Dân Chúa ? | Liên Lạc | RSS Feeds
Tháng 10/2020
Bài Mới
- Hậu quả cuộc bầu cử 2020: Giới truyền thông mất mặt, đảng Dân Chủ thoái trào
- Hậu quả cuộc bầu cử 2020: Những ảnh hưởng với các chính sách Công Giáo
- Nghi Thức Trừ Tà Trên Đà Gia Tăng, Đặc Biệt Là Sau Những Cuộc Biểu Tình
- Tổng thống Trump tuyên bố chiến thắng và cảnh báo trò gian lận
- ĐTC ban hành tự sắc liên quan đến việc lập các hội dòng giáo phận
- Tòa Thánh kêu gọi bảo vệ tính chất thánh thiêng sự sống con người
- Giáo hội Pháp phản đối lệnh hạn chế cử hành Thánh lễ có giáo dân tham dự
- Giáo hội Pakistan vui mừng vì Arzoo, 13 tuổi, bị bắt cóc và ép theo Hồi giáo, được giải cứu
- ĐTC Phanxicô: Cầu nguyện là bánh lái hướng dẫn cuộc đời chúng ta
- ĐTC và các giám mục trên thế giới đau buồn về các vụ tấn công ở Vienna
- Một linh mục California đã được huyền chức sau khi không công nhận Đức Thánh Cha Phanxicô
- Ở đất nước nơi từng được xem là Công Giáo nhất hoàn cầu, linh mục nào cử hành thánh lễ là đi tù
- Không khí cuộc bầu cử ngày 03 tháng 11. Các nước Á Châu hướng về Hoa Kỳ hồi hộp theo dõi kết quả
- Đức cha Mandagi kêu gọi giải quyết vấn đề Paqua bằng đối thoại
- HĐGM Bắc Phi mời gọi các tín hữu xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn
- Các tổ chức tôn giáo Philippines kêu gọi điều tra quốc tế về vi phạm nhân quyền
- ĐHY Schönborn kêu gọi cầu nguyện cho các nạn nhân trong các vụ nổ súng ở Vienna
- Sáng kiến lần hạt toàn cầu cầu nguyện cho các thai nhi đã bị phá bỏ
- ĐTC dâng lễ cầu nguyện cho các tín hữu qua đời
- Làn sóng phản đối gia tăng tại Pakistan sau khi Toà án đồng thuận với vụ bắt cóc trẻ vị thành niên Công giáo
- Tuyên bố chung giữa Công giáo và Hồi giáo tại Bỉ bày tỏ mong muốn tôn trọng lẫn nhau
- Tính Thành Hiệu Của Bí Tích Giải Tội Tin Lành
- Thủ đô Vienna của Áo bị khủng bố Hồi Giáo tấn công
- Nguyên văn lá thư của Tòa Thánh giải thích tuyên bố của Đức Phanxicô về việc sống chung đồng tính
- Tòa Bạch Ốc đã bị bao vây bởi những người chống Tổng thống Trump
- Đức Tổng Giám Mục Philadelphia cầu nguyện, kêu gọi hòa bình sau nhiều ngày bất ổn
- Biden chào hàng ‘cảm hứng’ đức tin Công Giáo, mặc dù tiếp tục ủng hộ phá thai và đòi hạn chế tự do tôn giáo
- Tòa án Brazil cấm một tổ chức vận động phá thai dùng tên “Công giáo”
- Một ngàn giáo xứ chầu Thánh Thể trong ngày Hoa Kỳ bầu Tổng thống
- ĐTC bổ nhiệm Đức tổng giám mục Tomasi làm đặc sứ của ngài tại Hội Hiệp sĩ Malta
- Lễ phong chân phước cho cha Michael McGivney, đấng sáng lập Hội Hiệp sĩ Columbus
- Ý Nghĩa Bức Họa Chính Thức Về Các Thánh Tử Đạo Việt Nam
- Ngọn đuốc cho đời - Vì sao cho đạo
- Lễ Các Thánh Nam Nữ khai mạc tháng cầu cho các đẳng linh hồn tại Vatican
- Về Cội
- Tự Tình “Tháng Mười Một Các Đẳng”
- Phép lạ ngoạn mục, Y khoa không thể giải thích dẫn đến lễ Tuyên Chân Phúc cho Cha McGivney hôm 31/10
- Giáo hội và thế giới cần tình mẫu tử và nữ tính của Đức Mẹ Maria
- Phim mới về Cha Thánh Maximilian Kolbe
- Vị Hồng Y tân cử đang trông coi một Giáo phận chỉ có ba linh mục!
Sách Online
Biến cố Tòa Khâm Sứ ở Hà Nội, một nước cờ khó
§ Thanh Sơn
VietCatholic News (Thứ Sáu 01/02/2008 11:15)
Từ hơn tháng nay, qua các bản tin và hình ảnh đầy đủ trên các các phương tiện truyền thông đại chúng, đặc biệt nhất là qua mạng điện toán Vietcahtolic, chúng ta đã chứng kiến được cảnh tranh đấu của cộng đồng Công Giáo ở Việt Nam nói chung và ở Tổng Giáo phận Hà Nội nói riêng cho quyền lợi chính đáng của mình. Nói rõ hơn, cộng đồng người Công Giáo Tổng Giáo phận Hà Nội đòi hỏi nhà nước cộng sản Việt Nam phải hoàn trả lại cho Giáo Hội các phần đất đai (khuôn viên Tòa Khâm Sứ cũ và khuôn viên nhà thờ giáo xứ Thái Hà) mà nhà nước tự quyền chiếm giữ một cách bất công.
Dựa theo các văn bản giấy tờ, chủ quyền các phần bất động sản đó luôn luôn thuộc về Giáo Hội Công Giáo. Vì thế, cuộc tranh đấu của cộng đồng người Công Giáo là hoàn toàn chính đáng và hợp pháp. Và cuộc tranh đấu đó chính đáng không những vì mục đích của nó chính đáng, mà cả hình thức tranh đấu cũng hoàn toàn chính đáng ngay từ đầu. Bởi vì cộng đồng người Công Giáo Việt Nam tranh đấu chỉ đòi lại quyền lợi hợp pháp của mình và một cách hoàn toàn trật tự, bất bạo động. Một cuộc tranh đấu như thế đã được không chỉ các cộng đồng Công Giáo Việt Nam và những người Việt Nam thiện tâm ở hải ngoại ủng hộ, nhưng còn được Tòa Thánh Vatican và quốc tế quan tâm.
Vậy, một cuộc tranh đấu đầy chính nghĩa như thế cứ thẳng đường mà tiến, chứ đâu cần phải đắn đo suy nghĩ gì nữa?
Dĩ nhiên, vấn đề đã rõ: cuộc tranh đấu của chúng ta là một cuộc tranh đấu cho công lý, hoàn toàn phù hợp với công pháp quốc tế và đầy chính nghĩa. Nhưng điều đó không có nghĩa là nó không còn đòi hỏi nơi tất cả chúng ta và nơi mỗi người trong chúng ta một sự cân nhắc hợp lý và một sự cảnh giác đầy trách nhiệm. Bởi vì cuộc tranh đấu của chúng ta chứa ẩn nhiều yếu tố phức tạp và khó khăn, chứ không giống như nơi các cuộc tranh đấu của những đoàn thể xã hội khác. Trong số đó chúng tôi xin được đan cử ba yếu tố như sau:
1. Chúng ta là một cộng đồng tôn giáo, hơn nữa là một cộng đồng Kitô giáo, mà nền tảng là chân lý và đức ái, chứ không phải là một cộng đồng chính trị hay xã hội. Vì thế, không chỉ mục đích tranh đấu của chúng ta phải đúng và hợp pháp, nhưng phương tiện chúng ta sử dụng để tranh đấu cũng phải luôn luôn đúng và hợp pháp. Nói cách khác, xét theo toàn thể cộng đồng hay xét theo từng cá nhân Kitô hữu, mọi lời nói, mọi thái độ và mọi hành động của chúng ta, và trong mọi hoàn cảnh, đều phải thể hiện rõ được tinh thần bác ái Kitô giáo và thực thi được sứ vụ quan trọng mà Đức Kitô đã giao phó cho chúng ta, đó là: Ánh sáng soi chiếu thế gian và muối ướp mặt đời! Hầu qua cách thức tranh đấu của chúng ta, mọi người - kể cả những kẻ vô thần và chống đối Giáo Hội – đều có thể nhận ra được tinh thần bác ái của Tin Mừng và sự hiện hữu của Thiên Chúa. Nói cách khác, cả cuộc tranh đấu đầy căm go và gay cấn này cũng mang tinh thần truyền giáo, và cũng là một dịp tốt để rao giảng Tin Mừng! Vì thế, cuộc tranh đấu của chúng ta cho công lý và quyền lợi chính đáng của chúng ta cũng phải:
• tuyệt đối trật tự, bất bạo động, phải thấm đậm đức bác ái như thái độ của chúng ta vẫn có từ trước cho tới nay;
• không khiêu khích ai cả, dù bằng lời nói hay hành động; nhưng cũng không chấp nhất sự khiêu khích của đối phương, kẽo bị rơi vào bẩy của họ. Không đe dọa ai, nhưng cũng không bao giờ nao núng sợ hãi trước mọi ngăm đe dọa nạt của đối phương.
• thái độ mềm dẻo, nhưng tinh thần tranh đấu luôn cương quyết đến cùng.
2. Đối phương của chúng ta là nhà nước cộng sản Việt Nam. Cũng như tất cả các nhà nước cộng sản khác trên khắp thế giới, từ trước tới nay, nhà nước cộng sản Việt Nam luôn luôn vẫn không bao giờ thay đổi được bản sắc "cộng sản" của họ, tức:
• họ không phải là những người hành xử theo lý trí và lẽ phải;
• tuy họ vẫn sử dụng những ngôn từ hay đẹp như: tự do, dân chủ, xã hội công bằng văn minh tiến bộ, v.v… nhưng trên thực tế, họ hành động hoàn toàn ngược lại; họ luôn thi hành các chính sách bằng cường quyền; cai trị dân bằng thủ đoạn, bằng luật rừng, bằng bạo lực và bằng các chính sách chiếm đoạt tài sản của nhân dân – của từng cá nhân hay của một tập thể - một cách trái phép.
• họ không bao giờ nói sự thật và tôn trọng sự thật. Vì thế, những gì họ nói chỉ là chiến lược, chỉ là mưu mô tạm thời để nhằm đạt mục đích sau cùng của họ mà thôi. Nói cách khác, mọi chính sách, mọi lời nói, mọi lời hứa của nhà nước cộng sản Việt Nam chỉ là những mưu mô lừa lọc mà thôi.
• nhà nước cộng sản Việt Nam không tôn trọng các quyền con người, đặc biệt quyền tự do tôn giáo. Qua các chính sách và cách thi hành các chính sách của họ từ năm 1945 tới nay, nhà nước cộng sản Việt Nam đã cho thấy mục đích của họ luôn tìm cách chèn ép và đàn áp Giáo Hội Công Giáo, càng nhiều bao cảng tốt bấy nhiêu.
3. Một điểm phức tạp thứ ba nữa cho cuộc tranh đấu của người Công Giáo Việt Nam, là sự can thiệp của Tòa Thánh Vatican. Dĩ nhiên, Vatican đứng về phía người công Giáo Việt Nam đang trong giai đoạn cực kỳ khó khăn này và bênh vực cho sự thật và cho công lý. Nhưng Vatican vẫn có những ý kiến, những quan điểm và những lập luận riêng; và những ý kiến hay quan điểm đó không hẳn luôn luôn trùng hợp với thực tại cụ thể tại hiện trường. Một ví dụ cụ thể là thái độ một chiều của Vatican đối với chính quyền Tổng thống Ngô Đình Diệm vào năm 1963. Điều đó muốn nói rằng ngoài lãnh vực tín lý và luân lý ra, Toà Thánh Vatican vẫn không tránh được những sai lầm.
Đi vào cụ thể, lá thư của ĐHY Tarcisio Bertone, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, gửi Đức TGM Ngô Quang Kiệt, trước hết là một sự bày tỏ lòng cảm thông, tinh thần liên đới chân thành trong giai đoạn đầy thử thách khó khăn của Tổng Giáo phận Hà Nội. Nhưng đồng thời, qua ngôn ngữ ngoại giao, lá thư cũng là một nhắc bảo: đòi hỏi không chỉ sự khôn ngoan thận trọng, nhưng còn sự giới hạn, nhún nhường, nếu không nói là hàm chứa cả sự nhược bộ nữa! Đó cũng là một điều dễ hiểu, vì những vị nắm giữ các trọng trách ở Vatican dù có thiện chí bao nhiêu đi nữa, thì họ vẫn là những "ông Tây", là nhưng người đứng ngoài, nên không thể có được những bức xúc và nhất là những cái nhìn và những nhận xét trùng hợp với hoàn cảnh cụ thể của sự việc như chúng ta được, những người CGVN gắn liền với sự việc bằng xương bằng máu. Đó là chưa muốn nói đến cái "nhìn rộng lớn" của các vị chức sắc Vatican về một viễn tượng bang giao Việt Nam-Vatican. Nếu vậy, phải chăng bức thư của ĐHY Bertone cũng chứa đựng một nhắn nhủ đầy hậu ý: "Tiểu bất nhẫn tắc loạn đại mưu" - (đừng nóng nảy trong chuyện nhỏ mà bỏ lỡ đại sự)?
Nói tóm lại, cuộc tranh đấu cho công lý và cho quyền lợi chính đáng của Giáo Hội Việt Nam nói chung và của Tổng Giáo phận Hà Nội nói riêng, là một cuộc tranh đấu đầy chính nghĩa. Nhưng đây không phải là một cuộc tranh đấu dễ dàng, vì đối phương của chúng ta là nhà nước cộng sản Việt Nam, những người hầu như không biết "chân lý là gì", những người không bao giờ tôn trọng lý trí và lẽ phải. Do đó, chúng ta phải cương quyết, phải có thái độ dứt khoát: "vỏ quít dầy có móng tay nhọn". Tuy nhiên, ở đây "móng tay nhọn" của chúng ta không được phép làm hại đến những "múi quít" thơm ngọt ở phía trong. Đúng vậy, cuộc tranh đấu cương quyết của chúng ta không được phép làm tổn hại đức ái Kitô giáo và che khuất áng sáng Tin Mừng trước mắt những đối phương vô thần của chúng ta. Đó chính là cái khó quan trọng nhất!
Tiếp đến, ý kiến của Tòa Thánh Vatican trong bức thư của ĐHY Quốc Vụ Khanh là một động viên và khích lệ cho chúng ta, và đồng thời là một nhắc nhủ giúp chúng ta thận trọng hơn, hầu cuộc tranh đấu của chúng ta tiếp tục diễn biến đúng với tinh thần bác ái Kitô giáo và nhờ thế sẽ đạt tới những hiệu quả tích cực mong muốn. Tuyệt đối, đây không được coi là ý kiến chỉ đạo hay là áp lực mang tính cách quyết định đối với cuộc tranh đấu của chúng ta.
Vậy, qua những suy tư trên đây, chúng ta nhận thấy rằng để hành động sao cho thấu tình đạt lý, sao cho mọi sự đều trôi chảy và đưa tới thành công tốt đẹp trong biến cố Tòa Khâm Sự tại Hà Nội, quả thật là một nước cờ khó.
Tags · Tòa Khâm Sứ
Đọc nhiều nhất Bản in 01.02.2008. 08:26