Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Blouse trắng tình thương

§ Người Giồng Trôm

Gần đây, tiện đường nên ghé nơi cần làm để làm bằng lái xe đã bị mất. Điều đầu tiên phải nói đó là "tiền đâu".

Sau thủ tục đầu tiên ấy, bỉ nhân "trèo" lên lầu sau khi hướng dẫn để đến phòng khám sức khỏe. Phòng số 1 vượt qua nhẹ nhàng với chiều cao và cân nặng dù cân nặng tăng đáng kể so với chiều cao và cơ thể.

Phòng số 2, đo nhịp tim và huyết áp ! Huyết áp tăng kha khá tuy rằng vừa sáng đã uống thuốc. Bác sĩ chặn lại và bảo chờ thời gian.

Phòng số 3, cũng vượt qua nhẹ nhàng với việc khám tổng quát.

Quay lại phòng 2 và tiếp tục bị "dịn" bởi áp huyết chưa xuống. Vì còn việc nên bỉ nhân xin bác sĩ cho đi công việc để chiều quay lại.

Sau khi làm căn cước, quay lại phòng 2 thì huyết áp chưa khá lắm. Có lẽ do đi lại nhiều kèm với việc lên cầu thang nữa nên huyết áp chưa chịu xuống. Giờ đã hết và giờ lên núi lại gần thế là bỉ nhân xin bác sĩ chờ lát để đo lại và rồi huyết áp ổn.

Qua chuyện này, bỉ nhân nhận ra rằng bác sĩ cũng dễ chịu chứ không đến độ nào quá gắt dù họ có thể gắt vì huyết áp của mình cao. Nếu như cứ nhìn con số mà nói chuyện thì có thể phải khám chuyên khoa tim mạch thì mới đủ điều điện. Kèm theo đó, dù khám cấp bằng lái xe nhưng bác sĩ không khám kiểu cho qua như nhiều người vẫn nói.

Rời khỏi phòng khám 2 với kết quả đạt, xuống dưới chờ đến gần giờ nghỉ mới xong được thủ tục cấp mới bằng.

Và rồi, lúc rảnh rỗi, nhớ lại vị bác sĩ lúc nảy cũng như nhiều bác sĩ mà bỉ nhân đã gặp, dường như bỉ nhân chưa bao giờ gặp một vị nào làm khó cả. Ngay cả bác sĩ Lê Minh là người cực kỳ bận rộn, khi khám cho bỉ nhân, 2 bác cháu trò chuyện như những người thân, Bác Lê Minh còn bộc bạch niềm đam mê nhiếp ảnh sau nghề y và kèm theo đó là những bức ảnh nghệ thuật do chính tay bác gặp.

Rồi cũng tại phòng khám nọ, một bác sĩ chuyên viên về đột quỵ cũng như tim mạch thật tận tình giải đáp sức khỏe của bỉ nhân.

Khi nghĩ về ngành y, không chỉ bác sĩ mà còn những y sĩ, dược sĩ mà bỉ nhân gặp gỡ, họ luôn trìu mến và rất nhiệt tình hỗ trợ mình chăm lo cho sức khỏe.

Lần nọ, ở bệnh viện An Bình, chính mắt bỉ nhân thấy bác sĩ kia đã bỏ tiền túi để mua thuốc để chích cho bệnh nhân nghèo.

Nói như thế, không phải ai ai cũng như thế ! Đơn giản là ngay cả bàn tay cũng có ngón dài ngón ngắn để rồi cũng có những vị lương y không như từ mẫu nhưng như dì ghẻ khi tán tận lương tâm với bệnh nhân.

Dĩ nhiên, ta cũng nên xét từng trường hợp cụ thể. Có khi là áp lực quá nhiều và có khi tâm trạng ngày hôm đó không vui vì chuyện gia đình. Bản thân ta cũng thế nên chăng ta đồng cảm với y bác sĩ hơn là khiển trách. Chả ai muốn thế vì dù sao y bác sĩ cũng hiểu thế nào là y đức. Ta không kể đến một số người trong ngành y đã bán linh hồn cho quỷ thì miễn bàn.

Dù sao đi chăng nữa, 27 tháng 2 vẫn là ngày đặc biệt để nhớ cũng như tri ân những thiên thần áo trắng. Bên trong, đàng sau và bên dưới chiếc áo blouse đó chất chứa những tâm hồn, những tấm lòng của những tâm hồn cao cả. Đặc biệt trong biến cố sự xuất hiện không ai muốn của “Cô Vy” ta thấy có những tấm lòng cao cả, thế giới biết đến Giáo sư Lưu Trí Minh là giám đốc bệnh viện đầu tiên chết vì nhiễm virus corona. Kèm theo đó, bác sĩ tiên phong cảnh báo về virus corona: Lý Văn Lượng cũng đã qua đời. Cạnh đó, hàng ngàn nhân viên y tế cũng đã nhiễm “Cô Vy” và đối diện với cái chết.

Vâng ! Vẫn trân quý và rất trân quý những chiếc áo blouse ngày đêm trong các bệnh viện, các cơ quan y tế để chăm lo sức khỏe cho đồng loại.

Xin gửi đến tất cả bác sĩ, nhân viên y tế đã lo cho cộng đồng, cách riêng cho bỉ nhân. Xin gửi đến quý y bác sĩ đóa hoa lòng của sự biết ơn.

Xin chân thành tri ân và cầu chúc mọi điều tốt đẹp nhất đến với những thiên thần áo trắng, những chiếc áo blue đầy tình thương đang giành giật mạng sống cho con người cũng như mang lại sức khỏe cho người khác.

Người Giồng Trôm

Đọc nhiều nhất Bản in 26.02.2020 18:13