Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Diễn văn chào đón Đức Giáo Hoàng của ĐHY George Pell

§ Mỹ Hạnh

- English version

Trọng kính Đức Thánh Cha,

Kể từ khi Đức Tổng Giám Mục Công Giáo đầu tiên người Ái-nhĩ-lan đặt chân đến Úc Châu vào ngày 8/9/1884, dân chúng Sydney chưa bao giờ chào đón ai một cách trọng thể như họ mới vừa chào đón Đức Thánh Cha tại bến cảng này. Với dân số chỉ có 270.000 người vào thời đó, mấy ngàn người đã đáp 20 chiếc tàu chạy bằng hơi nước, mang theo hoa và biểu ngữ, đi từ Circular Quay để hộ tống chiếc tàu Liguria đến từ Âu Châu. Hàng chục ngàn người cũng ra nối đuôi nhau dọc bến cảng để chào đón. Đức Tổng Giám Mục Moran trong bài giảng đầu tiên đã nói rằng ở Úc Châu ngài cũng tìm thấy “một lòng đạo đức, một lòng mộ đạo, quảng đại, và tinh thần hy sinh” y như ở “Giáo Hội lâu đời tại quê hương Ngài” ở Âu Châu.

Thưa Đức Thánh Cha, chúng con hy vọng Đức Thánh Cha cũng sẽ đi đến kết luận tương tự như vậy trong thời gian Đức Thánh Cha lưu lại với chúng con nơi đây.

Trong lịch sử ngắn ngủi của mình, tín hữu Công Giáo Úc Châu nói chung bao giờ cũng là những ủng hộ viên mạnh mẽ của Giáo Hoàng. Chúng con rất hãnh diện về điều này.

Chúng con mừng đón Đức Thánh Cha đến với chúng con như một người tràn đầy đức tin và luôn sốt sắng cầu nguyện, một người học cao hiểu rộng và là một bậc thầy lừng danh, người đã bắt đầu các cuộc đối thoại với những tiếng nói khác của nền dân chủ đa tôn giáo trong suốt mấy thập niên qua. Chúng con chào đón Đức Thánh Cha như một vị linh mục và giám mục.

Nhưng trên hết, chúng con chào đón Đức Thánh Cha như người kế vị của Thánh Phêrô, tảng đá nền mà Chúa dùng để xây Hội Thánh Ngài trên đó. Trong kinh nguyện và với lòng trung thành chúng con chào đón Đức Thánh Cha như một vị Giáo Hoàng và Giám Mục thành Rôma.

Cương vị Giáo Hoàng đã có từ lâu đời. Tuy nhiên không lâu đời bằng những người thổ dân Aboriginal đã sống trên lục địa khắc nghiệt này đến mấy chục ngàn năm trước khi Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, hạ sinh. Thổ dân Aboriginal vừa mới chào mừng Đức Thánh Cha đến đất nước chúng con.

Nhưng 900 năm trước khi có ngai Vua Anh Quốc thì đã có một vị Giáo Hoàng ở Rôma. Thánh Phêrô đã lãnh đạo cộng đồng Kitô hữu bé nhỏ bị bách hại thời đó tại Rôma hơn 1700 năm trước khi dân Âu Châu đến định cư nơi miền duyên hải phương đông này.

Trong cương vị Giáo Hoàng, Đức Thánh Cha đã theo gót vị tiền nhiệm yêu mến của ngài, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô Cả, người đã sáng lập truyền thống Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới và đã 2 lần thăm viếng Úc Châu. Chúng con nhớ đến đức cố Giáo Hoàng với lòng cảm phục và yêu mến sâu sắc.

Thưa Đức Thánh Cha ngài đang ở giữa những người bạn bè. Không chỉ có con cái và anh chị em ngài trong cộng đồng Công Giáo, mà còn những người bạn từ khắp nơi trên lục địa này, đặc biệt là từ các cộng đồng Kitô Giáo khác.

Chúng con chào mừng Đức Thánh Cha đến với chúng con, và cầu xin chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha sẽ củng cố sức mạnh cho chúng con, cũng như Đức Giêsu xưa kia đã cầu nguyện cho đức tin của Thánh Phêrô được vững vàng bởi vì Thánh Phêrô còn phải tiếp tục nâng đỡ những người anh em của mình (Lc. 22:31-2).

+ Hồng Y George Pell
Tổng Giám Mục Sydney
17/7/2008

Mỹ Hạnh chuyển ngữ

Papal Arrival: Welcome Address by Cardinal Pell

Holy Father,

Catholic Sydney has not provided a welcome like you received today as we travelled up the Harbour, since the first Irish Catholic Archbishop of Sydney Patrick Francis Moran arrived on September 8, 1884.  With a population of only 270,000 in those days, 20 steamers carrying thousands of Catholics, and decked with banners and flowers left Circular Quay to accompany his ship the Liguria arriving from Europe.  Tens of thousands also lined the shores of the harbour.  Archbishop Moran in his first homily explained that in Australia he had found “the same piety, the same love for religion, the same generosity and spirit of sacrifice” as marked “the old Church at home” in Europe.

Holy Father we hope you can arrive at the same conclusion during your time with us.

In our short history Australian Catholics generally have been strong supporters of the Pope.  We rejoice in this.

We welcome you among us as a man of faith and prayer, a man of learning and a famous teacher, who for decades has entered into dialogue with the other voices of our pluralist democracies.  We welcome you as a priest and bishop.

But most of all we welcome you as the successor of St. Peter, the man of rock on whom Jesus founded the Church.  In loyalty and prayer we welcome you as Pope and bishop of Rome.

The papacy is ancient.  Not as ancient as our aboriginal peoples who lived on this harsh continent for tens of thousands of years even before the birth of Our Lord, Jesus Christ.  They have already welcomed you to our land.

But more than 900 years before there was a King of England there was a Pope in Rome.  St. Peter was leading the small persecuted Christian community in Rome more than 1700 years before European settlement on the East Coast here.

As Pope you follow in the footsteps of your beloved predecessor Pope John Paul the Great, who founded the World Youth Day tradition and visited us twice in Australia.  We remember him with great admiration and love.

Holy Father you are among friends.  Not merely your children, brothers and sisters in the Catholic faith, but friends from the length and breadth of our continent and especially from the other Christian communities.

You are welcome among us and we pray that your visit will strengthen us, just as Our Lord prayed that the faith of Peter would not fail because he must continue strengthen his brothers (Lk. 22:31-2)

+ Cardinal George Pell
Archbishop of Sydney
17th July, 2008

Tags ·

Đọc nhiều nhất Bản in 17.07.2008. 00:52