Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Ngày Giới Trẻ Thế Giới: Ông Thủ Hiến sống đạo vị Giáo Hoàng sống đời

§ Vũ Văn An

1. Rước lễ hay không rước lễ

Theo hãng CNA ngày 12 tháng Bẩy, nhiều chính khách Công Giáo Úc sẽ tham dự Thánh Lễ bế mạc WYD do Đức Giáo Hoàng chủ tế, và việc ấy sẽ cho thấy sự bất nhất của các lãnh tụ này trong việc áp dụng đức tin của họ vào sinh hoạt chính trị.

Morris Iemma, Thủ hiến bang New South Wales, người từng bỏ phiếu ủng hộ việc dùng phôi thai cho các nghiên cứu về tế bào gốc, cho hay ông muốn được rước Lễ từ tay Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI trong Thánh Lễ nói trên nhưng cho biết có lẽ ông sẽ không dám làm thế. Iemma, một người Công Giáo vẫn còn giữ đạo, nói rằng có được Đức Giáo Hoàng tại Sydney là một “kinh nghiệm hết sức đáng tán thưởng đối với mọi người Công Giáo, kể cả gia đình tôi”.

Phó Thủ Hiến NSW là John Watkins, cũng là người Công Giáo, cho hay ông sẽ tham dự Thánh Lễ bế mạc “trong tư cách thực hành chứ không phải chỉ là khách”. Watkins cũng đã bỏ phiếu để bãi bỏ luật của tiều bang trước đây ngăn cấm việc dùng phôi thai để nghiên cứu tế bào gốc.

Watkins và Iemma bỏ phiếu ủng hộ dự luật trên bất chấp lời cảnh cáo của Đức Tổng Giám Mục Sydney là Hồng Y George Pell, người từng tuyên bố rằng lá phiếu của họ sẽ có hậu quả trầm trọng liên quan đến thế đứng của họ trong sinh hoạt Giáo Hội.

Các chính khách khác của Úc cũng sẽ tham dự Thánh Lễ bế mạc. Trong đó có Kristina Keneally, bộ trưởng đặc trách Người Cao Niên, người từng gặp chồng tại WYD trước đây. Bộ trưởng Hải Cảng Và Thủy Lộ là Joe Tripodi cũng sẽ có mặt. Ông mô tả đạo Công Giáo như là “một trong các nhân tố ý nghĩa nhất trong sự dưỡng dục nên người của tôi”.

2. WYD và Âu Châu

Cũng theo tin CNA ngày 12 tháng Bẩy, Đức hồng y người Áo là Christoph Schonborn ngày 9 tháng Bẩy đã lên đường cùng với 750 bạn trẻ tham dự WYD lần thứ 23. Ngài hy vọng rằng các cử hành của Đức Giáo Hoàng sẽ gây ấn tượng mạnh cho Âu Châu.

Vị hồng y nói đến niềm phấn chấn của ngài trong việc tham dự các lễ lạc với Đức Bênêđíctô XVI: “ Tôi từng bị lôi cuốn tới Úc vì kinh nghiệm của lần WYD mới nhất đây tại Cologne, nơi thật hết sức phấn khích cho tôi được cử hành và cảm nghiệm đức tin với không biết bao nhiêu người như thế. Và dĩ nhiên, được gặp Đức Giáo Hoàng”.

Đức hồng y chắc chắn rằng dù các cử hành diễn ra ở Úc, WYD cũng sẽ tác động mạnh trên Âu Châu. “Những ngày này sẽ tác động lên bất cứ ai tham dự vào. Kể từ ngày WYD bắt đầu năm 1984, nhiều sự việc đã xẩy ra như là kết quả của những ngày này. Chúng tôi ađ4 tìm được kim chỉ nam cho đức tin, cho cuộc đời. Tôi nghĩ kinh nghiệm WYD có điều gì đó hết sức ngoại thường đối với toàn bộ thế hệ giới trẻ Công Giáo”.

3. Nhớ đến ông giáo hoàng nhẩy múa

Tờ Sydney Morning Herald ngày 11 tháng Bẩy có bài của Alan Gill, trước đây là bỉnh bút tôn giáo lâu năm của báo này, thuật lại kỷ niệm của anh về chuyến viếng thăm Úc năm 1986 của Đức Gioan Phaolô II, vị tiền nhiệm của Đức Bênêđíctô XVI, người vừa, lần đầu tiên, đặt chân tới Úc.

Các cuộc thăm viếng của Đức Giáo Hoàng, cũng như các cuộc thăm viếng của các nhà cai trị thế tục, đều là những vụ việc được ghi chép, lên bài bản (scripted) rất khắt khe, ấy thế nhưng lại được nhiều người ghi nhớ nhờ những giây phút hiếm có khi tính bất lễ nghi chính thức bỗng len lỏi vào hay lúc “bài bản” được gạt ra một bên.

Giây phút ấy đã xẩy ra trong cuộc viếng thăm Sydney của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II vào ngày 25 tháng 11 năm 1986. Đó là một ngày thật dài, Đức Thánh Cha vừa đi thăm Brisbane sau khi từ Canberra bay tới, và xem ra hết sức mệt mỏi. Cuộc chào đón tưng bừng của giới trẻ với đủ thứ ca hát và nhẩy múa, cũng sắp sửa kết thúc tại Sydney Cricket Ground. Bỗng nhiên hai diễn viên trẻ, đứng gần đoàn tùy tùng của Đức Giáo Hoàng, tiến lại gần Ngài, nhẹ nhàng đặt tay Đức Giáo Hoàng vào tay mình. Nhìn lên đầy ngạc nhiên nhưng thích thú, Ngài bỗng đứng dậy và cùng xoay người với họ trong một vũ điệu.

Chuyện ấy có thực sự bộc phát hay không? Ý kiến có khác nhau. Nhưng nó đã tạo nên một hàng tít đáng yêu: “Sydney chào mừng Vị Giáo Hoàng Nhẩy Múa” và hai cô nữ sinh tí hon Bridget Quirk và Maria Kenny trở thành nổi danh trong nháy mắt. Tôi nhớ khi được hỏi: em cảm thấy bàn tay của Ngài ra sao, đã trả lời: “Ấm áp nhưng hơi sần sù già cả”.

Thực ra, chuyện ấy gần như không được ai tường thuật. Để tránh kẹt lưu thông, các xe búyt chở đoàn báo chí đông đảo đã lên đường rời địa điểm. Chỉ còn phóng viên John Lundy của tờ Catholic Weekly ở lại một mình trong phòng báo chí rộng mênh mông. Khi được hỏi về việc đó, anh ta bảo: anh đang say khướt phải không. May mắn, nhiếp ảnh viên của Herald là Bruce Miller, có mặt lúc đó.

Đôi khi, “bộc phát” mang lại bối rối rõ rệt. Ở Brisbane chẳng hạn, trong lần viếng thăm một trung tâm truyền thông, một người đàn ông quê ở Lone Pine Sanctuary không biết từ đâu bỗng xuất hiện nhét ngay một con koala vào tay Đức Giáo Hoàng. Mấy ông phó nhòm Úc rặc không bỏ lỡ cơ hội, chĩa ngay máy vào Ngài. Nhưng ba nhiếp ảnh viên riêng của Đức Giáo Hoàng không làm thế, họ nhẩy bổ lên phía trước án ngữ, ngăn cản không cho ai có cơ hội bấm máy. Từ đâu đó gần như trên trần nhà, có giọng Úc rặc hô to: “Thưa Đức Thánh Cha, xin nhìn hướng này”. Một giọng khác, kém lịch sự hơn: “tránh ra, đồ chết tiệt!”

Vũ Văn An

Tags ·

Đọc nhiều nhất Bản in 14.07.2008. 09:09