Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Thánh Bernadette: Một gương đáng theo

§ ĐÔ Nguyễn Quang Sách

Nhà báo và tác giả sách chia sẻ nhận thức vễ Lộ Đức

COLUMBUS, OHIO (Zenit,org).- Thế giới ngày nay có thể học nhiều chuyện từ Bernadette Soubirous người thiên cảm của Lộ Đức, tác giả một quyển sách mới về những lần Đức Maria hiện ra cho một em gái người Pháp.

80915pope1.jpg

Elizabeth Ficocelli, nhà báo và tác giả quyển sách “Lộ Đức: Nguồn mạch Đức Tin, Hy Vọng và Bác Ái” (Paulist Press), đã nói thêm rằng chị hy vọng Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI sẽ đề cao gương của vị thánh khi ngài viếng thăm Lộ Đức.

Trong cuộc phỏng vấn này dành cho ZENIT, Ficocelli giải thích về tính bình dân nơi hành hương, về kinh nghiệm của chính chị tại Lộ Đức, và điều mà chị hy vọng Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI sẽ đề cao trong sự thăm viếng của ngài tại Lộ Đức.

Sự hấp dẫn đặc biệt tới Lộ Đức là cái gì, cách riêng từ những kẻ thăm viếng đền từ nước ngoài?

Có nhiều yếu tố lôi kéo người ta tới Lộ Đức, cả qua các đại dương và các lục địa. Chắc chắn vẫn còn niềm hy vọng chứng kiến những phép lạ thể lý, như đã xảy ra từ những ngày đàu các lần hiện ra. Điều này dược chứng tỏ bởi con số những người hành hương mang bịnh và khuyết tật thể xác thăm viếng đền mỗi năm từ mọi phần thế giới—lên tới 70.000—và 100,000 người tình nguyện hành trình theo những cá nhân này để giúp đở họ trong cuộc hành hương của họ.

Ít thấy hơn, nhưng không phải là ít quan trọng, là những người hành hương tới Lộ Đức vì hy vọng được chữa lành tâm thần và cảm xúc. Điều này bao hàm sự chữa lành tính trầm cảm, bịnh lưỡng cực (bipolar), và những thói nghiện đủ thứ.

Dĩ nhiên, các cá nhân cũng được lôi kéo tới Lộ Đức vì những lý do thiêng liêng. Một số người tới để tạ những ơn lành họ được. Những kẻ khác tới vì lòng tôn kính Mẹ và vì những sứ điệp cầu nguyện và sám hối Mẹ đã cho biết trong hang

Nhiều người hành hương tới Lộ Đức--kể cả tôi—kinh ngạc vì sự cải tạo thiêng liêng họ cảm nghiệm tại đền trong những lúc thương tâm như tham gia những cuộc kiệu, được giầm mình dưới nước, hay là thực thi một sự xưng tội thâm sâu và chân tình.

Chị đối mặt những thách đố riêng biệt nào như một nhà báo nói tiếng Anh đang viết một cuốn sách về Lộ Đức?

Thách đố thứ nhất của tôi khi tiếp nhận nhiệm vụ này là tôi chưa bao giờ tới Lộ Đức. Thiên Chúa đã giải quyết sự này cách hoàn hảo, vì tôi được mời đi theo một cuộc hành hương với những nhu cầu riêng biệt, được những nhóm người Tình Nguyện Bắc Mỹ Đức Bà Lộ Đức tổ chức, một tổ chức do bà Marlene Watkins sáng lập, chính bà đã có một kinh nghiệm sâu sắc là được cải tạo tại Lộ Đức. Những bạn đồng hành của tôi đã cho tôi cái nhìn của một người nội bộ về điều phải phục vụ và được phục vụ tại đền bình dân Maria này.

Với tư cách một người Mỹ ngây ngô, tôi tưởng mọi người tại Pháp nói tiếng Anh. Tôi mau chóng khám phá điều này là một ý kiến không đúng. Thay vì ở tại trung tâm thủ đô Paris, Lộ Đức nằm trong những Núi Pyrené miền Nam nước Pháp, không xa biên giới Tây-Ban-Nha. Những ngôn ngữ bình dân được nói tại đền là tiếng Pháp, Italian, Tây-Ban-Nha, Đức, Hà Lan và Anh. Do đó. Tôi cần có những thông dịch viên cho hầu hết những người tôi phỏng vấn.

Điều quan trọng cho tôi là tôi đã không tường thuật thuần túy về Lộ Đức như một truyện tin tức. Ý của tôi là trầm mình trọn vẹn trong kinh nghiệm làm một người hành hương Công Giáo lần đầu tới đền. Mặc dầu thỉnh thoảng có thách đố thay đổi mũ từ sự hướng dẫn những phỏng vấn đi vào trong kinh nghiệm Lộ Đức bằng cách cầu nguyện, tôi cảm thấy sự hỗn họp vừa tường thuật lịch sử vừa suy tư cá nhân đã tăng cường nhiều cho quyển sách.

Chị đã tiếp xúc với một số nhân viên chìa khóa tại Lộ Đức, một sự tiếp xúc chưa hề có. Điều này xảy ra làm sao và điều này đã hoàn thành cái gì cho quyển sách của chị?

Tôi phải qui về Chúa đối với mọi phương diện của quyển sách này, từ sự mời viết sách ấy cho tới kinh nhiệm hành hương của tôi và chotới sự tiếp xúc chưa hề có với nhân viên chìa khóa tại Lộ Đức. Marlene Watkins, mà tôi đã nhắc tới ở trên kia, là cửa quan trọng đầu tiên Chúa mở ra cho tôi. “Người từng trải” này tại Lộ Đức đã giới thiệu tôi với Cha Regis-Marie de La Teyssonniere, một nguồn mạch vô giá.

Cha Regis-Marie đã phục vụ như cha tổng đại diện tại Lộ Đức đã hơn 10 năm. Cha là một chuyên viên hướng dẫn, là tác giả, và người nói về những lần hiện ra, là người thứ hai sau cha đại thần học gia Maria, Cha Rene Laurentin.

May phước cho tôi, Cha Regis-Marie nói tiếng Anh. Cha đã lịch sự đồng ý duyệt bản thảo của tôi cách cẩn thận hầu đính chính mọi điều sai sót trong việc tường thuật về lịch sử những lần hiện ra coi như đã len lỏi vào trong nhiều quyển sách viết về Lộ Đức. Cha cũng đã sắp đặt cho tôi phỏng vấn nhiều gương mặt quan trọng tại đền gòm có Đức Giám Mục Jacques Perrier cai quản Tarbes và Lộ Đức; Cha Patrick-Louis Desprez, tổng tuyên úy; Bác Sĩ Patrick Theillier, giám đốc y tế; Gabriel Barbry, nguyên chủ tịch việc tiếp đón và chiêu đãi khách; Philipphe Tardy-Jouibert, người điều phối Hiệp Hội tiếp và đãi khách Quốc tế; Cha Raymond Zambelli, cha sở; Pierre Adias, giám đốc thông tin, nhiều cha tuyên úy, những người tình nguyện và những người khác.

Những cuộc phỏng vấn hấp dẫn này cho phép tôi trình bày một cái nhìn độc dáo của đền ngày nay và tầm quan trọng của nó cho tương lai. Cácg riêng, tôi có khả năng khám phá cho các độc giả của tôi quá trình phức tạp của những phép lạ có tính xác nhận tại Lộ Đức; sự trở lại thiêng liêng có tác động mạnh xảy ra hằng ngày trong những tòa giải tội như được chứng kiến bởi các cha tuyên úy phục vụ ở đó; mạng lưới tình nguyện vô song tại đền và hiệu quả có ý nghĩa của nó trên tất cả mọi kẻ hànhh hương; những suy tư cá nhân về điều mắt thấy tai nghe đối với những cuộc viếng thăm lịch sử của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo II tại Lộ Đức; và cách thức đền được đánh giá và sẵng sàng góp phần vào các cố gắng của Gíao Hội phổ quát để phúc âm hóa thế giới.

Cô có thấy những hiểu sai về đền khi duyệt lại cuốn sách này không?

Có những người trong đức tin Công Giáo ngày nay muốn phân loại Lộ Đức như “linh đạp tiền-Vatican”—nói cách khác, một thứ gì cổ lỗ và có lẽ mê tín có thể chấp nhận công khai nhưng không thật sự thích đáng cho thế giới ngày nay.

Tôi cảm giác không gì có thể sái sự thật hơn. Kinh nghiệm của tôi trong khi tái duyệt xét và viết quyển sách này minh chứng cho tôi rằng Lộ Đức là một trung tâm quan trọng Giáo Hội Công Giáo, một nơi mà đức tin của chúng ta sống động và ngân vang và hấp dẫn những người các thời đại, các kiểu sống, và cả những niềm tin tôn giáo.

Ví dụ, nếu quan niệm của bạn về Lộ Đức là một nơi cho những gái già non trẻ lần hạt Mân Côi, bạn sẽ kinh ngạc về sự hiện diện mãnh liệt của những người trẻ viếng thăm hay làm việc tại đền, Lộ Đức là một đá nam châm thu hút những thanh thiếu niên từ khắp thế giới. Họ có thể thật sự đồng nhất mình với Bernadette Soubirous, em được 14 tuổi lúc xảy ra những lần hiện ra. Bernadette là một tượng thánh cho các người Công Giáo trẻ để họ có thể là những khí cụ hùng mạnh trong việc thay đổi thế giới khi họ nói “vâng” với Chúa. Giới trẻ thấy mình không những được đón tiếp, mà còn cần thiết tại đền, bởi vì nhiều vị trí người tình nguyện cần sức khỏe thể lý, sức dẻo dai và tính hồ hởi đặc tính của giới trẻ.

Thứ hai là, Lộ Đức không phải thuần túy là một hiện tượng Công Giáo. Chắc chắn, đa số những người hành hương viếng thăm là Công giáo. Nhưng đền cũng lôi kéo người Tin Lành, Hồi Giáo và Phật giáo--cũng có Đức Dalai Lama--họ công nhận Lộ Đức là một trung tâm thiêng liêng quan trọng cho thế giới ngày nay. Cả người vô thần đã được biết có tới đền, hầu hết do tính tọc mạch, cố gắn hiểu sự lôi kéo hùng mạnh của những nơi thể ấy. Nhiều người đã trở lại bởi kinh nghiệm tích cực của họ tại Lộ Đức.

Sau cùng có sự liên quan to lớn không những đến ngày nay, mà còn đến tương lai Giáo Hội chúng ta. Lộ Đức không phải là, Đức Giám Mục Jacques Perrier nhấn mạnh, một bảo tàng viện lịch sử kỷ niệm một biến cố của quá khứ. Đúng hơn, đó là một cung thánh sống động tiếp tục hướng dẫn dân chúng tới một linh đạo sâu sắc hơn. Đó là lý do Đức Giám Mục đã siêng năng làm việc với những kẻ lãnh đạo các tổ chức hành hương khắp châu Âu, hầu nhận ra những phạm vi riêng biệt trong đó Lộ Đức có thể cung cấp cho Giáo Hội Phổ quát thông tin và kỹ năng. Những phạm vi này hao hàm sứ vụ của Giáo Hội liên quan với người bịnh, những kẻ khuyết tật, những giới trẻ, hoà bình, liên quan với Đức Maria, tới việc cổ võ Thánh Thể, việc phục vụ những kẻ khác, những kẻ bị loại ra bên lề, các quốc gia, sự hiệp nhất các Kitô hữu và sự đối thoại liên tôn giáo.

Đúng lúc cô nhận sự chỉ định này, Lộ Đức trở thành những tin tức quan trọng quanh thế giới. Xem ra có nói về sự đề nghị một phương thức mới tiếp cận chủ đề những chữa lành và những phép lạ xảy ra tại đền trên môt nền tản hợp thức. Cô có thể nói cho chúng tôi nhiều hơn về sự đó chăng?

Vì những sự hiện ra đã xảy ra cách đây 150, hàng triệu người đã viếng Lộ Đức. Hàng thế hệ đã làm cho đền và nước chữa lành của đền nổi tiếng vì những hậu quả phép lạ. Nhưng nếu anh nhìn con số những phép lạ được Giáo hội công nhận, anh sẽ thấy một truyện khác, Chỉ có 67. Tại sao ít vậy?

Theo Bác Sĩ Patrick Theiller, giám đốc y tế tại Lộ Đức, sự khác biệt là hậu quả của ba yếu tố. Trước hết, những tiêu chuẩn sử dụng để đánh giá các phép lạ--cũng như những tiêu chuẩn được sử dụng ngày nay để chứng thực những phép lạ trong quá trình phong thánh-- được thiết lập trong năm 1734. Những tiêu chuẩn này loại trừ những sự chữa lành thiêng liêng và tâm lý, vì những phép là này không thể được đo luờng cách khoa học. Điều này tự nhiên loại một số có ý nghĩa những sự chữa lành dân chúng cảm nghiệm tại Lộ Đức.

Hai là, không phải mọi người hành hương mà kinh nghiệm một sự cải thiện sâu xa trong sức khoẻ thể lý của mình, lại muốn chịu một cuộc hạch xét lâu dài mà quá trình đòi hỏi cho một sự trị liệu được xác nhận—hay là sự công khai thường kèm theo việc đó. Một người được chữa lành, ví dụ, được chờ đợi trở lại văn phòng y tế tại Lộ Đức nhiều lần trong vòng năm năm hay hơn để chứng tỏ sự chữa lành kéo dài. Điều này đơn giản không thể áp dụng được cho mọi người, nhất là những người đến từ xa.

Thứ ba, qúa trình đòi hỏi sự đồng ý và sự hợp tác của thầy thuốc riêng cá nhân tại nhà và, có khi quan trọng hơn, của gíám mục của họ. Thường thường, các bác sĩ và các giám mục không muốn hay không khả năng nhúng tay vào trong những vấn đề như thế. Theo Bác Sĩ Theillier, có hơn 7,000 báo cáo chữa lành không thể giải thích theo khoa học đã cho vào hồ sơ lưu trữ, với văn phòng y tế vì thíếu một số đòi hỏi cho phép chúng tiến tới giai đoạn cuối cùng để được đoán là sự lạ.

Muốn cho Lộ Đức có khả năng trình bày cho thế giới một bức ảnh cân xứng hơn như hiện đang xảy ra tại đền, giám mục và bác sĩ y tế đã cầu cứu tới Rome. Ý của họ không phải thay đổi đường lối Giáo Hội xác nhận các phép lạ. Đúng hơn, họ muốn tạo nên một phạm trù mới của những sự lành được xác nhận.”

Phạm trù mới sẽ không thể nào giảm quá trình đánh giá chặt chẽ. Điều kiện của con người sẽ còn cần được chứng thực theo y khoa như là nghiêm trọng và sự đảo ngược của nó như là không thể giải thích cách khoa học. Tuy nhiên, lần đầu tiên sẽ làm nổi bật chiều kích mới việc đánh giá những ơn lành thiêng liêng của sự chữa lành. Và điếu đó cho một người có khả năng biện minh việc chữa và sự cải thiện thiêng liêng trong các giáo xứ và trong kỳ tỉnh tâm của họ, điều mà họ không có sự phê chuẩn của Giáo Hội để hành động vào thời gian hiện nay.

Một bước quan trọng khác là Lộ Đức, qua Ủy Ban Y Tế Quốc Tế của nó hằng năm họp tại Paris, cũng đang suy nghĩ nghiêm chỉnh về sự thích đáng chữa lành trong những trường hợp bao hàm các cơn bịnh tâm lý và tâm thần, và bằng cách nào những bịnh này có thể được đánh giá và trình bày.

Vì Đức Thánh Cha chuẩn bị viếng thăm Lộ Đức trong Năm Thánh đánh dấu việc kỷ niệm thứ 150 những lần hiện ra của Đức Maria, cô muốn thấy ngài nhấn mạnh những phương diện nào thuộc các lần hiện ra?

Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã nói rõ nhiều là ngài phản ảnh tầm quan trọng của Lộ Đức và sứ điệp Tin Mừng của Lộ Đức là cầu nguyện, sám hối và cải thiện cho thế giới ngày nay mà vị tiền nhiệm của ngài, Đức Gioan Phaolo II đã thiết lập trong triều đại giáo hoàng của ngài.

Trước hết, Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI tiếp tục truyền thông Ngày Thế Giới người Bịnh mà Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo II đã khởi xướng để mang lại ý thức về phẩm giá của những người bịnh và khuyết tật. Ngài cũng đã ban một đại xá cho những kẻ có khả năng viếng Lộ Đức trong năm Thánh Đặc biệt này, đi và cầu nguyện theo những buớc chân của Thánh Bernadette. Đối với những kẻ không khả năng tới nước Pháp, nhiều giáo phận đã đáp ứng bằng cách cung cấp những tiện lợi hành hương tại các đền địa phương và những giáo xứ đã dâng hiến cho Thánh Bernadette và Đức Mẹ Lộ Đức.

Sau cùng Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI tông du ít hơn vị tiền nhiệm của ngài nhiều, đã công bố cuộc hành hương giáo hoàng của ngài tại Lộ Đức trong tháng Chín đặt nhiều quan trọng trong những lần hiện ra đặc biệt này cho một thế giới cần tới đức tin, hy vọng và bác ái cách tuyệt vọng như thê,

Tôi chắc chắn Đức Thánh Cha sẽ tiếp tục nhấn mạnh tầm quan trọng cho tất cả mọi Kitô hữu là chứng tỏ sự chăm sóc và lòng tôn trọng những người mắc bịnh và khuyết tật, một giá trị Tin Mừng cơ bản.

Tôi mong chờ ngài lưu ý tới sự liên quan và quyền phép của Thánh Thể và bí tích Hoà Giải, hai phạm vi trung tâm tại Lộ Đức, và lưu ý tới Mẹ Chí Thánh Đấng ban danh dự cho chúng ta suốt lịch sử với những sứ điệp hay là sự an ủi và sự sữa sai, như bất cứ người mẹ nào phải làm cho các con cái mình.

Sau cùng, tôi mong thấy Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đề cao gương Thánh Bernadette, người đã sẵn sàng thực hiện vô số hành vi sám hối vì tội lỗi kẻ khác, và kẻ đã hiến sự sống mình trong sự thánh thiện cá nhân. Thế giới chúng ta ngày nay, bị thu hút trong khoái lạc và những sự thuộc về mình, có thể học nhiều từ linh đạo khiêm tốn, đơn sơ và hướng tới những kẻ khác, của Thánh Bernadette.

- St. Bernadette an Example Worth Following [2008-09-08]
Journalist and Author Shares Insight on Lourdes

ĐÔ Nguyễn Quang Sách

Đọc nhiều nhất Bản in 20.09.2008. 07:45