Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Ngày Giới Trẻ Thế Giới: Sydney chào mừng Đức Giáo Hoàng

§ Vũ Văn An

Một ngày rực rỡ của Sydney đã chiếm được tâm hồn Đức Giáo Hoàng Benedict, ngày được mệnh danh là Siêu Thứ Năm khi Đức Thánh Cha cỡi xe, đáp tầu, cỡi giáo hoàng xa đi khắp thành phố.

Chiếc nón đỏ “mozetta” của Ngài phất phới như chiếc buồm trong gió, Ngài xuỵt qua các hồng y, vây quanh bởi cả một thứ Liên Hiệp Quốc gồm người trẻ muôn phương mà vinh quang trên du thuyền tiến tới Đông Cảng Darling vào buổi chiều.

Khoảng 150,000 người trẻ tay vẫy 168 thứ cờ khác nhau nghển cổ lên, nâng mình lên, leo lên hòng nhìn thấy Đức Thánh Cha khi con tầu trắng chở Ngài cùng 220 viên chức bảnh bao của Vatican và người hành hương trẻ vòng quanh mũi đất.

80717pope-Barangaroo.jpg

ĐGH trên tầu Sydney 2000

Vẫn còn cầm cành khuynh diệp mà các trưởng thượng người Gadigal trước đó đã theo nghi lễ trao cho và được một thanh niên Thổ Dân hộ tống, khuôn hình thon nhẹ của Đức Giáo Hoàng gần như bị lấn át bởi sắc phục muôn mầu của người trẻ. Trên đất, một trưởng toán phụ nữ Thổ Dân từ Redfern đang ngắm biến cố trên màn ảnh vĩ đại bỗng nhìn lên, vỗ tay reo hò: “Kìa Mattie Shields từWalgett…kìa, hắn đang huyên thuyên với Đức Giáo Hoàng kìa, dám hắn ăn mất tai Ngài quá!”

Trước đó, khi tầu của Ngài lướt về phía Cầu Hải Cảng và Nhà Hát Con Sò, dưới bầu trời xanh và những đám mây nhẹ nhàng trôi, Đức Thánh Cha bỗng nở một nụ cười đầu tiên, thật rộng và rạng rỡ trong lần viếng thăm xứ miệt vườn này.

Rõ ràng cảm động trước biển cảm xúc của giới trẻ đang bầy tỏ ở trên boong tầu phía trên và trên đất trước mặt Ngài, Đức Thánh Cha đã hết sức phấn chấn vỗ vai một người trẻ hành hương đang đứng khép nép bên cạnh.

Trên đất, việc chuẩn bị chào đón Đức Thánh Cha đã nhiễm một bầu khí lễ hội vui tươi trong đó khách hành hương chơi trống, ca hát và còn bắt đầu cả một điệu luân vũ Mễ Tây Cơ. Khách hành hương chen chân cùng các nhân viên văn phòng đứng chật cả các bậc thềm Bệnh Viện Sydney và chung quanh Tượng Nữ Hoàng Victoria đối diện Hyde Park. Những điểm tốt nhất để nhìn tại Cảng Sydney đã được thăm dò và “chiếm đóng” từ rất sớm. Tại Nhà Hát Con Sò, 30 nữ tu thuộc tu hội Truyền Giáo Bác Ái do Mẹ Á Thánh Teresa sáng lập đã quây quần nhau ở tiền đình trước giờ tầu chở Đức Giáo Hoàng lướt qua cả 4 tiếng rưỡi đồng hồ.

Một trong các nữ tu cho hay: “Đây là lần đầu bọn tôi được thấy Đức Thánh Cha. Chúng tôi còn tạm hoãn buổi cầu nguyện chung lúc 2 giờ chiều để có thể đến đây sớm. Bọn tôi ai cũng phấn chấn cả”.

Trong khi giới trẻ nhẩy tưng, vỗ tay cùng hô “Benedetto, Benedetto!”, Đức Thánh Cha đã được nhẹ nhàng đưa lên bờ và lên giáo hoàng xa tiến tới một lễ đài cao mầu đỏ ngay trước mặt nước.

Khi xe của Ngài băng qua chậm rãi để người ta dễ nhìn, các thanh thiếu niên đã nghển cổ vươn người ra phía trước. Samantha Slatina, một thiếu nữ Sydney 17 tuổi, cho biết quả là không thể tin được: “Em bị mọi người xô lấn… nhưng quả là một cảm nghiệm tuyệt vời”.

Jelena Glavic, 26 tưổi, từ Croatia, nói rằng thấy Đức Giáo Hoàng tại Sydney có vẻ “hơi kỳ lạ” nhưng cô cho hay cô rất vui được có mặt ở Úc.

Đối với Celine Ophelders, 19 tuổi, từ Đức, thì đây là lần thứ hai cô được thấy Đức Giáo Hoàng: “Nhưng bầu không khí ở đây thật tuyệt. Mọi người đều ‘la’ tên Ngài”

80720pope3.jpg

ĐGH và TT Rudd

Tại Barangaroo, trong số các vị vọng chờ đón Đức Giáo Hoàng, người ta thấy Thủ Tướng Kevin Rudd đứng xát vai với các khách hành hương Ái Nhĩ Lan và Châu Mỹ La Tinh đang miệng reo hò tay phất cờ hân hoan.

Như để chứng tỏ chủ nghĩa bình đẳng, Ông Rudd, Thủ Hiến Nam Úc, ông Mike Rann, Bộ trưởng Môi sinh Liên bang, Peter Garrett và Bộ trưởng Can nông Liên bang, Tony Burke, ngồi tận xa phía sau lễ đài của Đức Giáo Hoàng. Thủ hiến, ông Morris Iemma, ngồi ở hàng thứ ba, cùng với đồng nghiệp nội các là Joe Tripodi.

Một khi đã ở trên lễ đài, Ngài nâng cánh tay lên trong hân hoan, rồi cẩn thận đeo cặp kính lão lên và làm dấu thánh giá giữa tiếng hoan hô của khách hành hương: “Nhân danh Cha, và Con và Thánh Thần. Bình an (của Chúa) ở cùng các con”. Ngài ngỏ với cử tọa như thế và họ lớn tiếng hô trả lại: “và ở cùng Đức Thánh Cha”. Đoạn Ngài ngồi xuống chiếc ghế bành phủ bằng len Úc.

Đức Tổng giám mục Sydney là Hồng y George Pell chào mừng Đức Thánh Cha với đôi hàng lịch sử miêu tả khối người đông đảo từng chào đón vị hồng y đầu tiên của Úc là Patrick Moran đến đây năm 1884. Ngài nói: “Hàng chục ngàn người đứng dọc hải cảng và, thưa Đức Thánh Cha, đây mới chỉ là bắt đầu”.

Sách Phúc âm đã được ca-nô chở tới Barangaroo và được một nhóm từ Tokelau rước lên lễ đài và truyền qua tay một nhóm chủng sinh mặc áo chùng trắng.

Phần nghi lễ buổi chiều diễn ra êm đẹp trong đó từng đợt thánh ca và điệu múa đã được các sinh viên Trường Nghệ Thuật Trình Diễn Công Giáo trình bầy.

Đức Thánh Cha rõ ràng đang quan sát toàn bộ cuộc cử hành một cách đầy hứng thú và xem ra rất thư giãn.

Thư ký riêng của Ngài là Georg Ganswein, được báo giới Ý gọi là “Don Giorgio” hay “Gorgeous George” (George Tuyệt Vời), âm thầm đỡ các món quà khách hành hương dâng tặng khỏi tay Ngài.

Và cả Ngài cũng phải mỉm cười rạng rỡ đến độ phát thành tiếng khi Đức Hồng Y Pell, trong lúc nhắc lại lịch sử bè phái của Úc, đã nhắc cử toạ nhớ rằng “900 năm trước khi có vua Anh đã có đức Giáo Hoàng tại Rome rồi”.

Trong bài giảng, Đức Giáo Hoàng đề cập đến đức tin, các thách đố về môi trường và nhu cầu phải sử dụng đức tin để tìm ra các giải pháp cho các vấn đề của nhân loại.

Đức Thánh Cha gửi thông điệp của Ngài bằng ngôn ngữ của các nhóm hành hương chính, được người của các nhóm này hoan hô vang dội: người Ý, người Tây Ban Nha, người Pháp và nhất là người Đức. Nhắc đến các linh mục và nữ tu tiên phong từ Âu Châu tới các miền ở Thái Bình Dương và Á Châu cũng như Úc truyền đạo, Ngài nói rằng nay đến lúc Ngài trao quyền lãnh đạo cho người trẻ vì họ đang đương đầu với các vấn đề hiện đại.

Đến cõi tận cùng trái đất

"Hôm nay đến lượt Cha. Đối với một số người trong chúng ta, xem ra như mình đã tới cõi tận cùng trái đất! Tuy nhiên, đối với lớp tuổi chúng con, chuyến bay nào cũng là chuyến bay thích thú phấn chấn. Còn đối với cha, đây quả là một chuyến bay khá hãi hùng.

“Ấy thế nhưng, khung cảnh hành tinh trái đất từ trên không nhìn xuống quả hết sức tuyệt diệu. Sự óng ánh của Địa Trung Hải, vẻ hùng vĩ của sa mạc Phi Châu, sự tươi mát của rừng già Á Châu, net1 bao la của Thái Bình Dương, chân trời trong đó mặt trời mọc lên rồi lặn xuống, và sự rực sáng đầy huy hoàng nơi vẻ đẹp tự nhiên của Úc mà cha có dịp được thưởng ngoạn trong mấy ngày qua; tất cả đều gợi cho cha những cảm thức hết sức kính tôn.

"Như thể người ta thoáng nhận ra những nét chính của câu truyện tạo dựng trong sách Sáng Thế: đủ cả ánh sáng và bóng tối, mặt trời và mặt trăng, nước, đất, và sinh vật; tất cả đều “tốt” dưới con mắt Chúa (cf. St 1:1-2: 4)

"Ngụp lặn trong vẻ đẹp như thế, ai lại không vang lên lời của thánh vịnh gia ca ngợi Đấng Tạo Hóa: ‘Uy nghiêm thay thánh danh Người trên khắp mặt địa cầu’ ?”

"Và còn điều gì đó nữa khó nhận ra từ trên không, đó là những con người được dựng nên không là gì khác hơn chính hình ảnh và họa ảnh Thiên Chúa (ch St 1:26)”

Kỳ diệu của sáng thế

Đức Giáo Hoàng nói thêm: “Ở tâm điểm sáng thế kỳ diệu này chính là các con và Cha, tức gia đình nhân loại ‘được đội triều thiên đầy vinh quang và vinh dự’ (Tv 8:5). Thật kinh ngạc xiết bao! Cùng với thánh vịnh gia, ta dám kêu lên: ‘Con người có là chi khiến Chúa phải để tâm?’ (Tv 8:4). Và khi khi trở lại với im lặng, với tinh thần tạ ơn, với sức mạnh của thánh thiện, ta tự hỏi: mình đã thấy chi?

"Có lẽ ta sẽ buộc phải nhìn nhận rằng cũng có những vết thẹo trên mặt địa cầu: soi mòn, phá rừng, phí phạm tài nguyên khoáng chất và biển khơi để cung cấp nhiên liệu cho một thứ tiêu thụ không bao giờ biết chán.

"Một số trong chúng con đến từ các quốc gia hải đảo mà sự hiện hữu đang bị đe dọa bởi mực nước dâng cao; một số khác đến từ những quốc gia đang chịu hiệu quả của hạn hán tàn phá. Đôi khi người ta cảm nhận sáng thế diệu kỳ của Thiên Chúa gần như một thứ thù nghịch chống lại các viên quản lý nó, hay một điều gì đó nguy hiểm. Làm thế nào một điều ‘tốt’ lại trở thành đe dọa kinh hãi như thế được?”

Cái nguy của TV và liên mạng

Ngài nói với giới trẻ rằng mỗi ngày, không những họ phải giáp mặt với các thách đố do nạn xuống cấp môi sinh vật lý tạo ra mà còn giáp mặt với các thách đố do sự sói mòn của môi trường xã hội tạo ra nữa.

80720barangaroo7.jpg

Lắng Nghe

Ngài cũng bảo rượu chè và lạm dụng ma túy là các vấn đề thịnh hành nhưng khuyên họ đừng “tôn vinh bạo lực và tha hóa tính dục, thường được truyền hình và liên mạng vẽ vời như những thứ tiêu khiển.

"Cha hỏi chúng con, có ai đứng đối diện với các nạn nhân đang thực sự đau khổ vì bạo lực và khai thác tình dục mà lại ‘giải thích’ rằng các thảm cảnh đó, được miêu tả dưới hình thức như thật, phải được coi như là để tiêu khiển hay không?

“Cũng có điều tai họa phát sinh do sự kiện này là tự do và khoan dung thường bị tách biệt khỏi chân lý. Điều ấy hiện đang được đổ dầu vào lửa bằng ý niệm được nhiều người chủ trương ngày nay rằng chả có chân lý tuyệt đối nào để điều hướng cuộc sống chúng ta”.

Đức Giáo Hoàng Bebedict cho hay thuyết tương đối, một lý thuyết bừa bãi gán giá trị ‘hầu như cho mọi sự’ đã biến ‘kinh nghiệm’ thành quan trọng hơn cả. “Thế nhưng, kinh nhgiệm, một khi tách biệt khỏi bất cứ xem sét nào về điều tốt hay điều đúng, cũng có thể sẽ dẫn tới, không phải tự do thật sự,mà là lẫn lộn luân lý và tri thức, hạ thấp tiêu chuẩn, mất lòng tự trọng và ngay cả chán chuờng thất vọng nữa”.

Can đảm nói xin lỗi

Trước đó, Ngài ca ngợi chính phủ Úc đã có ‘quyết định can đảm’ xin lỗi về các bất công đối với người thổ dân trong quá khứ. Và Ngài cho hay Ngày Giới Trẻ Thế Giới đã làm Ngài đầy tin tưởng đối với tương lai thế giới. Đức Giáo Hoàng tới Nhà Chính Phủ để được chào mừng chính thức việc Ngài tới Úc.

Trước đó, Đức Giáo Hoàng đã rơiờnơi cu ngụ tại Nhà Thờ Chính Tòa St Mary trong đoàn xe hộ tống 17 chiếc để đến dinh thống đốc NSW, nơi Ngài được Tổng toàn quyền Úc Michael Jeffrey và Thủ Tướng Kevin Rudd chào đón.

Đức Thánh Cha cho hay kể từ khi bắt đầu vào năm 1986, WYD đã đem lại cho giới trẻ hành hương cơ hội tìm về với nhau để ‘thâm hậu hóa đức tin nơi Chúa Kitô’ và trở về nhà lòng đầy hy vọng xây dựng được ‘một thế giới tốt đẹp hơn’.

Ngài nói: “WYD làm tôi đầy tin tưởng đối với tương lai giáo hội và tương lai thế giới. Cử hành WYD ở đây lại càng đặc biệt thích hợp, vì giáo hội tại Châu Úc, một châu lục trẻ trung nhất đối với bất cứ lục địa nào, cũng là một trong những lục địa có tính quốc tế nhất. Kể từ ngày những người Âu Châu đầu tiên đến đây định cư vào cuối thế kỷ 18, xứ này đã trở thành nhà không những của nhiều thế hệ người Âu Châu mà còn là nhà của r6át nhiều người từ bốn biển năm châu tìm đến”

Đức Thánh Cha cũng nói rằng “gia tài cổ xưa” đã cấu thành phần chính yếu trong cảnh giới nước Úc ngày nay. Ngài nói “Xin cám ơn quyết định can đảm của Chính Phủ Úc trong việc nhìn nhận các bất công đã phạm đối với người thổ dân trong quá khứ, hiện đưa ra các bước cụ thể nhằm thực hiện sự hòa giải dựa trên lòng tương kính”

Xóa tan phân cách

Đức Thánh Cha cũng hoan hô các cố gắng nhằm xóa tan sự phân cách giữa tuổi thọ, cơ hội giáo dục và kinh tế nơi người thổ dân cũng như không thổ dân của Úc. “Điển hình hòa giải này đem lại hy vọng cho mọi người trên khắp thế giới đang trông mong cho quyền lợi họ được khẳng nhận và các đóng góp của họ cho xã hội được nhìn nhận và cổ vũ”.

80720popemobile.jpg

ĐGH qua các phố Sydney

Ngài cũng cho hay những ngườitừ Âu Châu đến Úc đã “luôn gồm một tỷ lệ người Công Giáo đáng kể và họ có thể… tự hào về các đóng góp họ từng đưa ra để xây dựng quốc gia này”.

Ngài tiếp lời bằng cách miêu tả Mary MacKillop, đấng mà Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã phong á thánh tháng Giêng năm 1995, như là “một trong những khuôn mặt nổi bật nhất” trong lịch sử Úc. Ngài nói: “Tôi biết rằng sự kiên tâm khi đứng trước gian nan thử thách, việc bà đòi hỏi công lý nhân danh những người bị đối xử bất công và tấm gương thực tiễn thánh thiện của bà đã trở thành nguồn linh hứng cho mọi người dân Úc. Các thế hệ có nhiều lý do để chịu ơn bà."

Sau nghi lễ đón tiếp tại Barangaroo, Đức Giáo Hoàng lên giáo hoàng xa để vòng quanh gần như nửa thành phố tới tận Farm Cove. Sau khi chiêm ngắm đoàn tầu chở Ngài băng qua Cảng Sydney tiến vào Barangaroo, rất đông người vẫn nán lại khu vực Cảng, nhất là phía tiền đình Nhà Hát Con Sò trải dài suốt đường Macquarie để được chiêm ngưỡng Ngài. Họ đứng đó từ giữa trưa đến tận 5 giờ 30 tối mới được thấy bóng dáng Ngài trong giáo hoàng xa lướt qua. Một cặp vợ chồng Úc thật trẻ quay qua tôi, miệng cười hớn hở: hai tiếng đồng hồ chỉ được thấy Ngài 10 giây, nhưng cũng đáng. Một người gần đó bảo: đâu phải hai tiếng, bốn tiếng lận. Người Công Giáo hình như vẫn còn một điều rất chung.

Viết theo tin Sydney Morning Herald ngày 17 – 18/07/2008

Vũ Văn An

Tags ·

Đọc nhiều nhất Bản in 17.07.2008. 22:45