Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Khi Giáo Gian "Công Giáo và Dân Tộc" Lên Tiếng

§ Thuý Dung

Như những phương tiện truyền thông công cụ khác của nhà nước, tờ Công Giáo và Dân Tộc đã im hơi lặng tiếng về cuộc biểu tình của người Công Giáo tại Hà Nội, cho đến khi đảng và nhà nước Việt Nam ra chỉ thị cho họ tấn công vào những người họ luôn tự nhận là những anh chị em đồng đạo của mình.

CGDT1a.jpg

Tờ Công Giáo và Dân Tộc trong số 1644 (15/2-21/2) đã chạy tít lớn với bài tấn công tuy mang tính chất thăm dò nhưng đầy những luận điệu thâm hiểm của cán bộ “linh mục” Trương Bá Cần.

Trong bài này, cán bộ Cần tập trung đánh vào những điểm chính sau đây: loan truyền tin đồn thất thiệt về mâu thuẫn giữa Công Giáo và Phật Giáo hải ngoại, xuyên tạc lịch sử vấn đề chủ quyền tòa Khâm Sứ tại Hà Nội, bênh vực cơ chế xin-cho trong quan hệ giữa các tôn giáo tại Việt Nam với chính quyền cộng sản, phê phán cuộc đấu tranh của anh chị em giáo dân Hà Nội, và xuyên tạc lá thư của Đức Hồng Y Bertone.

Ngay trong câu đầu tiên ông Cần xác định rõ thế đứng của mình là một cán bộ tôn giáo hay một linh mục Công Giáo khi tuyên bố một câu chắc nịch như sau: “Tòa Khâm Sứ cũ ở Hà Nội tọa lạc tại số 42 phố Nhà Chung – Quận Hoàn Kiếm, từ năm 1959, sau khi Đức Khâm Sứ Dooley rời Hà Nội, thuộc quyền quản lý của nhà nước” . Ngay trong câu đầu tiên này, Cần đã minh định thế đứng rõ rệt xa cách với những người ông ta vẫn lớn tiếng coi là đồng đạo của mình. Trong khi anh chị em giáo dân Hà Nội khẳng định nhà nước đã chiếm đoạt trái phép Tòa Khâm Sứ và “đây là đất đai thuộc quyền sử dụng của Tòa Tổng Giám mục Hà Nội, chưa hề cho, nhượng, hay bán vào bất cứ thời điểm nào cho bất cứ ai. Thậm chí cũng không có văn bản tịch thu” [1]. Cán bộ Cần kiên quyết cho rằng Tòa Khâm Sứ “thuộc quyền quản lý của nhà nước” để rồi sau đó trịch thượng tuyên bố như một đảng viên cộng sản, hay một cán bộ nhà đất rằng “Vấn đề là cần phải có yêu cầu, có thương thảo, xem xét trong xây dựng, trong tinh thần luật pháp” [2], nghĩa là phải qua một cơ chế xin-cho chứ không phải theo cách thế mà anh chị em giáo dân đã làm từ tháng 12 năm ngoái, một phương thế “đã gây nên căng thẳng giữa giáo quyền” và cái chính quyền mà Cần đang ra sức bảo vệ.

Loan truyền tin đồn thất thiệt về mâu thuẫn giữa Công Giáo và Phật Giáo hải ngoại:

Cán bộ Cần nhận định rằng cách làm của anh chị em giáo dân Hà Nội đã được “Công Giáo hải ngoại, cá nhân cũng như đoàn thể, phần lớn dĩ nhiên là đồng tình ủng hộ, thậm chí soạn sẵn mẫu thư bằng tiếng Mỹ để nhiều người ký tên xin các nghị sĩ Mỹ làm áp lực buộc chính phủ Việt Nam phải trao trả Tòa Khâm Sứ cũ ở Hà Nội cho Giáo Hội Công giáo”.

Tuy nhiên, ngay lập tức cán bộ Cần tung tin đồn thất thiệt “Trái lại phát biểu của Phật tử hải ngoại không những không đồng tình mà còn cho là Công Giáo ‘đem biểu tượng tôn giáo đi đòi đất vốn không phải của mình’…”

LienTon08.jpg

Cố nhiên, từ lâu có những nhóm anh chị em Phật tử vì nhiều lý do lịch sử, thành kiến nên có những phê phán đối với người Công Giáo. Tuy nhiên, cán bộ Cần ngồi ở Việt Nam tưởng tượng ra những hình ảnh hết sức không trung thực. Người Công Giáo ở hải ngoại thấy ấm lòng không những trước sự đồng tình ủng hộ mà kể cả những việc dấn thân rất cụ thể của anh chị em Phật tử. Tôn giáo nào ở Việt Nam không bị cộng sản cướp đất? Cán bộ Cần không đủ liêm sỉ trí thức để nêu lên trường hợp của anh chị em Phật tử và các vị Hòa Thượng Thích Chơn Thành, Thích Viên Lý đến cầu nguyện chung với người Công Giáo tại Trung Tâm Công Giáo tại Orange County, tại Sydney…Cán bộ Cần giải thích sao về tấm hình bên cạnh? Có lẽ cán bộ Cần không thích đọc VietCatholic nên không biết chăng? Hoặc giả cán bộ Cần dốt nát Anh ngữ nên không hiểu những dòng này của ABC Radio Australia?

VIETNAM: Govt, Catholic church in land dispute - 11/01/2008

Hundreds of Vietnamese Catholics have been holding prayer vigils over the past week - asking the government to return properties belonging to the Catholic Church. The Catholic community is angry at the government's refusal to consider the issue after Vietnam's Prime Minister earlier pledged to resolve the land disputes during a meeting with Hanoi's Archbishop in December.

Presenter - Girish Sawlani Speaker - Paul Van Chi Chu, chairman of the Vietnamese Catholic Pastoral Centre;Most Venerable Thich Quang Ba, senior deputy chair for the Unified Vietnamese Buddhist Congregation of Australia and New Zealand [3].

Trong bài viết, cán bộ Cần hở một chút lại chua thêm vài chữ tiếng Tây. Cán bộ sính Tây như thế không lẽ dốt nát Anh ngữ như thế sao?

Xuyên tạc lịch sử vấn đề chủ quyền tòa Khâm Sứ tại Hà Nội

Từ lâu nay, đảng và nhà nước đã giao cho cán bộ Cần chức trách là xuyên tạc lịch sử. Đây là giờ phút quan trọng sinh tử mà đảng cần đến “đồng chí” Cần. Sau một quá trình lòng vòng từ Đức Khâm Sứ Ajuti vào năm 1925, “nhà sử học Trương Bá Cần” đã đi đến điểm chính của nhiệm vụ được giao khi dựa vào những “có lẽ”, và “hình như” để xuyên tạc rằng Tòa Thánh đã xây dựng Tòa Khâm Sứ hầu dẫn dắt đến mấu chốt: Tòa Khâm Sứ là “nhà vắng chủ” và nhà nước quản lý là đúng rồi.

Cán bộ Cần lờ đi việc Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội đã đưa ra hai bằng chứng để loại bỏ quan điểm này:

1) Giấy Điền Thổ xác nhận bất động sản dùng làm Tòa Khâm Sứ thuộc chủ quyền của Giao Phận Hà Nội.

2) Trước khi ra đi, Đức Khâm Sứ Doley có viết thư của cám ơn ĐGM Trịnh Như Khuê đã cho ngài mượn đất làm Tòa Khâm Sứ.

Và khẳng định mạnh mẽ của Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội: “Cơ sở nhà đất 40 Nhà chung bao gồm cả Tòa Khâm Sứ cũ đã, đang và sẽ là tài sản của Giáo hội Việt Nam. Các cơ quan đã dùng các biện pháp khác nhau để chiếm đoạt một cách không ngay tình và sử dụng từ đó đến nay là việc làm bất hợp pháp.”

Những điểm này ông Cần không hề đề cập đến. Như thế, đủ cho thấy trong bài báo này ông Cần đứng về phía người Công Giáo, về phía công lý hay về hùa với đảng cầm quyền.

Bênh vực cơ chế xin-cho trong quan hệ giữa các tôn giáo tại Việt Nam với chính quyền cộng sản

“Nhà vắng chủ, không được ủy quyền cho ai đều do nhà nước quản lý. Nhà nước quản lý, chứ không phải tịch thu: quản lý nhà vắng chủ có nghĩa là trông nom bảo quản cho tới khi chủ cũ trở về sẽ trao trả”

Khi đọc những dòng này, người ta thấy ở tác giả một cán bộ tuyên truyền, thứ tuyên truyền rẻ tiền của loại cán bộ văn hóa thông tin phường khóm. Ai biết đâu rằng đó là những dòng của “linh mục Trương Bá Cần”. Những ai có nhà cửa “do nhà nước trông nom bảo quản hộ” muốn được trao trả thì kiếm ông cán bộ Cần này nhá. Ông ấy dắt đi đòi giúp cho. Ông ấy bảo đảm rồi nhà nước chỉ trông giúp thôi, không có tịch thu chia chác cho nhau đâu. Ông Cần nói láo thiệt không chớp mắt!

Lý sự của ông về vụ “nhà vắng chủ” là như thế này: “Tòa Khâm Sứ cũ do nhà nước quản lý trên nguyên tắc khi quan hệ ngoại giao được thiết lập giữa Việt Nam và Tòa Thánh vấn đề trao trả sẽ được đặt ra. Nhưng hiện nay khi quan hệ ngoại giao chưa được thiết lập, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam hay Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội, nếu thực sự có nhu cầu sử dụng cũng có thể xin Nhà Nước giao cho mình quản lý”.

Trong con người ông Cần, cái chất “cán bộ” có lẽ nhiều hơn cái chất “công giáo” nên ông thờ ơ không biết Giáo Hội “thực sự có nhu cầu sử dụng” hay không? Người ta không biết ông có còn là con cái của Giáo Hội hay không khi hồ nghi về tính chất thực sự của nhu cầu, khi xúi bảo cha mẹ mình đi van xin để được cái lý ra là của mình?

Phê phán cuộc đấu tranh của anh chị em giáo dân Hà Nội, và xuyên tạc lá thư của Đức Hồng Y Bertone

Cái cơ chế xin-cho mà ông Cần đề ra ấy cần phải được thực hiện như thế nào? Ông Cần cho biết “Vấn đề là cần phải có yêu cầu, có thương thảo, xem xét trong xây dựng, trong tinh thần luật pháp”.

Nói cách khác theo ông Cần, những cuộc biểu tình cầu nguyện như vừa qua là không đúng, không tôn trọng pháp luật.

Nhưng cán bộ Cần thừa biết rằng cái cơ chế xin-cho ấy không “work”. Chính Cần viết: “Từ năm 2000, ĐHY Trịnh Văn Căn, rồi từ năm 2003, Đức TGM Ngô Quang Kiệt hàng năm đều có văn bản xin Chính phủ giao lại …nhưng chưa được đáp ứng”.

Để củng cố cho luận điểm rất mâu thuẫn đầu gà đít vịt của mình cán bộ Cần phải cẩn thận lôi cả Phật Giáo vào. Ông nói những buổi cầu nguyện đang diễn ra ở Hà Nội đang kéo cái nhìn của người Phật Giáo đối với người Công Giáo “lui về 100 năm trước”. Có thể, có một anh chị em Phật tử nào đó đã viết như thế thật, nhưng lấy một phát biểu quá đặc thù như thế làm tiêu biểu cho cả một tôn giáo thì đó là trò lưu manh hạ cấp của những kẻ lợi dụng tôn giáo. Làm sao một cuộc đấu tranh cho công lý, cho lẽ phải lại kéo cái nhìn “lui về 100 năm trước”? Cái tiêu biểu là thế này, người Công Giáo và người Phật Giáo gắn bó và thông cảm với nhau hơn bao giờ hết trong sự nghiệp đấu tranh cho công lý. Trong cuộc đấu tranh cho lẽ phải này anh chị em Phật tử thấy rõ rằng Pháp Nạn của Phật Giáo cũng là đại họa của người Công Giáo. Chính những kẻ đội lốt tôn giáo như Trương Bá Cần, những kẻ tiếp tay cho việc chà đạp công lý, đang làm cho hình ảnh người Công Giáo bị méo mó nơi anh chị em Phật Giáo, Cao Đài và Hòa Hảo.

Ông Cần cũng khôn khéo trích một đoạn trong thư của Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh lo ngại về khả năng bùng nổ bạo lực. Nhưng ông láu cá không đề cập đến đoạn này: “Tôi tràn đầy thán phục lòng quí mến nhiệt tình và sự gắn bó sâu xa của hàng ngàn giáo dân với Giáo Hội và với Tòa Thánh vì họ đã liên tục biểu lộ bằng cách hòa nhã tụ họp nhau lại để cầu nguyện trước tòa nhà này, nơi đã trở thành một biểu tượng, để xin cho Các Cấp Lãnh Ðạo Dân Sự được biết xét đến những khẩn thiết của cộng đoàn Công giáo”[4]. Dù có láu cá thế nào, ông Cần cũng dư biết Tòa Thánh không bao giờ đứng về phía cường quyền chà đạp công lý.

Nhà nước Việt Nam nếu thực sự muốn đi lên với cộng đồng thế giới nên tôn trọng những gì mình đã cam kết cả với thế giới và với người dân trong nước, nên mạnh dạn tiến bước trên con đường dân chủ. Nhà nước nên sớm nhận thức ra những “âm binh” như Trương Bá Cần đã hết thời. Bọn âm binh này chỉ có khả năng đem nhà nước Việt Nam ra làm trò cười cho nhân dân thế giới!

[1] Đơn khiếu nại của Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội
[2] Công Giáo và Dân Tộc 1644 trang 9
[3] Radio Australia
[4] Lá thư của Đức Hồng Y Tarcisio BERTONE

Thuý Dung

Tags · ·

Đọc nhiều nhất Bản in 18.02.2008. 09:56