Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Dấu Chỉ và Lời Kinh

§ Bảo Giang

VietCatholic News (Thứ Bảy 12/01/2008)

Nhà của Ta sẽ là nhà cầu nguyện, còn các ngươi lại biến nó thành hang trộm cướp” (Mt 21,13. Lc 19,45)

Ngày xưa khi còn bé, tôi vẫn được học về lòng nhân từ và bao dung của Thượng Đế. Đó là một Tình Thương được ghi nhận là trải hết từ đời này đến đời kia, từ trước hết và đến sau hết và hẳn nhiên là không một ai mà không được thừa hưởng tình yêu thương của Người. Nhưng khi đọc đến đoạn thuật ký ghi ở trên, tôi không thể nào hiểu nổi, tại sao đức Ki Tô, lại xô đổ bàn ghế, đánh đuổi những kẻ, có thể có cả những kẻ ác độc dấu mặt đã muốn biến đền thờ Giêrusalem thành nơi buôn bán hay là hang trộm cướp với những mưu toan khác nhau.

Khi ấy, tôi đã tự hỏi rằng: Có phải vì Ngài nhiệt tâm lo cho nhà Chuá? Hay vì ngài không muốn kẻ vô đạo làm ô uế nơi cần được bảo quản trong tôn nghiêm. Hoặc giả, còn những lý do nào khác nữa? Cứ hỏi, nhưng nếu không có những hình ảnh cụ thể để diễn từ thì thật là khó có thể cắt nghĩa và giải thích được ý nghĩa của việc làm trong đoạn ký trên ra sao.

Nay, hình ảnh đã có, đã phơi bày trước ống kính, đã giải thích tường tận trên các diễn đàn cũng như báo chí. Theo đó, có lẽ không phải chỉ có một mình tôi, mà tất cả mọi người, không kể lương, không kể giáo. Không kể ở trong nước hay người ở hải ngoại, cũng không kể là màu da hay là quốc tịch, nhưng là tất cả, mỗi khi xem hình đều hiểu được ý nghĩa câu nói ở trên một cách rõ ràng là:

- Nếu kẻ đối diện chỉ là phường buôn bán kiếm ăn bình thường, thì đó là câu quở mắng rồi đuổi chúng ra khỏi nơi tôn nghiêm là hết chuyện.

- Nếu kẻ đối diện là người được bao cấp, tưởng rằng trên không sợ trời dưới không sợ đất thì lời nói đầy quyền uy ấy cũng dạy cho chúng biết rằng. Sống là phải có kỷ luật, sống là phải biết tôn trọng những quy tắc. Con người khác với thú vật là vì có quy tắc của nhân sinh.. Là biết đến điều đúng điều sai trái và biết tôn trọng lẫn nhau.

- Nếu kẻ đối diện là kẻ có quyền hành, thì uy quyền của câu nói trên đã vượt hẳn lên trên cái quyền hạn của kẻ đối diện rồi.. Nó như một lời cảnh tỉnh chính thức cho kẻ đối diện kia biết rằng. Cánh tay ta giơ lên được, thì cũng có thể chỉ ra được một sức mạnh khả dĩ đòi lại những gì đã mất, chẳng phải cho ta, mà cho nhiều ngươi.

Khi nhìn tấm hình này, có thể nhiều người sẽ liên tưởng đến câu chuyện của anh công nhân Dan Josif. Vào ngày 22/12/1989. Hôm ấy, đảng cộng sản Roumania tổ chức một cuộc tuần hành biểu dương sức mạnh để ủng hộ Ceaucescu. Nhưng một chuyện tình cờ đã tạo nên lịch sử mới. Bởi vì không ai ngờ rằng cuộc biểu dương sức mạnh của đảng cộng sản Roumani bỗng chốc chuyển hướng chỉ vì một câu hô đả đảo Ceaucescu.. Sau một giây ngỡ ngàng, hàng trăm rồi hàng ngàn ngàn tiếng hô vang dội chuyền đi bên nhau, Rồi anh chàng công nhân Dan Josif, tay cầm khẩu súng lục đưa lên cao, dẫn đầu đoàn người biểu tình nhào vào chiếm lấy tòa nhà của bộ chính trị, và từ đấy đã kết thiúc triều đại cuối cùng của cộng sản Roumani. Dĩ nhiên, hành động của Dan Josif là do lòng yêu nước thúc đẩy và hơn thế, anh đã không kịp tính toán cho một tiếng hô khởi đầu. Anh đã không kể gì đến bản thân mình, nhưng chính là vì cuộc sống tự do của người dân Roumania …

Trở về quê ta, kể từ ngày 2-3-1930, Hồ chí Minh và tập đoàn cộng sản đã gieo vào đất nước Việt một loại sinh tử phù với mầm hủy diệt sự sống và sức phấn đấu của toàn dân là bạo lưc cách mạng! Với chủ thuyết này, Việt cộng đã dùng mã tấu và dép râu để mở ra cuộc đấu tố không tiền khóang hậu trong lịch sử Việt do hai tên Minh_ Khu thực hiện. Chúng đã lấy đi trên sáu mươi nghìn mạng sống và hơn hai trăm ngàn gia đình phải bước vào đoạn đường tưởng không còn gì thống khổ hơn. Tuy thế, đó chỉ là những cám cảnh về cuộc sống vật chất sẽ qua, nhưng cái thảm khốc thê lương thì vẫn tồn đọng trong đời sống tinh thần của ngươi dân Việt. là chính sự kiện nền văn hóa đạo đức của dân tộc đã bị cộng sản chôn sống. Từ đó, tình người cũng như niềm tin của cuộc sống không còn chỗ đứng. Khi tình người và niềm tin của xã hội đã bị đấu tố, cảnh sống của các đoàn dảng viên của chúng còn đổ đốn hơn nhiều Nói cách khác, trong đời sống của các cán bộ, đoàn đảng viên của Việt cộng không có chữ tính người, nhưng chỉ có thú tinh đảng. Hãy nghe Trần quôc Thuận, phó chủ nhiệm cái gọi là quốc hội Việt cộng công bố.

Trích:“ Cơ chế này (VC) sinh ra nói dối hàng ngày… Cơ chế này đang tạo ra kẻ hở cho tham nhũng vơ bét tiền của của nhân dân và của nhà nước…. Chúng ta đang phải sống trong một xã hội mà người ta phải tự nói dối nhau mà sống…Nói dối hàng ngày nên thành thói quen, thói quen lập lại nhiều lần thành “đạo đức”, mà cái “đạo đức” ấy là rất mất đạo đức…nhưng nó là đạo đức của cách mạng!

Như thế, xã hội do Việt cộng lãnh đạo đã đi đến tận cùng của băng hoại. Trong đảng, ngoài nhân dân chỉ biết dối trá làm đầu. và biết đâu, tìm chữ thật trong gia đình cũng không phải là một chuyện dễ dàng. Đối với học đưòng. Hãy đến từng nơi vào từng trường hỏi xem, rằng từ sau năm 1954 ở miền bắc và sau 1975 ở miền nam, các trường từ tiểu học, trung học còn được học dến những bài học về luân ý đạo đức làm người không? Các học sinh sơ cấp có còn biết đến và được học chữ Nhân Lễ Nghĩa Trì TÍn Trung nữa hay không? Hay thay vào đó là học sinh buộc phải học tập theo gương “bác hồ vĩ đại”, mà mỉa mai thay, chính kẻ được cộng tung hô bằng ba cái chữ “hồ vĩ đại” ấy suốt một đời chẳng biết đến tên cha mẹ đẻ của mình là ai. Cũng chẳng biết đến việc làm một ngày lể giỗ chạp cho cha mẹ tiên tổ như người dân bình thường.. Thay vào đó là lừa đời phỉnh người,. lòng bất nhân, bất nghĩa, ác độc, thì trong toàn phần nhân loại hầu như không có đối thủ. Ấy thê., mà Việt cộng lại ra sức cổ võ cho học sinh phải theo gương hắn.

Tại sao Việt cộng lại hô hào và dạy học sinh theo gương của Hồ nhân?

Câu trả lời rất dễ dàng là: chúng muốn biến những mầm non Việt Nam kia trờ thành những đoàn đảng viên không còn nhân tính để theo gương bất nhân, vô đạo và bán nươc của Hồ của cộng.

Nói đến chuyện bán nước lại là một nỗi căm hờn khôn nguôi. Vào tháng 11-1974, trong lúc quân dân miền nam căng mình ra chịu pháo, nhận đạn thù của bá quyền Trung cộng tại Hoàng Sa, Trường sa thì Hồ chí Minh, Phạm văn Đồng, chăng có lấy một tý quyền hạn nào ở phía nam vĩ tuyến 17, cũng anh dũng ký công hàm bán nước, công nhận quyền của Trung cộng trên những quần đảo này từ năm 1958. Rồi tệ hơn thế, Miền Nam Việt Nam khi còn là thành viên của Ủy Hội Sông Cựu Long thì đã bảo vệ cho bằng được quyền phủ quyết tuyệt đối của các thành viên hội viên, nếu như một thành viên khác sử dụng nguồn nước của con sống mang đến những ảnh hưởng tai hại cho sinh thái và môi trường của thành viên khác. Rồi sau khi Miền Nam rơi vào tay Việt cộng với sự giúp vốn của tàu cộng, năm 1995 để báo ơn cho quan thày Tàu cộng, Nguyễn Mạnh Cầm, đã hân hoan thay mặt đảng và nhà nươc Việt cộng để ký hiệp định thư: Hủy bỏ quyền phủ quyết của các thành viên trong Hiệp Hội sông Cửu Long, để mặc cho Trung cộng đặc quyền xây nhiều đập ngăn chặn dòng sông,, mà hậu qủa là môi trường sinh thái ở đồng bằng sông Cửu Long sẽ biến dạng và mang lại tai họa cho cả cánh đồng bằng ở cuối nguồn nươc này (các quốc gia thành viên là Tàu cộng, Việt cộng, Lào, Camphuchia, Thai Lan, Miến Điện)…

Mà chuyện bán nước ấy có lẽ còn xa… ruột. Bởi vì gần hơn, sau hơn sáu mươi năm chiếm trọn Việt Nam, nhân dân được chúng tặng cho mỹ từ là làm chủ đất nước thì biến thành dân oan, lang thang trên khắp nước, còn những đầy tờ, công bộc của nhân dân thì ngồi trên cao ngất ngưởng chia nhau hết phần tài nguyên của công cũng như tư. Mai kia khi dân ta có tiêu diệt hết Việt cộng thì cũng là cảnh dở khóc dở cười. Bởi lẽ, hỏi ra, mảnh đất nào cũng đều mang tên họ ngoại nhân!.

Kế đến, đã mấy chục năm qua, hỏi xem dân Việt có mùa xuân hay chưa? Hay chỉ là những dòng nước mắt thống khổ không ngừng chảy suốt ngày đêm. Con khóc khi lìa mẹ, Rồi nươc mắt cha gìa không ngừng nhỏ xuống khi con vào tù cải tạo. Hoặc gỉa nước mắt chan hòa trên mặt trẻ thơ khi cha bị Hồ cộng bắt dẫn đi vì giấc mộng Tự Do Dân Chủ cho Việt Nam.

Cứ thế, sáu mươi năm qua, Cộng thì ngày một dày thêm công nghiệp tạo ác, đoàn đảng viên thì bám vào ác tính đảng mà hưởng lợi nhuận. Dân một ngày một quằn quại, tả tơi trong đau thương. Cảnh mất nhà, người mất đất chưa có lúc nào ngưng.

Trước những đau thương, thống khổ của người dân trên cả nước, và trước thực tế là chính Toà Tổng Giám Mục Hà Nội cũng là một nạn nhân của chính sách cướp giật của Việt cộng, nên bàn tay của Đức TGM Hà Nội Ngô Quang Kiệt đã giơ lên. trước mặt Nguyễn tấn Dũng vào ngày 30-12-2007 với sự chứng kiến của hàng ngàn người có mặt ở phía ngoài toà khâm sứ Hà Nội, nơi bị bị chúng chiếm giữ từ năm 1959 đến nay.

Nhìn hình thì bàn tay ấy đã giơ lên cao hơn cái mặt của Nguyễn Tấn Dũng rồi, nhưng nó chưa vả xuống mặt kẻ gian ác có lẽ là bởi cái nghĩa bao dung và lòng rộng lượng của Ngài chăng?

Tại sao tôi lại viết là nó chưa vả vào mặt kẻ gian ác vì cái nghĩa quảng đại của bàn tay đã giơ lên.?

Nhà Phật thường bảo. “Bỏ đao xuống là có thể thành Phật”.

Rồi bên Giáo cũng nói: “Của Cesa thì trả cho Cesa“ hay nói rằng: Tội con đã được tha, hãy đi, và đừng phạm tôi nữa”,

Như thế, giữ được thái độ bình thản này phải là người thượng trí và có lòng trắc ẩn cao độ. Bằng không, cuộc cờ hoặc thế đứng lịch sử đã có cơ đổi thay từ giây phút tình cờ ấy. Bỡi lẽ, khi nhìn lại tấm hình, mọi người đều nhận ra rằng. Vào lúc ấy, sức mạnh gần như tuyệt đối nằm ở trong bàn tay đưa lên cao chứ không phải nằm ở trong tay Nguyễn tấn Dũng với đám bảo vệ vây quanh. Nếu như Đức TGM Hà Nội.không phải là thượng trí thì khi bàn tay ấy giơ lên, thay vì lời cảnh tình ôn hòa là một một câu nói khác. Hoặc giả, có tiếng hô khác bất ngờ chen vào: Đả đảo Việt cộng. Hỡi đồng bào, đây là kẻ gian ác, ta hãy bắt lấy nó mà đòi nợ. Dẫu Nguyễn tấn Dũng có hàng chục hàng trăm bảo vệ thì cũng khó thoát khỏi vòng tay của hàng ngàn người cuồng nộ đang muốn bắt Dũng đền nợ máu.

Cục diện sẽ ra sao? Có thể Nguyễn tấn Dũng sẽ mất mạng tại chỗ, TGM Hà Nội có thể cùng hy sinh với dân và máu của dân lành sẽ loang chảy khắp thành Hà Nội và trên khắp nước vì mộng cuồng sát của giặc Hồ. Đau lòng không?

Dĩ nhiên đó là môt thảm cảnh, nhưng tôi nghĩ rằng. Chẳng có cuộc tranh đấu nào đạt được thành qủa mà lại không phải trải nghiệm bằng những hy sinh, đặc biệt là thành qủa tranh đấu cho sự an bình, tự do dân chủ cho quê hương thì sự hy sinh của nhều cá nhân, hẳn nhiên là sẽ chất cao dày hơn. Tuy nhiên, ở đây, tôi xin mở một dấu ngoặc bên lề là. Có thể Đức TGM Hà Nội không ngại hy sinh vì dân, nhưng thực tế xã hội chưa sửa soạn nhân sự đủ và kịp thời cho một giây phút tình cờ của lịch sử đột biến. Theo đó, hỗn độn và thảm họa sẽ theo nhau chồng chất lên dân. Máu càng đổ, thảm cảnh càng lớn.

Nên bàn tay của TGM Hà Nội chỉ giơ lên như một dấu chỉ của lời cảnh tỉnh ngọt ngào:

- Cái gì thuộc về dân, hãy trả lại cho dân.

- Cái gì của nhà chung thì trả cho nhà chung

- Nếu như làm người thì phải hiểu được đạo lý làm người!

Nói cách khác, bàn tay ấy như một răn đe, một cảnh tình nghiêm nghị. Nếu bạo quyền tiếp tục con đường chúng đã và đang đi, bánh xe lịch sử, dù không bắt gặp giây phút tình cờ hôm nay để tạo nên một thời cuộc mới, thì sức mạnh của nhân dân cũng chuyển mình và quay sang một khúc quanh khác…

Theo đó, bàn tay ấy chỉ đưa lên với lòng trắc ẩn cao độ nên không màng nghĩa bạo động. Nó chỉ mang một ý nghĩa của lời cảnh tỉnh nghiêm khắc hơn là sẽ vả vào mặt quân gian ác như truyện ký thuật về việc Đức Kitô đã biểu lộ khi Ngài vào thành Giêrusalem xưa.

Kế đến, bàn tay ấy giơ lên với lòng khiêm tốn như là một dấu chỉ và dẫn lối cho giáo dân là nên dùng Lời Kinh Hoà Bình để làm thay đổi chế độ, thể chế hơn là một cuộc bạo động đổ máu. Nên khi cánh tay ấy hạ xuống, Lời Kinh đã vang dậy nơi nơi. Vang lên không phải chỉ ở tại hiện trường Hà Nội, nơi đất nhà chung bị chiếm giữ, nơi dân oan đang khốn khổ, nhưng là trên bình diện cả nước. Rồi Lời Kinh tràn chuyển vào Sài Gòn, đến tận hang cùng ngõ hẻm của thành phố của thôm quê. Lời Kinh vào tận nhà, đến tận lòng từng người ở khắp nơi khắp chốn. Rồi Lời Kinh vang chuyển ra hải ngoại, tràn vào các nhà thờ bản địa nơi có người Việt Nam sinh sống. Lời Kinh cũng không dừng lại ở đó, nhưng chuyển tràn sang người không đồng chủng nhưng có chung một niềm tin, tất cả đang kết nối, đan quyện vào nhau tạo thành một sức chấn động trên cả hòan vũ. Người người đang hướng mắt về Hà Nội, triệu triệu con tim cùng dâng Lời Kinh cho Hà Nội vững bước, cho dân tộc ta kiên cường, ôn hòa nhưng cương quyết trong cuộc tranh đấu để đòi lại Tự Do Dân Chủ và Nhân Quyền.

Như thế, Dấu Chỉ và Lời Kinh đã chuyền đi trong an bình. Hà Nội, Sài Gòn, Huế, Hải Ngoại cùng chung một bước. Giây phút tình cờ để tạo nên một lịch sử mới đã nằm sẵn trong tầm tay.

Hỡi người dân Việt hãy vững bước đi lên,
Hỡi kẻ bạo quyền: Đừng giơ chân đạp mũi nhọn..

Đầu năm 2008

Bảo Giang

Tags ·

Đọc nhiều nhất Bản in 12.01.2008. 18:05