Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Điều mà ĐTC Bênêđíctô 16 Đã Nói Cho Những Người Phụ Nữ ở Hoa Kỳ

§ Anthony Lê

VietCatholic News (Thứ Tư 28/05/2008 10:37)

Lược Trích Bài Phỏng Vấn Vị Chủ Tịch Liên Đoàn Các Hội Công Giáo (Catholic Organizations Union)

ROME (Zenit.org).- Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI đã nhiệt thành cổ võ cho nhân quyền trong suốt chuyến viếng thăm mục vụ của Ngài tại Hoa Kỳ, và việc đó đã mang lại những hệ quả trực tiếp nơi những người phụ nữ, đó là lời nhận xét của vị Chủ Tịch của một nhóm Tổ Chức Phụ Nữ Công Giáo.

Pope-Benedict-KMH.jpg

Bà Karen Hurley với ĐTC

Bà Karen Hurley là vị Chủ Tịch của Liên Đoàn Thế Giới của Các Tổ Chức Phụ Nữ Công Giáo (World Union of Catholic Women’s Organizations - http://www.wucwo.org/) vốn nhắm vào việc cổ võ cho sự hiện diện, tham gia, và cùng chia sẻ trách nhiệm của những người phụ nữ Công Giáo vào xã hội và Giáo Hội.

Trong bài chia sẻ với hãng tin Zenit, Bà Hurley tóm tắt lại chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha tới Hoa Kỳ vào tháng qua, và giải thích tại sao chuyến viếng thăm đó đã mang lại một phản ứng tích cực nơi những người phụ nữ Công Giáo ở Hoa Kỳ.

Hỏi (H): Thưa Bà, ấn tượng cá nhân của Bà như thế nào đối với chuyến viếng thăm mục vụ của Đức Thánh Cha tới Hoa Kỳ tháng qua?

Bà Hurley (T): Thưa chúng tôi vẫn còn tận hưởng được hào quang rực rỡ qua chuyến viếng thăm mục vụ vừa qua của Đức Thánh Cha. Đối với tôi đó đúng là một niềm vui lớn lao khi có Đức Thánh Cha viếng thăm đất nước của riêng mình.

Chính vì chức vụ của tôi tại Liên Đoàn Thế Giới của Các Tổ Chức Phụ Nữ Công Giáo, nên tôi đã được diễm phúc để có thể ra đón chào cả Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị cũng như Đức Thánh Cha Bênêđíctô 16, ngay tại Rôma lẫn tại Castel Gandolfo, và vừa qua tại Washington, D.C. Hầu hết những người Hoa Kỳ chỉ nhìn thấy vị Cha Chung Kính Yêu của chúng ta từ một khoảng không gian rất xa và qua các phương tiện truyền thông đại chúng. Họ đã tới tận Washington, D.C. và New York để được nhìn thấy Ngài bằng chính cặp mắt của riêng họ.

Có một sự tự hào cũng như một niềm an bình trường cửu khi ai đó đã tận mắt nhìn thấy được Đức Thánh Cha. Nhiều người mang theo máy chụp hình, thế nhưng họ lên quên dùng chúng, vì họ bận rộn trong việc vẫy tay và mĩm cười khi thấy Đức Thánh Cha đi ngang qua.

Còn các sân vận động thì chật nít người hành hương, tất cả cùng im lặng nín thở để họ có thể lắng nghe từng chữ một được phát ra từ chính môi miệng của Đức Thánh Cha.

Từ chính buổi chiều đầy nắng khi Đức Thánh Cha bước ra khỏi Chiếc Chủ Chăn Số Một (Shepherd One) và được Tổng Thống Bush chào đón, mãi đến sáu ngày sau khi Đức Sứ Thần Tòa Thánh ở Hoa Kỳ là Đức Tổng Giám Mục Sambi, Phó Tổng Thống và Đệ Nhị Phu Nhân Cheney đứng trên đường bay vẫy tay tạm biệt Đức Thánh Cha, thì những sự liên kết về mặt tình cảm lẫn tâm linh càng trở nên sâu nặng hơn.

Có một chứng tá rất hùng hồn về đức tin, và một niềm xác tín sâu sắc hơn đó là Chúa Kitô chính là niềm hy vọng duy nhất và đích thực của chúng ta, và tình yêu đó của Thiên Chúa đã được tuôn đổ xuống trên tất cả những ai mà cuộc sống của họ bị tác động mạnh bởi chuyến viếng thăm lịch sử này.

(H): Thưa Bà, chính Đức Thánh Cha đã phải thú nhận rằng Ngài đã học hỏi được rất nhiều điều từ chúng ta, những người Công Giáo Hoa Kỳ. Thì đây có phải là điều rất khích lệ đối với Bà không?

(T): Thưa, điều đó rất là khích lệ tôi bởi vì tôi tin là Đức Thánh Cha đã nhìn thấy nơi những người Hoa Kỳ chính là những người dám tuyên bố và sống đúng với đức tin Công Giáo của họ trước những ảnh hưởng của nền văn hóa trần tục.

Những lời nói của Đức Thánh Cha không những chứng tỏ rằng Ngài đã hiểu rất rõ về lịch sử của đất nước chúng ta mà Ngài còn ý thức được những thách đố và cơ hội đang phải diện đối với chúng ta thời nay.

Đức Thánh Cha, với cử chỉ chăm sóc yêu thương và thầm lặng, để có thể gặp gỡ tất cả mọi người: các nam/nữ tu sĩ, giáo dân, những người nam và nữ, những người trẻ, các trẻ em khuyết tật, các vị đại diện cho các tôn giáo khác, và Ngài đã rất thương tâm khi gặp gỡ những nạn nhân của vụ giáo sĩ lạm dụng tính dục.

Bằng chính những ngôn từ của riêng mình, Đức Thánh Cha đã đến với chúng ta trong tư cách là “một người bạn, một người rao giảng Phúc Âm.”

Dẫu rằng cũng có lúc Ngài lắng nghe trong lúc Ngài rao giảng cho chúng ta; có lúc Ngài học hỏi trong lúc Ngài giáo huấn chúng ta; và cũng có lúc Ngài vừa cầu nguyện vừa trở nên một dấu chỉ của Chúa Kitô trong việc chữa lành và mang bình an đến cho tất cả những ai mà cuộc sống của họ đã được Ngài tác động nên.

Người Mỹ cũng đã học hỏi được rất nhiều điều về Đức Thánh Cha Bênêđíctô 16, Vị mà họ so sánh với vị Giáo Hoàng quá cố và kính yêu là Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị. Rõ ràng là những người Mỹ họ nhận thấy được hai cá tính khác nhau nhưng lại cùng chung một hồng ân mà Thiên Chúa đã trao ban trong sứ vụ là Vị Cha Chung của tất cả chúng ta.

Những hiểu lầm trước đó, do một số người Mỹ có thành kiến về Đức Cựu Hồng Y Ratzinger trong vai trò trước đây của Ngài là Tổng Trưởng Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, nay đã được xóa tan đi bởi sự gặp gỡ và diện đối cá nhân với một Vị Giáo Hoàng đầy lòng trắc ẩn luôn tìm cách nói ra những sự thật nền tảng của đức tin chúng ta.

(H): Thưa Bà, có một thông điệp đặc biệt nào cho sứ vụ của những người phụ nữ mà Bà đã học biết được từ chuyến viếng thăm này của Đức Thánh Cha không?

(T): Thưa, Đức Thánh Cha đã nói rất rõ ràng về nhân phẩm của mỗi một con người được tạo ra theo đúng hình ảnh và nhân dạng của Thiên Chúa. Những lời nói của Ngài đã tạo ra tiếng vang lớn trong năm kỷ niệm lần thứ 20 việc ban hành ra Tông Thư “Mulieris Dignitatem” tức về “Phẩm Giá và Ơn Gọi của Những Người Phụ Nữ” của Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị.

Liên quan đến Kỷ Niệm 60 Năm của Tuyên Bố về Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc, cũng như về vai trò của Hoa Kỳ nơi cộng đồng quốc tế, Đức Thánh Cha Bênêđíctô 16 đã khuyến khích mọi nổ lực để dựng xây “một thế giới nơi mà phẩm giá và các quyền lợi do Thiên Chúa ban cho mỗi một con người dù là nam hay nữ cần phải được yêu thương, tôn trọng, bảo vệ, và thăng tiến một cách tích cực hơn nữa.”

Còn đối với các thành viên của Liên Đoàn Thế Giới của Các Tổ Chức Phụ Nữ Công Giáo, thì những điều đó giúp hoàn thiện nên sứ vụ của chúng tôi chính là hoạt động vì nhân quyền, bắt đầu từ quyền được sống, một quyền quan trọng và nền tảng, việc giáo dục những người phụ nữ và các em gái, việc chăm sóc cho những người nghèo khổ, bệnh tật và xa lạ, việc bào chữa và cổ võ cho công lý dựa trên luật lệ luân lý nền tảng của Thiên Chúa.

Trước khi được bầu làm Giáo Hoàng, Đức Cựu Hồng Y Ratzinger lúc đó đã viết ra một “Lá Thư Gửi Cho Các Đức Giám Mục của các Giáo Hội Công Giáo nói về Sự Hợp Tác giữa những Người Nam và Nữ trong Giáo Hội và trên cả Thế Giới” (Letter to the Bishops of the Catholic Church on the Collaboration of Men and Women in the Church and in the World) trong đó có đoạn viết rằng:

"Chính những người phụ nữ, suy cho cùng, ngay cả trong những tình huống tuyệt vọng nhất, như đã được minh chứng bởi lịch sử trong quá khứ lẫn thời nay, có được một khả năng độc nhất, để giữ cho cuộc sống được nối tiếp ngay cả trong những tình huống cực đoan nhất, để ngoan cường cầm cự đến tương lai, và cuối cùng để nhắc nhớ cùng với nước mắt về giá trị của mỗi một mạng sống con người.”

Đức Thánh Cha đã nhắc nhở cho tất cả những người nam và nữ về phẩm giá được Thiên Chúa trao ban cho chúng ta. Một hiện thực về phẩm giá của những người phụ nữ chính là một “khả năng để cho đi,” hòng gìn giữ cuộc sống và đóng góp vào sự phát triển và việc bảo vệ tất cả những ai được tín thác vào sự chăm sóc của chúng ta.

(H): Thưa Bà, hầu như mọi người rất sung sướng về chuyến viếng thăm mục vụ này của Đức Thánh Cha. Tại sao chuyện đó lại quan trọng vào thời điểm cụ thể này trong lịch sử?

(T): Thưa, vì rất nhiều người đang tìm kiếm ý nghĩa và mục đích trong đời sống của họ. Còn những người khác thì lớn mạnh hơn về mặt đức tin. Vẫn còn có những người đang tích cực tìm kiếm một mối quan hệ gần gũi hơn với Chúa Giêsu Kitô – Đấng là Thiên Chúa và là Đấng Cứu Độ của chúng ta.

Đức Thánh đã đến Hoa Kỳ để rao giảng về thông điệp Phúc Âm “Chúa Kitô – Niềm Hy Vọng Của Chúng Ta.” Thì đó chính là thông điệp mà tất cả mọi người thuộc mọi lứa tuổi và giai đoạn sống cần để lắng nghe và đáp trả.

Chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha đã tạo ra một cơ hội duy nhất cho tất cả mọi người thiện chí là hãy có được một cuộc gặp gỡ sâu lắng cá nhân với Thiên Chúa, một cuộc gặp gỡ để khiến người đó biết chia sẻ về tin vui đến cho những người khác, giống như người phụ nữ Samarita tại giếng nước xưa kia.

Thật đúng vậy, tất cả mọi người giờ đây đang chia sẻ đức tin, niềm hy vọng và tình yêu của họ với một lòng nhiệt thành và tinh thần hoán cãi mới.

Với ơn huệ của Thiên Chúa, những thành quả của chuyến viếng thăm này sẽ tiếp tục hưng thịnh thêm nhiều năm nữa sắp nữa khi những hạt giống đã được gieo trồng bắt đầu lớn lên.

What the Pope Said to Women in US [2008-05-06]
Interview With President of Catholic Organizations Union

Anthony Lê

Đọc nhiều nhất Bản in 28.05.2008. 08:04