Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Ngày Giới Trẻ Thế Giới: Thủ Tướng và Hồng Y nói tiếng lạ, khách hành hương nói lời khiêm hạ kết thân

§ Vũ Văn An

1. Thánh Lễ Giới Trẻ lớn nhất trong lịch sử Úc

Michelle Cazzulino, trên tờ Daily Telegraph ngày 16 tháng Bẩy, có bài về Thánh Lễ khai mạc WYD tại Barangaroo.

Dưới bầu trời mùa đông tươi sáng, tiếng hoan hô như sấm nổ vang khắp Barangaroo khi Thánh Lễ giới trẻ lớn nhất trong lịch sử Úc đang diễn ra tại Sydney vào ngày hôm qua.

Hơn 150,000 khách hành hương, với tinh thần lên cao, đã tuôn về điểm hẹn đón chờ việc cử hành hết sức đặc biệt cho Đức Hồng Y George Pell chủ sự, nhằm đánh dấu ngày khai mạc chính thức WYD

80716barangaroo8.jpg

Sydney Chào Mừng WYD08

Lúc 2 giờ 30 chiều, tiếng vỗ tay bỗng vang lên khi chữ ‘Welcome’ (Chào mừng) xuất hiện trên bầu trời Cảng Darling, do một máy bay vẽ chữ thực hiện.

Trong khi chờ đợi Thánh Lễ bắt đầu, quần chúng đã tham dự các điệu múa cổ truyền, hát các bài thánh ca hay kết bạn mới.

Lúc 4 giờ 30, các vũ công Thổ Dân chào mừng họ bằng các điệu múa truyền thống. Sau đó, Thủ Tướng Kevin Rudd lên khán đài cám ơn hàng chục ngàn khách hành hương từ ngoại quốc đến bằng cách chào mừng họ bằng 10 thứ tiếng (cả tiếng Đại Hàn, nhưng không có tiếng Việt!). “Chúng ta có ai người Ý không? Benvenuti Australia” Và người Úc không “G’day and have a good time Down Under”.

Trước đó ít phút, Barangaroo đã đạt sức chứa 143,000 người và vào khoảng 1,500 khách hành hương được mời qua một địa điểm có màn ảnh sống tại The Domain (gần nhà thờ St Mary).

Hàng giáo sĩ và giáo phẩm cũng tuôn đến hàng loạt, 26 hồng y, 400 giám mục và từ 3,000 đến 4,000 lin h mục tham dự.

Đức Hồng y Pell ngỏ lời với giới trẻ, nhất là trong bài giảng, cho họ hay họ phải cầu xin cho được “một trái tim rộng mở”

Ngỏ lời chào mừng bằng 4 ngôn ngữ chính thức, tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Ý và tiếng Pháp, ngài thúc giục họ hãy cố gắng củng cố đức tin. Ngài nói: “Đừng dùng cuộc sống mà ngồi ở giữa hàng rào, hãy mở rộng các chọn lựa của mình, vì chỉ có cam kết mới mang lại thỏa mãn mà thôi. Hạnh phúc chỉ đến khi ta hoàn thành các nhiệm vụ, thi hành các nghĩa vụ của ta, nhất là trong các việc nhỏ và thi hành đều đặn, để ta có đủ tư cách đảm nhiệm các thách đố lớn hơn”.

80716barangaroo13.jpg

WYD 2008

Ngài cũng thêm rằng mặc dù ta nên coi WYD như những ngày dành cho lễ hội, nhưng các khách hành hương cũng nên coi nó như một cơ hội để suy nghĩ bản thân. “Tôi hy vọng rằng trong năm ngày cầu nguyện và cử hành sắp tới, tinh thần các bạn sẽ lên cao, như chính tinh thần tôi lúc nào cũng phấn chấn trong khung cảnh phấn chấn của Ngày Giới Trẻ Thế Giới này. Trong trong lễ này, chúng ta hoàn toàn có quyền vui chơi và cử hành việc chúng ta được giải thoát nhờ hoán cải và làm mới lại niềm tin của mình. Và thưa các bạn trẻ, tôi xin nhẹ nhàng nhắc nhở để các bạn thấy rằng trong cái hăng say và phấnchấn của mình, các bạn đừng quên lắng nghe và cầu nguyện”

Khoảng mấy chục khách hành hương trẻ thuộc mọi quốc gia trên thế giới, mình mặc quốc phục, đã được rước lễ tại bàn thờ. Sau đó, các là cờ được kéo lên và toàn cử tọa hát theo khi bài hát có chủ đề ngày WYD được tấu lên cho đoàn người đến lúc đó tỏ ra hết sức cung kính. Thánh Lễ kết thúc lúc 6 giờ 45, tiếp theo còn có những buổi trình diễn nhạc và bắn pháo bông trên bầu trời Hải Cảng vào lúc 10 giờ đêm.

2. Niềm vui dễ lây tại Sydney

Fiona Connolly, trong mục ý kiến ngày 16 tháng Bẩy của Tờ Daily Telegraph, có bài nhận định về WYD như sau:

Việc biến đổi Sydney từ một cuộc đua chuột thông thường hàng ngày thành một thành phố tràn đầy hạnh phúc là một điều ta phải biết ơn.

Mặt trời vừa ló dạng. Lúc ấy mới chỉ là 6 giờ sáng, trời buổi sáng Chúa Nhật giá căm trên đỉnh đồi một con phố ngoại ô Berowra Heights. Đó là lúc tôi thấy nó lần đầu.

Vừa bắt đầu chạy bộ, tôi vừa nghe giọng chuyện trò của hai người phụ nữ trẻ. Rồi từ làn xương mờ, họ xuất hiện. Mắt mệt mỏi, chắc đêm qua mất ngủ vì phải nằm sàn, và ăn mặc sơ sài đối với cơn gió lạnh căm trong những chiếc áo thun nhẹ bẫng, hai người đàn bà nhẩy lên nhẩy xuống rõ ràng để tự sưởi ấm cho mình. Khi họ hà hơi ấm vào tay nhau, họ khúc khích như trẻ thơ.

Lúc tôi chạy qua, một trong hai phụ nữ, qua một nụ cười thật tươi, nói bằng một giọng thật vui: “Good morning” trong một giọng Ý thật nặng hay một giọng Pháp chăng. Người phụ nữ kia nói một câu gì đó nghe như “Peace to you”.

Tinh tuyền chỉ là thiện chí từ hai con người xa lạ chẳng có lý do gì để mà vui cười trong cái thời điểm buổi sáng ấy khi họ chờ để được chở đi trong cái lạnh giá băng.

80716barangaroo5.jpg

Các ban trẻ Việt Nam trên đường tới Barangaroo

Đấy là lần đầu tiên tôi nhận ra niềm hạnh phúc không ai gây cho, không ai sắp xếp và hoàn toàn gây nhiễm mà người hành hương mang đến cho Sydney.

Chứ không phải cái thứ thân thiện đủ loại tôi thường đụng phải trong những cuộc chạy bộ sáng sớm thường lệ - anh chàng say ngất vui vẻ hay cô bán ba lảo đảo từ các hộp đêm ra về.

Đây là cái cao tự nhiên ta chưa gặp lại kể từ Thế Vận Hội năm 2000 tại thành phố này, và tôi dám nói còn có thể cao hơn. Không có những thiếu niên nhạc rock liệng bừa coca trên xe lửa Homebush, cũng không có những anh chàng cổ đỏ (rednecks) mình khoác cờ Úc mà người thì nặc mùi ma túy, cũng không có đe dọa đặt bom hay chó đánh hơi ở đây.

Nó chỉ là một niềm vui chưa hề bị biến chất và ngà y hô m qua, nó là niềm vui mọi người mọi nơi đều nhận thấy. Nó có đó trên hầu hết các chuyến xe lửa, nơi con số chưa bao giờ có các ghế ngồi được đổi đối diện nhau.

Tại ga Town Hall, người Ba Tây hân hoan với lá cờ đang húyt xáo và ca hát, còn người hành hương Maori thì hát thánh ca trên tuyến xe lửa East Hills, người Phi Châu trong bộ quốc phục đang dóng trống ở ga Circular Quay.

Nó có đó bên ngoài nhà thờ Thánh Đa Minh ở Homebush nơi cả những người không thể hát cũng hát, họ là nhóm hoàn toàn câm lặng vì là người hành hương câm điếc, họ nhẩy múa và hát thánh ca bằng ngôn ngữ dấu hiệu

Nó có đó ở China Town vào ngày hôm qua khi tôi cuốc bộ với nhóm hơn một trăm khách hành hương Tahiti đi phân phối những chiếc kẹp có hình koala làm quà cho khách lạ, miệng hát bài As The Saints Go Marching In (khi các thánh diễn hành tới).

Một phụ nữ Hồi Giáo ngồi ăn cạnh bàn các nữ tu ở nhà hàng hô lên khi thấy người Tahiti đi qua: “Woo hoo pilgrims”.

Bạn có thể cảm nhận nó trong một trận túc cầu đột xuất diễn ra ngay cạnh Entertainment Centre, khi một nhóm hành hương Croatia đá với người Nhật.

Nó có đó trên khuôn mặt người California có tên Alex Henriquez khi anh tiến vào Barangaroo dự Thánh Lễ khai mạc. Anh hãnh diện bảo tôi anh đã bán 50,000 chiếc tacos và tamales với giá 1 dollars một chiếc mỗi hai Chúa Nhật một lần cho giáo dân Xứ Đức Mẹ Vô Nhiễm để lấytiền qua Sydney.

Và nó cũng có đó trong hiến tặng khiêm hạ của họ, không phải điều khách hành hương lấy khỏi thành phố mà là điều họ cho đi trong ca hát, trong cầu nguyện và trong những quà phúc bất ngờ họ mang đến cho khách lạ.

80716barangaroo10.jpg

Các Tu sĩ tại Barangaroo

Ở ngay Cảng Darling vào ngày hôm qua, khi tôi đang chuyện trò với một nhóm nữ tu trẻ thật ‘mát’ (cool) thuộc dòng Nữ Tu Nazareth: chân đi giầy thật ‘phăng’ đeo những chiếc kính râm quá khổ, Dì Marianna đã mời tôi cùng dự buổi ăn ngoài trời với họ. “Xin mời. Giống như năm chiếc bánh và hai con cá ấy mà. Dùng một tấm bánh đi. Có ‘ham’ đây, ê Patricia, đưa cho chị ấy một miếng ‘ham’ đi”. Dì Marianna cứ thế mà nài nỉ bằng một giọng California chậm rãi.

Ấy thế mà tôi lại giữ chặt túi xách trong thứ đám đông này sao?

Chẳng có gì ác ý đối với những người trẻ rực rỡ này. Mục tiêu của họ chỉ là tình thân hữu, chẳng có gì khác.

Như người con gái từ Indianapolis đang lững thững quanh Sydney, tay cầm tràng hạt làm bằng vải với một miếng giấy nhỏ treo vào từng chục ghi địa chỉ e-mail của cô để trao cho các người bạn mới.

Cũng cùng một gia tăng năng lực với mùi vị quốc tế đầy phấn chấn ta từng cảm nghiệm trong những ngày có Thế Vận Hội. Các thiện nguyện viên hăng say lại trở lại trong những bộ ‘tracksuits’ chẳng thời trang chút nào. Bất cứ ai cổ đeo giây cuộn (lanyard) với những hình tatoos in cờ nước Úc và nón Akubra lại cũng đã xuất hiện trở lại.

Nhưng chính lòng đại lượng của khách hành hương và sự khiêm hạ mà bạn chưa bao giờ nhìn thấy nơi đội bóng rổ Mỹ những năm 2000 làm cho biến cố này thật đáng hân hoan hơn nhiều.

Họ không tiêu tiền tại Casino hay các tiệm Scruffy Murphy. Họ không ngụ tại các khách sạn năm sao. Họ không đi taxi.

Nhưng nói truyện đó cho tài xế taxi 25 tuổi tên Peter Steiner, anh ta bảo tốt thôi: “tôi chưa chở một khách hành hương nào trên xe của tôi cả nhưng tôi rất thích được nhìn thấy họ. Quả là một bầu không khí hạnh phúc. Họ là những người Công Giáo La Mã, đâu phải cái dân xỉn la-de. Đó là điều tốt”.

Như một cô gái sở tại, vào ngày hôm qua, nói nhỏ qua phần ăn Hungry Jack của mình khi thấy các nữ tu bước vào: “Bọn họ có duyên quá. Họ đâu có tấn công mày, như loại dùng Thánh Kinh mà tấn kích”.

80716youth.jpg

Bạn trẻ tham dự WYD08

Quả thế, thưa Sydney, bạn không cần phải là Công Giáo mới tham dự được biến cố này. Chỉ cần bước qua rừng cờ muôn mầu và những nụ cười rạng rỡ là bạn cảm thấy hơi thở trở lại với thành phố. Không phải tôn giáo của họ nhưng là điều gì đó thật ngây thơ trong trắng thoát ra từ tuổi trẻ của họ và một nền văn hóa phong phú họ mang lại đã biến biến cố này thành câu truyện đầy tin vui cho chúng ta.

Đối với một thành phố vốn yêu người yêu thành phố mình, mà không nhắc tới điều trên, ta sẽ không thể nào đòi hỏi hơn thế, một thành phố đầy tràn những con người nói rằng thành phố này quả là một nơi tuyệt diệu. Và với nhiệt độ lên tới 23 độ vào giữa mùa Đông, đó hẳn phải là dấu chỉ của Thiên Chúa, một dấu chỉ hết thẩy chúng ta nên tỏ lòng biết ơn.

Vũ Văn An

Tags ·

Đọc nhiều nhất Bản in 16.07.2008. 00:28