Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Thông tin tiếp về phiên tòa xử giáo dân Thái Hà

§ CTV CSsR

Chiều ngày 11 tháng 2 năm 2009, Luật sư Lê Trần Luật đã đưa hai Luật sư Hoàng Cao Sang và Huỳnh Văn Đông tới Tòa án Nhân dân Hà Nội để đăng ký tư cách luật sư bào chữa cho tám nạn nhân là giáo dân Thái Hà.

Sự xuất hiện của hai luật sư sẽ tham gia tranh tụng tại phiên tòa phúc thẩm xử tám giáo dân Thái Hà khiến các cán bộ tòa án Hà Nội bối rối. Sau khi trao đổi với các vị có thẩm quyền, các cán bộ tòa án đã hẹn hai luật sư trở lại vào sáng hôm sau (ngày 12/2/2009) sẽ cho biết kết quả có được tham gia tranh tụng tại tòa với tư cách là luật sư bào chữa cho các nạn nhân hay không?

Sáng ngày 12 tháng 2 năm 2009, theo lịch hẹn, các luật sư Lê Trần Luật, Hoàng Cao Sang và Huỳnh Văn Đông, đã tới Tòa án Nhân dân Hà Nội để nhận kết quả và nhân tiện đọc hồ sơ vụ án. Cả hai luật sư – Hoàng Cao Sang và Huỳnh Văn Đông, đã được cấp giấy phép bào chữa tại phiên tòa phúc thẩm sắp tới. Như vậy, tại phiên tòa phúc thẩm sẽ có ba luật sư đứng ra bảo vệ quyền lợi cho các giáo dân.

Sau khi nhận giấy phép bào chữa, các luật sư đã đề ghị được đọc hồ sơ vụ án, nhưng đã bị tòa từ chối với lý do đã chuyển toàn bộ hồ sơ vụ án cho Viện Kiểm sát Nhân dân và hẹn các luật sư ngày 23/2/2009 đến tòa để đọc hồ sơ vụ án (đây là lần hẹn thứ ba của các quan chức tòa án nhân dân thành phố Hà Nội).

Về ngày và địa điểm xét xử vụ án, theo các luật sư cho biết, cho tới giờ này, các cơ quan thụ lý vụ án vẫn chưa nhận được “chỉ đạo” chính thức từ cấp trên; riêng về địa điểm xét xử, thông tin phiên tòa sẽ được xử tại Cơ sở 2 của Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội, số 2 Nguyễn Trãi, Hà Đông cũng chưa có gì là chắc chắn.

Điều đáng nói là, kể từ ngày các giáo dân nộp đơn kháng án (ngày 19/12/2008) cho tới nay đã gần hết thời hiệu 2 tháng theo như luật định, nhưng phiên tòa phúc thẩm vẫn chưa được đưa ra xét xử. Sự kiện này một lần nữa cho thấy, chính quyền Việt Nam là một chính thể tự cho mình cái quyền “ngồi trên pháp luật”, đồng thời cũng cho thấy sự lúng túng của các cơ quan công quyền trong vụ việc Thái Hà.

Tại phiên tòa sơ thẩm, ngày 8/12/2008, có trên 2000 tín hữu đã tới, với cành thiên tuế trên tay, tham dự phiên tòa để ủng hộ các nạn nhân. Nhiều giáo dân khác đã không thể tới dự phiên tòa vì bị chặn lại ngay từ cửa ngõ vào thành phố. Một số khác, sau vụ án đã tỏ ý tiếc rẻ chỉ vì nghĩ rằng không được vào bên trong dự phiên tòa nên đã không tới và cho biết bằng mọi giá họ sẽ tới tham dự phiên tòa phúc thẩm.

Thực tế, sáng ngày 12 tháng 2 năm 2009, rất nhiều các giáo dân từ các giáo xứ ngoại thành Hà Nội, vì không có được những thông tin chính xác hoặc nghe nhầm, nên đã kéo tới số 2 Nguyễn Trãi, Hà Đông để tham dự phiên tòa. Họ mang theo các chai nước và những biểu ngữ để ủng hộ các nạn nhân của mình. Sau đó, họ kéo về nhà thờ Thái Hà để hỏi cho biết rõ thông tin về phiên tòa phúc thẩm sắp tới.

Khi được hỏi động nào thúc đẩy họ tới dự phiên tòa, một cụ bà cho biết: “Chúng tôi đã già rồi làm được gì cho Giáo hội và xã hội chúng tôi cố sức làm. Chúng tôi già rồi, sống chết có là chi. Chúng tôi không sợ chết”.

Theo các linh mục tại giáo xứ Thái Hà cho biết, những ngày qua rất nhiều người đã gọi điện tới giáo xứ hỏi thông tin về phiên tòa để họ còn tới tham dự.

Sự kiện hàng ngàn giáo dân đã tới tham dự phiên tòa sơn thẩm (ngày 8/12/2008) và rất nhiều giáo dân bày tỏ quyết tâm tới tham dự phiên tòa phúc thẩm tới đây, chứng tỏ rằng sau hơn nửa thế kỷ bị chèn ép, đe dọa, giờ đây người giáo dân, với một tâm thức mới, đã đàng hoàng, đĩnh đạc bước ra khỏi bóng tối của sự sợ hãi và nhất là đã ý thức được rằng sứ mạng của người giáo dân gắn chặt với vận mạng của đất nước.

Trong khi chờ đợi thông tin chính thức về ngày, giờ và địa điểm mở phiên tòa phúc thẩm tám giáo dân Thái Hà từ các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thì việc hiệp thông cầu nguyện, ủng hộ các nạn nhân về mặt tinh thần là điều cần thiết giúp các nạn nhân thêm can đảm, vững tin vào công lý và giúp lay động lương tâm của nhà cầm quyền, can đảm đưa ra những phán quyết đúng đắn dựa trên luật, sự thật và lẽ công bằng.

13/02/2009

CTV CSsR

Đọc nhiều nhất Bản in 13.02.2009. 14:28