phương mà mình ở thế yếu mà thôi. Còn lối ứng xử có tính truyền thống với các tôn giáo là đè đầu cưỡi cổ.

Quả đúng như dự đoàn, cho đến hôm nay, 24.01.2001, chưa có biểu hiện nào cho thấy UBND TP Hà Nội có ý định trả lại. Chưa thấy có bất cứ một quyết định nào của cấp trung ương chỉ thị cho TP Hà Nội phải giải quyết vấn đề này và cũng chưa có một cuộc gặp gỡ chính thức nào giữa UBND TP Hà Nội và Tòa Tổng Giám Mục.

Tiếng nói chính thức từ cơ quan có thẩm quyền nhất để giải quyết vấn đề là UBND TP Hà Nội vẫn chỉ là công văn 273/UBND-VX ngày 11.01.2008-Công văn kết tội Toà Tổng Giám Mục và Giáo xứ Thái Hà.

Trong khi đó, những ngày vừa qua các cán bộ của Bộ Công an liên tục tìm cách tiếp xúc với một số giám mục, linh mục và giáo dân. Tôi ngờ rằng trong số giáo dân kia có cả ông Thợ Gặt.

Các cuộc tiếp xúc này, theo nguồn tin chúng tôi biết, các cán bộ công an luôn khuyên giáo dân Hà Nội phải kiên nhẫn và phải chấm dứt các cuộc cầu nguyện đông người như là điều kiện để bắt đầu tiến trình giải quyết.

Các cán bộ cũng hứa là sẽ đề đạt lên UBND và lên Thủ tướng để tìm cách giải quyết. Nhưng Bộ Công an hay Sở Công an không phải là Chính phủ hay UBND TP những nơi giải quyết các vấn đề nhà đất. Còn về sau ai làm thế nào mặc ai, công an vẫn còn đường thoái thác.

UBND TP Hà Nội theo gương công an cũng muốn nhờ Đức Cha FX Nguyễn Văn Sang làm trung gian. Nhưng thực ra vai trò trung gian của Đức Cha Nguyễn Văn Sang nếu có thì trung gian cho Công an và cho UBND TP Hà Nội hơn là cho Giáo phận Hà Nội.

Vì chúng tôi tin rằng chẳng có giám mục nào chuyện xảy ra trên địa phận mình, mình đang còn đấy, mà lại chủ động đi nhờ một giám mục của giáo phận khác đi làm trung gian thương thảo mình. Chúng tôi cũng tin rằng chẳng có giám mục nào ở giáo phận khác mà lại nghĩ mình có tiếng nói hay hành động hiệu quả trong việc giải quyết vấn đề của giáo phận khác.

Đức Cha F.X Nguyễn Văn Sang là một người chẳng ưa gì cách hành xử của chính quyền, nhưng cũng là người Công an và chính quyền biết lợi dụng cho mục đích của mình. Vì lòng nhiệt thành Đức Cha nghĩ rằng mình có thể góp phần giải quyết vấn đề, giúp giải toả những căng thẳng giữa Giáo Hội và chính quyền, giúp cho Giáo Hội sớm lấy lại được đất đai tài sản của mình. Tuy nhiên, ngài sẽ sớm dừng lại và vai trò trung gian cho bên công an và chính quyền sẽ chấm dứt khi ngài thấy mình chỉ bị lợi dụng, mình chẳng có quyền gì trong việc thương thảo và cũng chẳng đạt được kết quả nào như mình mong muốn.

Nếu Đức Cha Chủ tịch HĐGM VN đã gặp Thủ tướng và đại diện Bộ Công an mà không giải quyết được vấn đề, thì làm sao Đức Cha F.X Nguyễn Văn Sang lại có thể thành công trong sứ mạng bất đắc dĩ này? Ngài chỉ còn có thể an ủi rằng: Thôi! Vì lòng nhiệt thành với công việc Nhà Chúa mà con đây phải chịu thiệt thân”.

Theo dõi các bài viết về các cuộc gặp gỡ của Đức Cha F.X Nguyễn Văn Sang với bên Công an cho người ta dễ có cảm tưởng rằng vấn đề cần phải giải quyết là việc mở cổng hay không mở cổng Toà Khâm Sứ, xây tường hay không xây tường bảo vệ bên Thái Hà, cầu nguyện hay không cầu nguyện bên hè phố, dưới lòng đường, thay tượng hay không thay tượng Đức Mẹ Sầu Bi trong gốc đa Toà Khâm Sứ.

Thực ra bản chất của vấn đề cần phải giải quyết là trả hay không trả và nếu trả thì khi nào, cách nào, với điều kiện nào? Mà đây mới là mong muốn của giáo dân và là đối tượng và mục miêu của các buổi cầu nguyện của giáo dân.

Xem vậy đủ thấy Giáo Hội và Nhà nước vẫn chưa tìm được tiếng nói chung trong vẫn đề nhà đất hiện nay và tình hình này khiến cho cuộc khủng hoảng nhà đất này tiếp tục kéo dài và có thể có những bước gay cấn hơn.

Hiện tại trong khi Giáo Hội thì không làm gì khác hơn là kiên trì cầu nguyện và nhẫn nại gửi đơn thư lên chính quyền, thì chính quyền vẫn đang ráo riết tìm cách đạt được mục đích của mình là giải tán các buổi cầu nguyện đông người ở các con đường ven khu đất. Do đó, một số trường học ở khu vực Hoàn Kiếm và Đống Đa có hiện tượng bạn học và thầy cô giáo căn ngăn học sinh công giáo tham gia các cuộc cầu nguyện ở Thái Hà và Toà Khâm Sứ. Một số công an còn đến nhà Dòng Mến Thánh Giá Hà Nội và nhà các giáo dân để ngăm đe hoặc gieo rắc nghi ngờ, chia rẽ giữa những người tham gia cầu nguyện./.

24.01.2008

Vũ Thanh Bình

Tags ·

Đọc nhiều nhất Bản in 24.01.2008. 13:25