Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Kích động hận thù và gây xung đột tôn giáo?

§ Trân Văn

RFA 01.08.2009 -- Tính đến sáng 31 tháng 7, Công an tỉnh Quảng Bình đã thả 4 trong số 7 giáo dân bị họ bắt giữ hôm 20 tháng 7 vì liên quan đến việc dựng nhà tạm trên đất thuộc nhà thờ Tam Tòa.

Cùng lúc này, một vài diễn đàn điện tử của giới Công giáo Việt Nam cho biết, đã có một số dấu hiệu cho thấy chính quyền Việt Nam, từ trung ương đến địa phương bắt đầu thoái bộ...

NhathoTamToaQuangBinh-305.jpg

Nhà thờ Tam Tòa-Đồng Hới-Quảng Bình, nay chỉ còn có gác chuông

Nghe trực tiếp | Download

Chưa biết kết quả vụ nhà thờ Tam Tòa sẽ kết thúc ra sao nhưng dựa trên các diễn biến trong mười ngày qua, một số người cho rằng,chính chính quyền Việt Nam đang kích động việc sử dụng bạo lực, cố tình gây chia rẽ giữa các tôn giáo.

Nhà thờ Tam Tòa được xây dựng năm 1886 tại Đồng Hới, Quảng Bình. Đến tháng 12 năm 1965 thì bị trúng bom, chỉ còn lại mặt tiền và tháp chuông.

Năm 1997, UBND tỉnh Quảng Bình ban hành một quyết định, xác định nhà thờ Tam Tòa là một chứng tích lịch sử văn hóa, chứng tích tội ác chiến tranh. Quyết định này khiến Giáo phận Vinh không thể phục dựng nhà thờ Tam Tòa trên nền cũ.

Trước các thắc mắc, khiếu nại của hàng giáo phẩm và giáo dân Giáo phận Vinh, chính quyền tỉnh Quảng Bình hứa sẽ cấp một khu đất khác để xây dựng nhà thờ nhưng các khu đất mà phía chính quyền đưa ra để hoán đổi với nhà thờ Tam Tòa thì hoặc là không tương xứng, hoặc là không phù hợp với tính chất của một nơi thờ tự.

Cũng vì vậy, Giáo phận Vinh đành tổ chức các thánh lễ và sinh hoạt cho giáo dân khu vực Đồng Hới tại tư gia của một giáo dân.

Khoảng đầu năm nay, phía Công giáo bắt đầu tổ chức một số thánh lễ ở khu vực nhà thờ Tam Tòa. Để có nơi che mưa, tránh nắng khi thực hiện và tham dự các sinh hoạt tôn giáo, sáng 20 tháng 7, một số giáo dân đã đến khu vực nhà thờ Tam Tòa dọn cỏ, rác và dựng một khung nhà tiền chế song công việc này bất thành vì bị chính quyền ngăn cản. Nhiều người bị công an đánh đập dã man, rồi bị bắt.

Lối xử sự thô bạo này đã buộc Tòa Giám mục Xã Đoài, nơi điều hành Giáo phận Vinh phải lên tiếng. Trong một thông cáo phát hành ngày 20 tháng 7, linh mục Phạm Ðình Phùng, Chánh văn phòng Tòa Giám Mục Xã Đoài đã “xin mọi người có lương tri hiệp ý cầu nguyện cho giáo dân Tam Tòa, nhất là những anh chị em giáo dân đã bị công an Quảng Bình đánh đập tàn nhẫn và nay đang bị giam giữ”.

Những thông tin, hình ảnh về việc đàn áp giáo dân ở nhà thờ Tam Tòa đã khiến nhiều nơi, nhiều người cả trong lẫn ngoài Việt Nam bất bình. Một tuần sau, vào ngày chủ nhật 26 tháng 7, riêng tại ba tỉnh thuộc Giáo phận Vinh là: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, đã có hàng trăm ngàn giáo dân tham gia các thánh lễ hiệp thông với Tòa Giám mục Xã Đoài để cầu nguyện cho những đồng đạo đang bị bắt bớ, đàn áp tại Tam Tòa...

Trong ngày này, có thêm hai linh mục và nhiều giáo dân khác bị hành hung khi tìm đến nhà thờ Tam Tòa.

Bất bình chuyển thành phẫn nộ. Các giáo sĩ của Giáo phận Vinh chính thức cảnh báo về nguy cơ bùng phát một cuộc xung đột vì không còn khả năng kêu gọi giáo dân kiềm chế.

Kích động hận thù?

Ngày 28 tháng 7, ông Hoàng Kông Tư, thiếu tướng, Tổng cục phó Tổng cục An ninh, của Bộ Công an Việt Nam, tổ chức một cuộc họp báo, thông báo rằng nguyên nhân dẫn đến vụ Tam Tòa là do “linh mục Lê Thanh Hồng, Quản xứ Sen Bàng, huyện Bố Trạch, phụ trách giáo dân Đồng Hới, đã chà đạp nguyện vọng của quần chúng, tổ chức nhiều cuộc lễ tôn giáo, xâm phạm sự thiêng liêng của khu chứng tích. Ngày 20 tháng 7, một bộ phận giáo dân đã có hành vi gây rối, tấn công người thi hành công vụ. Tự ý dựng nhà trái phép trên khu chứng tích, vi phạm Luật Đất đai, vi phạm Luật Di sản văn hóa”.

Cũng theo ông Tư, chính quyền và công an không can dự vào sự kiện 20 tháng 7, chỉ có những người dân sống quanh khu vực nhà thờ Tam Tòa “bức xúc trước những việc làm vi phạm pháp luật của giáo dân nên đã tháo dỡ ngôi nhà trái phép” và “một số đối tượng quá khích đã có hành vi tấn công lại những người dân không theo đạo Thiên Chúa”.

Đây không phải là lần đầu tiên chính quyền và Công an Việt Nam đem “quần chúng” và “sự bức xúc trước những việc làm vi phạm pháp luật” ra để giải trừ trách nhiệm của mình trước các vụ tấn công, làm nhục những người bày tỏ nguyện vọng trái với ý muốn của chính quyền.

Trong vụ Tam Tòa cũng vậy. Một nữ giáo dân sống tại Đồng Hới, từng bị đánh và làm nhục vào sáng 26 tháng 7 kể:

“Em nghĩ việc đánh dân có công an ạ. Cả dân và cả công an ạ! Em cũng đang suy nghĩ: Nếu như là dân thì cũng phải có ai đó và các cấp chính quyền phải tuyên truyền, phải nói gì đó chứ còn dân thì họ cũng không quan tâm đến vấn đề đạo hay là Phật đâu.

Có gì đó tác động vào họ thì khi đó họ mới làm. Nếu như không có ai bao che cho họ thì họ cũng không rảnh rỗi để đi làm những việc đó.

Em được biết tội gây rối rất là nặng. Có thể đi tù từ 5 năm đến 15 năm lận. Không ai rảnh rỗi để đi gây rối như thế nếu như không có người nào đốc thúc, hoặc là không có người nào ở đàng sau để kích động họ làm, hoặc là không có đội ngũ nào đó bao che cho họ thì họ không có gan để đi làm những việc gây rối trật tự vì họ còn phải làm việc để nuôi gia đình.

Đàng sau đó phải có cái gì đó. Em nghĩ là có sắp xếp rồi chứ không phải họ vào họ đánh vô cớ như vậy. Nếu như dân thì họ chỉ xem thôi chứ không thể vô duyên, vô cớ họ nhảy vào đánh vô lý như vậy.”

Gây xung đột tôn giáo

Khoan bàn tới việc chính quyền có đứng đàng sau những vụ “quần chúng phản ứng” vì “bức xúc trước những việc làm vi phạm pháp luật” hay không, chỉ riêng chuyện để một số công dân công khai tấn công và công khai làm nhục những công dân khác đã đủ để cho thấy chính quyền không làm tròn nghĩa vụ hiến định, theo khoản 5, điều 112 của Hiến pháp Việt Nam, đó là “thi hành những biện pháp bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân”.

Đáng ngại là theo lời nữ giáo dân mà chúng tôi đã phỏng vấn thì hiện nay, tại Quảng Bình: “Họ đồn tùm lum. Họ nói ra ngoài đườnglà bọn lương đánh cho bể đầu, xịt não... Ui... Họ nói khiếp lắm! Mình chẳng thấy mình làm chi sai để cho mọi người xử sự với mình như vậy cả mà họ đồn, tung tin này, tin nọ. Thậm chí chị hàng xóm nhà em qua đây cũng nói với mẹ như rứa làm mẹ hoang mang.”

Do vậy, theo bà: “Bà con giáo dân bây giờ cũng hoang mang, dân Công giáo thì ít, người lương thì nhiều. Cứ nói xấu người Công giáo như vậy thì cũng rất là khó sống! Giờ đi ra đường, người nói này, nói nọ, xì xào rất là nhiều, thấy bất công cho người Công giáo quá. Như thế nào cũng không hiểu được nữa!”

Điều 87 của Bộ Luật Hình sự Việt Nam xem những hành vi: Gây chia rẽ giữa các tầng lớp nhân dân hoặc gây hằn thù, kỳ thị, chia rẽ dân tộc, hoặc gây chia rẽ người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo là phạm tội “phá hoại chính sách đoàn kết”. Khi định danh và định tính để trừng phạt những hành vi vừa kể có lẽ giới làm luật Việt Nam muốn ngăn chặn những mầm mống dẫn đến các cuộc xung đột tôn giáo, nguyên nhân đẩy nhiều quốc gia đến nội loạn. Trong vụ Tam Tòa, với các diễn biến như nhiều người đả biết, có những viên chức nào phạm tội này?

Trân Văn, phóng viên đài RFA

Tags ·

Đọc nhiều nhất Bản in 02.08.2009. 18:22