Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Sơn La: “Nhà nước tự trị về tôn giáo”, kỳ 3

§ Song Hà

Kỳ III: VÌ SAO CHÍNH QUYỀN “NHÀ NƯỚC TỰ TRỊ SƠN LA” LỘNG HÀNH?

Những tiếng kêu uất nghẹn

Những người Công giáo Sơn La khi tiếp xúc với chúng tôi, đều cố gắng thu mình cho nhỏ bé lại, tiếng nói cũng nhỏ hơn, dù trong họ tự do tôn giáo vẫn là khát khao vô bờ bến. Sự sợ hãi bao chục năm nay ngấm vào máu thịt và trở thành những điều hiển nhiên ở người dân Sơn La có đạo đã làm ngạc nhiên nhiều người lần đầu đến đây.

81129SonLa1.jpg

Những buổi cầu nguyện âm thầm của họ, những tiếng kêu cầu vang lên từ lâu, họ gửi đến Thiên Chúa Toàn năng để mong được qua cơn thử thách kéo dài này. Tiếc thay, lòng nhân từ vô biên của Thiên Chúa vẫn gặp phải cản trở từ bức tường thành của “Nhà nước Sơn La” nên không thể thành hiện thực.

Họ gửi đơn đến chính quyền các cấp “XIN” cái điều tối thiểu cơ bản của cuộc sống con người là Tự do thực hiện việc thờ phụng, đã bị “Nhà nước tự trị Sơn La” cướp mất mấy chục năm nay. Nhưng đáp trả là sự vô cảm, sự trắng trợn và bỉ ổi của nhà cầm quyền bất chấp liêm sỉ, chà đạp nguyện vọng của người dân, chà đạp pháp luật trong một nhà nước pháp quyền(?)

Họ cũng đã gửi đến các cấp Giáo quyền những nguyện vọng tâm tư của đàn con xa xôi, lạc lõng và đói khát về Lời Chúa, Thánh Thể và Thánh Lễ. Sơn La nằm dưới sự quản lý của Toà Giám mục Hưng Hoá. Trước đây, Đức Giám mục Antôn Vũ Huy Chương đã gửi đơn xin chính quyền cho phép tiến hành các hoạt động mục vụ tôn giáo cho đàn chiên của mình. Nhưng đơn của Ngài đã được chính quyền đáp trả thẳng thừng: “Sơn La không có nhu cầu tôn giáo”(!?). Kèm theo đó là hàng loạt hành động khủng bố bằng tất cả sức mạnh của hệ thống chính trị, quân đội, cảnh sát của “Nhà nước tự trị về tôn giáo Sơn La” để dằn mặt.

Và quả là sự dằn mặt này có tác dụng, đàn chiên cứ thế mà đói khát Thánh Lễ và Thánh Thể, chính quyền cứ thế mà mặc sức tung hoành theo cách nói là “múa tay trong bị”.

Linh mục Giuse Nguyễn Trung Thoại được giao trách nhiệm mục vụ cho đàn chiên này, thỉnh thoảng lên Sơn La, lập tức bị chính quyền huy động lực lượng theo dõi, gây khó dễ và lập biên bản, đàn áp. Đến những nơi có đàn chiên của mình, Ngài vội vàng mắt trước mắt sau để “biến” nếu không muốn được sự quan tâm thái quá của chính quyền.

Noel năm ngoái, chính Linh mục Thoại đã bị Công an bắt về đồn và giam giữ tại đó khi đến với Giáo dân ngày Chúa giáng trần. Sự kiện này cả thế giới đã được thông tin.

81129SonLa2.jpg

Núi rừng Sơn La vẫn mịt mù

81129SonLa3.jpg

Đường lên bản H'mong

Tiếc thay, những tiếng nói chính thức về sự kiện này, bày tỏ sự hiệp nhất và ủng hộ đàn chiên của Chúa ở Sơn La chưa đủ để những kẻ như “Giáo chủ” Thào Xuân Sùng phải chùn tay bạo quyền với giáo dân và Giáo hội. Giáo dân nơi đây vẫn phải âm thầm chịu đựng, phải nuốt nước mắt vào trong những khi đảng ra rả ca bài ca “ơn đảng, ơn chính phủ”.

Tiếng khóc âm thầm, tiếng kêu uất nghẹn của giáo dân Sơn La vẫn vô vọng giữa núi rừng và cao nguyên Mộc Châu rộng lớn.

Những hành động của “Nhà nước Sơn La” với giáo dân những năm qua là sự tận diệt, vì họ thừa biết rằng với người công giáo, Thánh Lễ và Thánh Thể là điều không thể thiếu. Cũng chính vì biết điều đó, mà họ đặt ra cái phép “hoàn toàn tự do tôn giáo” nhưng chỉ được “tu tại gia”.

Vì sao sự ác vẫn lộng hành?

Trước hết, vì Sơn La là vùng rừng núi xa xôi, cách trở, giao thông không thuận tiện. Nhóm giáo dân Sơn La bao gồm nhiều dân tộc, sống không tập trung, nhiều thôn bản sống cách xa nhau, phương tiện thông tin liên lạc không có. Ở đó, chính quyền tha hồ mà hành xử theo luật rừng. Nhận thức của người dân cũng như giáo dân Sơn La về những quyền căn bản của mình không được đề cập đến vì họ vẫn bị nhốt trong hậu quả của chính sách ngu dân.

Ở đó, chỉ có một thứ tôn giáo Mác – Lênin được phép ngự trị. Nhiều người không nhận chân được “giá trị” của thứ tôn giáo này và những hậu quả của nó cũng như thái độ của nhân loại đối với nó như thế nào. Người dân trong vòng tối tăm của nó sẽ không biết được những hậu quả ghê gớm của nghề “đấu tranh giai cấp” đã làm băng hoại xã hội ra sao.

Ở đó, chỉ có một thứ thần thánh được chính thức đưa lên bàn thờ: Mác - Lênin - Hồ Chí Minh, chỉ có một thứ kinh sách được tha hồ tán phát, nhồi nhét một cách có hệ thống và tốn kém là “Chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh” với câu thần chú: “đấu tranh giai cấp và chuyên chính vô sản” để bảo vệ tài sản, quyền lợi cho lớp tư bản đỏ - những giáo chủ vào giáo sỹ của nhóm tôn giáo này.

Ở đó người dân chưa đủ điều kiện để nhận mặt được thứ thần tượng này hiện đang có vị trí nào trong cộng đồng dân tộc và nhân loại. Họ không biết rằng với thế giới, thần tượng Mác – Lênin đã được những chiếc cần cẩu hạng lớn lật đổ nhào vào sọt rác lịch sử.

Ở Việt Nam, đám đông dân chúng biết điều đó, nhiều người đã có kinh nghiệm về CNCS. Người dân đã có những câu thơ như sau:

Ông Lênin ở nước Nga
Cớ sao lại đến vườn hoa nước mình?
Thì ra dân chúng bất bình
Nên ông đào tẩu một mình sang đây.

Còn Hồ Chí Minh hiện đang được nhóm tôn giáo Mác – Lê ở Việt Nam sơn phết và dựng lên làm chiếc bình phong cho họ ẩn trốn đằng sau mà tha hồ lộng hành kiếm ăn trên nỗi đau người dân.

Khi tôn giáo Mác – Lê này tồn tại thành chính thống, các chức sắc của nó đã ra sức thực hiện các chính sách, các đường lối nhằm trấn áp tất cả những cá nhân, tổ chức, tôn giáo nào ảnh hưởng đến sự độc tôn quyền lợi của chúng. Vì vậy “Giáo chủ” Thào Xuân Sùng mới bất chấp pháp luật mà dung túng cho tay chân của ông ta ra những “văn bản đen” nhằm thực hiện chính sách tự trị của mình. Những “giáo chủ” cấp cao ở trung ương cũng sẵn sàng nhắm mắt làm ngơ cho những kẻ như Thào Xuân Sùng được tự do hành động khi không một ai dám lên tiếng.

Chính vì vậy, “Nhà nước Sơn La” mới thi hành được chính sách tự trị về tôn giáo của mình. Ở đó, họ coi quyền tự do tôn giáo là một “ân huệ, xin – cho” thật sự. Họ tự định nghĩa tự do tôn giáo theo cách thức riêng của mình. Họ không chấp nhận các nguyên tắc cơ bản của luật pháp Nhà nước Việt Nam đã định nghĩa. Họ sẵn sàng, ngang nhiên dùng bạo lực và nghĩ rằng nơi núi cao, rừng sâu không một ai có thể biết.

Phía giáo quyền trong Giáo hội cũng chưa có những phản ứng cần thiết, dù biết rất rõ quyền của mình gắn liền với quyền lợi của mỗi người dân trong nước và hoàn toàn bình đẳng, được pháp luật minh nhiên bảo vệ.

81129SonLa4.jpg

Bản H'mong

Kinh nghiệm cho thấy, những nơi có hàng chủ chăn và giáo sỹ kiên vững, những quyền cơ bản của giáo dân và công dân phần nào được tôn trọng hơn, và đương nhiên là tiếng nói của những chủ chăn này được coi trọng hơn. Ngược lại nơi nào chủ chăn và giáo sỹ hèn đớn khiếp nhược, thì nơi đó tai hoạ luôn rình rập bản thân họ và những giáo dân tha hồ bị bức hại.

Tất cả những hành động trấn áp, những cuộc bắt bớ giáo sỹ, giáo dân vẫn nằm trong sự im lặng đáng sợ, và qua đó được mặc nhiên coi như là chuyện thường tình.

Không bao giờ con sói tự đổi thay bản chất để thành con cừu, đó là quy luật. Nhưng khi có những tiếng nói mạnh mẽ, hành động của con sói cũng phải đi vào hành lang, vào “lề phải” do chính nó đặt ra để được vào sân chơi chung của thế giới, của nhân loại văn minh.

Nếu không, mãi mãi “Nhà nước Sơn La” vẫn cứ thực hiện những biện pháp ngày càng khốc liệt hơn chính sách tự trị về tôn giáo của mình.

Và cứ thế, người dân Sơn La nói chung và giáo dân Sơn La nói riêng, mãi mãi vẫn là những kẻ tôi mọi bán xương máu và sức lao động của mình, bị triệt tiêu mọi quyền tự do, mọi khả năng làm người để phục vụ nhóm tín đồ và chức sắc của thứ Tôn giáo Mác – Lênin lỗi thời và phản động.

Vì vậy, trách nhiệm của mỗi người công dân, của mỗi giáo dân và đặc biệt là giáo quyền là cần phải có những tiếng nói mạnh mẽ, không thể đồng loã với tội ác.

Toàn thể Giáo hội Việt Nam và Giáo hội Hoàn vũ đang nói lên tiếng nói hiệp nhất mạnh mẽ qua phong trào cầu nguyện cho công lý, hoà bình. Những giáo dân, giáo sĩ và chủ chăn của Giáo phận Hưng Hoá cũng cần được sự hiệp nhất của toàn thể tín hữu và mọi người trên toàn thế giới để vượt qua cơn bách hại hiện nay. Toàn thể Giáo hội Việt Nam và Giáo hội Hoàn vũ đang nói lên tiếng nói hiệp nhất mạnh mẽ qua phong trào cầu nguyện cho công lý, hoà bình. Những giáo dân, giáo sĩ và chủ chăn của Giáo phận Hưng Hoá cũng cần được sự hiệp nhất của toàn thể tín hữu và mọi người trên toàn thế giới để vượt qua cơn bách hại hiện nay.

(Còn tiếp)

Ngày đầu mùa vọng Giáng sinh 29.11.2008

Song Hà

Tags ·

Đọc nhiều nhất Bản in 30.11.2008. 00:32