Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Giáo hội Ấn Độ kết luận không có máu trong tượng ảnh Lòng Thương Xót Chúa

§ UCAN

MUMBAI, Ấn Độ (UCAN 10/9/2008) -- Đức Hồng y Oswald Gracias của Bombay nói không có máu trong một tượng ảnh Chúa Giêsu tại một nhà thờ được xem là chảy máu cách đây vài tháng.

Đức Hồng y nói với UCA News hôm 7-9: “Khoa học đã chứng minh không có dấu máu trong tượng ảnh Lòng Thương Xót Chúa Giêsu này”.

India-bleeding-jesus.jpg

Hàng ngàn người, có cả người Ấn giáo và Hồi giáo, đã kéo nhau đến nhà thờ Thánh Micae ở Mahim, vùng ngoại ô của Mumbai, khi có tin đồn máu rỉ ra từ trái tim tượng ảnh Chúa Giêsu hôm 27-6.

Mumbai là thủ phủ thương mại của Ấn Độ, cách New Delhi 1.410 km về phía tây nam. Bombay, giáo phận lớn nhất trong nước, lấy theo tên cũ của thành phố này.

Đức Hồng y Gracias nói ngài đã gửi tượng ảnh đến một phòng thí nghiệm chuyên môn trong thành phố kiểm tra. “Báo cáo kiểm tra nói không có dấu máu trong các tia màu đỏ toả ra từ Trái tim Chúa Giêsu”, Đức Hồng y nói.

Trong số ra ngày 29-8 của tờ The Examiner, tờ tuần báo của tổng giáo phận, Đức Hồng y Gracias nói ngài không thể giải thích tại sao tượng ảnh này lại có “màu đỏ hơi đậm” hôm 27-6, ngày giáo xứ này kỷ niệm 60 năm sùng kính Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp và đặt tượng ảnh Lòng Thương Xót Chúa.

Tờ báo còn lưu ý khoảng 100.000 người đã viếng nhà thờ vào hôm trời ẩm ướt đó.

Đức Hồng y kể các phương tiện truyền thông in ấn và điện tử trên cả nước đã đưa tin rầm rộ về tin tức này. Khi thấy số người đến nhà thờ này ngày càng đông, Đức Hồng y cũng đến viếng hôm 29-6 và “thấy tượng ảnh có màu đỏ đậm”. Ngài cho mang tượng ảnh đến nơi ở của ngài vào ngày hôm sau.

Theo một tuyên bố chính thức, các nhân viên Giáo hội đã mở niêm phong tượng ảnh hôm 5-7 trước sự chứng kiến của một bác sĩ y khoa, ba linh mục trong tổng giáo phận và Đức Hồng y. Nhóm này đã tham khảo thêm ý kiến của một nhóm chuyên gia y khoa và các chuyên viên khác và quyết định gửi tượng ảnh đến kiểm tra tại phòng thí nghiệm chuyên môn.

Bản tuyên bố nói các chức sắc trong tổng giáo phận đã trả tượng ảnh về lại chỗ cũ để mọi người có thể tiếp tục cầu nguyện.

Đức Hồng y nói hiện tượng này thu hút nhiều người đến cầu nguyện cùng Chúa. “Mục đích thực sự của phép lạ là giúp người ta gần gũi với Chúa hơn, nhắc họ nhớ Ngài luôn hiện diện, gợi cho họ nhớ lại tình yêu Ngài dành cho chúng ta và Ngài mời gọi chúng ta sống yêu thương và phục vụ”, ngài nói thêm.

- Bleeding Jesus of India
Bleeding Painting of Jesus Christ in St Michael's Church in Mumbai

UCAN

Đọc nhiều nhất Bản in 20.09.2008. 07:21