Dân Chúa ? | Liên Lạc | RSS Feeds
Tháng 4/2018
Bài Mới
- Cộng sản Trung Quốc gia tăng bách hại tại Hà Nam
- Bài Giáo Lý 1 của ĐTC Phanxicô về Bí Tich Rửa Tội
- Toàn Bộ Tông Huấn Gaudete Et Exsultate Của Đức Thánh Cha Phanxicô
- Giáo sĩ đi nghỉ hưu
- Ái Nhĩ Lan có thể trở thành quốc gia phá thai cực đoan nhất trên thế giới
- Một Số Lời Cầu Nguyện Trong Thánh Kinh, Kinh Sám Hối của Đavít
- Cộng đoàn Công Giáo thương tiếc một người mẹ chết trong tai nạn máy bay Southwest
- Đức Giáo Hoàng Phanxicô ca ngợi Đức Cha Tonino Bello là một “vị tiên tri cho thời đại của chúng ta”
- Hội đồng Giám mục Anh và xứ Wales âu lo trước sự hung hăng của ý thức hệ giới tính
- Phỏng vấn Đức cha Antôn Vũ Huy Chương, Chủ tịch Ủy ban Giáo sĩ và Chủng sinh nhân ngày thế giới ơn gọi
- Đức Thánh Cha kêu gọi các Kitô hữu trở thành ‘những bưu tá mang đến niềm hy vọng’
- Nhận Diện Mục Tử Và Người Chăn Thuê (2)
- Năm điều người Công Giáo có thể làm để hỗ trợ tự do tôn giáo quốc tế
- Sao còn đứng nhìn trời?
- Ca đoàn Sistine thực hiện chuyến lưu diễn toàn Hoa kỳ lần đầu tiên
- Daniel Bashir, một thanh niên người Pakistan đã nhận ra ơn cứu độ của Chúa trên cuộc đời và quyết định dâng hiến cuộc sống cho Thiên Chúa
- Nhà nguyện Kitô giáo đầu tiên tại một đại học công lập của Pakistan
- Can đảm khước từ nền kinh tế loại trừ
- Làm Sao Nghe Được Tiếng Chúa?
- Bệnh viện Bambino Gesu lập lại đề nghị nhận chăm sóc cho Alfie Evans
- Cho Chiên Được Sống Và Sống Dồi Dào
- Phim tài liệu mới ở Vatican: Sự thật quanh việc Đức Bênêđictô từ nhiệm
- Tản Mạn Đời Tha Hương: 30 Tháng 4, Nhớ Về Những Nẻo Đường Việt Nam
- Giáo Sư Phạm Bá Nha, Thầy Sáu Vĩnh Viễn Và Nhà Văn Hóa
- Ngày Người Khuyết Tật 18/04/2018
- Tổng thống Phi Luật Tân Duterte nói đích thân ông ta lệnh bắt nữ tu Patricia Fox
- Những Lớp Vỏ Tình Yêu
- Tòa phúc thẩm ngăn chặn luật tiểu bang Ohio về cắt giảm ngân quỹ của tổ chức Planned Parenhood
- Một linh mục Mễ Tây Cơ bị giết chỉ vài phút trước khi cử hành thánh lễ
- ĐGH Phanxicô: Chúa Thánh Thần tác động việc Truyền Giáo
- Suy Niệm Chúa Nhật IV Phục Sinh – Năm B
- Bộ Giáo lý Đức Tin bác bỏ đề nghị của một số Giám Mục Đức cho người Tin Lành được Rước Lễ
- Sự thật không thể phủ nhận về sự sống
- Sứ điệp của Đức Thánh Cha Ngày Thế Giới về ơn gọi lần thứ 55
- Học thuyết xã hội trong việc đối thoại với khoa học
- Làm thế nào để loan báo Tin Mừng?
- Đức Thánh Cha tiếp kiến 400 Đan sĩ dòng Biển Đức
- Tâm niệm của sơ Leonella Sgorbati: “Tình yêu mạnh hơn oán thù và hỏa ngục”
- Trung quốc thí điểm siết chặt và cấm đoán các hoạt động tôn giáo
- ĐTC Phanxicô khẳng định: Giáo hội cần nhiều tiên tri
Sách Online
Đặc ngữ Công Giáo: Từ “Dòng” là của riêng người Công Giáo Việt Nam
§ Nguyễn Long Thao
Từ “Dòng” là của riêng người Công Giáo Việt Nam.
Khi nói tới từ “Dòng”, người Công Giáo Việt Nam nào cũng hiểu “dòng” là một tu hội như Dòng Mến Thánh Giá, Dòng Phan Xi Cô, Dòng Đa Minh v.v...
Tuy nhiên, các bộ tự điển quan trọng của Việt Nam, như Việt Nam Tự Điển của hội Khai Trí Tiến Đức xuất bản năm 1931, hay Đại Từ Điển Tiếng Viết của Trung Tâm Ngôn Ngữ và Văn Hóa Việt Nam xuất bản năm 1999 lại không giải thích dòng là một tu hội? Vậy phải chăng “dòng” là một đặc ngữ của người Công Giáo Việt Nam và đâu là nguyên nhân các vị thừa sai dùng từ này để chỉ một tu hội? Đó là nội dung bài nghiên cứu này.
Dòng là từ Nôm lấy dạng của bộ thủy 氵và dụng 用 trong tiếng Hán để ghép lại. Theo nghĩa thông thường của các từ điển, từ Dòng chỉ ý nghĩa sự gì liên tục như dòng nước, dòng sông, dòng nhạc, dòng dõi. Hai tự điển quan trọng nêu trên giải thích từ Dòng như sau:
(1) Khối chất lòng chảy dọc, dài ra.
(2) Chuỗi dài kế tiếp không đứt đoạn.
(3) Hàng ngang trên giấy như dòng kẻ.
(4) Tập hợp những người cùng một huyết thống kế tục từ đời này sang đời kia.
Như vậy từ “Dòng” hiểu theo nghĩa của người Công Giáo là một tu hội đều không có trong tự điển.
Từ Dòng Là Đặc Ngữ Công Giáo Việt Nam
Từ Dòng xuất hiện rất sớm trong ngôn ngữ của người Công Giáo Việt Nam. Vào năm 1670 khi Đức Cha Lambert De La Motte thành lập tu hội “Mến Thánh Giá Câu Rút Đức Chúa Giêsu”, thì thấy ngài dùng từ Dòng để đặt tên cho tu hội đầu tiên của các phụ nữ tại Việt Nam. Ngài viết như sau:
“Những bổn đạo nữ ở nước Annam đã lâu khấn cùng Đức Chúa Lời giữ mình sạch sẽ. Ta nghe tin này thì muốn tạ ơn Đức Chúa Lời vì Đức Chúa Lời đã mở lòng cho những kẻ ấy sẵn lòng mà khấn những sự trọng làm vậy, lại xin cho được vào dòng ấy mà tìm lẽ nào cho được phó cả và mình làm tôi Đức Chúa Lời cho lọn. Ấy đàng Đức Chúa Lời đã mở ra, cho nên ta lập dòng chị em tu hành nước Annam, mà đặt tên là Dòng Chị Em Mến Câu Rút Đức Chúa Jêsu”.
Từ đó, người Công Giáo Việt Nam bắt đầu dùng từ Dòng để chỉ tu hội. Tự Điển của Đức Cha Taberd xuất bản năm 1838, ngoài nghĩa thông thường như đã nói trên còn có nghĩa Dòng là một tu hội: Ordo Religiosus: Tu Hội Dòng. Đại Nam Quấc Âm Tự Vị của Huỳnh Tịnh Paulus Của không ghi từ Dòng theo nghĩa như từ điển của Đức Cha Taberd nhưng ghi hai từ: thầy Dòng: thầy tu, kẻ vào hội tu thân. Vào Dòng: chịu theo phép tu trì cực khổ. Như vậy, người Công Giáo bắt đầu dùng từ Dòng từ năm 1670 tức từ năm thành lập Dòng Mến Thánh Giá. Trong bài viết Tự Vị Taberd Và Di Sản Văn Hóa Việt Nam được in trong phần đầu của Từ Điển Taberd do nhà Xuất Bản Văn Học tái bản năm 2004, giáo sư Trần Văn Toàn cũng cho rằng từ Dòng là từ ngữ chuyên môn của Công Giáo Việt Nam. Như vậy chúng ta có thể kết luận từ Dòng là đặc ngữ của người Công Giáo Việt Nam.
Lý Do Chọn Từ Dòng Để Chỉ Tu Hội
Đến đây chúng ta đặt câu hỏi tại sao các vị thừa sai đã dùng từ dòng để chỉ tu hội? Không có tài liệu nào giúp ta trả lời câu hỏi này. Do vậy chúng ta phải suy luận.
Trước hết chúng ta cần xác định những đặc tính của tu hội xem có phủ hợp với từ Dòng trong tiếng Nôm hay không? Tu hội là một tập thể người, tuy không cùng huyết thống, nhưng sống chung với nhau, có cùng một lý tưởng mà từ chuyên môn gọi là linh đạo. Cơ cấu tổ chức tu hội cũng giống như gia đình, gia tộc là sống theo phẩm trật có trên, có dưới được kế tục từ đời này sang đời kia, tạo thành một cơ cấu giống như cơ cấu xã hội mà ta gọi là dòng tộc.
Ngoài ra, các nhà thừa sai cũng thấy 3 từ Ordo Religiosus, Ordre Religieuse, Religious Order của ba ngôn ngữ Latin, Anh Pháp vừa có nghiã phậm trật thứ tự, vừa có nghiã là một tu hội. Nên các Ngài đã dịch Ordo là Dòng để chỉ một tu hội
Tất cả những đặc tính nêu trên của tu hội phù hợp với ý nghiã của dân gian Việt Nam hiểu từ Dòng là tập hợp những người cùng một huyết thống kế tục từ đời này sang đời kia, cũng phù hợp với ý nghiã của từ Ordo Religiosus, hay Ordre Religieuse, hay Religious Order nên các nhà thừa sau ban đầu đã dùng từ Dong để chỉ một tu hội.
Đến đây chúng ta có thêm bằng chứng để kết luận rằng các nhà thừa sai ban đầu đã chú ý đến vấn đề hội nhập văn hóa Việt vào Kitô giáo. Các ngài đã không phiên âm từ Ordo trong tiếng Latin như kiểu phiên âm Đức Thánh Pha Pha do tiếng Papa trong La ngữ để chỉ Đức Giáo Hoàng hay đã không dùng từ Tu Hội của người Công Giáo Tầu để đặt tên cho một tổ chức mà Giáo Hội Công Giáo Việt Nam gọi là dòng.
Đọc nhiều nhất
Bản in 24.01.2017. 18:15