Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Thử Góp Một Suy Tư

§ Mai Hạnh

Vụ việc ở ngôi nhà số 42 đường Nhà Chung, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, vụ việc khu đất gần tu viện Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội, vụ việc trụ sở Ủy Ban Nhân Dân Hà Đông, Hà Tây, vụ việc khu nhà tập thể đàng sau Trung Tâm Mục Vụ Giáo Phận thành phố Hồ Chí Minh là những vụ việc nổi cộm gây tiếng vang trong cũng như ngoài nước, còn nhiều vụ việc khác có liên quan giữa Giáo Hội Công Giáo và các cấp chính quyền, từ thành phố lớn như thủ đô Hà Nội đến các tỉnh khác.

ThaiHa_9807.jpg

Các vụ việc được nhận diện là xác định làm rõ về chủ quyền đất của các cơ sở mà hai bên có liên quan. Tất cả các vụ việc này còn nằm im trên bàn làm việc của các bên, chưa thấy ló rạng một cách giải quyết nào xem ra là khả dĩ giải quyết được vấn đề một cách thuận lợi.

Về phía Giáo Hội Công giáo

Cho đến lúc này, cách này cách khác đã có thể xác định được qua các văn bản “khiếu kiện” hay “phản bác”, hé lộ một đường lối đấu tranh đặc biệt, đó là thực hiện kiên trì các buổi cầu nguyện tập họp đông đảo quần chúng, không chỉ ở nơi có phần đất tranh chấp nhưng lan tỏa ra nhiều nơi. Đã xuất hiện nhiều thư “hiệp thông” với những nơi đang có vấn đề, gởi đi từ nhiều địa chỉ, nhiều tỉnh thành trên cả nước và có cả những lá thư của các tổ chức cá nhân nước ngoài.

Qua các phát biểu của những vị có trách nhiệm, những ngôn ngữ được sử dụng nhiều lần có thể cho thấy lập trường của các vị có trách nhiệm : “công bằng, dân chủ, văn minh” (đây là chủ trương của nhà nước Việt Nam trong giai đọan hiện tại) và “Công lý và Hòa Bình” (là một lãnh vực mà Hội Thánh Công giáo toàn cầu theo đuổi).

Có một nhận định khác là, không nhận ra những chệch choạc trong lập trường cũng như trong ngôn ngữ, có thể có những nơi chưa lên tiếng, nhưng không thấy có lời lên tiếng nào ngược lại với những lời đã lên tiếng của những vị có trách nhiệm trong thời gian qua. Có tin mới nhất từ Hà Nội là, vị Giám mục Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam vừa rời Hà Nội một cách âm thầm sau ít ngày đã đến thành phố này một cách âm thầm, cũng theo một nguồn tin khác từ vị Giám Mục già của Giáo Phận Thái Bình, thì Giám mục Chủ Tịch đến Hà Nội theo lời mời của Nhà Nước, vẫn không có một lời tuyên bố nào từ vị Chủ Tịch hoặc phát ngôn viên của ngài

Về phía chính quyền

Hình như có hai cách nhìn nhận và giải quyết.

1. Cách thứ nhất được thể hiện qua các hành động cũng như văn bản của chính quyền cấp thành phố Hà Nội và cấp quận ( Đống Đa và Hoàn Kiếm ), cụ thể là công văn của bà Phó Chủ Tịch thành phố Hà Nội, lời lẽ đanh thép và tỏ ý cứng rắn. Những hình ảnh được chụp và truyền đi trên mạïng cho thấy bầu khí khá căng thẳng tại các hiện trường “Tòa Khâm Sứ” và đất Thái Hà.

2. Ngược lại, cách thứ hai, như sự xuất hiện của Thủ tướng Nguyễn Tấùn Dũng, một lối xuất hiện bất ngờ ngay sau Thánh lễ ban sáng của Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt, không đoàn tùy tùng, không phóng viên nhà báo, ông đã vào ngay nhà nguyện của vị Tổng Giám Mục, vào phòng thay lễ phục để gặp riêng vị Tổng Giám Mục Hà Nội, hôm đó vị Tổng Gáim Mục rời phòng lễ phục sớm nên đã không có cuộc gặp riêng tại nơi kín đáo, bù vào đó, nét mặt tươi tỉnh trong cuộc gặp gỡ đã khiến cho nhiều người lạc quan. Hoặc cuộc gặp riêng giữa vị linh mục vừa đắc cử giám tỉnh của Dòng Chúa Cứu Thế với một vị tướng ngành Công an, phái đoàn của vị tướng cũng bất ngờ có mặt trước giờ lễ khánh thành tu viện, không ai biết giữa hai người đã trao đổi gì với nhau, chỉ thấy cả hai cùng cười và bắt tay có vẻ thân mật. Sau lễ khánh thành, trước khi bước vào hàng đoàn rước để tham dự thánh lễ đồng tế, người ta còn thấy linh mục đắc cử giám tỉnh quay lại bắt tay từ giã phái đoàn một cách rất lịch sự.

Trong lá thư phản bác công văn của Ủy Ban Nhân Dân thành phố Hà Nội do Giáo xứ Thái Hà trả lời vừa phát đi trên mạng, linh mục Bề Trên Trịnh Ngọc Hiên đã chỉ ra những điểm ngược nhau về nội dung giữa các công văn của các cấp chính quyền và những ngược nhau giữa những lời hứa của một số vị lãnh đạo với những việc làm cụ thể tại hiện trường. Những điều xem ra có vẻ ngược nhau này được dư luận giải thích rằng chính quyền lúng túng trong cách xử lý, nhưng cũng có ý kiến cho rằng đó là cách giải quyết thường tình của Nhà Nước, một mặt tỏ thái độ hòa hoãn, một mặt áp dụng các biện pháp mạnh để tiêu diệt phản kháng, hay có người nhớ lại lời của vị Thủ Tướng cũ “trên bảo dưới không nghe!”, để minh họa cho ý kiến này, người ta còn kể lại rằng, trước mặt Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, sau khi nghe vị Giám Mục Hưng Hóa trình bày về vấn đề chính quyền ba tỉnh phía tây bắc không công nhận tôn giáo tại địa phương của họ, ông Chủ Tịch Nước đã ra lệnh cho Trưởng ban Tôn Giáo nghiên cứu và giải quyết vấn đề, từ đó đến nay, tình hình không thay đổi , lễ Giáng Sinh vừa rồi hình như tình hình lại căng thẳng hơn khi vị linh mục của Giáo phận lên dâng lễ Giáng Sinh bị bắt giữ.

Những nguyên cớ nào gây ra những vụ việc hôm nay ?

Trước hết đó là kết quả của một chính sách không có tự do tín ngưỡng. Từ nhiều năm nay, khi tiến hành các cuộc cách mạng, Nhà Nước Việt Nam đã áp dụng một chính sách phân biệt đối xử với các tôn giáo. Đã có thời gian các ngành học rất nhân bản như ngành Sư phạm và ngành Y không nhận sinh viên có lý lịch tôn giáo, các nhân viên có lý lịch tôn giáo không được bố trí vào các vị trí lãnh đạo cho dẫu có khả năng, ... Vừa qua, chấp hành chính sách của Nhà Nước, vị Hồng Y Tổng Giám Mục Saigon đã chỉ đạo tất cả các giáo xứ trong Giáo phận làm thủ tục kê khai để xin giấy “quyền sử dụng đất”, một điều về lãnh vực đất đai đã có từ rất lâu rồi đối với mọi người thì nay mới tiến hành cho nhà thờ và chùa chiền ! Nghĩa bấy lâu nay Nhà Nước trên lãnh vực hành chính không công nhận nhà thờ chùa chiền có quyền sử dụng đất. Khi tiến hành các thủ tục, hầu hết đều bị tắc lại vì không nhà thờ nào mà sau năm 1975 không bị Nhà Nứơc lấy đất, tệ hại hơn có những trường hợp đã bán và chia chác hết tài sản này. Lần dở về những năm 1978, năm tu viện lớn của Giáo Hội tại Thủ Đức bị “phát hiện” ra là “có ý đồ phản động”, Nhà Nước đã sử dụng lực lượng công an vũ trang chiếm đóng trong tu viện và lần lượt giải tán 5 tu viện, các linh mục tu sĩ ngậm ngùi rời bỏ tu viện ra đi như những kẻ tội đồ, cho đến giờ phút này không tu viện nào có một mảnh giấy hay quyết định trưng thu của Nhà Nước cả, các tu viện đã bị lấy trong tình trạng như vậy, ...

Đó là vài nét về vấn đề tôn giáo trong quá khứ. Nhà Nước Việt Nam đã tiến hành cuộc cải cách đổi mới, nhìn nhận những sai lầm trong quá khứ, Nhà Nước đã sửa sai chính sách “Cải cách ruộng đất”, đã sửa sai cuộc “Cách mạng văn hóa”, đã sửa sai cuộc “Cải tạo tư sản”, ... Nhưng chính sách tôn giáo vẫn “trước sau như một”, có đổi thay chăng là đổi thay cách xử lý vấn đề. Như một chiếc lò xo bị ép hết cỡ của nó, chỉ cần một lực tác động làm thay đổi sức ép (đến bất cứ từ chiều nào), chiếc lò xo sẽ bung ngược chiều lại.

Lực tác động đã được đặt vào chiều ngược với lực ép. Nhà Nước đã gần như bất lực với tệ nạn tham nhũng, xã hội băng họai, giáo dục, đạo đức bị phá sản. Như lời của vị Thủ Tướng bộc bạch “Các vu việc tham nhũng hoàn toàn do nhân dân và báo chí phát hiện, các cơ quan nhà nước không hề phát hiện ra, các vụ thanh tra còn làm giảm nhẹ đi nữa!”, Hằng ngày trên báo chí phơi bày các vụ tham nhũng, hối lộ, những tội ác hoành hành trong xã hội, những ứng xử tàn ác với người nghèo, người bị bỏ rơi.

Nhà Nước mở cửa, cùng với giòng chảy quốc tế, người dân Việt có dịp ra nước ngoài tiếp xúc học hỏi nhiều, hoặc tiếp cận được với những ứng xử văn minh nên cách nhìn nhận và cách đặt vấn đề đã khác. Một số đông các du học sinh đã trở về từ các nước tiến bộ , hiện nay họ đang có mặt trong nhiều ngóc ngách của xã hội, trình dộ của họ đã khác và cách ứng xử của họ cũng khác.

Tất cả đã đổi và đổi rất nhiều, người đi xa thành phố vài ngày trở về đã không nhận ra được phố phường của mình nữa. Một chính sách “trước sau như một” là một chính sách lạc điệu giữa xã hội Việt Nam, cần phải thay đổi cách nhìn nhận vấn đề và đổi mới cách ứng xử.

Mai Hạnh

Tags · ·

Đọc nhiều nhất Bản in 18.01.2008. 11:14