Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Tranh luận giữa Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ về tình trạng của đền thờ Santa Sofia

§ Hồng Thủy

Tranh luận xung đột giữa Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ về số phận của đền thánh Santa Sofia ở Istanbul tái bùng nổ khi Tổng thống Recep Tayyip Erdogan của Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ việc đọc một kinh nguyện Hồi giáo trong đền thờ này vào dịp kỷ niệm 567 đế quốc Ottoman chinh phục Constantinople.

SantaSofia.jpg
Đền thờ Santa Sofia ở Thổ Nhĩ Kỳ

Đền thờ Santa Sofia được dâng kính sự Khôn ngoan của Thiên Chúa. Từ năm 537 đến năm 1453, đền thờ là nhà thờ chính tòa của Giáo hội Công giáo Hy Lạp và sau đó của Giáo hội Chính Thống và là ngai tòa của Tòa Thượng phụ Constantinople. Sau khi đế quốc Ottoman chinh phục Constantinople, đền thờ trở thành đền thờ Hồi giáo từ năm 1453 đến năm 1931. Ngày 01/02/1935, theo chỉ đạo của Kemal Ataturk, cha đẻ của Thổ Nhĩ Kỳ hiện đại, đền thờ được sử dụng làm viện bảo tàng.

Tổng thống Erdogan phê bình chính phủ Hy Lạp là “không có đền thờ Hồi giáo nào ở thủ đô” Athens. Và ông Fahrettin Altun, giám đốc truyền thông của văn phòng Tổng thống, còn làm cho tình hình căng thẳng hơn khi khẳng định rằng không lâu nữa, nhà thờ chính tòa, hiện đang là viện bảo tàng, sẽ sớm bị biến thành nơi thờ phượng của Hồi giáo”.

Phản ứng của chính quyền Hy Lạp

Hy Lạp đã phản ứng mạnh mẽ với những tuyên bố của những người đứng đầu chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ. Chính phủ Hy Lạp nói rằng việc đọc kinh nguyện Hồi giáo trong đền thờ là “nỗ lực không thể chấp nhận” để thay đổi tình trạng của đền thờ Santa Sophia. Đây là một lựa chọn có thể so sánh với “một thách thức sự nhạy cảm của các Kitô hữu trên khắp thế giới”.

Tuyên bố của Bộ trưởng Ngoại giao của Hy Lạp viết: “Hành động này là một sự xúc phạm đối với cộng đồng quốc tế” và cho thấy sự thiếu quan tâm của chính quyền Ankara đối với luật pháp quốc tế và di sản văn hóa của UNESCO.

Bộ trưởng Ngoại giao Mevlut Cavusoglu của Thổ Nhĩ Kỳ phản hồi rằng “đền thờ Santa Sofia đang ở trong lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ, đã bị chinh phục” và “những gì xảy ra ở nước chúng tôi và liên quan đến tài sản của chúng tôi, chỉ liên quan đến chúng tôi”.

Công giáo và Chính Thống giáo muốn đền thờ Santa Sofia được lưu giữ như một bảo tàng, nhưng mục đích của Tổng thống Erdogan và chính sách của ông, bị thúc đẩy bởi chủ nghĩa dân tộc và Hồi giáo, ngày càng theo hướng chuyển đổi vương cung thánh đường thành một đền thờ Hồi giáo. (Asia News 04/06/2020)

Hồng Thủy - Vatican News

Đọc nhiều nhất Bản in 04.06.2020 17:46