Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Sự dấn thân của Giáo hội vì người bệnh phong tại 5 châu lục

§ Hồng Thủy

Vatican – Chúa nhật cuối tháng 1 hàng năm là Ngày Thế giới Bệnh nhân phong. Ngày này được ông Raoul Follereau, một nhà văn và nhà báo Pháp, người được gọi là “tông đồ của người phong”, thành lập năm 1954. Ông Follereau đã đấu tranh chống lại các hình thức bất công và loại trừ đối với bệnh nhân phong.

Mỗi năm, có hơn 210 ngàn ca bệnh phong mới, trung bình 2 phút có 1 trường hợp. 10% các bệnh nhân dưới 15 tuổi. Hàng triệu người bệnh phong bị tàn tật vĩnh viễn và bị gạt ra bên lề xã hội vì bệnh phong cùi, trong khi bệnh này ngày nay có thể chữa lành dễ dàng.

Giáo hội, đặc biệt là các miền truyền giáo, luôn dành sự trợ giúp cho các bệnh nhân phong, là những người thường bị bỏ rơi bởi những người trong gia đình của họ và bị gạt ra bên lề bởi bối cảnh xã hội. Bên cạnh việc cung cấp cho họ những chăm sóc y tế và trợ giúp tinh thần, Giáo hội cũng giúp cho họ khả năng được phục hồi và tái hòa nhập vào xã hội. Ở nhiều nơi, việc phân biệt đối xử với những bệnh nhân này vẫn còn nặng nề, do ý tưởng là bệnh này không thể chữa được và bởi sự tàn hại khủng khiếp do nó gây ra.

Có nhiều chứng tá của các nhà truyền giáo nam nữ trong lãnh vực này; một số các ngài đã được tuyên phong chân phước hay hiển thánh, những người đã hiến trọn cuộc đời để xoa dịu nỗi đau của các bệnh nhân phong, ví dụ như thánh Jozef Daamian De Veuster – thường được gọi là cha Damien, thánh nữ Marianna Cope, chân phước Jan Beyzym, Đấng đáng kính Marcello Candia, vv.

Ngày 06/11 vừa qua, cha Gaetano Nicosia, thừa sai người Utalia tại Hongkong, vị tông đồ của bệnh nhân phong cùi, đã qua đời sau 48 năm chia sẻ cuộc sống với các người phong ở Macao. Nhờ các hoạt động của cha, trại phong đã được đóng cửa và các bệnh nhân hiện này được hội nhập lại với xã hội.

Theo thống kê hàng năm của Giáo hội, Giáo hội Công giáo điều hành 604 trại phong trên thế giới; 187 nhà ở châu Phi, châu Mỹ có 48 nhà, Á châu có 296, châu Âu có 72 và 1 ở châu Đại dương.

Các quốc gia có nhiều trại phong là: ở châu Phi có Cộng hòa dân chủ Congo (31), Madagascar (24), Kenya (21); ở Bắc Mỹ: Hoa kỳ (2); ở Trung mỹ: Mêxicô (7); ở châu Mỹ Latinh: Haiti (2); ở Nam mỹ: Brazil (16); ở châu Á: Ấn độ (236), Việt nam (14), Indonesia (12),; ở châu Đại dương: Papua Nuova Guinea (1); ở châu Âu: Bồ đào nhà (63), Đức (5), Ba lan (2). (Agenzia Fides 27/01/2018)

Hồng Thủy

Đọc nhiều nhất Bản in 27.01.2018 12:09