Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Lời Quốc Trưởng Tòa Thánh

§ Hà Minh Thảo

Lúc 10 giờ 30 ngày 08.01.2018, Ðức Thánh Cha Phanxicô, trong tư cách Quốc Trưởng Tòa Thánh, đã tiếp ngoại giao đoàn với sự hiện diện các đại diện của 183 quốc gia và tổ chức quốc tế có quan hệ trên cấp đại sứ với Tòa Thánh, đến chúc mừng Ngài nhân dịp đầu Tân Niên.

Công Giáo, tôn giáo duy nhất, vừa là Giáo hội với 1,3 tỷ tín hữu vừa là một quốc gia. Do đó, Thẩm quyền Ðức Thánh Cha được hành xử để lãnh đạo và điều khiển:

a) Giáo Hội Công Giáo, được thành lập từ ngày Ðức Chúa Thánh Thần Hiện Xuống năm 33, tiếp nối Sứ Vụ từ Thánh Phêrô, Tông đồ trưởng, ủy nhiệm bởi Dức Kitô, Ngôi Hai Thiên Chúa. Ngài thi hành Sứ Vụ với sự cộng tác của Giám mục đoàn, tiếp nối các Tông đồ khác, cai quản các Giáo phận hay Tổng Giáo phận, Giáo Hội Công Giáo địa phương. Ðây là một tương quan tinh thần giữa những tín hữu cùng một Tôn giáo. Bởi thế, việc bổ nhiệm các Giám mục, cộng tác viên của Ðức Thánh Cha, do Ngài quyết định là điều thật chính đáng.

b) Quốc gia Tòa Thánh (Holy See, tiếng Anh, và Saint Siège, tiếng Pháp) là một nước với Quốc trưởng do Ðức Thánh Cha kiêm nhiệm, được sự cộng tác của Giáo triều. Với Vatican là Thủ đô, Tòa Thánh góp mặt với Thế giới từ ngày 07.06.1929. Diện tích : 440.000 m2. Dân số : lối 400 người có quốc tịch Tòa Thánh. An ninh được bảo vệ bởi 120 hiến binh và 110 vệ binh Thụy sĩ. Là một quốc gia độc lập và có chủ quyền, hiện nay, Tòa Thánh có quan hệ ngoại giao với 183 quốc gia và tổ chức quốc tế.}

Ðây cũng là cơ hội để Ðức Phanxicô kiểm điểm tình hình thế giới đồng thời bày tỏ lập trường Tòa Thánh đối với các vấn đề thời sự. Do đó, sau lời chúc Năm Mới và ước nguyện Ngài thành công trong việc Phúc Âm hóa, Ðại sứ Armindo Fernandes do Espírito Santo Vieira, nước Angola, Niên trưởng ngoại giao đoàn, Ngài đã đáp lời chào thăm và chúc mừng Tân Niên tới các Ðại sứ và cám ơn vị Niên trưởng. Ngài nhắc đến những chuyến viếng thăm đã thực hiện trong năm qua tại Ai Cập, Bồ Ðào Nha, Colombia, Myanmar và Bangladesh.

I.- SÁNG KIẾN ÐỂ CÓ HÒA BÌNH THẾ GIỚI.

A./ Chiến tranh và Hòa bình.

Trong diễn văn tương đối dài so với những năm trước, Quốc Trưởng Jorge Mario Bergoglio nhắc : « Năm nay, chúng ta mừng 70 năm bản Tuyên ngôn Nhân Quyền 1948 và kỷ niệm 100 năm kết thúc Thế chiến thứ nhất. Từ đống tro tàn của mâu thuẫn, thế giới đã được định hình lại, Ngài đưa ra hai cảnh báo: ‘Chiến thắng không bao giờ cho phép làm nhục phe thất trận’, bằng chứng là Thế chiến thứ hai, sau khi các nước tái võ trang. Sau Ðại chiến hai, Hoà bình được tái lập và củng cố khi các quốc gia đã đối xử với nhau trong một bầu không khí bình đẳng. Ðó là những căn bản của một nền ngoại giao đa phương đã được thực hiện theo tinh thần này, với điều kiện cơ bản: ‘công nhận phẩm giá mỗi người’. Sự công nhận này là ‘nền tảng của Tự do, Công bằng và Hòa bình thế giới’, đã được khẳng định trong Tuyên ngôn Thế giới Nhân Quyền’». Ðối với Tòa Thánh, Nhân Quyền có nghĩa trên hết được đề nghị là Phẩm giá của Con Người ‘theo như nó được Thiên Chúa yêu thương và tạo ra theo hình ảnh của Người’.

B./ Bảo vệ quyền sống.

Những quyền này được tuyên bố là ‘để đập tan những bức tường ngăn cách chia rẽ gia đình nhân loại và thúc đẩy sự phát triển toàn diện của con người’, Ðức Thánh Cha đã nhận thấy có một loạt những sự nguy hiểm (écueils, cạm bẫy). Chúng tạo nên sự mất cân bằng đầu tiên do sự ra đời của ‘các quyền mới’, tiếp sau những biến động xã hội vào năm 1968. ‘Người ta đã thiết lập những ‘thứ quyền’ hiện đại nhờ sự chiếm đoạt (colonisation) ý thức hệ bởi những kẻ giàu mạnh nhất để gây bất lợi cho những người nghèo yếu nhất’. Sau đó, nhiều quyền trong số những quyền đã được minh định vào năm 1948 ngày nay vẫn ‘bị vi phạm’, bắt đầu với quyền sống, tự do và bất khả xâm phạm của mỗi người. Ngài đề cập đến trẻ em bị khước từ sự sống trước khi được sinh, người già bị coi gánh nặng, phụ nữ bị ngược đãi, nạn nhân buôn người. Ngài nhấn mạnh để bảo vệ quyền sống có nghĩa là thúc đẩy quyền được chăm sóc sức khoẻ. Ngài muốn ‘hành động để thúc đẩy sự tiếp cận dễ dàng cho tất cả mọi người để được chăm sóc’, với giá cả phải chăng.

C./ Thúc đẩy giải trừ vũ khí nguyên tử.

Đương nhiên, bảo vệ quyền sống cũng là hoạt động tích cực cho Hoà bình, chống bất công, diệt trừ bạo lực là những nguyên nhân của sự bất đồng ý và để tự giải giới, vì ‘sự gia tăng vũ trang rõ ràng làm trầm trọng thêm tình huống xung đột’. Ngài khuyến khích một cuộc hội thảo bình tĩnh và đầy đủ về vần đề này và hoan nghênh việc ký Hiệp ước về Ngăn cấm Vũ khí nguyên tử, bao gồm cả Tòa Thánh. ‘Chúng ta phải đặt nền tảng cho mối quan hệ giữa nhân loại và các dân tộc với tình thương chứ không phải do sợ hãi’, Ngài trích dẫn Thông điệp ‘Hòa bình trong Thế giới’ (Pacem in Terris) của Thánh Giáo hoàng Gioan XXIII.

Theo quan điểm này, Ðức Phanxicô cho rằng ‘cần thiết phải nỗ lực để đối thoại về vấn đề bán đảo Triều Tiên’. Ngài cũng khuyến khích các sáng kiến hòa bình nhằm giúp Syria xây dựng lại các tòa nhà, đặc biệt là nơi trái tim. Do đó, cần phải kiện toàn các điều kiện pháp lý, chính trị và an ninh để nối lại cuộc sống xã hội của mọi công dân, chăm sóc bảo vệ các nhóm tôn giáo thiểu số. Ngài hy vọng rằng những người tị nạn, bắt đầu từ những người ở Liban, sẽ có thể trở về nhà mình ở Syria. Ngài hy vọng sẽ tìm thấy những con đường hòa giải ở Irak và những nơi khác như tại Jérusalem, Venezuela, Nam Sudan, Nigeria, Cộng hòa Dân chủ Congo, Somalia hoặc Cộng hòa Trung Phi. Việc khai thác tài nguyên, sự gia tăng các nhóm vũ trang và chủ nghĩa khủng bố đe dọa quyền sống mà theo Ngài ‘là không đủ khi chỉ biết bất bình’, chúng ta phải hành động.

D./ Sự khẩn cấp cần có một chính sách hỗ trợ thực sự các gia đình.

Ngoài các quyền sống, Ðức Thánh Cha đề xuất một ý nghĩ đặc biệt cho quyền lập một gia đình, như được công nhận trong Tuyên ngôn Nhân quyền năm 1948. Nhưng thời gian gần đây, ‘chúng tôi biết làm thế nào, đặc biệt tại Tây phương, gia đình bị coi là một định chế đã lỗi thời’. Không may, theo ý Ngài, ‘chúng tôi thích các mối liên kết với sự ổn định của một dự án nhất định’.

Ngài cho là ‘khẩn cấp’ cần có các chính sách hỗ trợ thật sự các gia đình, chỉ tùy thuộc vào tương lai và sự phát triển của các quốc gia, để thực hiện. Từ nay, Ngài lưu ýù, chúng ta đang chứng kiến ‘một mùa đông thật sự về nhân khẩu học’, ‘dấu hiệu của xã hội đang gặp khó khăn để đối đầu với các thách thức hiện tại và, do đó, luôn trở nên sợ hãi hơn bao giờ hết khi đối mặt với tương lai, cuối cùng họ phải rút lui về bản thân mình’.

Ngài cũng nghĩ đến các gia đình bị tan vỡ vì chiến tranh, trẻ vị thành niên phải vượt biên một mình. Liên tưởng đến người di cư, Ngài nhắc nhở sự tự do di chuyển, rời đất nước mình hoặc trở về đóù, là một phần của các quyền cơ bản. Ðối phó với những người chống lại, Ngài nhắc rằng quá trình di chuyển đã luôn tồn tại ‘lịch sử sự cứu rỗi là một lịch sử của sự di chuyển’.

Ð./ Chào đón, bảo vệ, khuyến khích và hội nhập.

Tuy có những người di cư vớiù ý định xấu, nhưng đa số họ muốn ở lại đất nước mới đến bằng cách thực hành sự khôn ngoan, các vị cầm quyền nên chào đón họ, quảng bá, bảo vệ và hòa nhập. Họ có trách nhiệm, sẽ biết làm thế nào để đạt điều đó. Ðức Thánh Cha hoan nghênh nỗ lực của Bangladesh dành cho người Rohingya. Ngài cũng cảm ơn Ý, Hy Lạp, Đức. Người di cư tìm kiếm hòa bình và an ninh, kết quả của một hành trình dài như tiền nhân đã làm. Ngài khuyến khích Âu châu tự hào về di sản này được thành lập bởi các nguyên tắc và tầm nhìn của con người lao vào những nền tảng của lịch sử ngàn năm, cảm hứng từ quan niệm Thiên Chúa giáo về nhân loại. Sự xuất hiện của người nhập cư phải đẩy chúng ta đến sự khám phá lại di sản văn hoá và tôn giáo mình.

Để đáp ứng các phong trào di cư, các cuộc đàm phán quốc tế sẽ sớm được mở ra. Tòa Thánh hy vọng kết quả xứng đáng với một cộng đồng thế giới ngày càng phụ thuộc lẫn nhau. Nó không can thiệp vào các quyết định của các quốc gia mà coi là cần thiết để đóng một vai trò trong việc thu hồi các nguyên tắc của nhân loại và tình huynh đệ. Các cộng đồng tôn giáo có thể ‘đóng một vai trò quan trọng trong việc củng cố’ trong việc trợ giúp, hòa giải hoặc bình định.
Việc xây dựng một xã hội hòa nhập đòi hỏi một sự hiểu biết sâu sắc về con người, điều đó phải được chấp nhận trong tất cả các khía cạnh của nó, kể cả tôn giáo. Ðức Phanxicô muốn nhấn mạnh thực tế rằng tự do tôn giáo thường bị vi phạm.

E./ Quyền làm việc.

Quyền làm việc, cần thiết cho hòa bình, cho phát triển, để mọi người cùng cộng tác xây dựng công ích thông qua công việc của họ, nhưng hiện thiếu vì chu kỳ kinh tế hay bị thay thế bởi máy móc. Có một sự phân phối không công bằng việc cung (offres) hàng hóa, đồng thời, các nhịp điệu làm việc ngày càng khẩn trương hơn cho những người có việc làm.

Một lần nữa, Đức Giáo Hoàng ca tụng ‘Trong sự liên tục giữa công việc và nghỉ ngơi, con người tham gia vào việc ‘thánh hóa thời gian’ do Thiên Chúa thực hiện và làm phong phú công việc của mình’. Về vấn đề này, Ngài lại tố cáo việc bóc lột trẻ là ‘tai họa’ cần loại bỏ.

Ê./ Bảo vệ Trái Đất

Ðức Thánh Cha cầu xin cho việc bảo vệ trái đất, ‘đất của chúng ta’. Thiên nhiên có thể tự gây hại cho bản thân, nhưng chúng ta không thể quên rằng mình cũng có một trách nhiệm quan trọng khi cùng nhau tác động với thiên nhiên. Do đó, cần thiết phải nỗ lực chung cho các thế hệ mai sau.

II.- XIN GÓP Ý.

A./ Liên Hiệp Quốc.

Sau đệ Nhị Thế chiến, Tổ chức quốc tế này được thành lập ngày 24.10.1945, hiện có 193 quốc gia thành viên, nhằm mục đích duy trì hòa bình và an ninh trên thế giới, phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc và tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc.

1.- Ngăn chặn chiến tranh.

a. Thế nào là Hòa bình?

Ðể tuyên bố năm 1969 là Năm Ðức Tin của Giáo phận Nha Trang, Hồng Y Ðáng Kính Phanxicơ Xaviê Nguyễn Văn Thuận đã cho phổ biến Thư luân lưu ‘Vững mạnh trong Ðức Tin? Tiến lên trong An Bình’, đường lối xây dựng và củng cố, phát triển một nền Hòa bình chân chính, trường cửu theo quan niệm Công Giáo : « Người Công Giáo yêu chuộng Hòa bình, nhưng người Công Giáo không yêu chuộng Hòa Bình cách thơ ngây, quá lạc quan. Người Công Giáo rất thận trọng:

- Hòa bình không có nghĩa là không chiến tranh.
- Hòa bình không phải là thế quân bình giữa hai lực lượng đối lập.
- Hòa bình chân chính không phải là Hòa bình chiến lược.
- Hòa bình là con đường duy nhất đi đến tiến bộ nhân loại.
- Hòa bình phải được xây dựng trên nền tảng Chân lý, Công bằng, Tự do và Bác ái.
- Hòa bình phải được xây dựng trên tinh thần mới: Kích động đời sống cộng đồng các dân tộc.
- Hòa bình phải được xây dựng trên não trạng mới: Tôn trọng mối bang giao giữa các quốc gia, quí trọng tình huynh đệ giữa các dân tộc, cộng tác giữa các sắc tộc vì tiến bộ chung; nhìn nhận và tin tưởng các tổ chức Hòa bình quốc tế.
- Hòa bình phải được xây dựng trên sự tôn trọng và nhìn nhận những quyền lợi của con người và nền độc lập của mỗi quốc gia. »

Ðọc định nghĩa của vị cố Chủ tịch Hội đồng Công lý và Hoà bình và như thực tế chứng minh thì Liên Hiệp Quốc thất bại trong nhiệm vụ ‘Ngăn chặn chiến tranh’ và Việt Nam không xứng đáng là thành viên của tổ chức vì không là một nước độc lập (nhà nước này nhận chỉ thị không những của Trung cộng mà còn từ Formosa) và không có Hòa bình (cộng quân đàn áp đồng bào miền Trung theo lệnh của Formosa).

{Xin lưu ý : Tòa Thánh chỉ là Quan sát viên Liên Hiệp Quốc. Việt Nam Cộng hòa cũng là Quan sát viên vì bị Liên xô dùng quyền phủ quyết. Năm 1963, khi bị cho là đàn áp Phật giáo, Tổng thống Ngô Ðình Diệm mời Phái đoàn Ðiều tra Liên Hiệp Quốc đến Việt Nam để tìm Sự thật. Sự thật được báo cáo là chỉ có những va chạm ở làng xóm, chứ không là chủ trương của một Chính phủ gồm đa số các công chức chức cao cấp và tướng lãnh Phật giáo. Báo cáo bị ‘cường quyền’ đảng Dân chủ cản trở công bố vì ông Diệm đã bị bọn tướng được thuê để giết, nhưng, cuối cùng, báo cáo cũng được đưa ra ánh sáng.}

b. Nhiệm vụ này được trao cho Hội đồng Bảo an.

Từ 25.04 đến 26.06.1945, đại diện 50 quốc gia đã họp tại San Francisco (California, Hoa Kỳ) đã thông qua Hiến chương Liên Hiệp Quốc. ‘Một sự nghiệp vĩ đại để tạ ơn Thiên Chúa toàn năng...’ Tổng thống Mỹ Harry S. Truman đã phát biểu như thế về thành tựu của hội nghị này. Tuyên bố này đã đại diện cho hàng triệu người, những người tin tưởng Tổ chức Quốc tế mới này sẽ làm cho các cuộc chiến tranh lùi sâu vào dĩ vãng. Lời tựa bản Hiến chương nêu rõ mục đích của : ‘Chúng tôi, những dân tộc Liên Hiệp Quốc, quyết tâm cứu những thế hệ mai sau khỏi thảm họa chiến tranh...’. Hiến chương dành quyền ‘định chung thẩm’ cho Hội đồng Bảo an (Conseil de Sécurité) có trách nhiệm chính về việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế. Các nghị quyết do Hội đồng này thông qua, phù hợp với Hiến chương thì các nước hội viên phải thi hành bắt buộc.

Ðể làm thí dụ, chúng ta nhắc lại 2 cuộc chiến do Hoa kỳ lãnh đạo để ‘trừng trị’ chế độ độc tài Saddam Hussein (Iraq) :
- Lần đầu năm 1991. Ngày 02.08.1990, quân đội Iraq xâm lăng và chiếm đóng Koweit và, sau đó, chúng bắt các công dân những nước Tây phương để làm con tin… Ngày 29.11.1990, Hội đồng Bảo an thông qua nghị quyết 678 hợp thức hóa việc sử dụng võ lực chống lại Irak và ấn định thời hạn chót, ngày 15.01.1991, lúc 24 giờ, để quân lực nước này phải rút khỏi Koweit. Ngày 16.01.1991, 19 giờ sau hạn định, chiến dịch Bão tố Sa mạc (Desert Storm) khởi đầu với cả ngàn chiến đấu cơ, chục ngàn tấn bom đạn và nhiều tỷ mỹ kim thiết bị điện tử để trừng trị Irak. Kết quả : Ngày 22.02.1991, Iraq chấp nhận đình chiến, nhưng Ðồng minh từ chối với bảo đảm quân lực Irak rút lui không bị tấn công và có 24 giờ để rút khỏi Koweit. Ngày 20.01.1993, Saddam Hussein vẫn còn tại chức trong khi Tổng thống Mỹ George H. W. Bush (cha) phải rời nhiệm sở.
- Lần sau năm 2003. Ngày 20.01.2001, George Walker Bush (Bush con) nhận nhiệm vụ Tổng thống. Ngày 12.09.2002, tại Hội đồng Bảo an, Hoa kỳ buộc tội Irak vi phạm nghiêm trọng và có hệ thống 16 nghị quyết của Hội đồng và sở hữu những võ khí nguyên tử và hóa học… nhưng Pháp, Ðức và Nga không đồng ý. Do đó, không có nghị quyết nào được thông qua. Ngày 20.03.2003, Hoa kỳ và các đồng minh Anh, Tây ban nha tấn công Iraq và lật đỗ chế độ Saddam Hussein. Bị bắt cuối năm 2003, ông bị án tử hình và bị treo cổ năm 2006. Tháng 05.2003, Tổng thống Bush tuyên bố kết quả đã hoàn thành. Nhưng hậu quả vẫn còn đến nay vì cuộc chiến không có mục đích chính đáng, tức không đúng Sự Thật), nên chưa chưa mang lại Hòa bình cho người dân nước này.

{* Khi Liên hiệp quốc được thành lập năm 1945, Trung hoa Dân quốc là thành viên thường trực Hội đồng Bảo an. Năm 1949, Trung cộng đuổi chính phủ này đến Ðài Loan (nên có tên này từ đó) để thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung hoa. Tháng 08/1950, Hội đồng Bảo an từ chối đề nghị của Liên xô nhằm thay thế Trung hoa Dân quốc. Ngày 25.10.1971, Dự án nghị quyết 2758 được Ðại hội đồng thông qua, sau khi Hoa kỳ với Nixon – Kissinger muốn ‘đi đêm’ với Tàu cộng nên đã không phủ quyết để Cộng hòa Nhân dân Trung hoa ngồi vào ghế Trung hoa Dân quốc. Từ đó, có thêm một thành viên thường trực cộng sản, Hội đồng này đã gặp thêm khó khăn trong việc hành động. Ngày nay, cả 5 nước đều là những kẻ đang tranh nhau để bán. Do đó, xin đừng lấy làm lạ khi ông Trump không nói gì về nhân quyêàn với Việt cộng là vì ông muốn chúng mua võ khí Mỹ thay vì mua võ khí Nga mà chúng đang là khách hàng đứng thứ 3}.

Nội chiến tại Syria. Bắt đầu từ ngày 26.01.2011 với các cuộc biểu tình chống Tổng thống Bashar al-Assad. Nhà độc tài này, nhờ võ khí mua của Nga, đàn áp không nương tay đồng bào và tàn phá các thành phố. Các nghị quyết LHQ về Syria nào được thông qua, đều do Nga và Tàu phủ quyết. Sau hơn 7 năm nội chiến, ngót nửa triệu người chết, ngày 24.02.2018, sau nhiều lần trì hoãn bỏ phiếu, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc cuối cùng đã thông qua nghị quyết yêu cầu lệnh ngừng bắn kéo dài 30 ngày tại Syria, để cho phép hoạt động vận chuyển hàng nhân đạo và sơ tán y tế ở khu vực Đông Ghouta. Nghị quyết này luôn bị nhà nước Irak chà đạp, không thi hành.

Binh lính Liên Hiệp Quốc hiếp dâm. Tin tức Dòng Chúa Cứu thế Việt Nam ngày 15.03.2018 tường thuật Ðức cha Juan Aguirre Munoz, Giám mục Giáo phận Bangassou (Cộng hòa Trung Phi) cáo buộc các lực lượng lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc về tội hiếp dâm và lạm dụng tính dục. ‘Việc một số phụ nữ, thậm chí là các cô gái, đã bị làm cho mang thai bởi các binh lính Liên Hiệp Quốc chính là một tội ác chống lại loài người’, Đài phát thanh quốc tế Pháp báo cáo hôm 12.03.2018 rằng Gabon đã rút 450 nhân viên gìn giữ hòa bình sau những cáo buộc lạm dụng,

2.- Mục tiêu Nhân quyền.

Sự tàn bạo của Thế Chiến hai và nạn diệt chủng dẫn tới một kết luận chung dành cho Liên Hiệp Quốc trách vụ ngăn chặn bất kỳ một thảm kịch nào như vậy trong tương lai bằng, trước nhất, tạo ra một khung pháp lý để xem xét và hành động trước những vi phạm Nhân Quyền. Hiến chương bắt buộc các quốc gia thành viên phải khuyến khích ‘sự tôn trọng toàn diện và sự tuân thủ nhân quyền’ và tiến hành ‘các hành động chung hay riêng rẽ’ cho mục tiêu đó. Tuyên bố Chung về Nhân quyền đã được Đại hội đồng thông qua năm 1948 như là một tiêu chuẩn chung để hướng tới đối với mọi nước thành viên. Các Đại hội đồng thường đề cập tới các vấn đề nhân quyền, nhưng nói là để có nói, cho hết giờ và lãnh lương mà thôi… Kết quả có đạt được thì tốt, mà không có thì cũng tốt.

B./ Thời điểm 1968.

Năm 1968, cách đây dúng 50 năm, người Việt chúng tôi :

- đã sống qua cuộc Tổng Tấn công cộng sản trên toàn lãnh thổ Việt Nam Cộng hòa. Tại Sài Gòn, chúng đã đánh phá hai đợt vào những ngày Têát Nguyên Ðán và tháng 05. Tại Huế, cộng quân đã chiếm cố đô và giết hại đồng bào bằng bị đập đầu và chôn sống. Quân đội Việt Nam Cộng hòa đã đẩy lui các đợt công kích. Vừa qua, các bài nhận định cho thấy cộng sản Hà nội tổn thất nặng nề và tư bản Hoa thạnh đốn sợ quá nên phải ngồi vào bàn Hội nghị Paris từ tháng 05/1968 để Ðại sứ Mỹ phải cuốn cờ chạy vào ngày khỏi Sài Gòn ngày 30.04.1975.

- qua các hệ thống truyền thông, chúng tôi có cơ hội để theo dõi các diễn biến sự kiện tháng 05 và 06/1968, khởi đầu với những cuộc biểu tình sinh viên và lan sang giới thợ thuyền.

Sau Thế chiến 2, người Pháp, nhờ sự giúp đở từ các nước đồng minh, đã tái thiết đất nước, phát triển kinh tế và làm giàu. Do đó, giới trẻ, với sinh viên Paris đi đầu, chủ trương duy vật và tiêu thụ. Họ từ bỏ trật tự cổ tục đối với chính quyền (Tổng thống Charles De Gaulle), gia đình (đòi ‘tự do luyến ái’) và tôn giáo (đạo đức), chống chiến tranh và tư bản Mỹ. Từ nước Pháp, trào lưu này phát triển nhanh sang các nước tiền tiến khác Âu và Mỹ châu, với hai ‘nhân quyền’ mới :
1.- Phá thai.
Sự sung sướng và hạnh phúc mà Thiên Chúa ban thưởng cho các đôi vợ chồng khi làm tình vì họ thừa lịnh Ngài trong việc phát triển nhân loại. Nếu ai đó lạm dụng hành vi đó để hưởng sung sướng thì cần phải biết trách nhiệm bằng nhờ đến những biện pháp ngừa thai, thiên nhiên hay nhân tạo (tại Pháp, luật Neuwirth ngày 19.12.1967 cho phép).
Luật cho phép phá thai tại Pháp mang số 75-17 ngày 17.01.1975, được ban hành kỷ lục ngày 18.01.1975 và có hiệu lực lập tức ngày hôm sau. Tại sao phải khẩn cấp như vậy khi Dự luật chỉ được nộp tại Quốc hội ngày 26.11.1974, vì nhân quyền cho người mẹ ? Vậy, nhân quyền nào cho thai nhi (một em bé sẽ được sinh ra, chứ không là một ‘chó con’). Tự do của người này phải biết dừng khi tới giới hạn tự do của người khác, nếu muốn có Hòa bình.
Cuối nhiệm kỳ, Tổng thống Valery Giscard d'Estaing đã tái ứng cử, nhưng đã thất cử.
2.- Ðám cưới đồng tính.

Tổ tiên dạy ‘Thương người như thể thương thân’ và Tin Mừng Chúa Giêsu khuyên chúng ta : « Ngươi phải yêu mến đồng loại ngươi như chính mình. Hẳn không có giới răn nào khác lớn hơn các điều ấy. » (Marcô 12, 31). Như vậy, truyền thống dân tộc Việt cũng như Tin Mừng Thiên Chúa đều khuyên chúng ta ‘thương người như thương chính mình’, tức đừng kỳ thị những người đồng tính, lưỡng tính hay chuyển giới. Đĩ là chân lý ngàn năm bất di dịch. Tuy nhiên, không phải vì thế, mà chúng ta chấp nhận sự không tôn trọng Sự Thật và Công Bình (hai trong bốn điều kiện để có Hòa Bình, điều mà mọi người trong chúng ta đều yêu chuộng).

Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền Liên Hiệp Quốc là văn kiện long trọng đưa ra một quan điểm về các quyền con người căn bản gồm quyền sống, quyền tự do và an ninh thân thể, quyền tự do lập hội, quyền tự do tôn giáo, quyền tự do ngôn luận và bày tỏ quan điểm,... Tuyên ngôn này đã được Ðại Hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua và công bố vào ngày 10.12.1948. Trong đó, Ðiều 16 ghi:
« Nam hay nữ đến tuổi thành niên đều có quyền kết hôn và xây dựng gia đình mà không có bất cứ một hạn chế nào về chủng tộc, quốc tịch hay tôn giáo. Họ có quyền bình đẳng trong việc kết hôn, trong cuộc sống vợ chồng và lúc ly hôn.
Việc kết hôn chỉ được tiến hành khi có sự đồng ý hoàn toàn và tự nguyện của cả hai bên.
Gia đình là một đơn vị tự nhiên và cơ bản của xã hội và được xã hội và nhà nước bảo vệ. »
Do đó, ‘Ðám cưới đồng tính’ đặt ra 2 vấn đề :

a. Hôn nhân hay Ðám cưới.

Chúng tôi đọc được bài ‘Ðặc tính hôn nhân dưới góc nhìn nhân học’ tại :
https://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2014/02/19/dac-tnh-cua-hn-nhn-duoi-gc-nhn-nhn-hoc/
và xin phép chia sẻ :

« Trong tiếng Việt, Hôn nhân được ghép bởi hai từ gốc Hán là hôn và nhân: Hôn ((婚) là bố mẹ cô dâu (khác với hôn “昏” là buổi chiều, không có bộ nữ “女”), nhân ((姻) là bố mẹ chú rể. Hôn nhân là việc cha mẹ đôi bên lấy vợ gả chồng cho con. [Ðòan Văn Chúc, 2004, 185-186]. »

Hôn nhân là biến cố đánh dấu khởi đầu tiến trình xây dựng, củng cố và phát triển gia đình, vừa liên quan chặt chẽ tới toàn bộ hệ thống xã hội, ảnh hưởng trực tiếp thường xuyên đến cuộc sống mỗi cá nhân, vừa biểu hiện sinh động sắc thái văn hóa dân tộc. Do đó, nó không chỉ là sự thừa nhận tính hợp pháp của quan hệ giới tính mà còn mang nhiều ý nghĩa văn hóa-xã hội khác.

Hôn nhân là một hành động được pháp luật quy định khi thành lập gia đình để đáp ứng một trong những yêu cầu cơ bản của nhân lọai là tái sản xuất con người. Theo luật tự nhiên, con người khi cơ thể trưởng thành, bản năng tình dục thúc dục hai người có giới tính khác nhau phối hợp để sinh sản, bảo tồn nòi giống và, đương nhiên, tạo thành mối giây tử hệ (filiation) mà trong đó con cháu được thừa hưởng (di truyền) di sản sinh lý của cả cha và mẹ, tức quan hệ giới tính (mating) để sinh sản con người theo nghĩa sinh vật thì không cần có hôn nhân cũng vẫn thực hiện được. Hôn nhân giới hạn chỉ người nam và người nữ nào được quyền phối hợp để sinh sản. Như vậy, hôn nhân là tiếng nói văn hóa của con người can thiệp vào tự nhiên. Ngoài ra, hôn nhân đem lại những quyền lợi và trách nhiệm quan trọng cho những người đã trở thành vợ hay chồng của nhau.

Bởi thế, những nước như Pháp quốc, đã có Pacte civil de Solidatité (PACS, Thỏa ước Dân sự Tương trợ) tại sao còn đòi phải có luật ‘Hôn nhân cho mọi người’ (Mariage pour Tous) cho thêm chia rẽ trong xã hội và phí tiền vô ích, thay gì dùng tiền đó để tạo thêm công ăn việc làm khiến cuối nhiệm kỳ, Tổng thống Francois Hollande từ chối ứng cử nhiệm kỳ hai và chính phủ tan rã. Ngoài ra, chính phủ xã hội này cũng buộc Quỹ Bảo hiểm bịnh phải hoàn trả 100% chi phí phá thai dù phai thai không phải là bệnh.

b. Tôn trọng Công bằng.

Trợ cấp Gia đình để giúp tài chính cho các gia đình có sinh sản, nuôi nấng và giáo dục con, nhất là các gia đình nghèo, vì họ góp phần đào tạo thế hệ mới cho quốc gia, Dân tộc. Ðó là sự Công bằng cần được tôn trọng để có Hòa bình trong xã hội. Những hiện tượng không phù hợp với Luật Thiên nhiên luôn bị tranh luận.

Hà Minh Thảo

Đọc nhiều nhất Bản in 16.03.2018 18:15