Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Tự Sắc 'Summorum Pontificum' sau một năm được ĐTC Bênêđíctô XVI ban hành (Phần 1)

§ Anthony Lê

Linh Mục John Zuhlsdorf (mà giới bloggers người Mỹ thường hay gọi là Father Z) phân tích về những ảnh hưởng của Tự Sắc kể trên qua cuộc phỏng vấn của nữ ký giả Annmarie Adkins của hãng thông tấn Zenit.

Lời Mở Đầu...

Kể từ khi bắt đầu loạt bài viết về chủ đề "Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống," người viết nhận được khá đông sự khích lệ cũng như những email bày tỏ sự hứng thú theo dõi và thắc mắc của Quý Vị xa gần về chủ đề rất nóng hổi này, để đáp lại tấm thịnh tình của Quý Vị, xin được phép nhắc lại một chi tiết rất quan trọng như sau mà có lẽ chúng ta không chú ý đến đó là:

Nếu giáo xứ nào hay tại bất kỳ Giáo Hội Địa Phương nào biết đề cao và cổ võ đến việc Chầu Thánh Thể 24/24 và trong suốt cả 7 ngày trong 1 tuần, thì xứ đạo hay Giáo Hội Địa Phương tại đó sẽ trổ sinh rất nhiều hoa trái thánh thiện về đủ mọi mặt: lòng bác ái, tình đoàn kết Kitô hữu, lòng sốt mến chân thành vào Thiên Chúa và Đức Maria, vân vân...; cũng thế, nếu giáo xứ và Giáo Hội Địa Phương nào biết cách cổ võ và duy trì Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống, thì hồng phúc mà Thiên Chúa ban xuống, chắc chắn sẽ trở nên gấp bội, vì suy cho cùng, Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống giúp mang lại sự hiệp nhất Kitô Giáo đích thực cũng như một đời sống tâm linh phong phú dồi dào đích thực cho những ai đang kiếm tìm, hay yêu mến và trân quý Thánh Lễ truyền thống này, khi mà cả vị Chủ Tế lẫn giáo dân đều cùng nhau quy hướng về Thiên Chúa, để nơi đó, vị Linh Mục chủ tế không còn là một nhân vật trọng tâm, hòng để gây ra sự chú ý nữa, mà chính Chúa Kitô - Đấng đang hiện thực lại Hy Tế Thập Giá xưa kia, mới đích thực là Vị Tư Tế Tối Cao, đang cùng với vị Linh Mục và cả cộng đoàn dân Chúa - dâng tất cả mọi của Lễ lên cho Thiên Chúa Cha qua những nghi thức phụng vụ khó có thể bị lạm dụng, cắt xét hay phóng tác được.

Nếu chúng ta muốn tìm lại tính đích thực và nguyên thủy của Phụng Vụ xét về mặt Thần Học lẫn Tâm Linh Kitô Giáo, thì qua Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống, những câu trả lời thuần túy, đích thực, và nguyên vẹn cho cuộc kiếm tìm đó sẽ được giải đáp và phơi bày ra cho tất cả chúng ta, chỉ tiếc rằng: Giáo Hội Công Giáo Việt Nam chúng ta chưa có Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống cho cộng đồng giáo hữu...

Bài viết sau đây nhìn lại những gì đã xảy ra sau một năm khi Tự Sắc "Summorum Pontificum" được ban hành ra vào Tháng 7 năm 2007 vừa qua. NV

MINNEAPOLIS, Minnesota (Zenit.org).- Tự Sắc "Summorum Pontificum" của Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI về dạng truyền thống của Thánh Lễ đã khởi lên một sự thích thú ngày càng gia tăng vào Phụng Vụ dựa trên ngôn ngữ La Tinh, đặc biệt là nơi các vị Linh Mục, đó là lời nhận xét của một chuyên gia về các bản dịch phụng vụ.

RevZuhlsdorf.jpg

Cha John Zuhlsdorf

Cha John Zuhlsdorf, một cựu nhân viên của Ủy Ban Giáo Hoàng Ecclesia Dei, là một tiếng nói có quyền uy về cả các bản dịch về Phụng Vụ lẫn sách Lễ Rôma 1962. Cha cũng phụ trách mục "Lời Cầu Nguyện Thật Sự Nói Lên Điều Gì?" (What Does the Prayer Really Say?) trên tờ báo Người Đi Lang Thang (The Wanderer), và Cha cũng là tác giả cho một trang blog khá nổi tiếng có cùng tên.

Trong Phần 1 của bài phỏng vấn với hãng tin Zenit, Cha Z nói về sự hứng thú mới trong Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống và những quan ngại khác nhau được đưa ra có liên quan đến Tự Sắc kể trên.

Hỏi (H): Thưa Cha, kể từ khi Tự Sắc kể trên được ban hành ra, có nhiều đòi hỏi về Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống không?

Cha Z (T): Có và không. Chúng tôi chưa thấy những người tín hữu lũ lượt cùng nhau kéo đến gỏ vào cửa của Cha Sở để đòi hỏi về dạng Thánh Lễ xưa củ. Thế nhưng có một gia tăng đều đặn về những giáo xứ mà giờ đây có Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống được cử hành một cách đều đặn. Sự rò rỉ này đang bắt đầu trở thành một dòng suối.

Khởi đầu, có những kỳ vọng không mấy hiện thực cho lắm. Rất nhiều người yêu thích Thánh Lễ xưa củ thì lại lạc quan một cách quá mức rằng rồi đây cơn lũ sẽ làm phá đổ đi cánh cửa. Còn những người chống đối hay tìm cách nói không, thường lại là những vị có quyền hành, thì lại cố tìm cách ngăn chặn đi dòng chảy này bằng cách phát biểu ra những ý kiến hết sức tiêu cực không những về Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống mà còn cả về những người giáo dân nào mong muốn có được Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống được cử hành cho họ.

Thật khó mà tin nổi, khi có rất nhiều vị Giám Mục địa phận đã đưa những trở ngại hay rào cản hết sức bất hợp lý về những điều khoản rất có thiện chí được Đức Thánh Cha rộng lượng ban hành ra. Sự chống đối đó giờ đây đang bị bẻ nát dưới sự giám sát và theo dõi rất chặt chẻ của các giới làm các trang blogs và áp lực đến từ phía của Tòa Thánh.

Nhân tố khác nữa đó là hiện nay có rất nhiều vị Linh Mục trẻ tuổi muốn học về Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống. Lấy ví dụ như việc tôi đã được nghe biết tới đó là có trên 1,000 vị Linh Mục đã yêu cầu các DVD huấn luyện về việc cử hành Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống mà các Cha Dòng Huynh Đệ Thánh Phêrô (FSSP - một Dòng chuyên về Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống trên khắp thế giới - NV) làm ra ra cùng với Đài Truyền Hình Công Giáo EWTN (do Mẹ Angelica sáng lập tại Thành Phố Hanceville thuộc tiểu bang Alabama - NV).

Rất nhiều vị Linh Mục hiện đang tham dự các khóa hội thảo huấn luyện tại Chicago và Nebraska, Oxford (Anh Quốc - vì tại Anh Quốc Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống chưa bao giờ bị ngừng, mà trái lại còn gia tăng lên một cách mạnh mẽ hơn bao giờ hết nhờ vào Special Indult của Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị như NV đã có dịp đề cập tới trong các bài viết trước về chủ đề này - NV) lẫn tại bất kỳ nơi đâu, miễn sao là có lớp huấn luyện về Thánh Lễ La Tinh dành cho các vị Linh Mục. Vì khi các vị Linh Mục này học biết được về dạng của Thánh Lễ xưa củ này, thì các ngài sẽ bắt đầu triển khai nó ra trong giáo xứ của các ngài.

Đức Hồng Y Darío Castrillón Hoyos - người được Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI chỉ định về những vấn đề này - đã tuyên bố rằng: Đức Thánh Cha hy vọng Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống này sẽ được cử hành một cách rộng rãi hơn nữa, thậm chí ngay cả khi chưa hề được giáo dân yêu cầu.

Đối với giới trẻ thì ngược lại. Giờ đây các sinh viên Công Giáo đang hối thúc các vị Linh Mục Tuyên Úy tại các trường Đại Học hãy cử hành Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống cho họ. Và khuynh hướng này chỉ gia tăng theo hướng thẳng tiến và đi lên mà thôi.

Latin1.jpg

Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống do các Cha Dòng FSSP Cử Hành

(H): Thưa Cha, có báo cáo cho biết rằng: Ủy Ban Giáo Ecclesia Dei đang soạn thảo ra một văn kiện nhằm làm rõ ra một số sự mơ hồ hay sự tối nghĩa có liên quan đến việc triển khai Tự Sắc "Summorum Pontificum." Thì đâu là những khó khăn chính tính cho đến nay để văn kiện như vậy nhắm tới?

(T): Có lẽ, văn kiện sẽ làm rõ ra một số thuật ngữ được dùng trong Tự Sắc của Đức Thánh Cha vốn đã bị một số vị Giám Mục địa phận và Linh Mục cố tình ngăn chặn về điều mà Đức Thánh Cha đang cố để đạt được.

Lấy ví dụ, Tự Sắc "Summorum Pontificum" nói rằng các vị Linh Mục phải idoneus tức phải có "đủ khả năng và thành thạo" để có thể cử hành Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống. Idoneus là một thuật ngữ, nhằm ám chỉ đến những đòi hỏi tối thiểu của việc thành thạo, chứ không phải việc đạt đến mức của một chuyên gia.

Đức Hồng Y Edward Egan của Tổng Giáo Phận New York, một chuyên gia về Giáo Luật nổi tiếng nhất trong thời đại của ngài, đã nêu ra một cách rất chính xác rằng: idoneus, nếu xét đến việc hiểu và biết về ngôn ngữ La Tinh, thì nó có nghĩa là vị Linh Mục đó phải cókhả năng để phát âm ra những từ ngữ bằng tiếng La Tinh một cách chính xác. Thì nhiêu đó cũng đã đạt được mức tối thiểu rồi.

Dĩ nhiên là chúng ta hy vọng xa hơn điều đó nhiều.

Thế nhưng một số vị Giám Mục lại đang chủ quan bắt các Linh Mục phải qua những cuộc kiểm tra / sát hạch về tiếng La Tinh trước khi quyết định là vị Linh Mục đó có thể được phép cử hành Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống bằng cách sử dụng đến Sách Lễ Rôma 1962 hay không, hoặc thậm chí việc dùng đến tiếng La Tinh trong Thánh Lễ theo hình thức hiện nay, có nghĩa là Thánh Lễ theo nghi thức hiện tại của vị Linh Mục đó, trong tư cách là một vị Linh Mục của Giáo Hội La Tinh.

Một vấn đề khác nữa đó là mức độ lớn rộng như thế nào của một nhóm, một coetus (tức một cuộc hội tụ hay một đám đông - NV), đưa ra lời yêu cầu về Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống, trước khi vị Linh Mục chánh xứ được yêu cầu để hành động bằng cách chấp thuận lời yêu cầu đó của nhóm. Thì đó chính là những điểm cùng với những vấn đề khác có liên quan đến việc diễn dịch về Tự Sắc kể trên sẽ được văn kiện nhắm tới.

Những vấn đề mang tính thực tiễn cũng nổi trội lên. Lấy ví dụ như, Tòa Thánh nên đưa ra chỉ dẫn về sự liên hệ giữa hai lịch phụng vụ. Tôi nghĩ rằng Tòa Thánh sẽ cho xuất bản ra một "ordo" (danh sách các ngày lễ trong phụng vụ Công Giáo - NV) cho Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống, một cuốn sách hằng năm nói về Thánh Lễ nào cần phải được cử hành mỗi ngày.

Những lời giải thích rõ hơn về kiểu cách của các áo lễ, hay loại âm nhạc được sử dụng tới, thì sẽ có hữu ích rất nhiều. Có những vấn đề liên quan tới việc Rước Lễ bằng tay, việc có giúp lễ là nữ giới, và những điều này thích nghi như thế nào trong tinh thần và các chuyên mục có trong Thánh Lễ trước Công Đồng cũng sẽ được đề cập tới.

Những chi tiết nhỏ nhặt hơn, chẳng hạn về điều được gọi là Kinh Thú Tội lần 2 (Confiteor) trước khi Rước Lễ, hay một số truyền thống mà mọi người mong ước từ Sách Lễ Rôma 1962 cũng sẽ được làm rõ ra.

Văn kiện sắp đến, và những lời đáp trả cụ thể của Đấng Kế Vị Thánh Phêrô, sẽ giúp cho việc triển khai ra Tự Sắc "Summorum Pontificum" theo thứ tự rõ ràng và xuyên suốt hơn.

(H): Thưa Cha, Cha đã từng nói rằng Tự Sắc "Summorum Pontificum" chính là trọng tâm của "Kế Hoạch Cai Quản" của Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI cho cả Giáo Hội. Thế nhưng thuật ngữ "Kế Hoạch Cai Quản" (Marshall Plan) nhằm ám chỉ đến việc gầy dựng lại từ những gì trống rỗng ở mặt đất mà lên. Thế Cha có thể mô tả về kế hoạch này và vai trò mà Cha tin rằng Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống sẽ thích ứng vào được không?

(T): Hữu dụng như chúng ta thấy đó mà vẫn còn có những kiểu suy luận khập khiễng. Sau Chiến Tranh Thế Giới lần 2, Hoa Kỳ tái xây dựng lại một Âu Châu bị chiến tranh tàn phá cả về những lý nhân đạo đến việc giúp tạo ra những đồng minh thương mại và một lực lượng bảo vệ thành công chống lại Chủ Nghĩa Cộng Sản.

Sau Công Đồng Chung Vaticăn II, rất nhiều phạm vi hay lãnh vực của Giáo Hội đã bị tàn phá, cướp bóc bởi những kẻ bất đồng bên trong, bởi một sự mất mác về tính liên tục (continuity) với truyền thống của chúng ta, và bởi sự xói mòn của chủ nghĩa thế tục lẫn chủ nghĩa theo thuyết tương đối của thế giới hiện đại thời vốn đầy sức quyến rũ của thời nay.

Đức cựu Hồng Y Joseph Ratzinger đã từ lâu rất quan tâm đến sự mất mát về căn nguyên Kitô Giáo này, vốn một thời trở thành trái tim của nền Văn Minh Tây Phương. Ngày nay, tôi tin là Đức Giáo Hoàng Ratzinger hiện đang làm việc để làm tái sinh trở lên căn tính Kitô Giáo của chúng ta, ngay từ chính bên trong Giáo Hội giữa những thành viên và nhiều lãnh vực khác nhau của đời sống, để chúng ta có thể chống lại những ảnh hưởng tiêu cực của chủ nghĩa thế tục lẫn chủ nghĩa theo thuyết tương đối.

Chỉ có khi nào chúng ta có được một căn tính vững chắc trong tư cách là những người Công Giáo, thì khi đó chúng ta mới có được điều gì đó khách quan và lành mạnh để đưa ra cho thế giới rộng lớn, một tiếng nói rõ ràng nhằm đưa ra những đóng góp hết sức quan trọng nơi quãng trường công cộng.

Căn tính của chúng ta trong tư cách là những người Công Giáo thì không thể nào có thể gở rời ra được qua cách mà chúng ta cùng cầu nguyện chung với nhau như là một Giáo Hội duy nhất như là qua Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống.

Để tạo ra dáng vóc và cung cấp thêm sức mạnh cho căn tính Kitô Giáo của chúng ta trong những hoàn cảnh hết sức khó khăn, thì chúng ta phải cần đến một sự canh tân đích thực mới về Phụng Vụ, một sự canh tân vốn tái hội nhập chúng ta về trở lại với truyền thống của chúng ta, để mang chúng ta nối tiếp trở lại vào những nguồn gốc xưa củ lâu đời mà đức tin Công Giáo của chúng ta đã cảm nghiệm được trong hơn hai ngàn năm qua.

Trái với những ý niệm của những nhà cấp tiến nhất, "cái điều được cho là Công Giáo" (the Catholic thing) không phải bắt đầu vào những năm 1960s (tức sau Công Đồng Chung Vaticăn II mới có - NV).

Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI đang hướng dẫn chúng ta đến một viễn ảnh lành mạnh hơn về học thuyết, lịch sử, việc phụng tự chung của Giáo Hội, và căn tính rất riêng của chúng ta, trong tư cách như là những người Công Giáo. Không thể có một sự thay đổi nào đích thực vì một tương lai tốt đẹp hơn mà không có sự nối kết hay sự kế tục với lịch sử, và với quá khứ của chúng ta cả.

Phụng Vụ chính là điểm đầu của ngọn giáo (Liturgy is the tip of the spear).

(còn tiếp)

Tự Sắc "Summorum Pontificum" sau một năm được ĐTC Bênêđíctô XVI ban hành, Phần (1), (2)

Anthony Lê

Tags ·

Đọc nhiều nhất Bản in 23.07.2008. 12:19