Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Gia Tô Bí Lục Tân Thời (6)

(tiếp theo và hết)

Chiến dịch mạ lỵ

Trên đây chúng tôi có nhắc đến William D. Rubinstein và các con số của ông cho thấy số người Do-Thái bị Quốc Xã giết tại các nuớc Công giáo thí ít hơn con số tại các nước không Công giáo. Nhận xét vế tác giả Hitler’s Pope, Rubinstein cho rằng mặc dù chân dung đức Piô do Cornwell vẽ có phức tạp hơn chân dung do Hochhuth vẽ, nhưng rõ ràng đã được vẽ trong cùng một tinh thần. Vì thẩy đều là những chiến dịch quái ác nhằm mạ lỵ và ám hại danh thơm tiếng tốt người khác. Tác giả sách ấy nhất đán đọc sai và hiểu sai cả các hành động của Pacelli lẫn ngữ cảnh (context) trong đó các hành động kia xẩy ra. Cornwell đơn cử hai trường hợp để lên án đức Piô XII: đó là việc ngài án binh bất động trước việc đầy 2,000 người Do-Thái Rôma đi Auschwitz trong hai tháng 9 và 10 năm 1943, và việc ngài không có hành động cương quyết đối với vụ đầy hàng loạt người Do-Thái Hung gia lợi đi Auschwitz trong các tháng 5,6 và 7 năm 1944, đợt diệt chủng cuối cùng của Quốc Xã. Tuy nhiên, nếu nhìn vào chi tiết, câu chuyện sẽ ra khác.

Bản in Đọc tiếp 20.11.2008. 12:30

Gia Tô Bí Lục Tân Thời (5)

(tiếp theo)

Hoàn cảnh cụ thể

Ðứng trên quan điểm tra cứu lịch sử cách khoa học, quả là một lỗi lầm nghiêm trọng khi không làm mình quen thuộc với hoàn cảnh cụ thể trong đó người ta sinh sống lúc đó mà lại đưa ra những phán quyết về họ như thể họ sống trong những hoàn cảnh hoàn toàn khác thế. John Morley, khi điểm sách của Cornwell trên Commonweal ngày 5 tháng 11 năm 1999, nhận định rằng lầm lỗi lớn nhất của Cornwell có lẽ là sự thiếu khả năng hay thiện ý hiểu cái ông gọi là sitz-im-leben, hay hoàn cảnh sống thực của các nhân vật lịch sử. Ðánh giá quá khứ bằng cái nhìn từ thời sau (hindsight) quả không có tính sử học chút nào và không phải của người trí thức. Cornwell không bao giờ hiểu được phải sống và phải xử sự ra sao trong hoàn cảnh Thế Chiến II. Ông nên đọc giáo sư Michael Novak, người giữ ghế George Frederick Jewett tại American Enterprise Institute trên First Things số tháng 8-9 năm 2000.

Bản in Đọc tiếp 19.11.2008. 00:15

Thực tại cuộc sống thánh hiến tại Italia

Phỏng vấn Linh Mục Alberto Lorenzelli, Chủ tịch Hiệp hội các bề trên cấp cao dòng nam Italia, về thực tại cuộc sống thánh hiến tại Italia

Trong các ngày đầu tháng 11 vừa qua, 180 bề trên cấp cao các dòng nam toàn nước Italia đã nhóm đại hội thường niên lần thứ 48 tại Napoli, nam Italia. Thánh lễ khai mạc đại hội đã do Đức Hồng Y Franc Rodé, Tổng trưởng Bộ các Dòng tu và Tu Đoàn tông đồ chủ sự.

Bản in Đọc tiếp 18.11.2008. 09:48

Ảnh Hưởng Của Thượng Hội Đồng Giám Mục Đối Với Giáo Hội Ở Châu Á

Trước khi giới thiệu bài phỏng vấn ĐGM Luis Tagle về ảnh hưởng của THĐGM 2008 đối với Giáo Hội ở Châu Á, BTGH xin giới thiệu phần trích bài phỏng vân ĐGM giáo phận Thanh Hoá Giuse Nguyễn-Chí-Linh: Với chủ đề “Lời Chúa trong đời sống và trong sứ mệnh của Gíao Hội”, THĐGM 2008 kéo dài suốt 3 tuần lễ với chương trình làm việc dày đặc, cho thấy tầm quan trọng của Lời Chúa chưa được đặt đúng vị trí không chỉ trong Gáio Hội, mà ngay trong cuộc sống của mỗi Kitô hữu: đọc – suy gẫm – thực hành – rao giảng. Trước thánh lễ cầu nguyện cho các Đẳng Linh Hồn ngày 02.11.2008 tại Giáo Xứ Việt Nam Paris, trên đường về nước, Ngài đã dành cho Giaoxuvnparis.com một cuộc phỏng vấn.

Bản in Đọc tiếp 18.11.2008. 09:23

Gia Tô Bí Lục Tân Thời (4)

(tiếp theo)

3. CÁC CÁO BUỘC CỦA CORNWELL

Trở lại với Giáo Hoàng Hitler, ta thấy Cornwell đã đi khá sâu vào chi tiết trong việc kết án ngài là giáo hoàng của Hitler, không phải vì nhát gan thỏa hiệp hay những tính toán phàm trần trục lợi, mà do bẩm tính độc đoán và bài Do-Thái. Hai cái bẩm tính ấy đã dẫn ngài đi hết sai lầm này đến sai lầm khác mà sai lầm quan trọng nhất là đã tạo cơ hội để Hitler lên cầm quyền không người chống đối qua tông hiệp ký với hắn, và khi hắn lên cầm quyền rồi thì việc tàn sát người Do-Thái đã không được ngài lên tiếng chỉ trích công khai, mặc cho hắn sát hại 6 triệu người Do-Thái.

Bản in Đọc tiếp 18.11.2008. 09:05

Đức Thánh Cha kêu gọi bảo vệ hòa bình tại Liban

VATICAN. ĐTC Biển Đức 16 kêu gọi mọi thành phần Liban và cộng đồng quốc tế dấn thân bảo vệ hòa bình tại nước này.

Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 17-11-2008, dành cho tân đại sứ Liban cạnh Tòa Thánh, Ông Georges Chakib El Khoury, đến trình quốc thư. Ông năm nay 56 tuổi (1952), nguyên là một thẩm phán điều tra và từng làm giám đốc Văn phòng thông tin của quân đội Liban.

Bản in Đọc tiếp 17.11.2008. 12:10

Thảm cảnh của người dân Congo

Một số nhận định của Linh Mục Silvano Roaro, dòng Dehoniani, về thảm cảnh của người dân Congo

Từ đầu tháng 11 này các xung đột giữa quân đội và các lực lượng bán quân sự của chính quyền Congo với phiến quân thuộc lực lượng ”Quốc Đại bảo vệ nhân dân Congo” do tướng Laurent Nkunda lãnh đạo, đã khiến cho hàng trăm người chết và hơn 1 triệu người trong vùng Goma và Kivu phải bỏ làng mạc đi lánh nạn.

Bản in Đọc tiếp 17.11.2008. 12:09

Gia Tô Bí Lục Tân Thời (3)

(tiếp theo)

2. GIÁO HOÀNG HITLER (Hitler’s Pope)

Thực ra Hochhuth không lẻ loi như người ta tưởng, vì sau ông, một số tác giả khác như Friedlander, cũng tham gia vào trận tấn công không chính đáng chút nào này. Phần lớn các tác giả không phải là các sử gia chuyên nghiệp, cũng không đặt căn bản những điều mình viết trên phương pháp sử học, mà dựa vào các tài liệu đệ nhị đẳng (trích lại lời người khác, hoặc dựa vào bản sao chép các tài liệu lịch sử). Chính để góp phần soi sáng sự thật lịch sử, Ðức Phaolô Ðệ Lục đã làm một ngoại lệ bằng cách phá bỏ luật bí mật 70 năm vốn áp dụng xưa nay cho các văn khố Toà Thánh, và năm 1964, đã chỉ thị cho một nhóm học giả Dòng Tên nhuận chính các tài liệu thời chiến của Vatican để nhanh chóng cho xuất bản. Công trình nhuận chính ấy gồm 11 cuốn được ấn hành giữa các năm 1965 và 1981. Dưới tựa đề chung Các Văn Kiện và Tài Liệu của Tòa Thánh liên quan đến Ðệ Nhị Thế Chiến (ADSS-Actes et Documents du Saint Siège relatif à la Seconde Guerre Mondiale), các tài liệu này được công bố theo nguyên ngữ với các hướng dẫn nghiên cứu (apparatus) bằng tiếng Pháp kèm theo; chỉ có một cuốn, là cuốn thứ nhất, được ấn hành bằng tiếng Anh. Phạm vi các chứng từ nhờ thế thật đồ sộ và bác học.

Bản in Đọc tiếp 17.11.2008. 11:45

Gia Tô Bí Lục Tân Thời (2)

(tiếp theo)

Hai phương thức ngoại giao

Người ta cũng không quên đức Piô XII là một nhà ngoại giao chuyên nghiệp. Phương thức hành động của ngài, vì thế, nghiêng nhiều về phía ấy.Charles R. Gallagher, trong một bài báo tựa là Personal, Private Views đăng trên tạp chí America, ngày 1 tháng 9 năm 2003, nhân khi tiết lộ hai tài liệu ngoại giao Mỹ trong những năm 1938 và 1939, vừa được tìm thấy tại Thư Viện Tổng Thống JF Kennedy ở Boston và tại Thư Viện Bộ Ngoại Giao Mỹ, đã đề cập nhiều đến khía cạnh này. Theo ông, đức Piô XII, một con người thức thời, đã chứng kiến sự thoái lui của điều được gọi là nền ngoại giao của thế giới cũ, thế giới thế kỷ 19 và sự xuất hiện nhanh chóng của nền ngoại giao tân thời. Ðối với các nhà ngoại giao được huấn luyện theo thủ tục của thế kỷ 19, thì tính bí mật (secrecy) trong các vụ thương thảo là quan trọng hơn cả, các hiệp ước hoàn tất là không thể vi phạm được, và các qui thức thủ tục (formality) phải là tối thượng. Trong những vụ quan yếu, các chính phủ và các vị nguyên thủ quốc gia phải được tiếp xúc với cánh cửa hoàn toàn khép kín.

Bản in Đọc tiếp 17.11.2008. 11:43

Gia Tô Bí Lục Tân Thời

Năm 1981, Nhà Xuất Bản Khoa Học Xã Hội tại Hà-Nội cho xuất bản cuốn Tây Dương Gia Tô Bí Lục với phụ đề Ghi Chép Những Chuyện Kín của Ðạo Gia Tô Tây Dương. Trang bìa sau và trang thứ tư của Sách ghi là “Lưu Hành Nội Bộ” với số lượng phát hành lên đến 20,500 bản và lời ghi: “sách in ngoài chỉ tiêu kế hoạch”.

Bản in Đọc tiếp 17.11.2008. 11:41