Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Người dân Syria khốn khó do các lệnh trừng phạt quốc tế

§ Ngọc Yến

Người dân Syria đang phải sống trong một hoàn cảnh bấp bênh, do chiến tranh và các lệnh trừng phạt quốc tế của một “hệ thống tài chính và địa chính trị toàn cầu”. Các cường quốc chỉ sử dụng các dân tộc và quốc gia như những con cờ cho lợi ích riêng của họ.

Trên đây là những lời tố cáo của các nữ tu Trappist ở Azeir, Syria, trước tình trạng đau khổ ngày càng gia tăng của người dân Syria trong các trò chơi quyền lực của các cường quốc thế giới.

Sơ Marta, Bề trên cộng đoàn viết: “Người dân sống xung quanh chúng tôi đang chết không phải do virus, nhưng vì đói và bệnh tật. Họ mắc phải các bệnh hiểm nghèo nhưng nhà thuốc đóng cửa. Không ai nhập khẩu nguyên liệu và việc sản xuất thuốc bị ngưng lại. Đồng lira của Syria bị mất giá từng giờ và hàng hóa cũng vậy”.

Các nữ tu hy vọng châu Âu, khi trải qua thời điểm bấp bênh do sự lây lan của đại dịch virus corona, hiểu rõ hơn thực tế bi thảm của các quốc gia trong chiến tranh và tác động của các biện pháp trừng phạt đối với hoàn cảnh đã bị tổn thương.

Theo các nữ tu giải pháp cho Syria không thể bằng các biện pháp trừng phạt. Hơn thế nữa đây là trách nhiệm của các nhà lãnh đạo Syria, họ phải quan tâm đến nỗi đau của người dân. Hiện nay, các lệnh trừng phạt đã thay đổi càng gây tác động tiêu cực cho dân chúng. Các biện pháp trừng phạt là chống lại người dân.

Các nữ tu nói thêm: “Chắc chắn, bất cứ ai quyết định áp đặt các biện pháp trừng phạt họ đều biết điều đó. Mục tiêu của họ là thúc đẩy mọi người tiêu diệt những người lãnh đạo, để có được thứ vũ khí không thể có được. Nhưng liệu có phù hợp với đạo đức luân lý khi sử dụng đau khổ của người dân cho mục đích chính trị?”.

Các nữ tu kết luận: “Chúng tôi, ở đây, ngay cả khi chúng tôi ở trong tu viện, chúng tôi vẫn nhận ra có một số người đang cố gắng đi những con đường khác, một nền kinh tế nhân văn dựa trên văn hóa, đạo đức, tầm nhìn của con người ... Hãy đi theo những con đường mới này”. (Asia News 17/6/2020)

Ngọc Yến - Vatican News

Đọc nhiều nhất Bản in 18.06.2020 11:49