Dân Chúa ? | Liên Lạc | RSS Feeds
Tháng 10/2020
Bài Mới
- Hậu quả cuộc bầu cử 2020: Giới truyền thông mất mặt, đảng Dân Chủ thoái trào
- Hậu quả cuộc bầu cử 2020: Những ảnh hưởng với các chính sách Công Giáo
- Nghi Thức Trừ Tà Trên Đà Gia Tăng, Đặc Biệt Là Sau Những Cuộc Biểu Tình
- Tổng thống Trump tuyên bố chiến thắng và cảnh báo trò gian lận
- ĐTC ban hành tự sắc liên quan đến việc lập các hội dòng giáo phận
- Tòa Thánh kêu gọi bảo vệ tính chất thánh thiêng sự sống con người
- Giáo hội Pháp phản đối lệnh hạn chế cử hành Thánh lễ có giáo dân tham dự
- Giáo hội Pakistan vui mừng vì Arzoo, 13 tuổi, bị bắt cóc và ép theo Hồi giáo, được giải cứu
- ĐTC Phanxicô: Cầu nguyện là bánh lái hướng dẫn cuộc đời chúng ta
- ĐTC và các giám mục trên thế giới đau buồn về các vụ tấn công ở Vienna
- Một linh mục California đã được huyền chức sau khi không công nhận Đức Thánh Cha Phanxicô
- Ở đất nước nơi từng được xem là Công Giáo nhất hoàn cầu, linh mục nào cử hành thánh lễ là đi tù
- Không khí cuộc bầu cử ngày 03 tháng 11. Các nước Á Châu hướng về Hoa Kỳ hồi hộp theo dõi kết quả
- Đức cha Mandagi kêu gọi giải quyết vấn đề Paqua bằng đối thoại
- HĐGM Bắc Phi mời gọi các tín hữu xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn
- Các tổ chức tôn giáo Philippines kêu gọi điều tra quốc tế về vi phạm nhân quyền
- ĐHY Schönborn kêu gọi cầu nguyện cho các nạn nhân trong các vụ nổ súng ở Vienna
- Sáng kiến lần hạt toàn cầu cầu nguyện cho các thai nhi đã bị phá bỏ
- ĐTC dâng lễ cầu nguyện cho các tín hữu qua đời
- Làn sóng phản đối gia tăng tại Pakistan sau khi Toà án đồng thuận với vụ bắt cóc trẻ vị thành niên Công giáo
- Tuyên bố chung giữa Công giáo và Hồi giáo tại Bỉ bày tỏ mong muốn tôn trọng lẫn nhau
- Tính Thành Hiệu Của Bí Tích Giải Tội Tin Lành
- Thủ đô Vienna của Áo bị khủng bố Hồi Giáo tấn công
- Nguyên văn lá thư của Tòa Thánh giải thích tuyên bố của Đức Phanxicô về việc sống chung đồng tính
- Tòa Bạch Ốc đã bị bao vây bởi những người chống Tổng thống Trump
- Đức Tổng Giám Mục Philadelphia cầu nguyện, kêu gọi hòa bình sau nhiều ngày bất ổn
- Biden chào hàng ‘cảm hứng’ đức tin Công Giáo, mặc dù tiếp tục ủng hộ phá thai và đòi hạn chế tự do tôn giáo
- Tòa án Brazil cấm một tổ chức vận động phá thai dùng tên “Công giáo”
- Một ngàn giáo xứ chầu Thánh Thể trong ngày Hoa Kỳ bầu Tổng thống
- ĐTC bổ nhiệm Đức tổng giám mục Tomasi làm đặc sứ của ngài tại Hội Hiệp sĩ Malta
- Lễ phong chân phước cho cha Michael McGivney, đấng sáng lập Hội Hiệp sĩ Columbus
- Ý Nghĩa Bức Họa Chính Thức Về Các Thánh Tử Đạo Việt Nam
- Ngọn đuốc cho đời - Vì sao cho đạo
- Lễ Các Thánh Nam Nữ khai mạc tháng cầu cho các đẳng linh hồn tại Vatican
- Về Cội
- Tự Tình “Tháng Mười Một Các Đẳng”
- Phép lạ ngoạn mục, Y khoa không thể giải thích dẫn đến lễ Tuyên Chân Phúc cho Cha McGivney hôm 31/10
- Giáo hội và thế giới cần tình mẫu tử và nữ tính của Đức Mẹ Maria
- Phim mới về Cha Thánh Maximilian Kolbe
- Vị Hồng Y tân cử đang trông coi một Giáo phận chỉ có ba linh mục!
Sách Online
Quyền Biểu Tình Của Công Dân Theo Luật Pháp Viet Nam
§ Ls Trần Lê Nguyên
Trong hơn môt tháng nay, hàng ngàn giáo sĩ và giao dân công giáo thuộc Giáo Phận Hà Nội VN xuống đường cầu nguyện nhằm biểu dương ý chí đoàn kết với Chủ Chăn TGM Ngô Quang Kiệt đòi lại tài sản của Giáo Phận đã bị cưỡng chiếm cách đây hơn 50 năm.
Những cuộc xuống đường này mang một hình thái đặc biệt là không có hô hoán, không có biểu ngữ, không có hành động nào chống chính quyền, họ chỉ cầu nguyện và hát thánh ca theo lễ nghi thuần túy của Đạo Công Giáo.
Sự kiện này khác hẳn với những cuộc biểu tình của dân oan khiếu kiện với nhiều biểu ngữ kêu oan hay mới đây của sinh viên, nhà báo và văn nghệ sĩ Việt Nam với nhiều biểu ngữ, khẩu hiệu hô hào chống Trung Quốc chiếm Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Nhũng cuộc biểu tình này đã bị chính quyền đàn áp ngăn cấm và nhiều thàng viên đã bị hành hung và đe dọa
Vây quyền biều tình của nhân dân theo Luật Pháp Việt nam được qui định ra sao?
A- Hiến Pháp của XHCH (1992) Việt nam
Điều 69: Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật.
Điều luật này minh thị quyền biểu tình của công dân Việt Nam, ngoài các quyền như tự do khác như ngôn luận, báo chí, thông tin, hội họp lập hội … theo qui định của pháp luật.
Cụm từ theo qui định của pháp luật đựơc hiểu thế nào?
Hiện nay Quốc Hội Việt Nam chưa có Luật Về Biều Tình, Chính Phủ cũng chưa có văn bản nào liên quan tới quyền biều tình của công dân.
Theo Luật Quốc Tế như Hiến Pháp Hoa Kỳ, Hiến Pháp Canada, Pháp Quốc và các quốc gia tôn trọng luật pháp thì quyền biểu tình là một thành tố trong quyền tự do phát biểu ý kiến của mỗi công dân, Luật Pháp không có qui định gì nhằm hạn chế hay cơ chế hoá quyền biều tình này.
Trên thực tế, các thành phố lớn của các quốc gia trên, đôi khi yêu cầu các người biều tình chỉ cần thông báo cho thành phố sở tại hay cơ quan công lực biết trước lộ trình, ngày giờ để họ giữ trật tự và dành những lộ trình và khoảng trống cần thiết cho đoàn biểu tình qui tụ số đông và phát biểu ý muốn nguyện vọng của mình.
Các cơ quan công lực chỉ có nhiệm vụ giữ an ninh trật tự cho đoàn biểu tình được thể hiện ý muốn nguyên vọng của mình tốt đẹp. Ngay khi người biểu tình hô hào hay mang những biểu ngữ có nội dung chống chính quyền về một chính sách hay thái độ nào đó, cảnh sát cũng không có quyền can thiệp hay ngăn cấm đàn áp người biểu tình.
Thông tin hàng ngày trên các đài truyền hình cho chúng ta thấy những cuộc biểu tình rầm rộ có xe cảnh sát dẫn đầu, hay giữ trật tự ở các trục lộ giao thông, theo chúng tôi hiểu đó là ý nghĩa cụm từ theo qui định của pháp luật của điều 69 HPVN.
Một Đạo Luật hay một bản văn hành chánh không thể vi phạm các quyền căn bản trên, đăc biệt là quyền biểu tình của công dân đã được Hiến Pháp Việtnam minh thị công nhận.
Như chúng ta biết Hiến Pháp giống như một cây to lớn, các Bộ Luật là cành, các Bộ Dưới Luật là nhánh cây, tất cả đều phải dính liền vào cây; cành nào, nhánh nào không dính chặt cào cây sẽ khô chết. Cũng vậy, các Bô Luật không căn cứ vào Hiến Pháp sẻ vô hiệu và các bản văn dưới luật không dựa vào Bộ Luật liên quan cũng vô gía trị.
Một công dân không tôn trọng Luât Pháp sẽ bị chế tài. Một Chính quyền không tôn trọng Luật Pháp sẽ gây bất công, người dân mất sự tin tưởng vào công lý và vào chính quyền. Nguy hiểm hơn nhất là khi một Bộ Luật bị coi là vi hiến, bất hợp pháp, người dân có quyền bất tuân lệnh (désobéissance civile).
B- Nguyên tắc hợp pháp trong Hình Luật
Các quốc gia theo chế độ Pháp Quyền (État de Droit - Rule of Law) hay nói khác đi, quốc gia cai trị bằng pháp luật: mọi người phải tôn trọng pháp luật và bị chế tài bởi pháp luật. Không ai đứng trên pháp luật.
Hai nguyên tắc nền tảng trong hình luật đều đựơc Luật Pháp các nước công nhận và áp dụng: nguyên tắc thứ nhất: không ai bị phạt ngoại trừ luật đã qui định hình phạt đó và nguyên tắc thứ hai: không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật (Điều 72, Hiến Pháp Việt nam)
Trong phạm vi bài viết chúng tôi chỉ phân tách nguyên tắc trên liên quan tới quyền biểu tình của công dân Việtnam trong khôn khổ luật pháp hiện hành.
Nguyên tắc: Nullum crimen nulla poena sine lege. Nguyên tắc này có nghĩa là không ai bị phạt ngoại trừ luật đã qui định hình phạt đó.
Nguyên tắc này bao gồm: những qui tắc, những điều khoản trong hình luật, các định chế (Toà án, cơ quan nhà nước) và thủ tục (tố tụng, điều tra, cảnh sát) áp dụng đều phải có nguồn gốc luật pháp và hợp pháp. Nguyên tắc này nhằm giới hạn quyền lực của nhà nuớc cũng như các hành vi của các viên chức chính quyền.
Theo nguyên tắc này, Nhà nước chỉ được làm những gì luật pháp cho phép, đối lại, người dân được làm tất cả những gì luật pháp không ngăn cấm.
Hậu qủa của nguyên tắc trên:
- Điều cần thiết phải có văn bản luật qui định tội phạm và hình phạt;
- Từ nguyên tắc không ai bị phạt ngoại trừ luật đã qui định hình phạt đó, phát sinh ra nguyên tắc phụ: nguyên tắc bất hồi tố của hình luật. Nguyên tắc này có nghĩa là một luật mới không thể áp dụng cho những vi phạp cũ nếu Quốc Hội không minh thị điều này và điều này không trái với quyền căn bản cũa công dân.
- Một Đạo Luật phải có tính chất xác thực đầy đủ, chính xác và đặc thù. Một văn bản pháp luật thiếu chính xác đến nỗi không có thể làm kim chỉ nam cho các các cuộc tranh luận pháp luật trước Toà án, sẽ bị coi là vi hiến, vô hiệu.
Ví dụ điều 88 Hình Luật Viêtnam qui chiếu kết tội hai luật sư Nguyễn văn Đài và Lê Thi Công Nhân quá mơ hồ, không chính xác, không rõ ràng có thể xử phạt bất cứ ai lên tiếng chỉ trích hay đề cập tới những điều nhà nước không thích nghe.
Theo luật pháp Việtnam, quyền biểu tình của công dân đã được Hiến Pháp Việtnam công nhận tại điều 69.
Quyền này cũng không bị luật pháp ngăn cấm. Không có luật nào qui định tội biểu tình cũng như hình phạt cho tội này và các thủ thục điều tra, bắt bớ, truy tố chừng cớ v.v.
Do vậy, mọi hành vi ngăn cấm, xử lý quyền biểu tình của công dân đều bị coi là bất hợp pháp. Mọi sự vi phạm tới nhân thân, danh dự của người dân thể hiện quyền biểu tình ôn hòa phải bị truy tố và xử phạt. Đặc biệt các nhân viên công lực không thể viện dẫn thi hành lệnh cấp trên mà bản chất đã phi pháp để lẩn tránh pháp luật.
Kết luận: Toà án cũng như cơ quan hành pháp (chính quyền) không thể tự mình cho phép quyền sáng chế ra tội phạm và hình phạt. Tất cả việc làm và hành vi trái với nguyên tắc Nullum crimen nulla poena sine lege, không ai bị phạt ngoại trừ luật đã qui định hình phạt đó đều bị coi là bất hợp pháp và bị chế tài bởi pháp luật về hình sự cũng như về dân sự.
Tags · Tòa Khâm Sứ
Đọc nhiều nhất Bản in 29.01.2008. 15:54