Dân Chúa ? | Liên Lạc | RSS Feeds
Tháng 10/2020
Bài Mới
- Hậu quả cuộc bầu cử 2020: Giới truyền thông mất mặt, đảng Dân Chủ thoái trào
- Hậu quả cuộc bầu cử 2020: Những ảnh hưởng với các chính sách Công Giáo
- Nghi Thức Trừ Tà Trên Đà Gia Tăng, Đặc Biệt Là Sau Những Cuộc Biểu Tình
- Tổng thống Trump tuyên bố chiến thắng và cảnh báo trò gian lận
- ĐTC ban hành tự sắc liên quan đến việc lập các hội dòng giáo phận
- Tòa Thánh kêu gọi bảo vệ tính chất thánh thiêng sự sống con người
- Giáo hội Pháp phản đối lệnh hạn chế cử hành Thánh lễ có giáo dân tham dự
- Giáo hội Pakistan vui mừng vì Arzoo, 13 tuổi, bị bắt cóc và ép theo Hồi giáo, được giải cứu
- ĐTC Phanxicô: Cầu nguyện là bánh lái hướng dẫn cuộc đời chúng ta
- ĐTC và các giám mục trên thế giới đau buồn về các vụ tấn công ở Vienna
- Một linh mục California đã được huyền chức sau khi không công nhận Đức Thánh Cha Phanxicô
- Ở đất nước nơi từng được xem là Công Giáo nhất hoàn cầu, linh mục nào cử hành thánh lễ là đi tù
- Không khí cuộc bầu cử ngày 03 tháng 11. Các nước Á Châu hướng về Hoa Kỳ hồi hộp theo dõi kết quả
- Đức cha Mandagi kêu gọi giải quyết vấn đề Paqua bằng đối thoại
- HĐGM Bắc Phi mời gọi các tín hữu xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn
- Các tổ chức tôn giáo Philippines kêu gọi điều tra quốc tế về vi phạm nhân quyền
- ĐHY Schönborn kêu gọi cầu nguyện cho các nạn nhân trong các vụ nổ súng ở Vienna
- Sáng kiến lần hạt toàn cầu cầu nguyện cho các thai nhi đã bị phá bỏ
- ĐTC dâng lễ cầu nguyện cho các tín hữu qua đời
- Làn sóng phản đối gia tăng tại Pakistan sau khi Toà án đồng thuận với vụ bắt cóc trẻ vị thành niên Công giáo
- Tuyên bố chung giữa Công giáo và Hồi giáo tại Bỉ bày tỏ mong muốn tôn trọng lẫn nhau
- Tính Thành Hiệu Của Bí Tích Giải Tội Tin Lành
- Thủ đô Vienna của Áo bị khủng bố Hồi Giáo tấn công
- Nguyên văn lá thư của Tòa Thánh giải thích tuyên bố của Đức Phanxicô về việc sống chung đồng tính
- Tòa Bạch Ốc đã bị bao vây bởi những người chống Tổng thống Trump
- Đức Tổng Giám Mục Philadelphia cầu nguyện, kêu gọi hòa bình sau nhiều ngày bất ổn
- Biden chào hàng ‘cảm hứng’ đức tin Công Giáo, mặc dù tiếp tục ủng hộ phá thai và đòi hạn chế tự do tôn giáo
- Tòa án Brazil cấm một tổ chức vận động phá thai dùng tên “Công giáo”
- Một ngàn giáo xứ chầu Thánh Thể trong ngày Hoa Kỳ bầu Tổng thống
- ĐTC bổ nhiệm Đức tổng giám mục Tomasi làm đặc sứ của ngài tại Hội Hiệp sĩ Malta
- Lễ phong chân phước cho cha Michael McGivney, đấng sáng lập Hội Hiệp sĩ Columbus
- Ý Nghĩa Bức Họa Chính Thức Về Các Thánh Tử Đạo Việt Nam
- Ngọn đuốc cho đời - Vì sao cho đạo
- Lễ Các Thánh Nam Nữ khai mạc tháng cầu cho các đẳng linh hồn tại Vatican
- Về Cội
- Tự Tình “Tháng Mười Một Các Đẳng”
- Phép lạ ngoạn mục, Y khoa không thể giải thích dẫn đến lễ Tuyên Chân Phúc cho Cha McGivney hôm 31/10
- Giáo hội và thế giới cần tình mẫu tử và nữ tính của Đức Mẹ Maria
- Phim mới về Cha Thánh Maximilian Kolbe
- Vị Hồng Y tân cử đang trông coi một Giáo phận chỉ có ba linh mục!
Sách Online
Hoài Niệm về Ngôi Tháp Báo Thiên
§ Nguyễn Đình Tư
Nguồn: chuacuuthe.com
(Nghĩ về Thăng Long Hà Nội)
Lời giới thiệu: Trong thời gian gần đây, nhiều bài báo đã có những lời lẽ không đúng sự thật về Chùa Báo Thiên và ngôi Tháp Báo Thiên, gây nên những hiểu lầm tai hại như người Công Giáo cộng tác với thực dân Pháp phá chùa, phá tháp, cướp đất của nhà chùa… có thể làm mất tình đoàn kết giữa các tôn giáo, các dân tộc. Để phục vụ cho công lý và hoà bình, chúng tôi xin giới thiệu bài viết sau đây của Nguyễn Đình Tư lấy nguồn trong cuốn “Nghĩ về Thăng Long Hà Nội” của Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, do Nhà Xuất Bản Trẻ phát hành, năm 2001, trang 100-105. Mong Quý độc giả đón nhận.
Triều đại nhà Lý là một triều đại cực thịnh về Phật Giáo. Các vua đều là những tín đồ thuần thành. Vua Lý Thánh Tông là người thấm nhuần giáo lý Đức Phật nhất. Chính sách trị nước của ông dựa trên đức từ bi hỉ xả. Ông thương dân như thương con ruột. Trong lúc bản thân ông được mặc áo lông cừu, đắp chăn bông ấm áp nơi cung điện nguy nga, ông lại nghĩ đến những tù nhân đang bị giam cầm nơi ngục thất, cơm không đủ no, áo không đủ ấm. Nhờ chính sách “dân vi quý” ấy mà đất nước được sống trong thanh bình, dân chúng được ấm no an lạc.
Khi nhà vua lên ngôi, trong nước thái bình, thịnh trị nên đặt niên hiệu là Long Thuỵ Thái Bình. Năm thứ 3 Bính Thân 1056, mùa Thu tháng Tám (1), nhà vua cho xây ngôi chùa trên bờ hồ Lục Thuỷ (2) ở về phía Đông thành Thăng Long. Chùa được đặt tên là Sùng Khánh Báo Thiên. Nhà vua còn ra lệnh xuất kho lấy 12.000 cân đồng (3) đúc chuông để tại chùa. Nhà vua thân làm bài minh khắc vào chuông.
Qua năm sau, niên hiệu Long Thuỵ Thái Bình năm thứ 4, Đinh Dậu 1057, mùa Xuân tháng Giêng, nhà vua lại cho xây ngôi bảo tháp tại chùa gọi là Đại Thắng Tự Thiên cao đến vài chục trượng, theo Việt Sử lược thì chia làm 30 tầng, còn theo Đại Việt Sử ký Toàn thư và nhiều sách sử khác thì chia làm 12 tầng. Vì tháp của chùa Sùng Khánh Bảo Thiên, nên về sau người ta quen gọi là Tháp Bảo Thiên, cũng như khi sắp xếp phường phố của thành Thăng Long, người ta cũng gọi phường ở khu vực này là Phường Bảo Thiên.
Tháp được xây trên một gò đất cao. Nền tháp xây đá và gạch. Các viên gạch đều khắc dòng chữ “Lý gia đệ tam đế Long Thuỵ Thái Bình tứ niên tạo”, nghĩa là chế tạo năm Long Thuỵ Thái Bình thứ tư triều vua thứ 3 nhà Lý. Tầng trệt của tháp có 4 cửa, có lẽ do tháp xây theo hình vuông. Ngoài ra còn có những tượng người, tiên (4), chim muông cho đến những giường, ghế, chén bát không thể kể xiết, toàn bằng đá (5).
Các tầng trên cùng bằng đồng. Vì vậy mà tháp thường bị sét đánh sạt đổ phần trên. Sử chép rằng tháng 8 năm Mậu Ngọ 1258, niên hiệu Nguyên Phong năm thứ 8 triều vua Trần Thái Tông, gặp mưa bão lớn, ngọn tháp bị cuồng phong quật đổ rơi xuống. Tháng 3 năm Nhâm Tuất 1322, niên hiệu Đại Khánh năm thứ 9 triều vua Trần Minh Tông, sét đánh Tháp Báo Thiên sụt mất 2 tầng góc phía Đông. Tháng 6 năm Bính Tuất 1406, niên hiệu Khai Đại năm thứ 4 triều Hồ Hán Thương, đỉnh tháp lại bị rơi đổ. Viên An Phủ Sứ thành Đông Đô không tâu báo, bị biếm một tư. Có lẽ vì tháp xây quá cao vào lúc đầu, thường bị mưa bão hoặc sét đánh rơi đổ các tầng trên đỉnh, nên về sau trùng tu hạ xuống còn 12 tầng.
Cửa tháp tầng thứ 3 khắc 4 chữ “Thiên tử vạn tuế” có ý cầu cho vua sống muôn tuổi, mà theo quan niệm xưa, vua tức là nước, vua sống muôn tuổi thì nước được trường tồn bất diệt. Đỉnh tháp có hàng chữ “Đao Ly Thiên” nghĩa là ngọn giáo cao liền trời, ngụ ý ngọn tháp Báo Thiên nơi kinh đô biểu tượng cho nước Đại Việt hiên ngang tồn tại một góc trời, phù hợp với ý của Lý Thường Kiệt đã khẳng định “Nam quốc sơn hà Nam đế cư”.
Như trên chúng ta đã thấy, Tháp Báo Thiên cao đến vài chục trượng, vượt khỏi các ngọn cây, cao tận trời xanh nên từ xứ Nam thiền sư Minh Không đi thuyền buồm ngược sông Nhị Hà, khi tới bến Yên Duyên (6) đã nhìn thấy đỉnh tháp rồi, được thiền sư mô tả cảm xúc qua câu thơ sau đây đầy vẻ tự hào: “Tằng tằng bảo sái nhập vân yên” (7).
Từ ngày chùa Sùng Khánh và Tháp Báo Thiên được xây dựng, nơi đây trở thành một danh thắng của đế đô Thăng Long và là trung tâm của Phật giáo nơi đế kinh. Năm Canh Ngọ 1150, niên hiệu Đại Định năm thứ 11 đời vua Lý Anh Tông, thiền sư Đại Huệ, đời thứ 9 dòng Thiền Tông ở chùa Phật Tích, xứ Bắc, được nhà vua vời về kinh vào cung chữa bệnh, đã lưu lại chùa này mở trường dạy học rồi tịch ở đây vào năm 1172.
Cũng tại chùa này, năm 1177, thiền sư Tĩnh Giới được vua Lý Cao Tông mời đến làm lễ cầu mưa có kết quả, được nhà vua gọi là “vũ sư” nghĩa là nhà sư cầu được mưa. Năm Bính Thìn 1136, niên hiệu Thiên Chương Bảo Tự thứ 4, vua Lý Thần Tông bị bệnh phải mời thiền sư Nguyễn Minh Không vào cung chữa trị. Khi thiền sư đến Thăng Long, nhà vua cho cất nhà bên cạnh chùa để sư ở, sau thành đền Lý Quốc Sư cho đến nay. Cũng tại chùa này, vào những năm hạn hán, các vua nhà Lý thường sai quân tổ chức lễ cầu mưa.
Như trên đã nói, chùa Sùng Khánh và Tháp Bảo Thiên là một danh thắng của thành Thăng Long. Cho nên được nhiều danh sĩ đương thời làm thơ ngâm vịnh. Bài “Đề Báo Thiên tháp” sau đây của nhà thơ lớn đời Trần là Phạm Sư Mạnh đã nói lên tầm cỡ quy mô và vai trò của Tháp Báo Thiên đối với thành Thăng Long. Phiên âm:
Trấn áp Đông Tây củng đế kỳ,
Khuy nhiên nhất tháp độc nguy nguy.
Sơn hà bất động kình thiên trụ,
Kim cổ nan ma lập địa chuỳ.
Phong bãi chung linh thời ứng đáp,
Tinh di đăng chúc, dạ quang huy
Ngã lai dục thử đề danh bút,
Quản lĩnh xuân giang tác nghiễn trì.
Đào Thái Tông dịch thơ:
Trấn áp Đông Tây giữ đế đô,
Hiên ngang ngọn tháp đứng trơ trơ.
Non sông vững chãi tay trời chống,
Kim cổ khôn mòn đỉnh tháp nhô.
Thỉnh thoảng gió lay chuông ứng đáp,
Đêm đêm sao xế đuốc khôn mờ.
Tới đây những muốn dầm ngòi bút,
Chiếm cả dòng sông mài mực thơ (8).
Tiếc thay, tháp Báo Thiên đã bị quân Minh dưới quyền chỉ huy của Vương Thông, năm 1426, bị quân của Bình Định Vương Lê Lợi bao vây trong thành Đông Quan (9) phá sập để lấy đồng đúc súng đạn dùng chống lại quân Lam Sơn. Từ đó, chùa bị bỏ hoang. Triều Lê cho đắp núi đất phủ lên nền cũ. Cuối thế kỷ XVIII, nơi sân chùa thì họp chợ gọi là chợ Báo Thiên. Núi dùng làm nơi xử chém những tội nhân bị kết án tử hình. Năm 1791, người ta đào lấy những gạch đá nơi nền tháp để tu bổ thành Thăng Long.
Tháp Báo Thiên, một trong “An Nam tứ đại khí”, một biểu trưng của thành Thăng Long – Hà Nội không còn nữa! Chính quyền và nhân dân Hà Nội đã tổ chức kỷ niệm Thăng Long – Hà Nội 990 năm với nhiều hình thức quy mô hoành tráng, nhiều hoạt động văn hoá thể thao có ý nghĩa. Nhiều di tích lịch sử, văn hoá đã được tôn tạo, phục chế và còn tiếp tục trong những năm tới để tiến đến kỷ niệm 1.000 năm.
Thiết nghĩ trong 10 năm trước mắt, Bộ Văn Hoá Thông Tin, chính quyền Hà Nội nên cho phục chế ngôi tháp Báo Thiên đã bị quân Minh phá huỷ, trong khuôn viên khu đền thờ vua Lê, vừa có ý nghĩa lịch sử vừa để biểu trưng cho thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến, cũng như tháp Eiffel là biểu trưng cho kinh đô nước Pháp. Ngày nay với kỹ thuật xây dựng hiện đại, việc phục chế ngôi tháp cao 20 trượng ( 80 m ) không khó. Còn về kinh phí, chính phủ có thể uỷ cho Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam đứng ra kêu gọi Phật tử trong và ngoài nước, cũng như đồng bào và kiều bào phát tâm tuỳ hỉ đóng góp để tô điểm cho thủ đô của đất nước Việt Nam thân yêu, chắc là sẽ đạt được kết quả mong muốn.
Chú thích:
1 Đại Việt Sử lược ghi tháng 8, Đại Việt Sử ký Toàn thư ghi tháng 4.
2 Hồ Lục Thuỷ về sau là hồ Tả Vọng hay hồ Thuỷ Quân hay hồ Hoàn Kiếm.
3 Đại Việt Sử lược ghi 11.000 cân.
4 Đây là tượng các vị Bồ Tát và La Hán.
5 X. Trần Quốc Vượng và Vũ Tuấn Sán, Hà Nội nghìn xưa, Sở VHTT Hà Nội 1975.
6 Nay là Yên Sở, huyện Thanh Trì.
7 Nghĩ là Tầng tầng Bảo tháp quyện khói mây.
8 Thơ văn Lý Trần, tập III, tr. 115-116.
9 Tức Đông Đô, Thăng Long.
Tags · Tòa Khâm Sứ
Đọc nhiều nhất Bản in 03.02.2008. 11:00