Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Thế nào là tự do tôn giáo ở Hoa Kỳ qua vụ án tiệm bánh ở Tối Cao Pháp Viện!

§ Giuse Thẩm Nguyễn

(EWTN News/CNA) Washington DC. Cuộc tranh đấu của một tiệm bánh ở Colorado để duy trì quyền tự do bày tỏ của mình có thể là một trong những quyết định tự do tôn giáo có ảnh hưởng nhất của Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ trong năm khi tòa án sẽ xem xét vụ án trong họp kỳ này.

Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ và các nhóm Công Giáo khác đã đưa ra quan điểm trong bản kiến nghị về vụ Tiệm bánh Masterpiece kiện Ủy Ban Dân Quyền Colorado rằng “vấn đề không chỉ đơn giản là Jack Phillips có nướng bánh hay không, nhưng chính là quyền được sống theo niềm tin của mình trong đời sống hằng ngày, để phục vụ lợi ích chung.”

Masterpiece-Cakeshop.jpg

Vụ tiệm bánh Masterpiece Cakeshop đã được Tòa Tối Cao quyết định sẽ xử vào họp kỳ tới, nhắc nhớ một ngày vào tháng Bẩy năm 2012 khi ấy Jack Phillips đang làm việc tại tiệm bánh của mình ở Lakewood, Colo nằm ở ngoại ô Denver.

Phillips đã bắt đầu vào nghề từ năm 1993 với hai niềm đam mê – làm bánh và nghệ thuật. Phillips đặt tên cho tiệm bánh của mình là “Masterpiece” bởi vì tính cách nghệ thuật của công việc và cũng bởi vì niềm tin vào Chúa Kitô của anh. Anh nhớ lại bài giảng của Chúa trên núi trong Phúc Âm của Thánh Matthew, đặc biệt là lệnh truyền này “không ai được làm tôi hai chủ” và “ người không thể vừa phụng sự Chúa lại vừa phụng vụ tiền của được.”

Phillips đã phát biểu hôm thứ Tư tuần trước tại Hội Di Sản Văn Hóa (Heritage Foundation) đang chuẩn bị cho phiên xử tại Tòa Tối Cao rằng “Tôi mở tiệm bánh không phải là để kiếm được thật nhiều tiền, nhưng là tôi có thể sáng tác nghệ thuật, làm những cái bánh mà tôi thích và phụng vụ Thiên Chúa yêu thương của tôi.”

Nhớ lại vào một ngày tháng Bẩy, có hai người đàn ông bước vào tiệm bánh Masterpiece Cakeshop và bắt đầu xem hình mẫu của những chiếc bánh cưới. Phillips tiến lại và họ nói là muốn đặt một chiếc bánh cưới cho buổi kết hợp (đám cưới) đồng tính của họ.

Phillips chưa biết phải từ chối làm sao cho lịch sự vì anh không muốn làm bánh cưới cho người đồng tính. Cuối cùng thì anh cũng phải nói rõ cho họ biết là anh không thể làm bánh cho họ được,vì làm như thế là anh đã vi phạm vào niềm tin Kitô giáo của anh. Anh cũng cho biết là tiệm của anh từ chối làm một số loại bánh gồm bánh cho ngày Halloween, tiệc độc thân, bánh ly dị, bánh có rượu và bánh với lời viết của kẻ vô thần.

Khi hai người đàn ông này nghe giải thích như vậy, họ đùng đùng nổi giận bước ra khỏi tiệm. Sau đó Phillip nhận được nhiều cú điện thoại đe dọa. Ngày hôm sau anh nhận được lời đe dọa sẽ giết anh và anh đã gọi điện thoại cho bà chị lúc đó đang ở trong tiệm với đứa con gái bốn tuổi, bảo họ trốn ra phía sau tiệm trong khi chờ cảnh sát tới.

Hai người đồng tính này lúc đó cũng làm đơn khiếu nạn với Ủy Ban Dân Quyền Colorado vì cho rằng bị phân biệt đối xử.

Thế là Ủy ban này ra lệnh cho Phillips phải làm bánh cho cặp đực này và phải qua một lớp huấn luyện chống phân biệt. Trong phiên tòa vào năm 2014, công tố viên Diann Race so sánh việc từ chối làm bánh cho cặp đồng tính này lý giải cho tội phá hoại và nô lệ. Rice nói rằng “Tự do tôn giáo và tôn giáo đã được dùng để biện minh cho nhiều loại phân biệt đối xử trong suốt chiều dài lịch sử, như là bắt làm nô lệ hay là phá hoại.”

Hội Bảo Vệ Tự Do (Alliance Defending Freedom) giúp đưa vụ Phillip ra tòa. Phillip đã bị thua trước khi chánh án vào năm 2012, quyết địng rằng tiểu ban có quyền quyết định khi nào thì quyền tự do ngôn luận của Phillip phạm đến quyền của người khác.

Thế là Phillip khiếu nạn với ủy ban nhân quyền của tiểu bang và quyết định của họ chống lại anh. Phillip lại tiếp tục khiếu nại với Tòa Khiếu Nại của tiểu bang và tòa này cũng chống lại anh. Còn tòa Tối Cao Colarodo thì không nhận vụ án của anh.

Phillip lại kháng án lên Tòa Tối Cao. Ngày xử được dời tới dời lui,hết đông rồi lại sang hạ. Mãi đến mùa xuân 2017 Tòa mới nhận xử vụ án vào tháng Sáu, những ngày cuối của họp kỳ.

Phán quyết của Tòa Tối Cao sẽ có tầm quan trọng nhất trong các bản án quyết định về tự do tôn giáo của thế kỷ.

Dân biểu Mike Johnson (Cộng Hòa-La) phát biểu trong cuộc họp báo hôm thứ Năm tại thủ đô Hoa Kỳ rằng “ Đây có thể là một trong những vụ án quan trọng nhất của Tu Chính Án Thứ Nhất về quyền tự do ngôn luận và quyền thực hành tự do tôn giáo trong lịch sử và nó có thể là một bước ngoặc về tính pháp lý của Tu Chính Án Thứ Nhất.”

Dựa theo bản án Obergerell v. Hadges vào năm 2013, bản tu chính cho rằng hôn nhân giữa một người nam và một người nữ là vi hiến và bắt đầu áp dụng luật chống phân biệt dựa trên giới tính. Sự từ chối phục vụ khách hàng đồng tính dù là cặp đực hay cặp cái của những chủ nhân một số cơ sở kinh doanh như tiệm hoa hay tiệm bánh được coi là phạm luật trong một số tiểu bang, trong đó có bang Colorado.

Trong thời gian phải đối diện với luật pháp, Phillip đã phải trả một giá rất đắt. Anh đã mất 40 phần trăm lợi tức gia đình và một nửa số công nhân của tiệm.

Hội Bảo Vệ Tự Do lập luận rằng trong vụ án Phillip, anh có quyền tự do bày tỏ tính nghệ thuật của một nghệ nhân và quyền này đã được công nhận trong Tu Chính Án Thứ Nhất. Nếu Tòa Tối Cao ra án lệnh nghiêng về Phillip thì tòa sẽ phải coi lại những vụ khác mà chủ cơ sở đang bị tố cáo là phân biệt đối xử. Vì thế, cũng theo Hội Bảo Vệ Tự Do thì sự xung khắc giữa một bên là sự tự do của Phillip, một nghệ nhân và một bên là ước muốn của khách hàng cần được giải quyết giữa người dân với nhau, chính quyền không nên can dự vào.

Con đường văn minh, tiến bộ và tự do không chà đạp những người có quan điểm khác bằng cách đẩy họ ra nơi công cộng. Người công dân tự do được quyền xác định tư tưởng và niềm tin của mình để được bày tỏ, xem xét và tuân thủ.

Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, cùng với HĐGM Colorado, các Hiệp hội Công Giáo và các tổ chức không phải là Công Giáo cũng đã cân nhắc vụ án này, đã nộp bản kiến nghị nhân danh tiệm bánh Masterpiece Cakeshop.

Bản kiến nghị cho rằng tự do tôn giáo không chỉ có nghĩa là tự do thờ phượng hay tự do hành đạo trong nơi riêng tư, Tu Chính Án Thứ Nhất khẳng định “bảo đảm quyền của mỗi cá nhân tìm kiếm sự thật trong những vấn đề tôn giáo và tuân thủ sự thật đó ở nơi riêng tư và nơi công cộng.”

Trong tông huấn công bố Tin Mừng mới đây, ĐGH Phanxicô đã nhấn mạnh rằng “không ai có thể bắt tôn giáo chỉ có ở trong cõi lòng của đời sống cá nhân, không ảnh hưởng đến đời sống quốc gia và xã hội, không quan tâm đến các thể chế dân sự, không có quyền đưa ra quan điểm về các sự kiện ảnh hưởng đến xã hội.”

Giuse Thẩm Nguyễn

Đọc nhiều nhất Bản in 13.09.2017 17:51