Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Roma và Hanoi đã xích lại gần nhau? Những bước chân kiên nhẫn

§ Pt Huỳnh Mai Trác

Cuộc hành trình rất dài của Giáo Hội Việt Nam đã có một tiến bộ mới cho đến cuối tháng sáu, Roma và Hànội đã có quyết định chung, là Vatican có thể bổ nhiệm một đặc sứ không thường trú bên cạnh chính phủ của nước này.

Trong thời gian đó về phía Hanôi tiếp tục bàn thảo và đề nghị Giám mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, hiện nay là Chủ tịch Hội Đồng Giám mục. Viêc thay thế Tổng Giám Mục Giuse Ngô quang Kiệt, 58 tuổi, một hiệp sĩ chiến đấu cho tự do tôn giáo đã xin từ nhiệm. Trong những năm vừa qua, Đức Tổng Kiệt đã dấn thân vào những cuôc đòi hỏi các bất động sản của Giáo Hội mà chính quyền đã tịch thu mà họ không chịu hoàn trả lại cho Cọng đồng Công giáo. Ngài là một nhà trí thức, ngài đã du học tại Paris. Cách đây hai năm tôi đã gặp ngài và ngài đã thổ lộ, không chỉ thuần túy là tài sản của Giáo Hội mà thực ra là đòi hỏi nhân quyền cho người dân mà nhà nước đã vi phạm trầm trọng tại Việt Nam..

Thật là quá sớm để kết luận là một sự thỏa thuận đã kêt thúc, nhưng đó là giai đoạn tiên khởi hay đó chỉ là những cử chỉ đẹp về ngoại giao. Hảy nhìn vào các dữ kiện. Ngày 26 tháng 6 vừa qua, sau cuộc họp hai ngày tại Roma, phòng báo chí của Vatican đã ra một bản thông cáo chung báo cáo về công việc của nhóm đai diện của Tòa Thánh Vatican và chính phủ Việt Nam. Ủy ban này đã được thành lập từ năm 2008 là kết quả của một bàn thảo lâu dài để tiấp cân với nhau của hai phe nhóm đã khởi đầu từ những năm 90 do Đức Hồng Y Roger Etchegaray qua những chuyến đi đến Việt Nam trong thời kỳ "đổi mới", cuôc đổi mới về chính trị và kinh tế dược cổ vỏ tù năm 1987 sau Đại Hội VI của Đảng Cọng Sản Việt Nam.. Cuộc xích lại gần được thắt chặf khi chủ tịch nhà nước Nguyễn Minh Triết đến thăm Đức Bênêđictô XVI ở Roma vào tháng 12 năm 2009, lần đầu tiên trong lịch sử.

Do thông cáo chung của nhóm làm việc "đã có sự thỏa thuận, như bước đầu, là Đức Giáo Hoàng sẽ bổ nhiệm một đại diện không thường trú bên cạnh chính phủ Việt Nam; như là để thắt chặt mối giao hảo giữa Tòa Thánh và chính phủ Việt Nam và Giáo Hội địa phương. Có một điểm đen trong cử chỉ lịch sử này mà báo "Asia News" nêu lên là Giáo hôi dịa phương bị đi ra ngoài lề trong cuộc đối thoại giữa Tòa Thánh và nhà nước. "Các Giám mục của 26 địa phận và Hội đồng Giám mục không có tiếng nói trong cuộc họp của nhóm làm việc giữa Vatcan và Nhà nước, cơ quan báo chí của viện Truyền Giáo Giáo Hoàng loan báo trong một tin ngắn khi bình luận về thỏa hiêp trên.

Nhưng cử chỉ này tiếp tục như một phần mở đầu về ngoại giao chính thức ? Đức Hồng Y Pham Minh Mẫn rất de dặt trong vấn đề này. Khi ký giả của "Mondo e Missione phỏng vấn, ngài dã trả lời: "tôi tin tưởng là những giao thiệp ngoai giao sẽ không tiến hành mau chóng. Điều này chỉ xẩy ra khi có đoàn kết và hòa bình trong nước, giữa các nhà lãnh đạo và giữa những đồng minh."

Điều này cần đặt vào trong bối cảnh. Khi Đức Hồng Y nói "đoàn kết và hòa bình chúng ta có thể nghĩ đến trường hợp Đức Tổng Kiệt, nghĩa là Đức Tổng Kiệt nên từ nhiệm chức, quyết định dược bàn cải quả là rất sôi nổi."

Khi nói về sự đoàn kết giữa người lãnh đạo và những đồng minh lớn. Trước hết là những tranh chấp nội bộ của các phe nhóm, nhóm theo Tây Phương và nhóm theo Trung quốc, một đồng minh vĩ đại của Hanôi. Như nhiều nhà quan sát, nhóm cầm quyền ngày nay vẫn còn nhìn về Bắc Kinh khi bàn về những vấn đề quốc tế. Cũng như việc bang giao với Vatican.

Thận trọng là điều cần thiết trong việc bang giao giữa Roma và Hanôi, Đức Cha Vũ Văn Thiên, Giám mục Hải phòng đã giải thích với "Mondo e Missione: "Tôi quả quyết là có sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần trong Giáo Hội. Tòa Thánh Vatican rât dè dặt trong quyết định bổ nhiệm một đặc sứ không thường trú bên cạnh nhà nước Việt Nam. Đó là bước đầu, nhưng cũng là một thí nghiệm để tiến hành trong vấn đề này. Đòi hỏi chính phủ Việt Nam chấp nhận một tổ chức có nhiều cơ cấu phức tạp của Giáo Hội Công giáo trong mọi từng lớp xã hội, như giáo dục, vì Giáo hôi Việt Nam không có trường học trừ ra trường mẫu giáo, hơặc công việc từ thiện bác ái, thì không có bệnh viện Công giáo. Thêm vào đó Giáo Hội cũng không thể mua đất đai để mở ra các cọng đồng Công giáo mới."

Tuy nhiên, trong bản thông cáo chung ngày 26 nói rỏ là Tòa Thánh đòi hỏi chính phủ bảo đảm những điều kiện mớí để Giáo Hội có thể đóng góp tích cực vào việc phát triển của xứ sở, đặc biệt trong địa hạt tinh thần, giáo dục, y tế, xã hội và từ thiện. Nhưng vẫn là chưa đủ như sụ giải thích của Đức Cha Thiên: Một vấn đề khác thật là nan giaỉi là việc hoàn trả lại mọi tài sản của Giáo Hội mà nhà nước đã tịch thu."

Vấn đề căn bản là sự tự do đầy đủ của Giáo Hội chưa bao giờ được giải quyết. Sự việc về Đức Tổng Kiệt trở thành một đề tài. Vào tháng 4 vừa qua khi Tòa Thánh Vatican loan báo đề cử Giám mục phó Hànôi với quyền kế vị, Giám mục Nguyễn Văn Nhơn, Giám mục Dà lạt, một Giám mục mềm dẻo thân chính hơn Giám mục Kiệt, rồi đến ngày 22 tháng 5, Đức Tổng Kiệt từ nhiệm. Người ta tìm hiểu sự thay đổi này và rất xôn xao. Người ta biết rằng là Đức Tổng Kiệt rất cứng rắn trong việc đòi hỏi tu do toàn vẹn của Giáo Hội. Từ mùa thu năm 2008, Đức Tổng Kiệt đã sống ẩn náu trong Tòa Giám mục vì những biến động, vì có nhiều nhóm côn đồ lộng hành hành hung các giáo dân tụ họp đọc kinh hoặc diển hành tại khu đất Tòa Khâm sứ cũ mà chính quyền muốn biến thành một khu giaỉ trí.

Hai cơ quan rất rành về Việt Nam là "Asia News" và "Églises d’Asie" đã phổ biến những tin tức cho rằng việc Tòa Thánh phải hy sinh Đức Tổng để có được sự bang giao với Việt Nam. Nhưng chính Đức Hồng Y Mẫn và Đức Tổng KIệt phải lên tiếng để làm tan đi những tin đồn đó. Trong thư từ giả ngài nói là ngài từ nhiệm vì lợi ích cho Giáo Hội và đặc biệt là cũng cho sự an bình cho địa phận Hanội. Cũng trong thư đó ngài cũng nói đến nhắc đến là ngài đã sống qua những cơn bảo táp ở đó có lúc mạng sông gần như bị đe dọa. Ngài cho việc ra đi cũa ngài là ý Chúa, chắc chán là có ích lợi cho ngài cũng như cho tòan thể giáo dân. Nhưng cũng cần nhấn mạnh thêm là trong thư ngài không đề cập tới việc từ nhiệm vì lý do sức khỏe không đủ dể điều khiển một địa phân có tầm quan trọng như địa phận Hànội.

Về phía của Đức Hồng Y Mẫn trong cuợc phỏng vấn của Giáo Hội Á Châu (Eglise d’Asie) ngài giải thích là ngài đã đến Roma gặp các vị lãnh đạo các Bộ Ngoại Giao Tòa Thánh, Bộ Truyền Bá Đức Tin và bảo đảm với giáo dân là sự ra di cửa Đức Tổng Kiệt có được sư chấp thuận của Đức Giáo Hoàng để tôn trọng lời thỉnh cầu của đương sự có nghĩa là Đức Tổng đã xin từ nhiệm. Đức hồng Y Mẫn cũng muốn chấm dứt mọi tin đồn là Bộ Truyền giáo không có trách nhiệm gì trong vấn đề này cả. Cho nên có nhiều Giám mục muốn biết rỏ sự thật như thế nào ? Cuối cùng sự thât "chính thức": Đức Tổng Kiệt đã từ chức vì lý do sức khỏe.

Đây là một thực tại, diễn biến để có một sư tự do hoàn toàn về tôn giáo ở Việt Nam đang còn rất xa xăm. Trong bảng báo cáo của Ủy Ban của Quốc hội Hoa Kỳ vê tự do tôn giáo phát hành vào tháng 4 vừa qua Viet Nam nằm trong danh sách 13 quốc gia "được đặc biệt chú ý" vì không tôn trọng tự do tín ngưỡng của người dân. Vấn đề bang giao giữa Ha nôi và Vatican cũng không nói lên tất cả như Đức Giám mục Hải phòng bày tỏ: "Tôi nghĩ rằng con đường còn dài. Là người Việt Nam, tôi ước ao sự bang giao là một niềm hảnh diện cho xứ sở, nhưng như một người Công giáo thì tôi ước ao làm sao có những điều kiện đủ để phát huy Giáo Hôi cũng như nhân quyền được bảo đảm và tôn trọng. Trong thực tiển chúng ta hy vọng là tự do tôn giáo thực sự đang có tại Việt Nam.

Còn vấn đề một cuộc viếng thăm của Đức Thánh Cha đến Việt Nam mà giới truyền thông nhiều lần đưa tin và phỏng đoán, lần cuối bởi tờ báo "30 Giorni". Nhưng vấn đề chính trị và tôn giáo ở ViệtNam, biến cố này dường như rất xa xăm, măc dù năm này là năm kỷ niệm có những dấu mốc biến cố lịch sử của Giáo Hội Việt Nam rất quan trọng.

Đối với Giáo Hội Việt Nam, năm 2110 là năm kỷ niệm hai biến cố quan trọng: kỷ niệm 350 năm tổ chức hai giáo phận và này 24 tháng 11 năm 1960 Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII thành lập hàng giáo phẩm Việt Nam. Năm thánh đại xá bắt đầu từ ngày 24 tháng 11 năm 2009, lễ các Thánh Tử Đạo Việt Nam và chấm dứt vào ngày 6 tháng giêng năm 2011. Buổi khai mạc chính thức được tổ chức tại Hànội và buổi lễ bế mạcvới cuộc hành hương toàn quôc tại Đền Thánh Lavang ở miền Trung. Vào tháng 11 năm 2010 sẽ có môt Đại Hội toàn quốc được tổ chức tại Hànội gồm tất cả mọi đại biểu của tất cả giáo phận.

Trong ngày lễ Ba Vua năm 2011 như nhiều người hy vọng dự đoán là Đức Giáo Hoàng sẽ đến viếng thăm Việt Nam, Nhưng đối với Đức Hồng Y của thành phố Hồ chí Minh hy vọng một cách mơ hồ: "Trong hai năm nữa, chúng tôi còn hy vọng là Đức Thánh Cha se đến thăm VietNam trong dịp đó. Nhưng trong tình trạng hiện nay thì hy vọng đó dần dần tan thành mây khói."

Bài này được trích dịch tứ bài báo của Viện Institut Pontifical des Missions Étrangères.
La revue de l’Institut Pontifical des Missions Étrangères qui a publié l’article:
> Mondo e Missione

Pt Huỳnh Mai Trác

Đọc nhiều nhất Bản in 10.08.2010. 16:07