Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

'Một sự nhục nhã cho cả dân tộc!'

§ Thanh Sơn

ManmohanSingh.jpg

Ông Manmohan Singh, Thủ tướng Ấn Độ

Đó là lời tuyên bố của ông Manmohan Singh, Thủ tướng Ấn Độ, trong cuộc gặp gỡ một phái đoàn gồm các đại diện cao cấp của các Giáo Hội Kitô giáo vào thứ năm, 28,8.2008, về những vụ tấn công và giết hại các Kitô hữu một cách dã man do những phần tử Ấn giáo quá khích gây ra, và ông đã hứa là nhà nước sẽ bồi thường cho mỗi gia đình nạn nhân số tiền vào khoảng 6.800 USD. Phái đoàn các vị lãnh đạo của các Giáo Hội Kitô giáo do Đức TGM Raphael Cheenath của giáo phận Bhuhaneshwar cầm đầu đã trao cho Thủ tướng Singh một thỉnh nguyện thư yêu cầu nhà nước cần phải can thiệp kịp thời những vụ tấn công các Kitô hữu đặc biệt trong tiểu bang Orissa.

Theo bản tường trình của cơ quan từ thiện Misereor của Giáo Hội Công Giáo Đức gửi cho đối tác của họ ở Ấn Độ vào thứ sáu, 29.8.2008, thì những cuộc tấn công các Kitô hữu của các phần tử Ấn giáo quá khích vào cuối tuần vừa qua, đã làm cho khoảng:

• 15.000 Kitô hữu đã phải bỏ lại nhà cửa để chạy thoát thân và đang phải sống trong cảnh màn trời chiếu đất;

• 1.500 ngôi nhà của các Kitô hữu bị đốt phà hoàn toàn;

• 50 nhà thờ bị chiếm giữ và bị cướp phá;

• và theo các phương tiên truyền thông quốc tế cho hay thì có khoảng 9 người bị sát hại.

Các đối tác của cơ quan Misereor ở Ấn Độ cho hay là hiện chính phủ trung ương ở Tân Đề Li đã ra thông cáo tuyên bố miền đất các Kitô hữu bị tấn công là vùng bị nạn và thành lập một Ủy ban điều tra vụ việc. Các Linh mục, các Nữ Tu và các cộng tác viên nam nữ của các Giáo Hội bị lôi kéo ra khỏi xe và bị đánh đập dã man, các xe cộ của họ bị đốt cháy. Các phần tử Ấn giáo quá khích đã hiếp đáp đàn bà con gái và chặt các nạn nhân Kitô hữu ra từng khúc ngay trước sự chứng kiến của cảnh sát Ấn Độ. Về phía nhà chức trách Ấn Độ, họ chỉ tìm cách ngăn cản qua loa những vụ bạo hành như thế cho qua chuyện, nếu không nói là các cảnh sát còn vào hùa với bọn quá khích.

Ông Martin Bröckelmann-Simon, giám đốc cơ quan từ thiện Misereor đã yêu cầu các nhà chính trị Đức không được phép nhắm mắt làm ngơ trước vụ việc xâm phạm nhân quyền một cách trầm trọng này. Họ cần phải đòi hỏi chính phủ Ấn Độ phải khẩn cấp lưu tâm bảo vệ nhân phẩm và và các quyền con người ở đất nước họ một cách hữu hiệu.

Về phía Vatican, sau vụ việc các Kitô hữu bị những phần tử Ấn giáo quá khích tấn công các Kitô hữu một cách dã man như thế, ĐHY Jean-Louis Tauran, Chủ tịch Ủy ban đối thoại liên tôn của Toà Thánh, đã lên tiếng đòi hỏi cộng đồng quốc tế phải làm áp lực với chính phủ Ấn Độ.

Trong nhật báo Ý "Corriere della Sera" số ra ngày thứ ba, 26.8.2008, ĐHY nói rằng những cuộc tấn công và giết hại các Kitô hữu vô tội của những phần tử Ấn giáo quá khích là "một trọng tội xúc phạm đến Thiên Chúa và cả nhân loại".

Trong cuộc gặp gỡ các người Công Giáo tại thành phố biển Rimini, ĐHY còn khẳng định không một ai được phép lấy bất cứ lý do nào để biện minh cho vụ việc tấn công dã man này, và người ta càng không thể dựa vào tôn giáo để làm những hành động tội phạm như thế được.

Đồng thời ĐHY chủ tịch Ủy ban đối thoại liên tôn của Toà Thánh còn tuyên bố là ngài sẽ liên lạc khẩn cấp với các vị lãnh tụ Ấn giáo. ĐHY Tauran cũng cho hay cách đây ba tuần lễ ngài đã có những cuộc gặp gỡ và trao đổi với các đại diện của Ấn giáo ở Tân Đề Li, nhưng không một vị lãnh đạo nào của Ấn giáo đã nói về vụ việc tấn công các Kitô hữu cả. Theo ĐHY Tauran thì ngài luôn có một ấn tượng tốt về thái độ cởi mở của các vị lãnh đạo Ấn giáo.

Trong báo "Osservatore Romano" của Toà Thánh, ĐHY người Pháp này cũng đã tuyên bố là các tín hữu Công Giáo, dù bị tấn công, vẫn luôn can đảm ở lại tại quê hương họ. Còn câu trả lời của họ cho các hành vi bạo động và bắt bớ họ là họ vẫn luôn cương quyết đứng về phía những người nghèo khổ và những người phải sống ngoài lề xã hội.

Theo lời Đức TGM Pedro Lopez Quintana, Sứ thần Toà Thánh ở Ấn Độ, tuyên bố trong Radiô Vatican vào thứ ba vừa qua thì các thành phần Ấn giáo quá khích phảihoàn toàn gánh chịu trách nhiệm về những vụ bào hành chống lại các Kitô hữu vô tội tại tiểu bang Orissa và các hậu quả kèm theo. Đức Sứ thần cũng cho hay là cả một chuyện "vô lý và buồn cười" khi kết án những người Kitô hữu đã chiêu mộ và dụ dỗ các tín đồ Ấn giáo theo Kitô giáo. Chính ông Anand Mutugal, phát ngôn viên của các Giám Mục Ấn Độ ở tiểu bang Andra Pradesh cũng đã hoàn toàn bác bỏ lời buộc tội cho rằng công cuộc truyền giáo của người Công Giáo là khiêu khích và hiếu chiến. Có chăng là một số các nhà truyền giáo Tin Lành đến từ Hoa Kỳ và Canađa đã sử dụng phương diện tiền bạc trong việc chiêu mộ các tân tòng.

Nhưng giờ đây đứng trước những hành động tội phạm của những phần tử Ấn giáo quá khích đối với các Kitô hữu như thế, ít là Thủ tướng Manmohan Singh và chính phủ trung ương của ông đã cực lực lên án những kẻ quá khích và tìm cách hàn gắn và giúp đỡ các gia đình nạn nhân Kitô hữu một cách cụ thể và thoả đáng.

Bài học cho các nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam

Qua hành động của Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh đã nghiêm khắc lên án những bạo hành có tính cách tội phạm của các phần tử Ấn giáo quá khích đối với các Kitô hữu cũng như sự việc chính phủ ông bồi thường cho các gia đình nạn nhân Kitô hữu một cách thoả đáng, người ta nhận ra được tư cách, lương tri, trách nhiệm và tính cách nhân bản của một vị lãnh đạo quốc gia thời đại văn minh ngày nay. Bởi vậy, khi nhìn đến hoàn cảnh tương tự của các Kitô hữu Việt Nam ở giáo xứ Thái Hà đang bị nhóm công an quận Đống Đa đánh đập và hành hạ một cách dã man, người ta tự hỏi:

Phải chăng các nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam nói chung và Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết cũng như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói riêng đã không hay biết gì về thái độ công minh và cao thượng này của Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh trong vụ việc các Kitô hữu bị tấn công này ở Ấn Độ?

Đâu là lương tri, trách nhiệm và tính cách nhân bản của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trước hành động cướp đất đai giáo xứ Thái Hà một cách trắng trợn và dùng bạo lực đàn áp các giáo dân trong lúc cầu nguyện một cách man rợ của nhóm công an quận Đống Đa ở Hà Nội từ cả tháng nay?

Tại sao các ông Triết và Dũng không đủ can đảm lên tiếng công nhận quyền lợi chính đáng của bà con giáo dân Thái Hà và can đảm theo gương Thủ tướng Ấn Độ lên án hành động đàn áp người dân vô tội một cách dã man của nhóm công an quận Đống Đa là "một sự nhục nhã cho cả dân tộc?"

Hay các ông cho rằng các tín hữu Việt Nam Công Giáo chỉ là loại công dân hạng hai, nên sống chết cũng chẳng sao, không xứng đáng cho các ông quan tâm?

Nếu quả thực là như vậy, thì thật là một đại họa cho cả dân tộc Việt Nam đáng thương. Vì mãi đến thế kỷ XXI này, khi các dân tộc trên khắp thế giới đang hồ hởi cùng với các vị lãnh đạo công minh sáng suốt của họ – như Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh – tiến nhanh trên con đường dân chủ và văn minh tiến bộ, mà dân tộc Việt Nam vẫn còn phải kiên nhẫn chờ đợi có lẽ mãi đến thế kỷ sau mới có được một vị lãnh đạo công minh sáng suốt!

Thanh Sơn

Tags ·

Đọc nhiều nhất Bản in 01.09.2008. 21:12