Dân Chúa ? | Liên Lạc | RSS Feeds
Tháng 10/2020
Bài Mới
- Hậu quả cuộc bầu cử 2020: Giới truyền thông mất mặt, đảng Dân Chủ thoái trào
- Hậu quả cuộc bầu cử 2020: Những ảnh hưởng với các chính sách Công Giáo
- Nghi Thức Trừ Tà Trên Đà Gia Tăng, Đặc Biệt Là Sau Những Cuộc Biểu Tình
- Tổng thống Trump tuyên bố chiến thắng và cảnh báo trò gian lận
- ĐTC ban hành tự sắc liên quan đến việc lập các hội dòng giáo phận
- Tòa Thánh kêu gọi bảo vệ tính chất thánh thiêng sự sống con người
- Giáo hội Pháp phản đối lệnh hạn chế cử hành Thánh lễ có giáo dân tham dự
- Giáo hội Pakistan vui mừng vì Arzoo, 13 tuổi, bị bắt cóc và ép theo Hồi giáo, được giải cứu
- ĐTC Phanxicô: Cầu nguyện là bánh lái hướng dẫn cuộc đời chúng ta
- ĐTC và các giám mục trên thế giới đau buồn về các vụ tấn công ở Vienna
- Một linh mục California đã được huyền chức sau khi không công nhận Đức Thánh Cha Phanxicô
- Ở đất nước nơi từng được xem là Công Giáo nhất hoàn cầu, linh mục nào cử hành thánh lễ là đi tù
- Không khí cuộc bầu cử ngày 03 tháng 11. Các nước Á Châu hướng về Hoa Kỳ hồi hộp theo dõi kết quả
- Đức cha Mandagi kêu gọi giải quyết vấn đề Paqua bằng đối thoại
- HĐGM Bắc Phi mời gọi các tín hữu xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn
- Các tổ chức tôn giáo Philippines kêu gọi điều tra quốc tế về vi phạm nhân quyền
- ĐHY Schönborn kêu gọi cầu nguyện cho các nạn nhân trong các vụ nổ súng ở Vienna
- Sáng kiến lần hạt toàn cầu cầu nguyện cho các thai nhi đã bị phá bỏ
- ĐTC dâng lễ cầu nguyện cho các tín hữu qua đời
- Làn sóng phản đối gia tăng tại Pakistan sau khi Toà án đồng thuận với vụ bắt cóc trẻ vị thành niên Công giáo
- Tuyên bố chung giữa Công giáo và Hồi giáo tại Bỉ bày tỏ mong muốn tôn trọng lẫn nhau
- Tính Thành Hiệu Của Bí Tích Giải Tội Tin Lành
- Thủ đô Vienna của Áo bị khủng bố Hồi Giáo tấn công
- Nguyên văn lá thư của Tòa Thánh giải thích tuyên bố của Đức Phanxicô về việc sống chung đồng tính
- Tòa Bạch Ốc đã bị bao vây bởi những người chống Tổng thống Trump
- Đức Tổng Giám Mục Philadelphia cầu nguyện, kêu gọi hòa bình sau nhiều ngày bất ổn
- Biden chào hàng ‘cảm hứng’ đức tin Công Giáo, mặc dù tiếp tục ủng hộ phá thai và đòi hạn chế tự do tôn giáo
- Tòa án Brazil cấm một tổ chức vận động phá thai dùng tên “Công giáo”
- Một ngàn giáo xứ chầu Thánh Thể trong ngày Hoa Kỳ bầu Tổng thống
- ĐTC bổ nhiệm Đức tổng giám mục Tomasi làm đặc sứ của ngài tại Hội Hiệp sĩ Malta
- Lễ phong chân phước cho cha Michael McGivney, đấng sáng lập Hội Hiệp sĩ Columbus
- Ý Nghĩa Bức Họa Chính Thức Về Các Thánh Tử Đạo Việt Nam
- Ngọn đuốc cho đời - Vì sao cho đạo
- Lễ Các Thánh Nam Nữ khai mạc tháng cầu cho các đẳng linh hồn tại Vatican
- Về Cội
- Tự Tình “Tháng Mười Một Các Đẳng”
- Phép lạ ngoạn mục, Y khoa không thể giải thích dẫn đến lễ Tuyên Chân Phúc cho Cha McGivney hôm 31/10
- Giáo hội và thế giới cần tình mẫu tử và nữ tính của Đức Mẹ Maria
- Phim mới về Cha Thánh Maximilian Kolbe
- Vị Hồng Y tân cử đang trông coi một Giáo phận chỉ có ba linh mục!
Sách Online
Email từ Hà Nội (2)
§ HP
Tòa Khâm Sứ ngày 3.1.2008: Tạp ghi những truyện hôm nay
Kính chào N
Trời Hà Nội hôm nay rét lạ. Nhưng rét thì rét các đám cưới vẫn tiến hành, thiên hạ cưới nhau vẫn đông. Cuối năm, việc vàn dồn lại vắt chân lên cổ mà chạy chưa xong, nhưng vẫn cứ phải sắp lịch đi ăn cưới, chia vui cùng đôi tân hôn và gặp gỡ bạn bè cho phải lễ.
Bấm vào hình để xem nguyên tập
Xung quanh bàn tiệc bao giờ cũng tốt chuyện. Nhiều người ngoại đạo quan tâm đến các cuộc biểu tình bằng cách thắp nến cầu nguyện ở phố Nhà Chung. Đến nay, khi thấy thấy giáo dân cầu nguyện, họ mới biết khu nhà đất này là của Giáo Hội.
Có mấy anh "cán bộ nghiên cứu văn hoá nghệ thuật" tỏ ra rất thích thú với kiểu “biểu tình độc đáo" của giáo dân và tỏ ra ủng hộ dân công giáo, vì biết chế độ tham nhũng đất đai là chuyện dài nhiều tập, các hiện tượng biến của công thành của riêng, biến của người thấp cổ bé miệng thành của mình đang diễn ra ồ ạt và tràn lan. Có mấy người bạn không công giáo, họ nói họ cũng sẵn sàng ký tên và vận động người khác ký tên để yêu cầu chính quyền bảo tồn căn nhà Toà Khâm Sứ và trả lại cho Giáo Hội.
Sáng chiều có mặt ở phố Nhà Chung thì thấy cuối năm và những ngày đầu Xuân mới này tấp nập hơn thường. Chung quanh lúc nào cũng có đầy công an "chìm" giả dạng thường dân.
Có anh lỳ lắm! Cứ vào sân Tòa Giám Mục ngồi trơ mặt ra đấy mà chẳng ngại. Buổi trưa, thấy bóng kẻ hèn này đi từ sân Tòa Giám Mục đi ra thì một anh cứ đứng nép vào mặt cúi xuống, hướng vào phía nhà vệ sinh ở cổng.
Cũng vì bị theo dõi như thế nên tinh thần cảnh giác của anh chị em giáo dân rất cao. Cứ thấy người lạ bén mảng đến khu vực Tòa Giám Mục - Tòa Khâm Sứ và có những biểu hiện khác thường là canh chừng, mách cho nhau liền.
Vào buổi tối, nhất là mấy tối nay các công an ít hẳn đi. Họ cũng chỉ đứng xa xa mà quan sát bà con cầu nguyện thôi. Mấy nhân viên quen mặt không còn xuất hiện thường xuyên nữa mà thay vào đó là mấy anh công an trẻ hơn. Có anh tìm cách tiếp cận mấy bà đang cầu nguyện, hỏi những câu ngây ngô hay giả ngây ngô để bắt chuyện và khai thác thông tin, nhưng mấy bà già tìm cách đuổi khéo nên anh đành bỏ đi.
Phải nói thêm rằng, có lẽ đối với mấy anh công an, không ở đâu công tác theo dõi được sướng bằng ở đây, vì chẳng ai sợ tránh mặt mình, hơn nữa chương trình, giờ giấc rất rõ ràng, trước loan báo thế nào cho cộng đồng thì sau được thực hiện đúng như vậy. Vì thế, nếu quan sát tinh tế thì thấy khi giáo dân bắt đầu giờ cầu nguyện cũng là lúc cả nhóm nhân viên an ninh xuất hiện đứng bên kia đường phía xa xa, có anh còn đeo cả mũ bảo hiểm.
Trưa nay một người bạn chia sẻ hôm mùng 1 tháng 1 vừa qua. trong lúc đoàn rước đông đảo tiến sang Toà Khâm Sứ và cầu nguyện giữa phố thì có mấy anh công an mặc thường phục chuyên chỉ đạo các thợ chụp ảnh chiếu vào từng nhóm người và từng người chụp theo ý mình. Bạn tôi nói "người ta chụp mình thì mình chụp lại. Có gì đâu phải sợ!".
Sau đó, người bạn tôi cho xem các tấm hình chụp được thẳng ánh mắt dòm ngó của anh công an, và đôi tay anh hăng hái chỉ trỏ của các nhân viên an ninh khác. Kẻ hèn này chỉ cười khoái trá, vì cũng nhận ra được nhiều khuôn mặt công an quen thuộc. Tức cười hơn nữa khi nhân thấy sự biến đổi (ít ra là hình thức bên ngoài) của một vài người trong bọn họ.
Trong số những khuôn mặt công an quen thuộc kia có mấy anh rất hống hách và hung hăng, mới chỉ tuần trước mấy gã này còn đứng bên kia đường, tay chống nạnh, tay xỏ túi quần, trông nghênh ngang; Vậy mà hôm nay khoanh tay rất thành kính, cùng nhìn về một hướng cầu nguyện với cộng đồng, giống y như người "có đạo". Không hiểu bạn có tin về sự hiệu lực của lời cầu nguyện không? Tích xưa còn đấy! Bao nhiêu kẻ bắt đạo đã trở thành nhiều người có đạo lúc nào không hay!
Thỉnh thoảng vẫn có người đến đặt hoa lên tường rào Toà Khâm Sứ và cầu nguyện. Có ông xe ôm và có nhiều bà đồng nát, dừng xe, hạ quang gánh đứng chắp tay âm thầm cầu nguyện tự nhiên giữa trung tâm thành phố.
Tối đến các nữ tu và nam tu ra cầu nguyện như thường lệ. Từ mấy hôm nay, thay vì đứng họ đã mang theo các ghế nhựa nhỏ để ngồi. Mấy người quen nói lại cho tôi biết rằng vài bữa nay các nữ tu đã thay thế các tu sĩ nam trong công tác dọn dẹp hương hoa đèn nến ở tường rào, vì các nam tu vài hôm trước đây đã bị mấy “người lạ mặt” đến sinh sự.
Xe ôm ở cổng Tòa Giám Mục bỗng đắt khách từ mấy tuần nay. Số người làm nghề xe ôm ở đây tăng lên. Ai cũng biết nguyên do là vì nhiều người đến đây cầu nguyện, đồng thời cũng do có thêm các “đồng chí kiêm nhiệm vai xe ôm" để đón lõng những người ngây thơ mà có nhu cầu đi lại từ đây. Chả biết đâu được! Kẻ hèn này không dám phiền đến các bác xe ôm ở đây nữa! Khon6g có mình đi xe ôm các bác xe ôm này cũng chẳng thiếu khách!
Tối hôm nay trời rét quá. Số người cầu nguyện sau lễ 7h chiều ít hơn thường ngày. Số nam nữ tu cầu nguyện giấc 10h thì vẫn đông vậy. Cũng có một số giáo dân tham gia giờ cầu nguyện này. Tối tối cứ nghe các nam nữ tu sĩ mở đầu giờ kinh tối: “Lạy Chúa trời xin tới giúp con/ Muôn lạy Chúa xin mau phù trợ” Nghe xướng lên lời kinh này, tâm hồn nào mà không thấy xúc động. Lời cầu nguyện sao mà ám hợp thế đối với những con người kia!
Tin hành lang cuối ngày cho biết các linh mục trong giáo phận kết thúc ngày tĩnh tâm định kỳ đã ký vào đơn thư kiến nghị yêu cầu chính quyền các cấp trả lại nhà đất Toà Khâm Sứ cho Giáo Hội. Các linh mục giáo phận Hà Nội đã cùng giáo dân ký vào bản kiến nghị từ thứ bảy và chủ nhật tuần rồi, nhưng hôm nay các vị ký với tư cách là Linh mục đoàn của Giáo Phận.
Buổi tối vào mạng thấy có ngừơi gửi cho một lọat hình cũ chụp từ mấy năm trước về Toà Khâm Sứ. Có người gửi cho một email phân tích về chuyến viếng thăm của ông Nguyễn Tấn Dũng. Một bạn khác cho biết vừa lập môt blog về Toà Khâm Sứ. Một người gửi chia sẻ những nỗi vất vả trong ngày và mối quan tâm về chuyện nhà đất Toà Khâm Sứ. Tình yêu của nhiều người đối với mảnh đất này thật là cháy bỏng và mỗi người có một cách bày tỏ, mỗi người có một cách đấu tranh cho công lý và hoà bình, các cách thể bổ túc và hỗ trợ nhau miễn sao những cách thức ấy được diễn tả trong hoà bình, không đi ngược với tinh thần Kitô giáo và không đi ngược với đường hướng chung của Giáo Phận.
Sang trang của BBC thì thấy mấy hôm nay quan tâm đến vấn đề đất đai Toà Khâm Sứ hơn. Điều này khiến cho người quan tâm đến công lý ở Việt Nam nhất là giới dân oan hài lòng hơn. Nhiều người vào BBC để xem có thông tin gì mới, xem quan điểm của BBC và của những người tham gia diễn đàn thảo luận trên đây thế nào. Thấy có vài ý kiến của vài thành viên quá khích nói lấy được, mà khi đọc vào người ta biết những thành viên ấy thuộc giới nào và ăn lương của ai. Có thể chỉ là một hai thành viên thôi nhưng chuyên nghề nói ngang nói ngược để lĩnh lương nói càn thôi. Những cung giọng như vậy chẳng thuyết thục được ai. Trừ ra là những ý kiến đấy, còn lại phần lớn đưa ra những suy nghĩ thật xác đáng, bày tỏ quan điểm ủng hộ công lý, ủng hộ việc cầu nguyện đòi đất của giáo dân Giáo Phận Hà Nội.
Bất ngờ nhất hôm nay là sự kiện ông Nguyễn Thế Doanh, Trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ, trả lời BBC về vấn đề nhà đất Toà Khâm Sứ. Một cách đáp lễ cuộc phỏng vấn BBC của Đức Tổng Giám Mục hôm nọ chăng? Thực ra ngay từ đầu khi diễn ra vụ nhà đất Toà Khâm Sứ người ta đã trông đợi xem vai trò của Ban Tôn giáo Chính phủ trong vấn đề này thế nào rồi. Hôm nay mới lên tiếng là muộn. Vì Trụ sở Ban Tôn giáo chỉ cách Toà Khâm Sứ 4 phút đi bộ.
Liên quan đến nội dung trả lời của Ông Trưởng Ban: Ông nói cho đến nay các cấp chính quyền chưa nhận được văn thư của Tòa Giám Mục về vấn đề này. Hỏi một số các linh mục và các vị biết truyện ở đây, Họ nói "Ông ta nói như thế là cố tình dối trá, là nói lấy được. Thật đúng là điêu ngoa như cộng sản!". Rõ ràng chính Đức Tổng Giám Mục Hà Nội cũng vài lần nói công khai cho biết rằng "ít nhất từ năm 2000 Toà Giám Mục đã gửi đi nhiều văn thư đến chính quyền các cấp để xin lại khu đất này mà đơn thư chỉ rơi vào im lặng".
Ông Trưởng Ban còn nói "đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước quản lý cho nên chẳng có chuyện trả lại mà nếu TGM muốn thì làm đơn xin và nhà nước cấp cho chỗ nào thì cấp". Câu trả lời cho thấy các ông không tôn trọng những nền tảng cơ bản của luật pháp khi phủ nhận quyền quản lý và sử dụng liên tục và hợp pháp của Tòa Giám Mục cho đến khi bị nhà nước chiếm dụng, mà còn cho thấy các ông đang tự mâu thuẫn với chính mình khi nội dung trả lời đi ngược với các điều khoản của Pháp lệnh và nghị định Tôn giáo hiện hành do chính các ông làm ra. Nói tóm lại là câu trả lời cho thấy lối làm việc vô trách nhiệm và bản chất ăn cướp của chế độ mà thôi!
Dù sao nhân sự kiện này cũng phải công bằng nhìn nhận ít nhất hai điều:
- Một là các cán bộ tôn giáo hiểu Giáo Hội và các nhu cầu của Giáo Hội hơn so với giới công chức khác và nhiều người trong họ (qua câu chuyện thường ngày) tỏ ra thông cảm với các tôn giáo hơn, đồng thời có những đóng góp nhất định trong phạm vi nào đó cho Giáo Hội được dễ thở hơn. Tiếc rằng tiếng nói của họ không được lắng nghe bao nhiêu trong bộ máy chính quyền và vai trò của họ rất mờ nhạt trước vai trò của công an.
- Hai là trong bộ máy chính quyền hiện nay có nhiều người thức thời và có thiện chí, nhưng cũng còn nhiều người ăn xổi ở thì, ứng xử theo kiểu chụp giật, để cái lợi nhỏ che mất cái lợi lớn, cái lợi gần che mất cái lợi xa, làm xấu và làm suy yếu đất nước Việt Nam mà những cán bộ liên quan trong vụ nhà đất của TGM Hà Nội thuộc lọai thứ hai.
Xin kính chào N và xin N luôn đồng hành với chúng tôi trong lời cầu nguyện./.
Tags · Tòa Khâm Sứ
Đọc nhiều nhất Bản in 04.01.2008. 02:54