Dân Chúa ? | Liên Lạc | RSS Feeds
Tháng 10/2020
Bài Mới
- Hậu quả cuộc bầu cử 2020: Giới truyền thông mất mặt, đảng Dân Chủ thoái trào
- Hậu quả cuộc bầu cử 2020: Những ảnh hưởng với các chính sách Công Giáo
- Nghi Thức Trừ Tà Trên Đà Gia Tăng, Đặc Biệt Là Sau Những Cuộc Biểu Tình
- Tổng thống Trump tuyên bố chiến thắng và cảnh báo trò gian lận
- ĐTC ban hành tự sắc liên quan đến việc lập các hội dòng giáo phận
- Tòa Thánh kêu gọi bảo vệ tính chất thánh thiêng sự sống con người
- Giáo hội Pháp phản đối lệnh hạn chế cử hành Thánh lễ có giáo dân tham dự
- Giáo hội Pakistan vui mừng vì Arzoo, 13 tuổi, bị bắt cóc và ép theo Hồi giáo, được giải cứu
- ĐTC Phanxicô: Cầu nguyện là bánh lái hướng dẫn cuộc đời chúng ta
- ĐTC và các giám mục trên thế giới đau buồn về các vụ tấn công ở Vienna
- Một linh mục California đã được huyền chức sau khi không công nhận Đức Thánh Cha Phanxicô
- Ở đất nước nơi từng được xem là Công Giáo nhất hoàn cầu, linh mục nào cử hành thánh lễ là đi tù
- Không khí cuộc bầu cử ngày 03 tháng 11. Các nước Á Châu hướng về Hoa Kỳ hồi hộp theo dõi kết quả
- Đức cha Mandagi kêu gọi giải quyết vấn đề Paqua bằng đối thoại
- HĐGM Bắc Phi mời gọi các tín hữu xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn
- Các tổ chức tôn giáo Philippines kêu gọi điều tra quốc tế về vi phạm nhân quyền
- ĐHY Schönborn kêu gọi cầu nguyện cho các nạn nhân trong các vụ nổ súng ở Vienna
- Sáng kiến lần hạt toàn cầu cầu nguyện cho các thai nhi đã bị phá bỏ
- ĐTC dâng lễ cầu nguyện cho các tín hữu qua đời
- Làn sóng phản đối gia tăng tại Pakistan sau khi Toà án đồng thuận với vụ bắt cóc trẻ vị thành niên Công giáo
- Tuyên bố chung giữa Công giáo và Hồi giáo tại Bỉ bày tỏ mong muốn tôn trọng lẫn nhau
- Tính Thành Hiệu Của Bí Tích Giải Tội Tin Lành
- Thủ đô Vienna của Áo bị khủng bố Hồi Giáo tấn công
- Nguyên văn lá thư của Tòa Thánh giải thích tuyên bố của Đức Phanxicô về việc sống chung đồng tính
- Tòa Bạch Ốc đã bị bao vây bởi những người chống Tổng thống Trump
- Đức Tổng Giám Mục Philadelphia cầu nguyện, kêu gọi hòa bình sau nhiều ngày bất ổn
- Biden chào hàng ‘cảm hứng’ đức tin Công Giáo, mặc dù tiếp tục ủng hộ phá thai và đòi hạn chế tự do tôn giáo
- Tòa án Brazil cấm một tổ chức vận động phá thai dùng tên “Công giáo”
- Một ngàn giáo xứ chầu Thánh Thể trong ngày Hoa Kỳ bầu Tổng thống
- ĐTC bổ nhiệm Đức tổng giám mục Tomasi làm đặc sứ của ngài tại Hội Hiệp sĩ Malta
- Lễ phong chân phước cho cha Michael McGivney, đấng sáng lập Hội Hiệp sĩ Columbus
- Ý Nghĩa Bức Họa Chính Thức Về Các Thánh Tử Đạo Việt Nam
- Ngọn đuốc cho đời - Vì sao cho đạo
- Lễ Các Thánh Nam Nữ khai mạc tháng cầu cho các đẳng linh hồn tại Vatican
- Về Cội
- Tự Tình “Tháng Mười Một Các Đẳng”
- Phép lạ ngoạn mục, Y khoa không thể giải thích dẫn đến lễ Tuyên Chân Phúc cho Cha McGivney hôm 31/10
- Giáo hội và thế giới cần tình mẫu tử và nữ tính của Đức Mẹ Maria
- Phim mới về Cha Thánh Maximilian Kolbe
- Vị Hồng Y tân cử đang trông coi một Giáo phận chỉ có ba linh mục!
Sách Online
Gốc tích những thửa đất của Nhà Chung Hà Nội: mảnh đất của Tổ Tiên để lại
§ Lê Thiện
VietCatholic News (Thứ Ba 19/02/2008 20:44)
Đức Tổng Giám mục Hà Nội Ngô Quang Kiệt và Đức Giám mục Thái Bình Nguyễn Văn Sang cùng chung ý kiến: “Đất bên Tòa Khâm Sứ cũ vẫn là đất của Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội từ mấy trăm năm nay. Hang đá Đức Mẹ được dựng trên đất đó như một chứng nhân lịch sử đã phù hộ đoàn con tới kính viếng cũng trên trăm năm. Giáo dân tới cầu nguyện từ đó, đã cầu nguyện, đang cầu nguyện và sẽ cầu nguyện trên mảnh đất của ông cha tiên tổ mình để lại thật là hợp tình hợp lý…” trích bài “Bước đầu Hòa giải... đã sớm thất bại”
Nhận định ấy hoàn toàn chính xác. Đích thực đó là mảnh đất của Tổ Tiên đã để lại cho người giáo dân Hà Nội.
Thừa sai Joseph Villebonnet (sinh ngày 16-3-1883 tại Sury-le-Comtal - Loire, qua đời ngày 23-4-1945 tại Hà nội, nguyên Giám đốc Tiểu chủng viện Hoàng Nguyên và Chánh xứ giáo xứ Chánh Tòa Hà nội ) đã viết một thiên khảo cứu nhan đề: “Hanoi Chrétien (1627-1931)” gồm có 6 bài liên tục đăng trên báo Bulletin des Missions Etrangères năm 1932, nội dung nói về lịch sử Giáo phận Hà Nội.
Chúng tôi xin nêu ra một số trích đoạn dưới đây (lấy ra trong bài thứ 5, từ trang 651 đến trang 664, với nhan đề: Mgr Puginier, évêque de Mauricastre) đề cập đến gốc tích những thửa đất của Nhà Chung Hà Nội.
Nguyên văn một số trích đoạn:
En 1868 une bonne nouvelle vint donner un peu de joie à ces pauvres gens qui en étaient sevrés depuis si longtemps: ils avaient un nouveau pasteur. Le 26 janvier, dans la chapelle du séminaire de Hoàng Nguyên, Mgr Puginier (1) était sacré évêque de Mauricastre …
Năm 1868, một tin tốt lành đã đem lại một ít vui mừng cho đám người khốn khổ này, như đám trẻ vốn từ lâu khát sữa mẹ: họ đã có một mục tử mới. Ngày 26 tháng 1, trong nhà nguyện chủng viện Hoàng Nguyên, Đức Cha Puginier (1) đã được tấn phong giám mục hiệu tòa Mauricastre…
---
A cette époque la ville comptait pourtant deux chapelles et un oratoire. La plus considérable se trouvait à côté de la Sainte Enfance (rue de la Mission), elle était loin d’avoir les proportions d’un monument. De style annamite, soutenue par des colonnes en bois de fer, elle fournissait une salle suffisamment vaste pour recevoir tous les fidèles. Le dimanche, 60 à 80 personnes formaient toute l’assistance et, quand le prêtre de Sở Hạ ne pouvait venir procurer aux fidèles les secours de la religion, c’était la Supérieure de la Sainte Enfance qui présidait la prière, faisait la lecture. On dit même que si elle n’allait pas jusqu’à la prédication, elle donnait pourtant de forts bons avis et qu’on se trouvait bien de suivre ses conseils!
Pour atteindre l’autre chapelle située rue des Radeaux, il fallait parcourir les ruelles de la ville jusqu’au nord du petit lac. Là et rue des bambous, un second groupe de chrétiens vivotait tant bien que mal.
Vào thời kỳ đó, thành phố Hà Nội đã có hai nhà nguyện và một nguyện đường. Nhà nguyện lớn nhất nằm cạnh khu Thánh Nhi (phố Nhà Chung), kích thước không lớn bao nhiêu. Với kiểu dáng nhà người Việt, cột gỗ lim, nhà nguyện nầy có một căn phòng đủ chỗ cho tất cả giáo dân. Ngày chủ nhật, có từ 60 đến 80 người tham dự phụng vụ. và hôm nào linh mục xứ Sở Hạ không thể đến giúp đở việc thiêng liêng cho giáo dân, thì Nữ tu Bề trên khu Thánh Nhi chủ sự buổi cầu nguyện, đọc sách. Người ta nói rằng dù không giảng, bà cũng nhắc nhở họ những điều hay lẽ phải và người ta thường thích thú nghe theo các lời khuyên bảo của bà.
Để đi đến nhà nguyện kia tọa lac tại phố Hàng Bè, phải đi qua nhiều con dường nhỏ của thành phố cho đến tận phía bắc hồ Hoàn Kiếm. Tại đó và tại phố Hàng Cót, có một nhóm giáo dân tứ hai sống lây lất…
---
Pour achever la description de la chrétienté de Hanoi à cette époque, il nous faut encore mentionner un petit groupe de 10 familles qui se blottissaient près du blockaus nord; là il n’y avait pas de chapelle et la maison du chrétien le plus aisé servait d’oratoire. C’étaient de pauvres gens pour la plupart et, là aussi, la rigueur de la persécution avait causé d’assez nombreuses apostasies.
Để kết thúc việc mô tả cộng đoàn giáo dân Hà nội trong thời kỳ nầy, cần kể thêm một nhóm nhỏ 10 gia đình đang ẩn náu gần lô cốt Bắc, tại đó họ không có nhà nguyện, và ngôi nhà của người giáo dân khá giả nhất được sử dụng làm nguyện đường. Đa số họ là những người nghèo khổ, và đó cũng là nơi mà sự khắc nghiệt của cuộc bách hại đã gây nên khá nhiều vụ bội giáo.
---
J’ai déjà noté que la paroisse de Hanoi avait, sous l’impulsion du Père Landais (2), une vie toujours plus active. Le Père Bonfils (3), nouveau curé, augmenta encore ce mouvement et le jour vint où les pauvres bâtiments de la Sainte Enfance furent tout à fait insuffisants pour abriter la mission renaissante. Mgr Puginier jeta alors son dévolu sur tous les terrains qui s’étendaient entre le camp des lettrés au sud et la pagode de Bao Thiên Tu (4), dédiée à Kông Lô, située au nord.
Tôi đã ghi nhận rằng, nhờ sự thúc đẩy của Cha Landais (2), giáo xứ Hà nội có được một cuộc sống ngày càng sinh động. Cha Bonfils (3), vị tân Chánh xứ, tiếp tục gia tăng thêm điều ấy, và đã đến lúc những ngôi nhà của khu Thánh Nhi trở nên không còn đủ chỗ dung nạp cho giáo đoàn đang hồi sinh.
Đức Cha Puginier đã chọn các thửa đất nằm giữa Trường Thi ở phía Nam và ngôi chùa Bảo Thiên Tự (4) dành để thờ Khổng Lộ (?) ở phía Bắc.
---
De prévoyants achats étendirent encore ce domaine et c’est là que s’édifiera, peu à peu, le nouvel enclos de la mission. Les constructions commencèrent en 1876 et, tout doucement, sous la direction des Pères Bonfils et Landais, s’élevèrent les bâtiments qui abritèrent jusqu’à ces derniers temps des générations de missionnaires, de prêtres indigènes et de catéchistes. (5)
Nhờ khéo léo tiên liệu tậu mua đất đai, nên cơ ngơi ngày càng mở rộng, và dần dà khu vực nhà chung được hình thành. Các công trình bắt đầu xây dựng vào năm 1876, và từ từ, dưới sự chỉ đạo của các Cha Bonfils và Landais, các khu nhà được xây cất dùng làm nơi ở cho các thừa sai, các linh mục Việt Nam và các thầy giảng cho đến tận sau nầy. (5)
---
Deux pavillons en briques furent d’abord construits qui, avec leurs fenêtres en ogive et leurs toits recourbés, avaient fort bon air pour l’époque. Bien plus tard, un vaste rez-de-chaussée … reliera harmonieusement le tout. Quelques flamboyants jetteront sur cet ensemble la tache sanglante de leurs fleurs pourpres et un vaste jardin viendra donner à l’établissement la note de recueillement qui sied bien à une demeure épiscopale.
Hai cánh bằng gạch của ngôi nhà được xây trước tiên, với những cửa sổ hình cung nhọn và các mái cong, có dáng vẻ khá đẹp vào thời buổi ấy. Nhiều năm sau, một tầng trệt rộng rải.. nối liền một cách hài hòa tất cả công trình. Một vài cây phượng vĩ điểm xuyết vào tổng thể nầy nét sặc sỡ của những chùm hoa đỏ tía, và một khu vườn rộng lớn sẽ đem đến cho ngôi nhà một nét trầm mặc rất thích hợp cho nơi ở của vị giám mục.
---
Il aurait fallu à pareille résidence une église d’une autre envergure que la pauvre chapelle paroissiale, mais les temps n’étaient pas encore assez sûrs pour entreprendre un pareil ouvrage et ce fut à Kẻ Sở que s’éleva de 1877 à 1882 la cathédrale, première-née des nombreux édifices religieux qui fleuriront un jour le sol du Tonkin. Kẻ Sở d’ailleurs restait le centre de la mission et Hanoi ne pouvait pas encore se parer du titre de ville épiscopale. De sombres jours se préparaient pour elle; ravagée par le typhon de 1881, la ville voyait encore son horizon politique se charger de noirs nuages précurseurs de la tempête.
Để xứng hợp với một khu nhà như thế, đáng lẽ cần có một thánh đường quy mô hơn là ngôi nhà nguyện nghèo hèn của xứ đạo, nhưng thời cuộc chưa đủ ổn định để bắt tay thực hiện một công trình như vậy, cho nên, từ năm 1877 đến năm 1882 nhà thờ chánh tòa được xây dựng tại Kẻ Sở, đây là tòa nhà đầu tiên trong nhiều cơ sở tôn giáo sẽ bùng nở về sau tại Bắc Kỳ. Vả lại,khi ấy Kẻ Sở vẫn còn là trung tâm của giáo phận, và Hà Nội chưa thể mang danh là thành phố có tòa giám mục. Những ngày u ám sắp sửa ập xuống Hà Nội; bị tàn phá bởi trận bảo năm 1881, thành phố lại thấy chân trời chính trị mang đầy những đám mây đen tiên báo cho cơn bão tố (binh lửa) sắp tới.
---
Il restait à relever les ruines; la mission fut vite remise en état mais une paillote un peu vaste dut servir longtemps d’église épiscopale
(Sau khi tình hình Hà Nội trở lại bình an) Phải vực dậy những đổ nát; tình trạng nhà chung mau chóng được phục hồi, nhưng một ngôi nhà tranh khá rộng phải đành sử dụng làm nhà thờ cho vị giám mục trong một thời gian dàì.
---
Les ressources étaient nulles, les chrétiens ruinés, tout cela ne fit pas reculer cet homme à la foi ardente: Dieu et Saint Joseph, le futur patron de la future cathédrale, y pourvoiraient!
Các nguồn thu chẳng có tý gì, giáo dân thì bị tàn phá sạt nghiệp, nhưng tất cả những điều đó không làm chùn bước con người có niềm tin cháy bỏng ấy: Thiên Chúa và Thánh Giuse, Đấng bổn mạng của nhà thờ chánh tòa tương lai, sẽ ban cho.
---
Un terrain avait attiré l’attention du vigilant pasteur, ou plutôt le terrain d’une pagode située au nord de la mission. C’était la pagode Bao Thiên Tu.
Voici comment le résident de France, M. Bonnal, raconte cet intéressant épisode: “Démolir la pagode et s’emparer du terrain, rien n’était en apparence plus facile dans la période de conquête que nous traversions, mais j’avais, comme de juste, une certaine répugnance à commettre un abus de pouvoir de cette sorte et je préférai m’adresser au Tông Đốc Nguyên Hữu Độ (6). Celui-ci était en fort bons termes avec l’évêque et, comme moi, désirait lui être agréable; voici comment il tourna la difficulté. Il fit d’abord rechercher s’il restait encore quelque descendant du fondateur de la pagode, mort depuis plus de deux siècles, et naturellement n’en trouva pas. Il ordonna ensuite aux notables du quartier, choisis, comme par hasard, parmi les indigènes chrétiens de vérifier la solidité de l’édifice et ceux-ci n’hésitèrent pas à déclarer que, menaçant ruine, il pourrait, en s’écroulant, compromettre la sécurité des passants. Maintenant tout était en règle. Faire démolir la pagode, en confisquer le terrain sans maître… étaient, suivant la coutume annamite, des mesures justifiées ne pouvant soulever aucune protestation; c’est ce que fit le Tông Đốc. Il prit encore la responsabilité de concéder gratuitement à la mission catholique le terrain confisqué et j’eus la satisfaction de remettre à l’évêque l’acte authentique lui en faisant remise en toute propriété”. (Masson-Hanoi). (7)
Một thửa đất đã gây sự chú ý của vị mục tử năng động, đúng hơn là khu đất của một ngôi chùa nằm ở phía bắc nhà chung. Đó là chùa Báo Thiên Tự.
Ông Bonnal, công sứ Pháp tại Hà Nội kể lại câu chuyện thú vị ấy thế này: “Phá hủy ngôi chùa và chiếm lấy miếng đất, việc đó xem ra chẳng có gì dễ dàng hơn trong thời điểm chinh phục mà chúng ta đang tiến hành, nhưng bản thân tôi, đúng theo lẽ, e ngại phạm sự lạm quyền khi làm như vậy, và tôi chọn giải pháp thỉnh ý ông Tổng đốc Nguyễn Hữu Độ (6). Ông nầy rất có thiện cảm với vị giám mục, cũng như tôi, ông muốn làm cho ngài hài lòng; sau đây là cách thức ông gỡ mối khó khăn. Trước hết ông cho truy tìm xem còn có kẻ hậu duệ nào của người tạo dựng ngôi chùa đã qua đời trước đó hai thế kỷ không, và dĩ nhiên chẳng tìm được ai.
Tiếp theo, ông chỉ thị cho các thân hào trong khu vực, được chọn, như thể tình cờ, trong các giáo dân bản xứ, để xét xem mức độ chắc chắn của ngôi chùa thế nào, và các ông nầy chẳng ngần ngại gì mà tuyên bố rằng: do hư nát, ngôi chùa khi sụp đổ có thể gây nguy hại cho những ai đi ngang qua. Vậy là, bây giờ mọi việc đều đã đúng luật lệ. Cho phá hủy ngôi chùa, sung công thửa đất vô chủ... theo tập quán Việt Nam, là những biện pháp chính đáng, không thể gây nên một sự phản đối nào. Ông Tổng đốc đã xử lý theo cách đó. Ông còn nhận trách nhiệm nhượng lại miễn phí cho nhà chung công giáo thửa đất đã sung công, và tôi đã vui lòng trao cho vị giám mục văn bản chính thức chuyển giao cho ngài quyền sở hữu trọn vẹn”. ( Masson-Hanoi )(7).
Chú thích:
(1) Đức cha Paul Francois Puginier (tên Việt là Phước), sinh ngày 04-7-1835 tại Saix (Tarn). Gia nhập Hội Truyền giáo Hải ngoại Paris ngày 01-7-1854. Thụ phong linh mục ngày 29-5-1858, và cùng năm ấy được chỉ định đến truyền giáo tại giáo phận Tây Đàng Ngoài. Vì chiến tranh, nên sau khi tạm phục vụ tại Sài gòn hơn 2 năm, mãi đến tháng 8.1862 mới có mặt tại Hà Nội. Tuần tự làm chánh xứ Kẻ Lôi, giám đốc chủng viện Phúc Nhạc, Tổng đại diện giáo phận, Sau khi thụ phong giám mục, ngài chính thức kế nhiệm Đức cha Theurel vào tháng 11-1868 trong trách nhiệm Đại Diện Tông Tòa coi sóc Giáo phận Tây Đàng Ngoài cho đến ngày từ trần 25-4-1892.
Có nhiều ý kiến bình luận về cuộc đời và sự nghiệp của Đức cha Puginier: thương có, ghét có, cảm phục có, lên án có…Riêng học giả Nguyễn Khắc Xuyên, ông có những nhận định khá khách quan: “ Kể ra ngài mất quá sớm, mới 57 tuổi thọ, sau 34 năm làm việc truyền giáo. Sống ở vào thời đại chiến tranh, đứng giữa một thế trận khó xử, ngài đã làm những việc coi như phải làm để giúp ích cho đôi bên. Ngài giao thiệp và viết nhiều thư cho nhiều cơ quan, nhiều nhân vật quan trọng trong chính giới và giáo giới. Trách nhiệm của ngài, một mình ngài phải nhận trước lịch sử và Giáo Hội. Nhưng thực ra ngài chỉ cầu mong cho dân được an cư lạc nghiệp. Bánh xe lịch sử đã quay, tình thế vẫn thế, không làm sao chuyển hướng được. Nước Pháp đã đặt quyền đô hộ trên xứ nầy, đất nước nầy, và như chúng tôi đã nói: không có cái sỉ nhục nào lớn hơn sỉ nhục mất nước,không có tai họa nào lớn hơn tai họa mất tự do, độc lập. Theo các sử gia đúng đắn và có uy tín thì trách nhiệm chính yếu ở về phía nhà cầm quyền và lãnh đạo không thức thời, không biết cách cầm vận mệnh quốc gia trong một thời thế rất nguy cấp. Ngoài ra mỗi cá nhân có trách nhiệm của mình. Riêng phần chúng tôi, chúng tôi thấy giáo dân Việt Nam trong toàn thể rất xứng đáng. Họ đều là những người thuộc giai cấp nông dân, hiền lành, nhẫn nhục, dốt nát là lẽ dĩ nhiên, nghèo nàn là chắc chắn. Họ chỉ chịu tang tóc, tù đày, giết chóc mà không phản ứng, không nổi dậy. Họ bị phân sáp, bị ép khóa quá, bị thép sắt nung ép vào má hai chữ “tả đạo”, nhưng họ chịu chết vì đạo mà không vùng dậy làm loạn chống đối. Cho nên, khách quan mà nói, giáo dân, giáo đoàn rất xứng đáng làm làm con dân của Đất Nước, của Giáo Hội, trừ một vài, một ít cá nhân nếu có bằng chứng cụ thể. Việc đàn áp, bắt bớ đạo là một thất sách lớn, theo các sử gia chân chính, mà các vua quan thời xưa đã lỗi phạm. Nhưng mưu đồ cướp nước đặt nền thống trị bảo hộ là một lỗi phạm tầy đình không thể chấp nhận được. (Hồng Nhuệ Nguyễn Khắc Xuyên - Lược Sử Địa Phận Hà Nội 1626-1945. trang 367-368).
(2) Lm Joseph-Michel Landais. (17.7.1839 – 31.8.1885).
Sinh quán tại Courbeveille, tỉnh Mayenne. Pháp. Ngài được thụ phong linh mục năm 1864. Sau khi đến giáo phận Tây Đàng Ngoài, học xong tiếng Việt, Cha được cử đến phục vụ tại các cộng đoàn người Mường tại Ninh Bình, nhiễm bệnh sốt rét. Năm 1866, được cử làm hạt trưởng Kim Sơn, rồi phụ trách một giáo hạt khác gồm 3 tỉnh Sơn Tây, Tuyên Quang và Hưng Hóa.Trong sàu năm trời, ngài liên tục đi lại thăm viếng các giáo xứ thuộc quyền, được các vị linh mục Việt Nam và giáo dân sở tại hết sức yêu mến cảm phục. Đến cuối năm 1873 phải tạm rời nhiệm sở về Hà Nội, vì loạn Cờ Đen. Năm 1876 lại trở lên đó tổ chức lại các cộng đoàn đã bị tan tác.
Vào đầu năm 1878, sau khi Cha André Bonfils qua đời, ngài được cử làm chánh xứ Hà Nội. Trong suốt gần tám năm trời, ngài đã hết sức phục vụ giáo xứ trong tư thái và nhiệt tâm của một nhà truyền giáo đích thực: luôn nghiêm túc sốt sắng trong các nghi lễ phụng vụ, có đời sống rất đạo đức, luôn hiền hậu, vui tươi nhưng rất thẳng thắn,sẳn sàng giúp đở người nghèo khổ bất phân lương giáo, không bao giờ nề hà một khó khăn nào trong khi thi hành mục vụ. Do đức tính khôn ngoan, linh hoạt, chân thành và hiếu khách, nên cha được mọi người kính nể, tin cậy. Cha không bao giờ phân biệt kẻ sang người hèn trong liên hệ giao tế hằng ngày, ai ai cũng đều được cha trân trọng như nhau: giáo sĩ, tu sĩ, giáo dân, quan chức, lương dân, thân hào, cùng đinh, người lớn tuổi cũng như thanh niên, trẻ nhỏ. Vào hai năm cuối đời: 1884 và 1885, ngài luôn bị suy yếu vì phục vụ quá độ tại giáo xứ Hà Nội và tại bệnh viện.
Cuối cùng, ngài bị trở bệnh nặng và qua đời tại chủng viện Hoàng Nguyên ngày 31.8.1885 một cách thánh thiện, với nụ cười trên môi, như một người đi vào giấc ngủ bình an.
(3) Lm André Bonfils (10.11.1843 - 30.12.1877).
Theo tài liệu lưu trử tại Văn khố Hội Truyển giáo Hải ngoại Paris (Archives des MEP) thì sau khi cha Bofils qua đời vào cuối năm 1877, Cha Landais mới được cử làm Chánh xứ Hà Nội vào đầu năm 1878. Bởi vậy, nên nói đến Cha Bonfils trước Cha Landais thì hợp lý hơn.
Sinh tại Saint-Marcellin (giáo phận Lyon), ngài được thụ phong linh mục ngày 22.5.1869, và ngày 06.6.1869 lên đường đi truyền giáo tại Việt Nam. Trong tám năm phục vụ tại Hà nội, cha đã thể hiện một đời sống tông đồ mẫu mực, hoàn toàn quên mình trong việc phục vụ Giáo Hội và tha nhân, nhất là những người nghèo khổ, bệnh tật. Ngoài trách nhiệm chánh xứ Hà nội, cha còn trực tiếp phụ trách một cô nhi viện tại khu Thánh Nhi của nhà chung. Hằng ngày, cha đều sắp xếp thì giờ đến đó để thăm nom săn sóc các em. Cuối năm 1877, nhiều cô nhi bị bệnh đậu mùa (petite vérole). Vì gần gủi các em, nên cha bị lây nhiễm, bệnh trở nên ngày càng trầm trọng, và cha đã từ trần vào ngày 30.12.1877.
Cha Joseph-Michel Landais kế tục ngài trong chức vụ chánh xứ Hà Nội vào đầu năm 1878.
(4) Vua Lý Thánh Tông (1023-1072), vị vua thứ ba triều Lý, đã cho dựng chùa Báo Thiên vào năm Bính Thân 1056, phát 1 vạn 2 nghìn cân đồng để đúc chuông. Năm Đinh Dậu 1057, mùa Xuân, tháng Giêng, vua tự tay viết bài minh văn, đồng thời cho xây bảo tháp Đại Thắng Tư Thiên, cao vài chục trượng, 12 tầng, tức tháp Báo Thiên. Qua nhiều năm tháng, chùa Báo Thiên trở nên hư nát, hoang phế, không người trông coi. Riêng bảo tháp, nhiều lần bị sét đánh, đỉnh tháp rơi gãy… và đến năm Đinh Mùi 1547 thì tháp bị sập. (Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư ).
(5) Năm 1872 người Pháp chiếm thành Hànội lần thứ nhất rồi sau đó trao trả lại cho Triều đình Huế làm chủ như củ. Năm 1883 người Pháp mới đánh chiếm Hà nội lần thứ hai và giữ luôn. Và đến năm 1888 Hànội trở thành nhượng địa của Pháp. Đất đai nhà chung Hà Nội (chủ yếu là khu đất của Tòa Tổng Giám mục, Đại Chủng viện và Tòa Khâm sứ ) đã được tậu mua và nới rộng dần dần ngay trong thời gian Hà Nội còn hoàn toàn ở dưới quyền của vua quan Việt Nam.
(6) Tháng 11 âm lịch năm Nhâm Ngọ, Tự Đức thứ 35 (1882), quan Thị Lang sung Phó sứ Tỉnh Biên là Nguyễn Hữu Độ được Triều đình Huế bổ làm hộ Tổng Đốc Hà Ninh (Theo Đại Nam Thực Lục, đệ tứ kỷ, quyển LXVIII).
(7) Đoạn nầy Cha J.Villebonnet trích từ sách: “ Hanoi pendant la période héroique. 1873-1888 ” trang 125, của tác giả André Masson. Librairie Orientaliste Paul Genthner. 13 rue Jacob (VIe). 1929’
Tags · Tòa Khâm Sứ
Đọc nhiều nhất Bản in 21.02.2008. 08:24