Dân Chúa ? | Liên Lạc | RSS Feeds
Tháng 10/2020
Bài Mới
- Hậu quả cuộc bầu cử 2020: Giới truyền thông mất mặt, đảng Dân Chủ thoái trào
- Hậu quả cuộc bầu cử 2020: Những ảnh hưởng với các chính sách Công Giáo
- Nghi Thức Trừ Tà Trên Đà Gia Tăng, Đặc Biệt Là Sau Những Cuộc Biểu Tình
- Tổng thống Trump tuyên bố chiến thắng và cảnh báo trò gian lận
- ĐTC ban hành tự sắc liên quan đến việc lập các hội dòng giáo phận
- Tòa Thánh kêu gọi bảo vệ tính chất thánh thiêng sự sống con người
- Giáo hội Pháp phản đối lệnh hạn chế cử hành Thánh lễ có giáo dân tham dự
- Giáo hội Pakistan vui mừng vì Arzoo, 13 tuổi, bị bắt cóc và ép theo Hồi giáo, được giải cứu
- ĐTC Phanxicô: Cầu nguyện là bánh lái hướng dẫn cuộc đời chúng ta
- ĐTC và các giám mục trên thế giới đau buồn về các vụ tấn công ở Vienna
- Một linh mục California đã được huyền chức sau khi không công nhận Đức Thánh Cha Phanxicô
- Ở đất nước nơi từng được xem là Công Giáo nhất hoàn cầu, linh mục nào cử hành thánh lễ là đi tù
- Không khí cuộc bầu cử ngày 03 tháng 11. Các nước Á Châu hướng về Hoa Kỳ hồi hộp theo dõi kết quả
- Đức cha Mandagi kêu gọi giải quyết vấn đề Paqua bằng đối thoại
- HĐGM Bắc Phi mời gọi các tín hữu xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn
- Các tổ chức tôn giáo Philippines kêu gọi điều tra quốc tế về vi phạm nhân quyền
- ĐHY Schönborn kêu gọi cầu nguyện cho các nạn nhân trong các vụ nổ súng ở Vienna
- Sáng kiến lần hạt toàn cầu cầu nguyện cho các thai nhi đã bị phá bỏ
- ĐTC dâng lễ cầu nguyện cho các tín hữu qua đời
- Làn sóng phản đối gia tăng tại Pakistan sau khi Toà án đồng thuận với vụ bắt cóc trẻ vị thành niên Công giáo
- Tuyên bố chung giữa Công giáo và Hồi giáo tại Bỉ bày tỏ mong muốn tôn trọng lẫn nhau
- Tính Thành Hiệu Của Bí Tích Giải Tội Tin Lành
- Thủ đô Vienna của Áo bị khủng bố Hồi Giáo tấn công
- Nguyên văn lá thư của Tòa Thánh giải thích tuyên bố của Đức Phanxicô về việc sống chung đồng tính
- Tòa Bạch Ốc đã bị bao vây bởi những người chống Tổng thống Trump
- Đức Tổng Giám Mục Philadelphia cầu nguyện, kêu gọi hòa bình sau nhiều ngày bất ổn
- Biden chào hàng ‘cảm hứng’ đức tin Công Giáo, mặc dù tiếp tục ủng hộ phá thai và đòi hạn chế tự do tôn giáo
- Tòa án Brazil cấm một tổ chức vận động phá thai dùng tên “Công giáo”
- Một ngàn giáo xứ chầu Thánh Thể trong ngày Hoa Kỳ bầu Tổng thống
- ĐTC bổ nhiệm Đức tổng giám mục Tomasi làm đặc sứ của ngài tại Hội Hiệp sĩ Malta
- Lễ phong chân phước cho cha Michael McGivney, đấng sáng lập Hội Hiệp sĩ Columbus
- Ý Nghĩa Bức Họa Chính Thức Về Các Thánh Tử Đạo Việt Nam
- Ngọn đuốc cho đời - Vì sao cho đạo
- Lễ Các Thánh Nam Nữ khai mạc tháng cầu cho các đẳng linh hồn tại Vatican
- Về Cội
- Tự Tình “Tháng Mười Một Các Đẳng”
- Phép lạ ngoạn mục, Y khoa không thể giải thích dẫn đến lễ Tuyên Chân Phúc cho Cha McGivney hôm 31/10
- Giáo hội và thế giới cần tình mẫu tử và nữ tính của Đức Mẹ Maria
- Phim mới về Cha Thánh Maximilian Kolbe
- Vị Hồng Y tân cử đang trông coi một Giáo phận chỉ có ba linh mục!
Sách Online
Đức Tổng Giám Mục Charles Chaput: Khi Giáo điều sống ồn ào trong lòng
§ JB Đặng Minh An
Ngay sau khi được Tổng thống Trump đề cử, Thẩm Phán Amy Coney Barrett đã phải gánh chịu những cuộc tấn công rất dữ dội. Những cuộc tấn công nhắm vào vị nữ Thẩm Phán thông minh xuất chúng này không nhắm vào khả năng của cô, nhưng nhắm vào đức tin của cô, vào đạo Công Giáo.
Oái oăm nhất là cuộc tấn công của nữ tu Campbell. Campbell nói rằng “Là một nữ tu Công Giáo luôn cố gắng nghe theo các giáo huấn của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, tôi không thể ủng hộ việc đề cử Amy Coney Barrett vào Tối cao Pháp viện”.
Bà nữ tu Campbell cho rằng: “Barrett được đề cử do một động cơ duy nhất: để lật ngược phán quyết phá thai Roe kiện Wade” được Tối Cao Pháp Viện đưa ra vào năm 1973 nhằm hợp pháp hóa hành động phá thai, mà bà nữ tu này cho rằng đó là một “nhân quyền liên quan đến việc sinh sản của phụ nữ”.
Trong bối cảnh các cuộc tấn công quyết liệt này, Đức Tổng Giám Mục Charles Chaput, Tổng Giám Mục Hiệu Tòa của Philadelphia có bài nhận định sau đăng trên tạp chí First Things.
Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
When the Dogma Lives Loudly (Khi Giáo điều sống ồn ào trong lòng)
Archbishop Charles Chaput
Ba năm trước khi Thượng nghị sĩ Dianne Feinstein tìm cách bác bỏ Amy Coney Barrett, lúc ấy là ứng viên tòa phúc thẩm liên bang - và hiện là ứng viên của Tòa án Tối cao – bà ta nói với Barrett rằng bà ta băn khoăn vì “giáo điều sống ồn ào trong cô. Và đó là điều đáng quan ngại.”
Với những định kiến rõ rệt như thế của mình, bà thượng nghị sĩ thực sự nên lo lắng. Câu chuyện cuộc đời của cô Barrett cho thấy rằng cô thực sự tin tưởng và tìm cách sống những gì đức tin Công Giáo dạy mình. Nguy hơn nữa, cô ấy có một trí tuệ siêu phàm, một sự hiểu biết sâu sắc về luật pháp và một thành tích xuất sắc trong tư cách là một luật gia. Nói cách khác, cô ấy là cơn ác mộng của một bộ tộc chính trị nhất định.
Hãy tạm gác qua một bên những lời nhảm nhí theo phong cách Chẳng Biết Gì của bà Thượng nghị sĩ Feinstein. Nói cho cùng, bà Thượng nghị sĩ ấy chắc chắn không đơn độc trong sự cố chấp của mình. Sự bất mãn đối với những ai có niềm xác tín tôn giáo mạnh mẽ, đặc biệt là đức tin Công Giáo, là một thứ vi rút đang lan tràn khắp nơi. Nó dường như đã lây nhiễm cho một số thượng nghị sĩ đảng Dân chủ, bao gồm Thượng nghị sĩ Kamala Harris, đồng nghiệp của Feinstein ở California và hiện là ứng cử viên phó tổng thống, là người đã nhìn thấy nguy cơ tiềm ẩn trong một âm mưu quốc gia nguy hiểm được gọi là đoàn Hiệp sĩ Kha Luân Bố.
Những lời của Thượng nghị sĩ Feinstein giúp chúng ta thấy rõ cách thế một số người trong tầng lớp chính trị của chúng ta hiện nay đối xử với những người Công Giáo thật sự, chứ không phải chỉ có “hư danh” Công Giáo. Đúng là bất kỳ ai đã được rửa tội trong Giáo Hội Công Giáo, thì trên thực tế, là người Công Giáo. Nhưng, trong mắt đảng Dân chủ, đó không phải là vấn đề. Nếu người ta chụp được một tấm hình bạn đang cầu nguyện với chuỗi hạt Mân Côi một cách ngoan đạo — thậm chí còn tốt hơn. Sự trung thành về văn hóa của nhiều cử tri Công Giáo đối với một đảng thuộc tầng lớp lao động có thời mang đậm tính Công Giáo đã mai một đi rất nhiều, bất kể đảng đó ngày nay có khác biệt như thế nào. Là một quan chức được tuyển chọn, bạn thậm chí có thể nhận được giải thưởng từ một tổ chức Công Giáo lớn. Nhưng nếu bạn là loại người Công Giáo tìm cách gầy dựng cuộc sống của mình xung quanh niềm tin Công Giáo liên quan đến hôn nhân và gia đình, tự do tôn giáo, tình dục và phá thai — thì, đó là một vấn đề khác, như Nghị sĩ Dân chủ Dan Lipinski phát hiện khi đảng của chính ông đã bỏ rơi ông ta trong cuộc bầu cử sơ bộ đầu năm nay. Trong những câu nói bất hủ của Bill Maher, một người phụ nữ như Amy Coney Barrett, dù có bằng cấp chuyên môn gì gì đi chăng nữa, thì cũng chỉ là “một kẻ vô danh tiểu tốt”.
Trong một thời đại lành mạng, những cuộc tấn công kiểu này, thích hợp với những bức tường trong phòng vệ sinh hơn là trong một cuộc diễn thuyết ở một quốc gia pháp quyền, phải được coi là đáng ghê tởm. Nhưng chúng ta không sống trong một khoảnh khắc lành mạnh, như các Thượng nghị sĩ Feinstein và Harris, và như ông Maher, đã chứng minh một cách cụ thể.
Người Công Giáo ở đất nước này đã trải qua hơn một thế kỷ đấu tranh để xâm nhập vào dòng chính của Mỹ. Giá phải trả đã rất cao. Ở mức độ mà người ta hết còn phân biệt được quan điểm và hành động của các nhà lãnh đạo chính trị tự cho mình là Công Giáo với các đồng nghiệp hoàn toàn không có đức tin của họ, thì cái giá phải trả quả là quá cao. Hàng triệu người Công Giáo đã phục vụ và hy sinh để bảo vệ quốc gia này, các quyền tự do và các thể chế của nó. Trong các thế kỷ trước, tất cả các tuyên úy quân đội được trao Huân chương Danh dự đều là các linh mục Công Giáo. Một nền chính trị đa nguyên dân chủ đòi hỏi những khác biệt về niềm tin phải được tôn trọng. Người Công Giáo không thể và càng không mong đợi những người có niềm tin khác nhau đồng ý với niềm tin tôn giáo của mình. Nhưng người Công Giáo thực sự đòi hỏi sự lịch sự và tôn trọng đối với các giáo lý của Giáo hội của họ, đặc biệt là từ một Thượng viện được cho là có tinh thần phục vụ toàn dân tộc.
Sự thù địch ngày nay đối với những ai ủng hộ giáo huấn Công Giáo là đáng âu lo cho mọi người Công Giáo thực hành đạo — và bất kỳ ai coi trọng Tu chính án thứ nhất. Nếu các cuộc tấn công vào niềm tin là một tiêu chuẩn có thể chấp nhận được để xét duyệt các ứng viên tư pháp ngày hôm nay, thì ngày mai chúng sẽ được sử dụng cho những người còn lại trong chúng ta, những người ủng hộ những giáo huấn đức tin của chúng ta. Những gì đang diễn ra trong các phiên điều trần xác nhận tại Thượng viện và các cuộc tranh luận công khai về các ứng viên tư pháp là điềm báo về những cuộc tấn công trong tương lai vào chính Giáo Hội và vào bất kỳ người Công Giáo nào có đức hạnh nổi bật. Trong thập kỷ qua, chúng ta đã thấy Giáo Hội Công Giáo— và nhiều thừa tác viên cũng như các tổ chức của Giáo hội — trở thành nhắm mục tiêu cụ thể cho các vấn đề bách hại tín ngưỡng.
Những người coi trọng quyền tự do tôn giáo trong Tu chính án thứ nhất của chúng ta nên nhận ra rằng các xét đoán dựa trên niềm tin là những cuộc tấn công vào quyền tự do tôn giáo. Việc đồng hóa những người Công Giáo bất đồng với giáo huấn của Giáo Hội là “người Mỹ chính thống”, còn những người Công Giáo coi trọng các giáo huấn của Hội Thánh là “những kẻ cực đoan” – hiện đã trở thành một kỹ thuật chiến tranh văn hóa phổ biến và cực kỳ bất lương - và là một điều đặc biệt gây khó khăn cho việc thực hiện tự do tôn giáo. Nó khiến quyền của nhiều người Mỹ gặp rủi ro hơn bao giờ hết khi được đề cử vào tòa án.
Source: First Things When the Dogma Lives Loudly
Đọc nhiều nhất Bản in 30.09.2020 14:18