Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Tạp chí Eglises d'Asie phỏng vấn Đức Giám Mục Aloysius Nguyễn Hùng Vị

§ Nguyễn Trọng Đa

Đức Giám Mục Aloysius Nguyễn Hùng Vị: "Vấn đề số một của chúng tôi là nạn nghèo đói"

gmVi.jpg

Ngày 1-11-2018.- Được truyền chức linh mục năm 1990 cho giáo phận Nha Trang, miền Trung Việt Nam, Giám Mục Aloysius Nguyễn Hùng Vị phụ trách các ứng viên cho đại chủng viện Kontum, cơ sở được tạm đặt ở Sài Gòn. Năm 2006, ngài du học ở Pháp. Ngày 7-10-2015, ngài được Đức Giáo Hoàng Phanxicô bổ nhiệm làm Giám Mục Kontum.

Nằm ở Tây Nguyễn Việt Nam, trong một khí hậu mát dịu nhờ vùng cao nguyên, Kontum và vùng Pleiku rộng lớn hơn có dân số đông đúc, đa số là người các dân tộc thiểu số miền núi. Về mặt lịch sử, sự sống chung giữa các dân tộc này và người Kinh luôn là khó khăn. Là người dân nghèo hơn, ít được giáo dục, thờ vật linh, người dân tộc thiểu số đã ồ ạt đón nhận Kitô giáo. Gần 18% dân số (1,83 triệu người) là người Công Giáo. Như thế là khoảng 320.000 tín hữu, trong đó có 230.000 người dân tộc thiểu số, sống trong 800 làng của bốn dân tộc thiểu số khác nhau, và 90.000 người Kinh. Giáo phận Kontum có 116 giáo xứ, với 163 linh mục (80 linh mục triều, trong đó có 6 linh mục người dân tộc thiểu số, và 83 linh mục Dòng) đang làm công tác mục vụ, củng với 90 nam tu sĩ, và 533 nữ tu.

- Xin Đức Cha cho biết tình hình của Giáo phận Kontum.

Đức Cha Aloysius: Vấn đề số một của chúng tôi là nạn nghèo đói. Trong cuộc đấu tranh này, chúng tôi không thể làm mọi thứ mà chúng tôi mong muốn. Chính phủ đang đặt hạn chế vào các sự giúp đỡ mà chúng tôi có thể cung cấp. Chúng tôi chỉ giúp đỡ cho một số ít các trường nội trú, cô nhi viện. Chúng tôi không thể làm nhiều hơn nữa. Với tổ chức Caritas giáo phận, chúng tôi có ba xe cứu thương, vốn có thể đón người bệnh ở vùng núi xa.

- Mối quan hệ với chính quyền là như thế nào, thưa Đức Cha?

Đức Cha Aloysius: Trong các năm gần đây, là tốt. Chúng tôi có thể nói chuyện với nhau. Đúng vậy, chính quyền muốn kiểm soát chúng tôi. Chúng tôi cần xin phép trước khi hành động, hoặc đề phòng trước khi hành động. Nhưng chúng tôi không phải xin phép trong mọi việc. Nhìn chung, chúng tôi có thể làm việc được. Ở đây chúng tôi không làm chính trị. Vì chính trị là không phải lĩnh vực của chúng tôi.

- Ưu tiên của Đức Cha là gì?

Đức Cha Aloysius: Ưu tiên của chúng tôi là việc đào tạo. Từ năm 1975 đến năm 1991, chỉ có một lễ truyền chức linh mục, do đó chúng tôi có một lỗ hỗng thật sự: các linh mục của chúng tôi là quá cao niên hoặc quá trẻ tuổi. Chúng tôi thiếu các linh mục chín tới! Ưu tiên khác của chúng tôi là xây dựng. Chúng tôi thiếu phòng họp, nơi gặp gỡ. Nhiều nhà thờ đã bị phá hủy bởi chiến tranh. Chúng tôi phải tái tạo các giáo xứ. Việc kiếm đất đai là một khó khăn cho Giáo Hội. Đôi khi, phải nhờ một tín hữu đứng tên mua đất, bằng tiền của một linh mục, sau đó ngưởi này dâng tặng cho Giáo Hội. Mặc dù tín hữu của chúng tôi là khá rộng lượng, giáo phận của chúng tôi là một trong các giáo phận nghèo nhất. Mối quan tâm của tôi cho tương lai là quá nhiều giáo dân đang sống thiếu linh mục coi sóc. Chúng tôi vẫn thiếu nhiều linh mục nữa. Một số linh mục phụ trách từ hai đến ba giáo xứ, với nhiều làng mạc xa nhau.

- Đâu là các nền tảng giáo phận của Đức cha?

Đức Cha Aloysius: Ở đây, do ảnh hưởng của Nho giáo, các giá trị gia đình là rất quan trọng, quan hệ gia đình là rất gần gũi và khắng khít. Chắc chắn, trong thành phố, các gia đình càng ít nhiều con, và ơn gọi tu trì giảm dần. Và chúng tôi rất biết ơn các nhà truyền giáo Pháp của Hội Thừa Sai Paris (MEP), những người đã hiện diện tận tình bên các người dân miền núi trước đây. Chúng tôi không quên các vị tử đạo của mình, Cha Minh và Cha Bonnet đã bị sát hại trong thời chiến khi họ đang trên đường đi cử hành Thánh lễ. (Eglises d'Asie - le 01/11/2018 / Frédéric Mounier)

Nguyễn Trọng Đa chuyểng ngữ

Đọc nhiều nhất Bản in 09.11.2018 16:34