Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Sự ích lợi của việc trả lại tài sản cho Giáo hội Công giáo

§ Trần Bảo Kỳ

Đầu năm 2004, vợ chồng tôi về Việt Nam thăm gia đình. Khuya ngày hôm sau chúng tôi sẽ trở về Mỹ thì tối hôm trước đó mới được nghe chuyện về Linh mục Trương Bửu Diệp, tử đạo năm 1946, làm nhiều phép lạ. Chúng tôi liền thuê bao ngay một chiếc xe tắc xi, lên đường ngay tức thì để còn kịp trở về Sàigòn ngày hôm sau chuẩn bị về Mỹ.

Còn khoảng một cây số mới đến nhà thờ Tắc Sậy, ráp gianh 2 tỉnh Bặc Liêu và Cà Mau, chúng tôi đã thấy hai bên đường rải rác những quán trọ mới mọc lên. Anh tài xế giải thích rằng vào ngày giỗ Cha Diệp, người có đạo cũng như không có đạo đến đông lắm. Có khi họ đến trước một hai ngày để cầu nguyện, xin ơn Cha, nên mới mọc lên nhiều nhà trọ như vậy.

Chúng tôi tới nơi còn quá sớm nên tạt vào một quán ăn, vừa làm nhà trọ. Thức ăn tuy không ngon lắm, nhưng quán có hẳn một khu đằng sau để khách rửa ráy và làm vệ sinh. “Khá lắm,” tôi nghĩ bụng.

Chuyện này tôi đã kể lại trong bài “Những luồng gió mới” đăng trên diễn đàn này sau khi tôi trở lại Mỹ. Đại ý, tôi nêu ý kiến về việc Nhà Nước Việt Nam nên cởi mở hơn và nên trả lại những tài sản của Giáo hội Công giáo để GHCG có thể biến những tài sản này thành những điểm hành hương, thu hút du khách cả trong lẫn ngoài nước, đem lại lợi ích kinh tế cho địa phương, góp phần vào việc phát triển kinh tế cả nước.

Trong bài này, tôi có đề cập đến khu Thánh địa La Vang. Tôi cho rằng nếu được trả lại đất, GHCGVN chắc chắn sẽ phát triển thành một Trung Tâm Hành Hương đúng nghĩa. Vào một dịp kính Đức Mẹ La Vang trước đó, Thánh địa La Vang đã thu hút trên dưới nửa triệu khách hành hương. Chúng ta thử tưởng tượng nếu được phát triển đúng tầm vóc, Trung tâm Hành hương này sẽ thu hút bao nhiêu khách hành hương, trong cũng như ngoài nước, không những một dịp trong một năm, mà có thể là mỗi ngày. Chúng ta hãy tưởng tượng số tiền chi phí của du khách sẽ giúp tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương nói riêng, và nền kinh tế địa phương nói chung, cũng như các địa phương liên hệ, có ý nghĩa như thế nào.

Cố đô Huế của chúng ta đã được LHQ công nhận là di sản thế giới. Tôi tin rằng các du khách, trong cũng như ngoài nước, khi đến Huế sẽ chẳng nề hà gì mà không đi thêm vài chục cây số về hướng Bắc để thăm quan Trung tâm Hành hương La Vang. Cũng vậy, khách hành hương La Vang cũng sẽ chẳng ngần ngại gì mà không đi thêm vài chục cây số về hướng Nam để thăm quan Cố đô Huế.

Chúng ta hãy tưởng tượng hằng triệu du khách và khách hành hương mỗi năm đổ về Trung tâm La Vang cũng như Cố đô Huế sẽ giúp nền kinh tế địa phương như thế nào, góp phần vào nền kinh tế cả nước. Địa phương phát triển hơn. Đất nước đẹp hơn.

Với ý kiến tương tự như vậy, nếu NNVN vẫn nhất định giữ lại toà nhà và khu đất Tòa Khâm sứ thì dù NNVN có xây dựng gì đi chăng nữa bên cạnh một cơ sở tôn giáo, mà khi du khách ghé thăm Thủ đô Hà Nội biết được rằng ‘cái công trình ấy’ trước đây là Tòa Khâm sứ, là tài sản của GHCG, thì chắc chắn hình ảnh của đất nước sẽ bị tổn thương một phần nào.

Mặt khác, một khi NNVN trả lại tài sản trên thi tôi tin rằng nó sẽ được phát triển thành một cơ sở tôn giáo xứng tầm hơn, từ đó du khách có thể thấy sự phối trí cấu trúc của Thủ đô hài hòa hơn, hợp lý hơn.

Và quan trọng hơn cả là đất nước đẹp hơn, cả về cảnh quan lẫn con người.

Trần Bảo Kỳ

Tags ·

Đọc nhiều nhất Bản in 30.01.2008. 06:09