Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Thứ năm Tuần Thánh ở Mai Sơn, Sơn La: Xin thêm lời cầu nguyện!

§ Giuse Lường Văn Tuấn

Tuần Thánh là tuần quan trọng nhất trong phụng vụ của Giáo Hội. Cha Giuse Nguyễn Trung Thoại dù bận rất nhiều việc trong tư cách là thư ký Toà Giám Mục Hưng Hoá, phụ trách miền Hoà Bình với ba cộng đoàn lớn là Kỳ Sơn, Hoà Bình và Cao Phong, nhưng vẫn quyết tâm dâng lễ cho cả ba cộng đoàn người Kinh ở Sơn La là Mộc Châu, Mai Sơn và Sơn La trong các ngày Chúa Nhật Lễ Lá, thứ Năm Tuần Thánh và Chúa Nhật Phục Sinh.

Khi Ngài đang cúi xuống rửa chân cho giáo dân tại Mai Sơn thì khoảng 100 cán bộ chính quyền các cấp kéo đến. Họ đứng kín bên kia đường, trên đường, trong sân và gian trước nhà nguyện. Thánh Lễ vẫn diễn ra sốt sắng. Khi kiệu Mình Thánh, một bầu khí linh thiêng bao trùm cả khu vực. Người ta nghe có tiếng một cán bộ thốt lên “Trời ơi! linh thiêng quá”. Sau Thánh Lễ chỉ có 23 cán bộ các cấp từ tỉnh đến thôn vào trực tiếp gặp cha. Các cán bộ không giới thiệu chức danh mà đi ngay vào thuyết giảng. Họ nói rất nhiều nhưng chỉ xoay quanh mấy nội dung quen thuộc.

Các cán bộ nói không muốn đến đây...

Đáp lại, cha Giuse nói: “Tôi biết các vị không muốn đến đây, vì 2 lý do:

Tôi và các ông đều là người phục vụ nhân dân, mỗi người một lĩnh vực, nhưng phục vụ là làm cho nhân dân hạnh phúc, chứ không phải làm cho nhân dân khó chịu”.

Các viên chức chính quyền các cấp đều nói rằng những giáo dân ở khu vực này thực sự có nhu cầu sinh hoạt tôn giáo tập thể.

Đáp lại cha Thoại nói: “Có nhu cầu tâm linh cũng như các nhu cầu khác, ví dụ con các ông đói đòi ăn, khát đòi uống các ông lại nói -cứ đứng đấy -liệu chính các ông có nghe được không?”

Chính quyền nói sinh hoạt tôn giáo tập thể là vi phạm quy ước tiểu khu.

Anh Quy trả lời: “Khi họ cấm chúng con tổ chức đọc kinh chung thì mới thấy họ đưa quyển quy ước ra, chẳng thấy họp hành thông qua gì cả. Cha Thoại nói: “Các ông cứ nói đến nhân dân đã biểu quyết thông qua, nhưng tôi hỏi các ông, ở tiểu khu này có trên 200 hộ, nhưng chỉ có 6 hộ Công Giáo thì làm sao họ biểu quyết lại được”.

Anh Quy còn khẳng định: “Chúng con ở đây đều nói với chính quyền là chúng con thực hiện hết các quy định trong quy ước, riêng một ý trong điều 7 cấm tập trung cầu nguyện đông người tại gia đình là chúng con không chấp nhận”.

Cụ thể về Quy Ước Dân Chủ là tiểu khu 3/2 xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La có quy định

Ai cũng biết tập trung cầu nguyện là hoạt động tôn giáo thông thường theo giáo lý Công Giáo, và rất cần thiết khi gia đình có tang, có người ốm đau, bệnh nặng, giỗ chạp... thế nhưng chính quyền huyện Mai Sơn (có sự phê duyệt của chủ tịch huyện) đã sử dụng Quy Ước Dân Chủ, để làm công cụ ngăn cấm.

Xin nói thêm, điều đầu tiên quy ước nói căn cứ nghị định số 29/NĐ-CP ngày 15/11/1991, văn bản này đã hết hiệu lực rất lâu rồi, nó đã được thay thế bởi các nghị định 71/1998/NĐ-CP, 78/2003/NĐ-CP và nay là Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn. Mặt khác, theo khẳng định của bà con Công Giáo ở đây thì chính quyền đã không hề thực hiện đúng quy chế dân chủ như pháp lệnh quy định tại điều 14, khoản 1:

Điều 14. Hình thức nhân dân bàn, biểu quyết

1. Nhân dân bàn và biểu quyết những nội dung quy định tại Điều 13 của Pháp lệnh này bằng một trong các hình thức sau đây:

a) Tổ chức cuộc họp cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình theo địa bàn từng thôn, tổ dân phố;

b) Phát phiếu lấy ý kiến tới cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình.”

Điều 2 của quy ước này nêu rõ: “Các quy định của quy ước không trái với các chính sách, pháp luật của nhà nước.”

Thực tế, quy định như trên là đã vi phạm nghiêm trọng Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo, cụ thể các điều :

Điều 1

Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.

Nhà nước bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân. Không ai được xâm phạm quyền tự do ấy.

Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật.

Công dân có tín ngưỡng, tôn giáo hoặc không có tín ngưỡng, tôn giáo cũng như công dân có tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau phải tôn trọng lẫn nhau.

Điều 9

1. Người có tín ngưỡng, tín đồ được tự do bày tỏ đức tin, thực hành các nghi thức thờ cúng, cầu nguyện và tham gia các hình thức sinh hoạt, phục vụ lễ hội, lễ nghi tôn giáo và học tập giáo lý tôn giáo mà mình tin theo.”

Các viên chức chính quyền tố cáo cha Thoại vi phạm pháp lệnh tín ngưỡng khi làm lễ tại Mai Sơn, nơi không có cơ sở thờ tự.

Về vấn đề này thì cha Thoại trả lời: “Các ông chỉ nói đến pháp lệnh Tín ngưỡng tôn giáo theo một chiều. Các ông đều khẳng định bà con có nhu cầu, nhà nước cũng muốn đáp ứng, chính vì thế mới có quy định về xin phép tổ chức các cuộc lễ ngoài cơ sở thờ tự. Toà giám mục Hưng Hoá đã làm đơn theo đúng quy định, nhưng các ông không cho. Các ông cứ nói đến đối thoại, nhưng các ông luôn luôn cho một đáp số trước là ‘không cho sinh hoạt tôn giáo tập trung' thì còn gì là đối thoại? Tôi được phong chức linh mục, được nhà nước công nhận để phục vụ bà con giáo dân. Đâu có nhu cầu, được Đức Giám Mục cho phép là tôi phục vụ.”

Cũng xin nói thêm, chính quyền tỉnh Sơn La thường dựa vào điều 25 của Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo để ngăn cản các linh mục cử hành thánh lễ, điều này quy định:

Điều 25

Các cuộc lễ của tổ chức tôn giáo diễn ra ngoài cơ sở tôn giáo được thực hiện theo quy định sau đây:

1. Cuộc lễ có sự tham gia của tín đồ trong phạm vi một huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh phải được sự chấp thuận của Uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi diễn ra cuộc lễ chấp thuận;

2. Cuộc lễ có sự tham gia của tín đồ đến từ nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trong phạm vi một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc từ nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải được sự chấp thuận của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi diễn ra cuộc lễ chấp thuận

Tuy nhiên họ không bao giờ nhắc đến điều 38 của Pháp lệnh;

Điều 38.

Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác với quy định của Pháp lệnh này thì thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế đó.

Việt nam là một thành viên đầy đủ của Liên hiệp quốc, đã ký kết Công ước quốc tế về những quyền dân sự và chính trị 1966, do đó Việt Nam phải thực hiện các quy định của công ước này, cụ thể

Điều 18:

1. Ai cũng có quyền tự do tư tưởng, tự do lương tâm và tự do tôn giáo. Quyền này bao gồm quyền tự do theo một tôn giáo hay tín ngưỡng và quyền tự do biểu thị tôn giáo hay tín ngưỡng qua sự thờ phụng, hành đạo, nghi lễ hay giảng dạy, hoặc riêng tư hoặc với người khác, tại nơi công cộng hay tại nhà riêng.

2. Không ai bị cưỡng bách tước đoạt quyền tự do lựa chọn tôn giáo hay tín ngưỡng.

3. Quyền tự do biểu thị tôn giáo hay tín ngưỡng chỉ có thể bị giới hạn theo luật, vì nhu cầu bảo vệ an toàn công cộng, trật tự công cộng, sức khỏe công cộng, đạo lý hay những quyền tự do căn bản của người khác.

4. Các quốc gia hội viên ký kết Công Ước này cam kết tôn trọng quyền của cha mẹ hay người giám hộ trong việc giáo dục các con về tôn giáo hay đạo lý theo tín ngưỡng của họ.

Điều 4:

2. Trong mọi trường hợp những quyền dân sự và chính trị ghi trong các điều 6, 7, 8 (khoản 1 và 2), và trong các điều 11, 15, 16, 18 của Công Ước không thể bị đình chỉ thi hành.

Chắc chắn rằng việc cử hành Thánh Lễ tại gia đình không thể ảnh hưởng đến: “nhu cầu bảo vệ an toàn công cộng, trật tự công cộng, sức khỏe công cộng, đạo lý hay những quyền tự do căn bản của người khác.”

Tình hình diễn ra tại Sơn La cho thấy, Nhà nước vẫn ngoan cố xây dựng vành đai ngăn chặn sự phát triển của Đạo Công Giáo nên Tây Bắc, trước kia vành đai đó là Hoà Bình, Mộc Châu và nay là Mai Sơn. Họ không còn hung hăng, theo thói quen cỡi lên đầu nhân dân, nhất là người Công Giáo như trước đây nữa. Tuy nhiên họ đang thực hiện những biện pháp nguy hiểm hơn nhiều. Cha Giuse Thoại là người hơn ai hết được anh chị em giáo dân chia sẻ những gì mà họ phải chịu. Ngài tâm sự rằng, nhiều khi thấy trái tim mình quặn đau, phải thốt nên “Lạy Cha, con cô đơn quá”, hay ”Chúa ơi, Chúa muốn các con của con thành thánh Gióp sao?”.

Xin mọi người cầu nguyện thêm cho Cha Giuse Thoại, cho các anh chị em đại diện cộng đoàn và cho giáo dân Sơn La!

Giuse Lường Văn Tuấn

Tags ·

Đọc nhiều nhất Bản in 25.03.2008. 06:19